Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi đọc một bài thơ chúng ta cần chú ý đến:
– Những yếu tố về hình thức:
+ Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ
+ Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…)
– Những yếu tố về nội dung:
+ Yếu tố miêu tả: làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng
+ Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần
+ Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết
- Câu chuyện được kể trong bài thơ là vào một đêm mùa Đông ở chiến trường xa xôi, anh chiến sĩ mấy lần tỉnh dậy đều thấy Bác Hồ đang ngồi trầm ngâm, anh rất lo lắng cho sức khỏe của Bác. Sau khi nghe được những lời tâm sự của Bác anh càng thấm thía, biết ơn nỗi lòng của người Cha già vĩ đại.
- Yếu tố tự sự ở trong văn bản là câu chuyện mà anh bộ độ kể lại, trên những gì mình đã chứng kiến.
- Yếu tố miêu tả trong văn bản là những từ ngữ được sử dụng để miêu tả ngoại hình, dáng vẻ của Bác
=> Tác dụng: Các yếu tố tự sự, miêu tả đã giúp hình ảnh Bác Hồ được hiện lên thật chân thực, rõ ràng. Qua đó người đọc cũng hiểu hơn về phẩm cách và đức hi sinh muôn đời của Bác dành cho nhân dân.
- Nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng thể thơ 5 chữ, nhịp điệu sâu lắng trữ tình gợi lên tình cảm yêu thương, trân trọng Bác của anh bộ đội. Đồng thời làm nổi bật tình cảm sự hi sinh thiêng liêng của Bác dành cho nhân dân.
- Sau khi đọc bài thơ em rất thấm thía và biết ơn những người bộ đội, chiến sĩ và đặc biệt là Bác Hồ. Những người đã dành cả cuộc đời để bảo vệ độc lập dân tộc. Để chúng em được sống cuộc sống hòa bình, tự do, hạnh phúc như ngày hôm nay.
TK:
46 .
Em cần chú ý bài thơ em chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện ( xuất hiện câu chuyện , nhân vật có thể chỉ mang một cái tên chung chung ) , có các chi tiết miêu tả bối cảnh không gian , thời gian , con người , ...
48 .
Yêu cầu đối với phần mở đoạn là :
+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.
Bài 1:
Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu ,đó là cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người.
Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng :
+xác định đối tươngj miêu tả
+quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu
+trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự
Bài 2:
Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần:Mở bài,Thân bài,Kết bài
Nội dung chính của từng phần:
Mở bài :Gioi thiệu đối tượng miêu tả
Thân bài:Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian
Kết bài:Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết
I. Mở bài: Giới thiệu giờ ra chơi của trường em đang học
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng đều trải qua thời cắp sách đến trường mười hai năm học, một quãng thời gian vô cùng dài của một đời người. Quãng thời gian đó, mang lại cho chúng ta vui buồn, bao cảm xúc khác nhau. Nhưng dù bạn học bất kì trường nào bạn đã từng trải qua những giây phút thư thái và thoải mái của giờ ra chơi. Đó thời gian gian chúng ta có thể làm rất nhiều điều với bạn bè, thầy cô và mái trường thân yêu của chúng ta.
II. Thân bài: tả trường em giờ ra chơi
1. Tả bao quát giờ ra chơi
- Sân trường tấp nập người
- Tiếng ồn vang khắp nơi
- Ai cũng vui vẻ chơi cùng các bạn
2. Tả chi tiết giờ ra chơi
a. Tả người giờ ra chơi
- Mọi người chơi các trò chơi khác nhau
- Người thì chơi đá cầu, người thì bịt mắt bắt dê, người thì nhảy dây,…
- Những ai không thích chơi thì ngồi ghế đá tám với bạn bè hoặc đọc sách,….
- Trường lúc này âm thanh hỗn độn, ồn ào, không phân biệt được giọng của ai
- Cả sân trường nhộn nhịp vui vẻ
b. Tả cảnh giờ ra chơi
- Cây cối đong đưa theo gió, thôi những cơn gió mát lành khiến giò ra chơi thêm phấn khởi
- Chim kêu rả rích
c. Cảnh sân trường sau giờ ra chơi
- Sân trường yên ắng hẳn
- Không một bóng người
- Chỉ nghe những tiếng giảng bài của thầy cô giáo
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về trường về giờ ra chơi
- Em rất thích giờ ra chơi
- Giờ ra chơi giúp em bớt căng thẳng, mệt mỏi sau giờ học
Trong một khu vườn xoan nọ, khi nắng thu còn đang vương vít trong hơi thở của đất trời, vạn vật đang sinh sôi nảy nở, cuộc sống sinh hoạt của những loài nhỏ bé lại bắt đầu.
Tiếng gáy rộn ràng của những chú gà trống trên ổ rơm như một chiếc chìa khóa màu nhiệm mở ra chiếc hộp đựng muôn ngàn ánh sáng. Những tia nắng đầu ngày xuất hiện nhanh chóng xóa đi dấu vết còn sót lại của màn đêm qua, khoác lên vạn vật tấm áo vàng rực rỡ sóng sánh như mật ong. Những giọt sương đêm còn luyến tiếc rời bỏ ngàn lá xanh rơi lốp bốp trên nền đất ẩm. Tất cả giống như đang mở một đại tiệc hoành tráng chào đón ngày mới lên.
Nàng nắng thu tinh nghịch ghé thăm vườn xoan nhỏ. Bằng thuốc nhuộm màu nhiệm của mình, mặt ao trong vườn loang loáng ánh sáng đỏ cam, khiến mấy chú cá tò mò mà ngoi lên ngắm nghía. Nào là cô cá trê non, nào là cá rô ron đều đang tung tăng chiếc vây son của mình khuấy động mặt nước cùng chị gió heo may. Nhưng khác với những chú cá trong ao đang nô đùa cùng mẹ thiên nhiên, chú ếch con vẫn đang ngồi miệt mài học bài trong hố bom kề vườn xoan. Hai mắt to và tròn của chú đang tập trung hoàn toàn vào cuốn sách ở trước mặt. Những chú cá khi vừa thấy ếch xuất hiện liền cất tiếng hỏi:
Ôi, ếch ơi xuống chơi với tụi mình đi. Có mấy khi thời tiết đẹp và nhiều trò vui như thế này đâu. Xuống đây đi kẻo phí cơ hội trời cho nào.
Ếch nghe thấy lời mời gọi của những chú cá liền lắc đầu từ chối:
Thôi, mọi người chơi đi mình còn phải ôn bài nữa. Chơi thì vẫn còn hôm khác nhưng nếu mình không học hôm nay thì sẽ không thể hiểu bài của ngày mai. Tính chất của việc học là càng để lâu càng khó nên hôm nay mình phải học ngay thôi các bạn ạ. Hẹn các bạn dịp khác nhé.
Cô cá trê ron nghe ếch đáp không khỏi cất lời khen ngợi:
Ếch con đúng là ngoan nhất nhà. Không ham chơi, chăm chỉ học hành. Các cháu cũng phải học tập tinh thần ấy từ ếch con nhé.
Những chú cá đồng loạt đáp:
Vâng ạ.
Chú ếch tập trung học bài chẳng mấy chốc đã xong hết. Chú tự nhủ với mình: “Chà, cuối cùng cũng xong rồi. Giờ đi hát cùng họa mi thôi”. Ếch nhanh chóng đến nhà của cô họa mi. Cô đang dạy những chú chim non hót những khúc hát vui tai. Chú liền cất tiếng hỏi:
Cô chim họa mi ơi, cháu có thể thi hát cùng mọi người được không ạ?
Cô họa mi niềm nở trả lời:
Tất nhiên rồi cháu. Chúng ta cùng đồng ca bài hát này nha.
Tiếng hát của ếch con cùng họa mi vang vọng khắp khu vườn. Chú chim ri cùng cô cá rô phi nhận ra ngay giọng hát của ếch con vui thích trí cười khì.
Mọi ngóc ngách trong khu vườn xoan được bao bọc trong không khí hạnh phúc. Cuộc sống sinh hoạt của những loài động vật này không hề nhàm chán mà hoàn toàn là niềm vui được tạo ra từ những hành động nhỏ bé nhất.
- Tác giả viết về chính mình, viết về quãng đời thơ ấu của mình, tác giả viết nhằm mục đích ghi chép lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ và bày tỏ tâm trạng mà mình đã trải qua.
- Yếu tố tạo nên tính xác thực của văn bản đầu tiên là ở ngôi kể thứ I trực tiếp kể lại những gì bản thân đã chứng kiến ghi lại dùng cảm xúc tâm trạng của chính mình
- Ngoài ra, trong câu chuyện còn có sự có mặt của những người thân trong gia đình, như mợ Hồng, người cô cùng tham gia vào câu chuyện.
- Cảm xúc của Hồng trước sự việc người cô dùng những lời nói khinh miệt về mẹ của mình là cảm xúc nhẫn nhục, cam chịu, nhưng bức xúc và rất khó chịu.
- Cảm xúc của Hồng khi nhìn thấy mẹ và được mẹ vỗ về âu yếm là cảm xúc hân hoan, hạnh phúc ngập tràn.
Khi viết văn bản trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, ta cần chú ý đến lí lẽ và bằng chứng. Các lí lẽ đưa ra phải phù hợp, có sức thuyết phục đối với người đọc. Đặc biệt là phải đưa ra bằng chứng cho các lí lẽ của mình thêm thuyết phục, không thể nói lí lẽ xuông.
nen ke theo ngoi ke thu 1 , vi no mang nhieu y nghia ve tinh cam , suy nghi cua ng viet
Khi đọc một bài thơ chúng ta cần chú ý:
- Hình thức: xác định xem bài thơ thuộc thể thơ gì; cách trình bày câu chữ; kết cấu bài thơ.
- Nội dung: xác định nội dung qua từng câu chữ và ý nghĩa được thể hiện trong thơ.