K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2022

yêu làng, yêu nước, yêu nhà                                                    em yêu tất cả khó mà nói không                                              vì nước xã thân cứu nguy                                                        đoạn này ko bt xin đừng hỏi tui

24 tháng 4 2018

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

Lòng yêu nước là tình yêu  đối với quê hương , đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

24 tháng 4 2018

Con người, bất cứ ai, sinh ra, lớn lên cũng đều gắn mình với một mái ấm tình thương, một bờ ao, một luống đất, một dòng sông, một khu phố, một con đường… với biết bao tình cảm mến thương khăng khít. Chính tình yêu đối với những sự vật nhỏ bé cụ thể ấy góp lại trở thành tình yêu quê hương, đất nước. Thật đúng như lời nhà văn Xô Viết I-li-a Ê-ren-bua nối: "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von -ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” Câu nói nổi tiếng này có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?

Ai cũng biết, tình yêu đất nước là một khái niệm trừu tượng khó hình dung. Người ta có thể tỏ bày tình yêu đất nước, Tổ quốc của mình bằng ước mơ hoài bão. Thế nhưng hiểu cụ thể, đầy đủ, rõ ràng thế nào là lòng yêu đất nước thì thật là khó khăn. Bởi vậy, ở đây, nhà văn giúp chúng ta hiểu thấu được khái niệm trên bằng một hình ảnh so sánh sinh động và cụ thể: đó là hình ảnh “dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von- ga, con sông Von-ga đi ra biển" cũng chẳng khác chi: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". Với hình ảnh so sánh này nhà văn cho rằng lòng yêu đất nước được hình thành trên cơ sở biểu hiện hết sức cụ thể, từ những việc làm nhỏ nhặt nhất góp lại. Nói rõ hơn tình yêu Tổ quốc cụ thể là “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” góp lại.

Cách “định nghĩa” của nhà văn Ê-ren-bua thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai cũng hiểu được là mình đã và đang yêu đất nước mình, Tổ quốc mình, bởi vì như đã nói ở bên trên, ai chẳng có một tình yêu đối với mái tranh nâu, với luống đất, bờ ao, nhịp cầu mồ mả ông bà, những người thân thuộc, nghĩa xóm tình làng và một miền quê gắn bó không rời cùng ta từ thuở lọt lòng đến khi khôn lớn. Đúng như một nhà văn đã nói: “Người ta có thể tách bước khỏi quê hương, nhưng không thề nào tách rời con tim mình khỏi quê hương được". Như thế, yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê, là tình cảm hết sức tự nhiên của con người. Nhưng do đâu mà nói là yêu Tổ quốc? Điều này thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai – cũng sinh ra, lớn lên trong một môi trường cụ thể là gia đình, làng xóm, miền quê.

Đó là những con người, những cảnh vật gần gũi, gắn bó máu thịt. Bởi vậy, nếu mỗi chúng ta không có tình yêu đối với các bậc sinh thành mình thì làm sao có được tình yêu đối với nhân dân rộng rãi. Không có chút xúc động nào trước cảnh vật: mái tranh nâu, bờ ao, luống đất, nhịp cầu… khăng khít với mình suốt tuổi bé thơ và trong cả cuộc đời thì làm gì có được tình yêu đất nước, tình yêu Tổ quôc. Bác Hồ nặng lòng yêu xứ Nghệ (đến độ trước phút đi xa, Bác còn thèm nghe một câu hò ví dặm) yêu mảnh đất “xứ dân gầy” non xanh nước biếc như tranh họa đồ nên Bác mới một đời tận tụy hi sinh, đấu tranh vì độc lập tự do của đất nước, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chí biết quên mình cho hết thảy. Như dòng sông chảy phù sa'" (Bác ơi – Tố Hừu). Nhà thơ trẻ Đỗ Trung Quân cũng từng định nghĩa tình yêu quê hương:

Quê hương là chùm khế ngọt 

Cho con trèo hái mỗi ngày 

Quê hương là đường đi học 

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng 

Quê hương là con đò nhỏ 

Êm đềm khua nước ven sông… 

Chính tình yêu đối với chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc trên đồng, con đò nhỏ ven sông… góp lại trở thành tình yêu một miền quê, tình yêu đất nước và tình yêu Tổ quốc.

Nhà văn nói “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” là “yêu Tố quốc” cũng có ý phê phán một thứ lòng yêu nước chung chung, mơ hồ rỗng tuếch mà không biểu hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực và gần gũi.

“Ai yêu nước Việt hơn người Việt 

Nhau rốn chôn sâu giữa đất lành”“.

Là người Việt Nam, chúng ta yêu đất nước Việt Nam của chúng ta hơn ai hết, dù đất nước này còn nghèo nàn, thiếu thốn. Chiến tranh đã đi qua hơn hai mươi năm, nhưng hậu quả của bom đạn tàn phá xưa đâu phải đã hết. Nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một cơ sở vật chất yếu kém, lạc hậu, nên với sự nỗ lực phi thường của toàn Đảng, toàn dân từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là với công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, thực hiện từ mười năm nay – đã bù đắp phần nào mất mát, hàn gắn lại các vết thương chiến tranh xưa, và đem lại một số thành tựu đáng kể.

Tuy nhiên, một số mặt tiêu cực trong quản lí kinh tế, trong đời sống xã hội chưa thể khắc phục ngay được. Trong tình hình ấy, tinh thần yêu nước của mỗi người chúng ta, hơn bao giờ hết, phải được thể hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực góp phần đổi mới và xây dựng đất nước, chứ không thể nói chung chung, phải biến tình cảm cao quý thiêng liêng này thành một vật báu trưng bày trong tủ kính chứ đừng cất giấu kĩ trong rương, trong hòm như trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chủ tịch đã nói. Rất đỗi tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, tinh thần nồng nàn yêu nước của biết bao thế hệ người Việt Nam và tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, mỗi người học sinh chúng ta phải làm gì để thể hiện một cách cụ thể, sinh động tinh thần yêu nước nồng nàn của mình?

Chúng ta hãy yêu thương những người thân gần gũi nhất của mình là ông bà, cha mẹ, họ hàng nội ngoại, thầy cô giáo, bạn hữu và thể hiện lòng yêu thương ấy bằng thái độ chăm sóc, vâng lời, lễ độ, giúp đỡ nhau… Phải biết vị tha, không nên chỉ đòi hỏi mọi người phải đặc biệt quan tâm chăm sóc đến riêng mình một cách vị kỉ. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết yêu quý với ý thức giữ gìn các vật dụng bình thường nhất, gần gũi nhất trong đời sống của mình: đồ dùng trong gia đình, tài sản công cộng, biết gắn bó với làng xóm, khu phố mình đang sống.

Trong thời đại chúng ta, đặc biệt đất nước chúng ta hôm nay, yêu Tổ quốc chính là yêu chủ nghĩa xã hội, hòa mình vào mọi hoạt động đổi mới và xây dựng đất nước làm cho dân giàu nước mạnh.Khi còn là học sinh, tình yêu quê hương đất nước của chúng ta phải biểu hiện cụ thể bằng những việc làm thiết thực như chăm học, chăm làm, tu dưỡng rèn luyện mình để mai sau trở thành một người công dân tốt, phải biết yêu quý gìn giữ của công, tham gia tích cực vào mọi hoạt động xã hội công ích do nhà trường và địa phương tổ chức. Chính trên cơ sở đó, tình yêu đất nước nhân dân của chúng ta sẽ được bồi dưỡng thêm ngày càng sâu sắc hơn với một nhận thức rõ rệt là lòng yêu Tổ quốc ngày nay phải gắn chặt với việc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiên tiến.

Tóm lại, lòng yêu Tổ quốc là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi con người chúng ta được nhà văn Ê-ren-bua nêu lên bằng những biểu hiện cụ thể nhằm nhắc nhở chúng ta tình yêu ấy phải gắn liền với những hành động và việc làm cụ thể trong các hoàn cảnh cụ thể. Mỗi học sinh chúng ta cần hiểu sâu sắc câu nói nổi tiếng này của nhà văn để ra sức rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu trong những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường để biểu hiện một cách cụ thể lòng yêu Tổ quốc của mình.

16 tháng 8 2018

Trả lời:

a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, yêu khu vườn đầy hoa trái và cả lũy tre thân mật của làng tôi.

b) Hoa hồng thơm nồng nàn, hoa huệ thơm tanh tao, hoa nhài thơm tinh khiết, hương thơm hòa quện vào nhau lan tỏa khắp vườn

25 tháng 7 2016

b)

Hoa hồng thơm , hoa huệ thơm , hoa nhài cũng thơm , hương thơm lan tỏa khắp vườn

Câu 1: (2,0 điểm)Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ(Trích : Viếng lăng Bác, Viễn Phương)a) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên ?b) Chép một câu thơ khác có hình ảnh mặt trời mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả tác phẩm ?Câu 2:(3,0 điểm)Hãy viết một đoạn văn...
Đọc tiếp

Câu 1: (2,0 điểm)

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Trích : Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

a) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên ?

b) Chép một câu thơ khác có hình ảnh mặt trời mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả tác phẩm ?

Câu 2:(3,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn từ 12 đến 15 câu theo kiểu diễn dịch trình bày suy nghĩ về tình trạng học vẹt của nhiều học sinh hiện nay.

Câu 3: (5.0 điểm)

Trong tác phẩm Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua có viết:

Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong văn bản Làng của Kim Lân (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 162)

2
22 tháng 8 2016

1)a)–    Biện pháp tu từ:

 

+ Ẩn dụ: hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ.

–    Tác dụng: Khẳng định sự vĩ đại và sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc, đem nguồn sáng đến cho nhân dân. Hai câu thơ thể hiện rất cảm động tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân tộc.

b)“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

 

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm)

2)

–    Học vẹt là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng khong nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.

–    Đây là hiện tượng phổ biến trong học sinh hiện nay.

–    Nguyên nhân:

+ Bản thân mỗi học sinh chưa tự giác trong học tập, có thái độ đối phó, thụ động.

+ Sức ép từ phía gia đình.

+ Chương trình học nặng nề, khô khan; phương pháp giảng dạy của thầy cô chưa phù hợp và hiệu quả.

–    Hậu quả: trống rỗng kiến thức, không có khả năng vận dụng những gì đã học vào thực tế.

–    Giải pháp:

+ Bản thân học sinh cần có thái độ, động cơ, phương pháp học tập đúng đắn, chủ động tiếp thu kiến thức.

+ Gia đình và nhà trường cần phối hợp để giảm bớt áp lực, mang lại sự hứng thú khi học tập cho con em.

–    Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

22 tháng 8 2016

3)

I

Khái quát:

  –    Trích dẫn câu văn trong tác phẩm Lòng yêu nước” của nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua:“Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

 

–    Giới thiệu nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Làng”:

+  Kim Lân nhà một trong những cây bút truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp với ngòi bút luôn hướng về cuộc sống nông thôn.

“Làng” là một trong những tác phẩm thành công của tác giả Kim Lân. Truyện viết về nhân vật ông Hai – một lão nông hiền lành, chất phác, giày tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng.

–    Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong văn bản“Làng” chính là minh chứng xác thực cho câu văn của I-li-a Ê-ren-bua.

 II

Phân tích:

 1Tình yêu làng của ông Hai:

 aNiềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về làng của mình:

  –    Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:

 

+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em.

+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”

 bTâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc:

  –    Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.

 

–    Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.

–    Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng:“Hà, nắng gớm, về nào…” rồi cúi mặt mà đi.

– Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được.

–    Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.

–    Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

–    Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ vfa không chứa chấp Việt gian.

 cTâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính:

  – Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.

 

– Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.

– Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

 2

Tình yêu nước của ông Hai:

  – Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.

 

– “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.

– Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh ( cuộc đối thoại giữa hai cha con)

 III

Đánh giá:

  – Nhà văn xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.

 

–    Qua đây thể hiện tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước của ông Hai. Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.

26 tháng 12 2023

Những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà:

Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì.

ơ sao chuyện cổ nước mik lại là lớp 6 đc mik nhớ là lớp 4 mà 

12 tháng 10 2021

mn mk cần gấp 

14 tháng 8 2023

Một số câu thơ trong tác phẩm "Chuyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ mà tác giả giải thích lý do tại sao cô yêu thích chuyện cổ nước nhà:

"Lục bát xưa điệp khúc chưa tàn, Trăm năm vang mãi giữa trần gian.""Cổ nhân văn thơ từ bao đời, Con cháu nước Việt hát mãi trôi.""Nơi tình nhân chia đôi đất trời, Dòng sông gắn kết hợp cả hai.""Có những tiếng hát trầm vang mấy, Có những lời thơ gợi hoài niệm.""Chuyện cổ nước mình vẫn hấp dẫn, Dạt dào nghĩa tình bao la ngàn.""Lòng yêu nước Việt ta mãi thắm, Con dâu đóng góp giữa đời đầy."

Những câu thơ này thể hiện tình yêu của tác giả dành cho văn hóa, lịch sử và truyền thống của dân tộc Việt Nam, và thể hiện sự tâm huyết của cô đối với việc khám phá, khai thác và truyền bá những giá trị đó qua các tác phẩm văn học.

21 tháng 3 2019

Lục bát được không. 

21 tháng 3 2019

Này là ko chép mạng nha

Nghe nè

     Ngột làm sao chết uất thôi

Hôm qua bài nói bài đạt điểm cao

    Hôm nay bài trả về tay

Con chín lộn ngược mà đau ruột thừa

😂😂😂😂Hay thì đừng quên nhấn và

Bạn vào YouTube và đăng kí kênh nha. Kênh tên là CT CATTER

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!!!

Tk cho mình nha

Chúc bạn học tốt

13 tháng 3 2018

BÀI THƠ: BỐN MÙA YÊU THƯƠNG

Tác giả: Đặng Minh Mai

Hoa đua nở đón chào mùa xuân đến

Em xinh tươi dễ mến quá môi cười

Nét xuân thì duyên dáng lắm em ơi!

Cả đất trời rạng ngời lên sức sống

Ánh mắt em khiến tim anh rung động

Bao đêm dài mơ mộng mãi không thôi

Muốn gặp em để trao gửi bao lời

Nguyện cùng em dựng xây đời hạnh phúc

Mùa hạ sang nóng ran trong tâm thức

Hình bóng em có sức hút lạ kỳ

Cả đêm ngày ôm trọn mối tình si

Tim vui sướng từ khi em đón nhận

Thu đến rồi lá vàng rơi ngơ ngẩn

Heo may về từng ngọn rất trong xanh

Tay trong tay em vui bước bên anh

Tim ca hát cùng yến oanh rộn rã

Lá bàng rơi mùa đông về khắp ngả

Cái lạnh đầu mùa ta đã có nhau

Đón em về vui duyên thắm trầu cau

Ngày vu quy bừng lên màu hạnh phúc

13 tháng 3 2018

Bài thơ: Quê hương.

Tác giả: Nguyễn Đình Huân

Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Quê hương ngày ấy như mơ

Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu

Quê hương là tiếng sáo diều

Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

Quê hương là phiên chợ quê

Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa

Quê hương là một tiếng gà

Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng

Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón lá liêu siêu đi về

Quê hương nhắc tới nhớ ghê

Ai đi xa cũng mong về chốn xưa

Quê hương là những cơn mưa

Quê hương là những hàng dừa ven kinh

Quê hương mang nặng nghĩa tình

Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời

Quê hương ta đó là nơi

Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.thơ lục bát về quê hương phần 1thơ lục bát về quê hương phần 2

2. Bài thơ: Yêu lắm quê hương

Tác giả: Hoàng Thanh Tâm

Em yêu từng sợi nắng cong

Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò

Em yêu chao liệng cánh cò

Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

Em yêu khói bếp vương vương

Xám màu mái lá mấy tầng mây cao

Em yêu mơ ước đủ màu

Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua

Em yêu câu hát ơi à

Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa

Em yêu cánh võng đong đưa

Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.thơ lục bát về quê hương phần 3

3. Bài thơ: Tình quê.

Tác giả: Hoa Lục Bình

Chiều tà nắng ngã triền đê

Mục đồng thông thả đi về lưng trâu

Dòng sông xanh ngắt một màu

Một đàn cò trắng từ đâu bay về

Bình yên một buổi chiều quê

Khói đồng lan tỏa đêm về vắng tanh

Ngoài đồng cây lúa còn xanh

Chiều quê êm ả trong lành biết bao

Nhìn đàn gà nhỏ gọi nhau

Mọi người xong việc gọi nhau ra về

Giờ đây đêm cũng đã về

Thoảng đâu trong gió tóc thề thơm hương

Bình minh một sớm mù sương

Đàn trâu nhai có ngoài vườn nhởn nhơ

Cánh cò bay lạc vào thơ

Làm cho tôi mãi ngẫn ngơ giữa đồng

Con đò nằm dưới bến sông

Hình như nó cũng chờ mong một người

Người người rôm rả nói cười

Đồng xanh bát ngát thơm mùi mạ non

Tình quê một dạ sắc son

Ở nơi thành thị em còn nhớ không

Con đò bến cũ chờ mong

Hôm nào anh cũng chờ trông em về.

4. Thơ lục bát: Miền quê

Tác giả: Đức Trung – TĐL

Tôi thầm nhớ một miền quê

Ước mơ thăm lại trở về tuổi thơ

Đồng xanh bay lả cánh cò

Hương sen tỏa ngát mộng mơ những chiều

Vi vu gió thổi sáo diều

Bóng ai như bóng mẹ yêu đang chờ?

Dòng sông, bến nước, con đò

Có người lữ khách bên bờ dừng chân

Xa xa vẳng tiếng chuông ngân

Bờ tre cuối xóm trong ngần tiếng chim

Tuổi thơ thích chạy trốn tìm

Cây đa giếng nước còn in trăng thề

Xa rồi nhớ mãi miền quê

Trong tim luôn nhắc trở về ngày xưa…thơ lục bát về quê hương phần 3

5. Bài thơ : Quê hương qua lời mẹ kể.

Tác giả: Công Vinh

Con nghe Mẹ kể ngày xưa,

Quê hương của Mẹ, mỗi trưa nắng hè.

Bình yên những mái tranh che,

Sông Thu in bóng luỹ tre ven làng.

Quê hương hai tiếng dịu dàng,

Mà sao vẫn thấy ngỡ ngàng trong con.

Làm trai, chữ hiếu chưa tròn

Quê Cha, đất Tổ, mỏi mòn thiệt hơn.

Ngày xưa, Mẹ kể nguồn cơn,

Quê hương của Mẹ, đã hơn mươi đời.

Sông Thu, một thuở thiếu thời,

Chiến tranh, Mẹ phải xa rời quê hương.

Miền trung chín nhớ, mười thương

Con như cánh Nhạn, lạc đường lẽ loi.

Sông Thu bên lỡ, bên bồi

Quê hương in dấu, một đời Mẹ Cha.

Con chưa về lại quê nhà,

Nên đâu biết được, đường xa hay gần?

Lòng con day dứt, băn khoăn

Nữa đời tóc đã pha dần màu sương.

Bao giờ về lại quê hương

Để xem Vĩnh Điện, An Tường là đâu?

Sông Thu xanh thẫm một màu

Bãi bồi cùng những ruộng dâu, nong tằm.

Bây chừ, Mẹ đã yên nằm

Lấy ai dìu dắt về thăm quê nhà

Đời con rồi cũng sẽ qua,

Quê hương rồi cũng chỉ là giấc mơ.

Quê hương đẹp tựa vần thơ

Sông Thu với những bến bờ yêu thương.

Dù cho xa cách dặm trường,

Lòng con vẫn mãi vấn vương Thu Bồn…

6. Bài thơ: Quê hương nỗi nhớ.

Tác giả: Hoàng Thanh Tâm

Trở về tìm mái nhà quê

Tìm hình bóng mẹ bộn bề nắng mưa

Tìm nắng xuyên ngọn cây dừa

Tìm hương mạ mới gió lùa thơm tho

Tìm đàn trâu với con đò

Áo bà ba mẹ câu hò trên sông

Nón lá nghiêng nắng nước ròng

Miền quê khó nhọc con còng con cua

Lục bình tim tím mùa mưa

Bồng bềnh một khúc sông khua mái chèo

Khói lên cháy bếp nhà nghèo

Con gà cục tác con mèo quẫy đuôi

Heo gà chạy ngược chạy xuôi

Chân bùn tay lấm nụ cười chân quê

Cánh cò trắng xóa vọng về

Ngân nga vọng cổ bốn bề thiên nhiên

Đậm đà ký ức giao duyên

Xương cha máu mẹ dịu hiền ca dao

Con dù biền biệt phương nào

Quê hương một dạ dạt dào khó phai.

7. Thơ lục bát: Quê hương

Tác giả: Đức Trung – TĐL

Quê hương xa cách phương trời

Nỗi buồn thương nhớ đầy vơi trong lòng.

Đêm ngày hết nhớ lại mong

Hướng về quê mẹ ròng ròng lệ rơi..!

Nhớ chiều ra ngắm biển khơi

Cánh buồm theo gió về nơi chốn nào?

Quê hương hai tiếng ngọt ngào

Đường xa vạn dặm nôn nao nhớ thầm.thơ lục bát về quê hương phần 4

Mẹ cha xa cách bao năm

Ban ngày thương nhớ, đêm nằm chiêm bao.

Tuổi thơ – kỷ niệm dạt dào

Vẫn còn đầy ắp xuyến xao tâm hồn.

Nhớ quê lòng dạ bồn chồn

Mỗi lần ngắm cảnh hoàng hôn… xa nhà.

Quê hương – hai tiếng thiết tha

Còn in ký ức đậm đà yêu thương…

Tuổi thơ cắp sách đến trường

Lớn lên đi khắp bốn phương chân trời.

Nhớ về quê mẹ yêu ơi!

Bâng khuâng lại thấy bồi hồi trong tim.

8. Bài thơ: Quê hương thanh bình

Tác giả: Lãng Du Khách

Cảnh quê bình dị khiêm nhường

Mà sao quá đỗi thân thương với đời

Trưa hè vọng tiếng ru hời

Đong đầy thương mến trong lời mẹ ru

Chiều tà tiếng sáo vi vu

Mênh mang trời đất lãng du thanh bình

Người quê mộc mạc chân tình

Cùng nhau đùm bọc hết mình đói nothơ lục bát về quê hương phần 4

Đồng quê mỏi rã cánh cò

Cho ta hạt gạo thơm tho nuôi người

Dân quê rạng rỡ nụ cười

Yêu thương đùm bọc lòng người thiện chân

Bản tính vốn rất chuyên cần

Hăng say lao động gian truân chẳng sờn

Cùng nhau xây dựng giang sơn

Để cho cuộc sống đẹp hơn với đời

Cảnh quê xanh thắm tuyệt vời

Thân thương gắn bó với đời dân quê

Bình dị mà vẫn đam mê

Đó là nơi chốn ta về ai ơi.