Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
BIÊN BẢN VỀ VIỆC BỆNH NHÂN TRỐN VIỆN
Hồi 6 giờ 30 phút sáng, ngày 12/11/2006, chúng tôi gồm những người có tên sau đây lập biên bản về việc bệnh nhân Quàng Văn Ún trốn viện:
- Bác sĩ, y tá trực: BS Nguyễn Nam, trưởng ca, BS Lê Đạt, y tá Trần Khánh.
- Bệnh nhân phòng số 305, Lương Việt Thái, Lò Văn Quảng.
Tóm tắt sự việc:
- Bệnh nhân Ún đang chờ mổ sỏi thận.
- BS Đạt phát hiện bệnh nhân vắng mặt hồi 21 giờ đêm 11/11. Ông Thái chỉ biết ông Ún đã ra khỏi phong từ 17 giờ.
- 22 giờ vẫn không thấy ông Ún về, BS Đạt và y tá Khánh kiểm tra tủ đồ đạc của ông thì thấy trống không. Anh Quảng nói: Ông Ún biết phải mổ, ông rất sợ.
Dự đoán: Ông Ún sợ mổ đã trốn viện.
Đề nghị lãnh đạo Viện cho tìm giúp ông Ún, thuyết phục ông trở lại bệnh viện để mổ chữa bệnh.
Các thành viên có mặt kí tên.
Nguyễn Nam, Lương Việt Thái, Lê Đạt, Lò Văn Quảng, Trần Khánh
1. Mở bài :
- Giới thiệu mẹ em khi đang nấu cơm trong bếp
Mẹ em thường bảo " Kho tàng của bố là vườn cây, kho tàng của chị em là góc học tập và kệ đồ chơi còn kho tàng của mẹ là gian bếp ". Em rất thích ngắm nhìn hình ảnh mẹ khi đang nấu cơm.
2. Thân bài :
a. Giới thiệu mẹ em: (Ngoại hình, tính cách)
- Mẹ em năm nay đã ngoài ba mươi tuổi. Mẹ có dáng người dong dỏng, tóc mẹ cắt ngắn ngang vai đen nhánh ôm lấy khuôn mặt hình trái xoan. Mẹ có nước da trắng tự nhiên. Đôi mắt bồ câu của mẹ long lanh ẩn chứa tình yêu thương vô bờ bến dành cho con. Mẹ có chiếc mũi dọc dừa, đôi môi đỏ hồng tự nhiên, khi mẹ cười để lộ hàn răng trắng bóng.
- Mẹ rất nhẹ nhàng, duyên dáng nên ai cũng yêu quý mẹ. Giọng nói mẹ ấm áp. Mẹ ăn mặc rất giản dị, mộc mạc.
- Mẹ là giáo viên dạy Văn ở trường cấp hai.
- Mẹ là người rất chu đáo và tỉ mỉ.
b. Miêu tả khi mẹ nấu ăn :
- Nhưng mẹ em đẹp nhất đó là khi nấu nướng. Món ăn mà em thích nhất là món sườn xào chua ngọt do mẹ làm.
- Mẹ đi chợ sớm để mua được sườn tươi ngon về. Ngoài ra để làm được món này mẹ mua thêm cà chua, hành lá, ...nên món ăn rất ngon, và là món khoái khẩu của em.
- Đầu tiên mẹ chặt nhỏ miếng sườn rồi rửa sạch cho vào luộc qua. Mẹ khéo léo rửa sạch cà chua, hành lá rồi cắt nhỏ. Sau đó mẹ lấy chiếc chảo rồi đổ một chút dầu vào , cho cà chua và hành nếm thêm chút mắm, đường và chút cay của ớt để tạo sốt . Sau khi sốt quyện và mịn nhẹ mẹ cho sườn vào đảo nhẹ để lửa cháy nhỏ đủ thời gian để sốt thấm vào sườn. Mẹ lấy chiếc đĩa, đổ món ăn ra đĩa trang trí trông rất hấp dẫn. Thế là món sườn xào chua ngọt đã được hoàn thành. Sau khi nấu xong mẹ dọn dẹp bếp sạch sẽ như chưa hề vào bếp nấu . Ngoài món sườn chua ngọt mẹ nấu các món khác cũng rất ngon như gà sốt me, cá nướng....
3. Kết bài :
- Tình cảm, cảm nghĩ của em
Khi mẹ nấu ăn trông thật xinh đẹp. Em biết mẹ đã rất vất vả để nấu những món ăn ngon cho cả gia đình. Em muốn nói cảm ơn mẹ rất nhiều.
Tả mẹ đang cấy lúa
“Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hóa thành mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm”
Nghe cô giáo đọc những vần thơ này, lòng em rưng rưng nhớ đến người mẹ thân yêu của em cũng có những trưa tháng sáu cấy lúa trên đồng.
Đó là một buổi trưa hè, trên cánh đồng Chùa. Mẹ em vẫn cặm cụi thoăn thoát ra mạ để cấy hết thửa ruộng cho kịp vào vụ. Chao ôi, Cái nắng oi ả của những trưa tháng sáu thật kinh khủng. Mọi vật dường như cháy dần dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Mặt ruộng nóng hổi như đang nằm trong một cái nồi đun khổng lồ. Thỉnh thoảng có vài con cá cờ nổi lên mặt nước như không thể chịu nổi cái nóng khủng khiếp. Những chú cua đồng tuy có bộ áo giáp bao bọc xung quanh nhưng cũng đành bó tay, phải trồi lên bờ tìm nơi mát mẻ nghỉ ngơi.
Ấy vậy mà mẹ phải vơ lấy cái nón cũ, đội lên đầu, bước ra đồng trong nắng gay gắt để cấy nốt thửa ruộng này. Bóng mẹ in tròn trên thửa ruộng. Nó có lúc vỡ vụn ra, rồi thu lại, di chuyển từ đầu bờ này đến đầu bờ kia. Mẹ một tay cầm nắm mạ, taykia thao thóa đưa những rảnh mạ cắm xuống bùn thoan thoắt. Dáng mẹ gầy gầy xương xương nhưng có gì đó rất rắn chắc và khắc khổ. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi! Em thấy, trên đồng không mông quạnh, không có một bóng cây, bóng dâm nào cả. Chỉ có bùn đất bám vào đôi chân mẹ và mạ non xanh mơn mởn như đang cháy xém đi vì nắng. Mẹ vẫn cần cù , miệt mài để cấy những hàng mạ thẳng đều và trong mẹ mơ ước một mùa vàng bội thu, hạt gạo thơm ngon. Qua rặng tre dài, bóng mẹ chập chờn, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, những giọt mồ hôi lăn xuống đôi má nóng hổi của mẹ ngày càng nhiều. Đôi mắt tinh nhanh của mẹ không hề bỏ sát bất kì một chỗ dày, chỗ mỏng nào. Tất cả những cây lúa tương lai đều thẳng tắp, trông thật đẹp. Một lát sau, như chừng đã làm xong công việc. Mẹ về nhà với một vẻ mệt mỏi nhưng tràn đầy hạnh phúc.
Em rót bát nước chè xanh cho mẹ. Em lấy khăn cho mẹ lau mồ hôi. Khuôn mặt mẹ rạng ngời có vẻ như cháy xạm vì nắng. Mẹ vẫn nở nụ cười mãn nguyện. Nụ cười của mẹ xua đi hết cái mệt mỏi của cái nắng hè.
Mẹ em là vậy. Em biết mai này có được hạt gạo trong ngần thì trong đó có vị mặn chát của mồ hôi mẹ những trưa tháng sáu trên đồng làng. Ôi! Mẹ mới vất vả làm sao! Em thương mẹ nhất trần đời.
Mẹ em thường tự mình cắt may quần áo cho cả nhà. Đầu năm học, mẹ may cho em chiếc áo sơ mi mới. Hôm mẹ may áo cho em, em quấn quýt bên mẹ xem mẹ ráp áo.
Mẹ em còn trẻ, năm nay chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Mẹ có làn da trắng mịn, mắt to, sống mũi thẳng. Dáng mẹ ngồi ở bàn máy may rất chuyên nghiệp vì tuy không phải là thợ may nhưng mẹ em may đồ rất đẹp. Làm việc ở nhà nên mẹ em hay mặc đồ ngắn, áo sát nách và tóc vấn cao cho mát.
Từ những hôm trước, mẹ đã cắt áo rồi đem đi vắt xổ. Những mảnh vải của thân áo được vuốt phẳng, em chờ đợi mẹ ráp thành áo. Mẹ đeo kính vào rồi mở thùng máy may, mẹ xỏ chỉ vào kim, lắp chỉ ổ thuyền xong mẹ may thử một đường trên mảnh vải vụn. Xong đâu đấy mẹ lấy thân áo ra, giữ thẳng, xem kĩ mặt trái, mặt phải của vải rồi xếp hai thân áo chồng khít lên nhau. Đưa mảnh vải vào chân vịt máy may, mẹ điều chỉnh cần lại mối rồi đạp nhè nhẹ bàn đạp, tay giữ mảnh vải, mắt mẹ theo dõi thân áo đang chạy qua chạy lại dưới chấn vịt máy may. Một tay mẹ giữ mảnh vải, một tay mẹ giữ cần lại mối chỉ của máy may. Cặp kính mẹ đeo trễ xuống sống mũi. Mẹ may ba mảnh của thân áo lại ở chỗ đường ráp vai áo. Cúi nhìn đường chỉ thẳng tắpđều đều, mẹ gật gù: “Cái máy may này may đường chỉ sắc sảo, đẹp thật đó con.” Tiếp theo, mẹ ráp hai tay áo vào thân áo. Lộn chiếc áo ra mặtphải, mẹ cho máy chạy chỉ chần tay áo và sườn áo. Mẹ đo độ rộng của áo rồi cắt lá cổ. Mẹ ủi cổ áo dính vào keo lót rồi ráp cố áo. Mẹ khéo léo nốì ráp cổ áo, lộn phải một cách thành thạo rồi là phẳng cổ áo một lần nữa. Bàn tay thon dài của mẹ vuốt sát mép vải, mắt mẹ nheo nheo sau làn kính trắng. Mẹ cười thích thú, gò má mẹ hồng lên, mắt mẹ sáng long lanh: “Ngày mốt là con mặc áo mới thôi vì mẹ còn đơm khuy và giặt sạch áo.” Nói đoạn, mẹ đưa áo vào chân vịt, may túi áo, lai áo. Thế là chiếc áo đã hoàn tất.
Dù thời gian eo hẹp, mẹ vẫn thu xếp để may áo cho em. Nhìn mẹ vui sướng khi ráp xong áo, mẹ đẹp lên vì nét rạng rỡ làm sáng bừng khuôn mặt, em thấy thật vui. Em ngắm nhìn chiếc áo, lòng đầy tự hào vì mẹ em rất giỏi, làm gì cũng đẹp và gọn gàng.
Em rất thích xem mẹ làm việc. Không chỉ thích xem mẹ may áo, em còn thích giúp mẹ làm những việc vặt trong nhà. Niềm vui của mẹ khi may áo cho em lắng đọng trong tim em tình yêu dạt dào của mẹ. Đó là máu thịt nuôi em khôn lớn, là hành trang cho em bước vào đời một cách vững chắc, tự tin.
Mẹ em thường tự mình cắt may quần áo cho cả nhà. Đầu năm học, mẹ may cho em chiếc áo sơ mi mới. Hôm mẹ may áo cho em, em quấn quýt bên mẹ xem mẹ ráp áo.
Mẹ em còn trẻ, năm nay chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Mẹ có làn da trắng mịn, mắt to, sống mũi thẳng. Dáng mẹ ngồi ở bàn máy may rất chuyên nghiệp vì tuy không phải là thợ may nhưng mẹ em may đồ rất đẹp. Làm việc ở nhà nên mẹ em hay mặc đồ ngắn, áo sát nách và tóc vấn cao cho mát.
Từ những hôm trước, mẹ đã cắt áo rồi đem đi vắt xổ. Những mảnh vải của thân áo được vuốt phẳng, em chờ đợi mẹ ráp thành áo. Mẹ đeo kính vào rồi mở thùng máy may, mẹ xỏ chỉ vào kim, lắp chỉ ổ thuyền xong mẹ may thử một đường trên mảnh vải vụn. Xong đâu đấy mẹ lấy thân áo ra, giữ thẳng, xem kĩ mặt trái, mặt phải của vải rồi xếp hai thân áo chồng khít lên nhau. Đưa mảnh vải vào chân vịt máy may, mẹ điều chỉnh cần lại mối rồi đạp nhè nhẹ bàn đạp, tay giữ mảnh vải, mắt mẹ theo dõi thân áo đang chạy qua chạy lại dưới chấn vịt máy may. Một tay mẹ giữ mảnh vải, một tay mẹ giữ cần lại mối chỉ của máy may. Cặp kính mẹ đeo trễ xuống sống mũi. Mẹ may ba mảnh của thân áo lại ở chỗ đường ráp vai áo. Cúi nhìn đường chỉ thẳng tắpđều đều, mẹ gật gù: “Cái máy may này may đường chỉ sắc sảo, đẹp thật đó con.” Tiếp theo, mẹ ráp hai tay áo vào thân áo. Lộn chiếc áo ra mặtphải, mẹ cho máy chạy chỉ chần tay áo và sườn áo. Mẹ đo độ rộng của áo rồi cắt lá cổ. Mẹ ủi cổ áo dính vào keo lót rồi ráp cố áo. Mẹ khéo léo nốì ráp cổ áo, lộn phải một cách thành thạo rồi là phẳng cổ áo một lần nữa. Bàn tay thon dài của mẹ vuốt sát mép vải, mắt mẹ nheo nheo sau làn kính trắng. Mẹ cười thích thú, gò má mẹ hồng lên, mắt mẹ sáng long lanh: “Ngày mốt là con mặc áo mới thôi vì mẹ còn đơm khuy và giặt sạch áo.” Nói đoạn, mẹ đưa áo vào chân vịt, may túi áo, lai áo. Thế là chiếc áo đã hoàn tất.
Dù thời gian eo hẹp, mẹ vẫn thu xếp để may áo cho em. Nhìn mẹ vui sướng khi ráp xong áo, mẹ đẹp lên vì nét rạng rỡ làm sáng bừng khuôn mặt, em thấy thật vui. Em ngắm nhìn chiếc áo, lòng đầy tự hào vì mẹ em rất giỏi, làm gì cũng đẹp và gọn gàng.
Em rất thích xem mẹ làm việc. Không chỉ thích xem mẹ may áo, em còn thích giúp mẹ làm những việc vặt trong nhà. Niềm vui của mẹ khi may áo cho em lắng đọng trong tim em tình yêu dạt dào của mẹ. Đó là máu thịt nuôi em khôn lớn, là hành trang cho em bước vào đời một cách vững chắc, tự tin.
Mẹ em thường tự mình cắt may quần áo cho cả nhà. Đầu năm học, mẹ may cho em chiếc áo sơ mi mới. Hôm mẹ may áo cho em, em quấn quýt bên mẹ xem mẹ ráp áo. Mẹ em còn trẻ, năm nay chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Mẹ có làn da trắng mịn, mắt to, sống mũi thẳng. Dáng mẹ ngồi ở bàn máy may rất chuyên nghiệp vì tuy không phải là thợ may nhưng mẹ em may đồ rất đẹp. Làm việc ở nhà nên mẹ em hay mặc đồ ngắn, áo sát nách và tóc vấn cao cho mát.
Tả một người thân đang làm việc (ví dụ: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài,..).
BÀI LÀM 1
(Tả mẹ em đang may áo)
Mẹ em thường tự mình cắt may quần áo cho cả nhà. Đầu năm học, mẹ may cho em chiếc áo sơ mi mới. Hôm mẹ may áo cho em, em quấn quýt bên mẹ xem mẹ ráp áo.
Mẹ em còn trẻ, năm nay chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Mẹ có làn da trắng mịn, mắt to, sống mũi thẳng. Dáng mẹ ngồi ở bàn máy may rất chuyên nghiệp vì tuy không phải là thợ may nhưng mẹ em may đồ rất đẹp. Làm việc ở nhà nên mẹ em hay mặc đồ ngắn, áo sát nách và tóc vấn cao cho mát.
Từ những hôm trước, mẹ đã cắt áo rồi đem đi vắt xổ. Những mảnh vải của thân áo được vuốt phẳng, em chờ đợi mẹ ráp thành áo. Mẹ đeo kính vào rồi mở thùng máy may, mẹ xỏ chỉ vào kim, lắp chỉ ổ thuyền xong mẹ may thử một đường trên mảnh vải vụn. Xong đâu đấy mẹ lấy thân áo ra, giữ thẳng, xem kĩ mặt trái, mặt phải của vải rồi xếp hai thân áo chồng khít lên nhau. Đưa mảnh vải vào chân vịt máy may, mẹ điều chỉnh cần lại mối rồi đạp nhè nhẹ bàn đạp, tay giữ mảnh vải, mắt mẹ theo dõi thân áo đang chạy qua chạy lại dưới chấn vịt máy may. Một tay mẹ giữ mảnh vải, một tay mẹ giữ cần lại mối chỉ của máy may. Cặp kính mẹ đeo trễ xuống sống mũi. Mẹ may ba mảnh của thân áo lại ở chỗ đường ráp vai áo. Cúi nhìn đường chỉ thẳng tắpđều đều, mẹ gật gù: “Cái máy may này may đường chỉ sắc sảo, đẹp thật đó con.” Tiếp theo, mẹ ráp hai tay áo vào thân áo. Lộn chiếc áo ra mặtphải, mẹ cho máy chạy chỉ chần tay áo và sườn áo. Mẹ đo độ rộng của áo rồi cắt lá cổ. Mẹ ủi cổ áo dính vào keo lót rồi ráp cố áo. Mẹ khéo léo nốì ráp cổ áo, lộn phải một cách thành thạo rồi là phẳng cổ áo một lần nữa. Bàn tay thon dài của mẹ vuốt sát mép vải, mắt mẹ nheo nheo sau làn kính trắng. Mẹ cười thích thú, gò má mẹ hồng lên, mắt mẹ sáng long lanh: “Ngày mốt là con mặc áo mới thôi vì mẹ còn đơm khuy và giặt sạch áo.” Nói đoạn, mẹ đưa áo vào chân vịt, may túi áo, lai áo. Thế là chiếc áo đã hoàn tất.
Dù thời gian eo hẹp, mẹ vẫn thu xếp để may áo cho em. Nhìn mẹ vui sướng khi ráp xong áo, mẹ đẹp lên vì nét rạng rỡ làm sáng bừng khuôn mặt, em thấy thật vui. Em ngắm nhìn chiếc áo, lòng đầy tự hào vì mẹ em rất giỏi, làm gì cũng đẹp và gọn gàng.
Em rất thích xem mẹ làm việc. Không chỉ thích xem mẹ may áo, em còn thích giúp mẹ làm những việc vặt trong nhà. Niềm vui của mẹ khi may áo cho em lắng đọng trong tim em tình yêu dạt dào của mẹ. Đó là máu thịt nuôi em khôn lớn, là hành trang cho em bước vào đời một cách vững chắc, tự tin.
BÀI LÀM 2
(Tả bố em đang làm vườn)
Chiều mát, bố em thường ra vườn chăm sóc cây. Cây ăn quả bố trồng đang đơm hoa, kết trái. Em lăng xăng theo bố để xem bố làm vườn.
Bố em tuổi đã tứ tuần nhưng khoẻ mạnh và hăm hở làm vườn như một chàng lực điện tuổi mới đôi mươi. Tóc bố còn đen nhánh, chưa có sợi tóc bạc nào. Tóc bố cắt ngắn, gọn gàng. Khuôn mặt chữ điền của bố rạng rỡ vì niềm yêu thích mảnh vườn con. Mắt bố to và đẹp, sáng long lanh niềm hăng hái lao động. Bàn tay bố to, cánh tay rắn chắc, nổi cuồn cuộn bắp thịt. Chiều nay bố bón phân, tưới nước cho cây. Nhân đó, bố gieo hạt cải. Bố mặc quần cộc, áo sơ mi cũ ngắn tay đã bạc màu rồi xách cái cuốc đi ra vườn không quên dặn em mang túi phân NPK theo.
Bố xách nước tưới vào gốc cây và rắc phân NPK xuống đất, cách gốc cây cỡ hai mươi xăng-ti-mét. Bố cuốc đất vun tròn xung quanh gốc rồi tưới nước lần thứ hai cho đất vừa thấm. Xong việc bón phân cho cây, bố vác cuốc ra khoảng đất trống. Chỗ ấy, bố đã cuốc lật từ mấy hôm trước nên bây giờ bố chỉ cần dùng cuốc băm và đập cho tơi đất. Tay bố vung lên hạ xuống theo nhịp cuốc rồi trở cán cuốc đập cho đất tơi nhuyễn. Bàn tay bố nắm chặt cán cuốc đưa lên hạ xuống nhịp nhàng, bắp tay của bố nối vồng lên. Bố vừa cuốc vừa đi giật lùi một lúc thì luống đất đã được băm tơi xốp. Bố dùng cái cào để cào cỏ ra. Em lấy kihốt cỏ đổ vào hố rác rồi vội vàng chạy lại xem bố gieo hạt cải. Bố mở gói hạt cải, khéo léo rắc đều lên luống đất. Sau đó, bố dùng bình hoa tưới nước lên luống đất. Bố tưới nhẹ và vừa đủ ẩm cho hạt cải nảy mầm, lên lá. Bố xoa hai tay vào nhau khoan khoái nói: “Thế là xong, vài hôm là có cải non ăn rồi con ạ!”. Em vâng dạ rồi phụ bố thu dọn thùng tưới, cuốc, ki vào nhà. Chiều chủ nhật trôi qua êm ả, dễ chịu.
Bố em đi làm suốt tuần nhưng vẫn tranh thủ những ngày nghỉ để trồng rau, chăm sóc vườn. Bố bảo đó là cái thú vui lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng. Lao động trí óc ở công sở căng thẳng, bố em xem việc trồng cây là thú vui. Em sẽ giúp bố tưới nước và bắt sâu cho cải. Có luống rau sạch tự trồng, nhà em có rau ngon để ăn và có dịp để cả nhà vui vẻ lao động.
BÀI LÀM 3
(Tả ông em đang đọc báo)
Ông em là người say mê sách báo. Ông có một tủ sách lớn chiếm gần hết một bức tường phòng làm việc chung của gia đình. Sáng nào, ông em cũng đọc báo.
Ông em đã bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn phong độ, khoẻ mạnh lắm. Da ông hồng hào dù có nhiều nếp nhăn đùn lại ở đuôi mắt, khoé miệng. Tóc ông đã có nhiều sợi bạc và dù đã già, làn tóc xoăn tự nhiên của ông vẫn gọợn sóng, rũ loà xoà xuống vầng trán rộng. Tia mắt ông ấm áp, vui vẻ, có chút dí dỏm, trào lộng nên nhìn cứ như mắt biết cười. Lông mày ông to như con tằm, hơi cong cong làm cho đôi mắt của ông dịu dàng hẳn đi.
Buổi sáng mát mẻ dễ chịu. Ông tập thể dục, ăn sáng xong là ngồi vào ghế tựa đọc báo. Báo ông đọc là báo Công an Thành phố. Ông đeo kính vào, chăm chú xem trang bìa rồi bắt đầu đọc từng trang bên trong. Thỉnh thoảng, đôi kính trắng trễ xuống mũi, ông lại lấy ngón tay trỏ đẩy kính lên. Ông đưa mắt xem hình minh hoạ của các báo, gật gù biểu đồng tình. Khi ông đọc báo, phòng làm việc phải được giữ yên lặng. Chúng em vào phòng phải đi nhẹ nhàng, rón rén. Ông đọc hết từng trang báo, có lúc đọc nhanh phía sau, có lúc gật gù, có lúc chặc lưỡi lắc đầu. Khi ông đọc báo xong, ông để tờ báo lên bàn rồi nói với cả nhà: “Hôm nay, báo có nhiều tin hay đấy. Ông để báo trên bàn. Hồi nào các con thích xem thì xem nhé!”. Đáp lại lời ông thường lệ là mẹ thưa: “Dạ, con cảm ơn ba.”.
Ông vui vẻ đi ra hiên nhà ngắm mấy chậu hoa cảnh. Nắng lên cao một chút chiếu sáng loá mái tóc bạc của ông. Giữa những chậu cảnh, ông em ung dung, thư thái làm sao!
Đọc báo là thói quen tốt. Đọc báo hằng ngày giúp em cập nhật trông tin về nhiều mặt. Ở gia đình em, sau khi ông em đọc báo xong đến ba mẹ em đọc, sau rốt là hai anh em em. Ông em thích đọc báo và em cũng thích ngắm ông lúc ông đọc báo. Em yêu ông thật nhiều và mong ông khoẻ, sống lâu trăm tuổi. Lúc ấyông già nhiều đi, em sẽ đọc báo cho ông nghe.
BÀI LÀM 4
(Tả anh trai em đang học bài)
Mẹ sinh hai anh em em cách nhau đến mười tuổi nên khi em học lớp năm thì anh trai em đã học năm thức ba trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi kì nghỉ hè, anh em đều mang nhiều tài liệu ôn thi, tự học về. Anh em là người chăm học. Gần như hình ảnh chăm chỉ học tập của anh in sâu vào tâm trí em.
Sách của anh em rất nhiều, tài liệu các môn học quyển nào quyển nấy dày cộm. Cơm nước xong, anh ngồi chơi với cả nhà một lát rồi ngồi vào bàn học bài. Anh bật đèn bàn và mở máy vi tính. Dáng anh gầy gầy nghiêng mình trên bàn phím. Những sợi tóc mai loà xoà trước trán nên anh thường lấy tay hất tóc lên. Anh em có cái nhìn tư lự nhưng cương quyết. Hình như anh lúc nào cũng bận suy nghĩ về cách giải toán. Dưới vầng trán rộng, đôi mắt của anh đưa đi đưa lại theo dõi màn hình. Ánh đèn bàn chiếu sáng sống mũi cao, bè bè của anh, soi rõ đôi môi hình trái tim xinh xinh của anh. Anh tập trung học tập, lúc thì gõ phím, lúc dùng bút ghi chép, gạch xoá, tính toán. Ánh sáng của màn hình thay đổi theo nhịp gõ phím, tay anh thoăn thoắt lướt trên bàn phím. Công nghệ phần mềm là ngành mà anh theo học, là môn học mà anh yêu thích nhất, cũng là môn anh giỏi nhất trong tất cả các môn. Những ngón tay thon dài của anh lướt trên bàn phím, tiếng lốc cốc vang lên theo nhịp gõ nghe to hơn trong không gian yên tĩnh của căn nhà. Ngồi học chăm chú trong hai giờ liền, anh đứng dậy vươn vai cho đỡ mỏi rồi đi ra hàng hiên hóng mát.Nghỉ ngơi một chút cho đỡ mỏi mắt, anh lại ngồi vào bàn. Dáng anh cần mẫn, chăm chỉ như chú ong thợ xây tổ. Anh đang xây từng viên gạch kiến thức cho mình để đủ năng lực phục vụ ngành Công nghệ thông tin mai sau.
Anh em cần cù học tập là tấm gương tốt để em noi theo. Trong bao nhiêu thăng trầm của gia đình, sự siêng năng học tập của anh chính làniềm an ủi của ba mẹ em. Anh thường tâm sự với em: “Bất cứ giá nào, anh phải đạt được ý nguyện: tốt nghiệp ra trường với bằng kĩ sư giỏi.”. Lời anh nói cùng chính là lời khuyên nhủ em học tập. Em hứa sẽ noi gương anh học tập giỏi, chuyên cần.
BÀI LÀM 5
(Tả mẹ em đang nấu ăn)
Chủ nhật hàng tuần, mẹ thường nấu một món ngon cho cả nhà thưởng thức. Phụ mẹ làm bếp, em được ngắm mẹ lúc mẹ nấu ăn.
Mẹ em còn trẻ, chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Hôm nay, mẹ mặc bộ đồ ngắn màu hồng nhạt rất xinh. Tóc mẹ vấn cao, búi gọn trong cái kẹp lưới có gắn nơ màu đen. Một lọn tóc mai gợn sóng loăn xoăn bên mái tóc mẹ làm mẹ thêm duyên dáng. Mẹ rửa sạch tay rồi bắt đầu nấu ăn.
Trước tiên, mẹ thái thịt ra từng mẩu nhỏ bằng con cờ rồi ướp gia vị cho thấm. Bàn tay thon dài của mẹ gọt, cắt, tỉa rau củ thành hình hoa, hình bướm. Mẹ hầm thịt trước rồi làm sốt cà chua. Gò má mẹ hồng lên vì hơi nóng của bếp. Mắt mẹ sáng long lanh, vui vẻ. Mẹ mỉm cười, tươi như hoa bảo em: “Trưa nay, mình ăn bánh mì ra-gu, một món ăn Tây đã Việt hoá.”. Mẹ vừa làm vừa giảng giải cho em cách ướp thịt. Trong lúc chờ thịt hầm mềm, em phụ mẹ nhặt rau sống. Từng lá nhỏ sau khi được ngâm trong nước rửa rau quả. Rửa rau lại bằng nước sạch kĩ lưỡng, mẹ quay rau cho khô nước rồi bảo em bày bàn ăn. Thịt trên bếp đã mềm, mùi thơm bốc lên thật hấp dẫn. Mẹ nêm nếm rồi gật gù: “Hầm với rau củ là vừa ăn.”. Tay mẹ trút chảo sốt cà chua vào thịt, mắt theo dõi váng cà chua nổi lên mặt nước hầm. Nồi thịt sôi vài dạo, mẹ bỏ rau củ vào tiếp và bảo em: “Con bày tô chén và bánh mì là vừa lúc đó.”. Mẹ vặn nhỏ lửa cho ra-gu sôi nhẹ và bày rau sống ra đĩa. Đĩa rau mẹ bày đẹp như đoá hoa xanh biếc có nhụy là màu trắng hơi xanh của dưa leo. Mẹ thăm chừng nồi ra-gu, mẹ xắn một mẩu khoai tây rồi tắt bếp. Món ăn mẹ nấu được múc ra tô chờ cả nhà. Em đi lên nhà mời ông và bố ăn trưa. Ra-gu mẹ nấu ngon thật. Mẹ làm bếp khéo ghê.
Bữa ăn gia đình đầm ấm, vui tươi là hạnh phúc của cả nhà. Mẹ em nấu ăn ngon nên cả nhà em thích ăn thức ăn do mẹ nấu hơn ăn ở nhà hàng. Thỉnh thoảng, để mẹ có thời gian dạo phố, nghỉ ngơi, bố đề nghị cả nhà ăn cơm tiệm một hôm. Mẹ vui vẻ đồng ý và thường chọn món ăn lạ để học cách nấu. Mẹ em rất thích nấu ăn. Em rất tự hào về tài nấu ăn của mẹ. Hằng ngày, nghe lời mẹ chỉ bảo, lớn lên em sẽ cố gắng nấu ăn ngon như mẹ.
Nếu hỏi rằng em yêu ai nhất thì em sẽ trả lời là “mẹ”. Mẹ là người nuôi nấng em đến bây giờ, mẹ dạy cho em cách ăn, cách mặc, cách chào hỏi lễ phép. Hôm nay là ngày chủ nhật, gia đình em lại được thưởng thức tài nấu bếp của mẹ. Một bữa ăn thật ngon sắp bắt đầu đây. Để chuẩn bị bữa tối nhanh hơn, em cũng giúp mẹ vài việc lặt vặt.
HomeTài liệu tiểu họcVăn mẫu lớp 5Tả mẹ đang nấu cơm
Tả mẹ đang nấu cơm
By qt Văn mẫu lớp 5 0 Comments
Đề bài: Tả mẹ đang nấu cơm
Nếu hỏi rằng em yêu ai nhất thì em sẽ trả lời là “mẹ”. Mẹ là người nuôi nấng em đến bây giờ, mẹ dạy cho em cách ăn, cách mặc, cách chào hỏi lễ phép. Hôm nay là ngày chủ nhật, gia đình em lại được thưởng thức tài nấu bếp của mẹ. Một bữa ăn thật ngon sắp bắt đầu đây. Để chuẩn bị bữa tối nhanh hơn, em cũng giúp mẹ vài việc lặt vặt.
Mẹ em năm nay đã bốn mươi tuổi, nhưng trông mẹ còn trẻ lắm. Mẹ không cao lắm nhưng hợp với dáng người cân đối của mẹ. Mẹ thường vận những bộ quần áo hợp thời trang và lịch sự khi đi làm. Ở nhà, mẹ mặc những bộ đồ thun thoải mái để dễ làm việc nhà. Tuy vậy, khi đi làm và ở nhà mẹ đều chọn những chiếc áo màu nóng tôn lên làn da trắng hồng, nõn nà. Hôm nay, sau khi đi chợ về. Khuôn mặt trái xoan của mẹ lấm tấm những giọt mồ hôi trông thật đẹp. Nó càng rực rỡ hơn nhờ đôi mắt đen hai mí chớp chớp của mẹ. Đôi mắt ấy không còn đẹp như trước nữa, nó đã xuất hiện những vết chân chim và vết quầng thâm đen. Nhưng đôi mắt ấy vẫn biết khóc, biết cười, biết yêu thương và dạy bảo con cái, đôi mắt ấy vẫn toát lên nghị lực, mạnh mẽ vì chồng vì con, vì gia đình của mẹ. Tuy khá mệt nhưng mẹ vẫn tươi cười với chúng em bằng đôi môi đỏ hồng ấm áp. Đôi môi ấy dạy em cái tốt, cái xấu, đôi môi ấy đã đưa em vào giấc ngủ bằng những câu chuyện cổ tích thần kỳ hay bài hát ru ấm áp, hiền dịu. Mẹ xách giỏ vào nhà, chia thức ăn vào từng rổ rồi rửa sạch sẽ. Mẹ nhờ em vo gạo thật kỹ rồi đặt vào nồi cắm điện. Trong khi đó, mẹ cẩn thận cắt từng lát thịt. Rồi mẹ rửa rau, em phụ mẹ lặt rau, lặt lá úa, cọng sâu. Từng cọng râu được bàn tay gầy gầy, xương xương của mẹ lặt một cách nhanh, khéo. Bàn tay ấy đã làm biết bao công việc khó khăn cực nhọc. Bây giờ, cơm cũng đã chín, mẹ dùng đũa khuấy lên cho tơi, dễ ăn. Khuôn mặt của mẹ lúc này đỏ bừng vì nóng. Tuy vậy, nó vẫn xuất hiện nụ cười thật tươi. Mẹ bắc bếp lên chiên thịt, xào rau, nấu canh. Mẹ nấu thế nào mà mùi thơm lan khắp mọi nơi. Bữa tối cũng đã xong. Em phụ mẹ lấy bát, đũa ra bàn. Một bữa ăn tối ngon miệng bắt đầu. Cả nhà quây quần bên nhau thật ấm cúng. Ai cũng khen thức ăn ngon không chê vào đâu được. Lúc này, em chợt nhìn thấy một nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt lấm tấm mồ hôi của mẹ, một nụ cười mới đẹp làm sao.
Tấm lòng yêu thương chồng con của mẹ thật bao la, bây giờ em mới hiểu phần nào tấm lòng bao la ấy. Em sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời thầy cô, ba mẹ để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ. Ôi! Người mẹ hiền yêu dấu của em.
Một hôm, em bị sốt, em được mẹ đưa vào bệnh viện để khám bệnh, em có dịp biết cô Nga, một bác sĩ giỏi của bệnh viện thành phố.
Cô mặc chiếc áo bờ lu màu trắng, quần trắng, mũ trắng... Trước ngực, cô đeo hàng tên màu xanh đậm, ghi dòng chữ Bác sĩ Nguyễn Phương Nga. Ở cô toát lên vẻ đẹp giản dị, như nhành hoa trắng thanh cao. Người cô mảnh mai, dáng đi nhanh nhẹn, khuôn mặt hình trái xoan trông thật hiền hoà. Đặc biệt là đôi mắt của cô đen láy, trông rất đẹp, nhìn kỹ giống đôi mắt cô giáo em. Em mải mê nhìn cô. Cô nhẹ nhàng đến bên từng bệnh nhân, hỏi thăm việc ăn, ngủ. Cô sờ tay lên trán người bệnh. Đôi bàn tay nhỏ nhắn ấy làm việc nhanh thoăn thoắt. Cô lấy dụng cụ khám bệnh đo tim mạch, do huyết áp cho bệnh nhân. Bàn tay cô nhẹ nhàng xắn tay áo bệnh nhân lên và đặt ống nghe rồi quấn cuộn vải dày vào tay họ. Hai ngón tay bóp đều vào ống cao su, kim đồng hồ nhích dần, nhích dần. Cô ghi kết quả vào số khám bệnh. Sau đó, cô lấy ống nghe đeo trên cố ra đề kiểm tra tim, mạch của từng người. Sau khi khám bệnh xong, cô phát thuốc và tiêm cho người bệnh. Vừa tiêm thuốc, cô vừa động viên người bệnh để họ có thể vơi đi những đau đớn do bệnh tật gây nên. Cô Nga đúng là một “Lương y như từ mẫu”.
Em nhớ mãi hình ảnh cô Nga. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt đế sau này sẽ trở thành bác sĩ như cô.
Bác nông dân đang cày ruộng
Bác Tùng là một nông dân cần cù, chất phác. Bác là người họ hàng của gia đình em. Em được biết đến bác là nhờ một lần về thăm quê ngoại. Gặp bác khi bác đang cày ruộng.
Hôm ấy, trên đường về quê em phải qua một cánh đồng rộng. Xa xa là dãy núi tím ngắt. Con mương nhỏ dẫn nước chạy men theo con đường trải đá răm. Đang vui vẻ nói chuyện cùng bố. Bố em dừng lại chào to: “Chào bác Hải, trưa rồi mà vãn không nghỉ tay à?”
Bác Tài đang cày ruộng. Bác ngừng trâu. Dừng lại, nở nụ cười thật tươi chào lại bố con em. Năm nay bác chừng ngoài bốn mươi tuổi rồi. Dáng người bác cao lớn, vạm vỡ. Trên khuôn mặt chữ điền là đôi mắt to và sáng. Da bác sám nắng, tay chân chắc nịch. Bác say sưa cày ruộng trong chiếc áo đen đã bạc màu, ướt đẫm mồ hôi. Chiếc quần vải màu xanh dày dặn được xắn cao để lộ màu da chân đỏ au, vồng lên những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc. Đôi tay cứng cáp điều khiển cái cày khéo léo. Một tay bác cầm chuôi cày, còn tay kia thì cầm cái roi dài để phết vào mông trâu khi nào trâu lười biếng. Theo lưỡi cày, đất được lật lên ngọt xớt, phơi mình trên thửa ruộng chạy dài, thẳng tắp. Thỉnh thoảng bác lại quất nhẹ vào lưng trâu, miệng quát to: "Ngọ! Ngọ!". Hai con trâu đi chậm rãi dần vì phải kéo cả lưỡi cày, lật bao nhiêu lớp bùn đất. Trong ruộng có nước, khi lưỡi cày đi qua, nó để lại trong nước những hình xoắn tròn to, rồi nhỏ dần nhỏ dần. Khi cày đã thấm mệt, bác dừng lại nghỉ ngơi. Bác ngồi dưới một gốc cây to rồi lấy trong túi ra một gói thuốc rê đã được vê thành từng điếu rồi châm lửa hút. Lúc này, các động tác của bác chậm rãi. Hai con trâu khoan thai, vẫy đuôi găm cỏ. Mặt trời giờ đã lên cao, ánh nắng rải chan hoà khắp thửa ruộng. Mặt bác nhễ nhãi mồ hôi, nhưng bác vẫn cùng con trâu tiếp tục cày xong thửa ruộng. Trâu sau một lát nghỉ ngơi, lại ngoan ngoãn bì bõm kéo cày theo sự điều khiển của bác. Em thấy quý và cảm phục bác làm sao. Nhìn những hàng đất cày thành luồng trông rất đẹp dưới nắng trưa, em lại nhớ đến câu tục ngữ: "Ăn một bát cơm, nhớ người cày ruộng".
Em và bố tiếp tục lên xe vào nhà nội, mỗi lúc một xa, bóng bác Hải khuất dần. Để làm ra hạt gạo, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức. Em thầm cảm ơn các bác nông dân, những người đã cho ta bát cơm trắng, dẻo thơm trong sự nhọc nhằn vất vả của mình.
Hằng ngày đến trường, em đi qua một công trường đang xây dựng. Em thường bắt gặp ánh mắt vui tươi quen thuộc của chú Hưng làm nghề thợ xây.
Lần đầu tiên quen chú, em có cảm tình ngay với đôi mắt ánh lên niềm tự tin của con người nhiều nghị lực. Với thân hình khá vạm vỡ, chú khoan thai bước lên giàn giáo, bắt tay vào công việc quen thuộc hằng ngày. Chú cúi xuống xúc vữa, trải một lớp lên hàng gạch đã xây. Rồi chú cẩn thận xếp từng viên gạch màu hồng tươi lên trên. Thỉnh thoảng gặp khoảng trống cuối cùng của một hàng gạch, không đặt vừa viên gạch, chú lấy lưỡi bay chặt bớt đi. Chú dùng cán bay gõ nhẹ nhiều lần để gạch được ngay và gắn chặt vào nhau. Chú cẩn thận lấy thêm vữa lấp đầy khe và làm kĩ để vữa không rơi vãi. Đôi bàn tay thô rám của chú làm việc thật dẻo dai đều đặn và chính xác. Chú chăm chỉ làm như quên hết tiếng động ầm ĩ xung quanh. Thỉnh thoảng, chú dừng xây, lấy dây dọi xem bức tường có thẳng đứng không. Khi gạch và vữa đều hết, chú ngồi nghỉ một lát rồi gọi vọng xuống:
– Gạch!
– Vữa!
Chú công nhân đang miệt mài xây nhà
Thế là gạch được liên tiếp quăng lên. Từ trên cao, chú nhanh nhẹn bắt lấy như một thủ môn lành nghề bắt bóng, vừa bắt chú vừa xếp từng viên một cách gọn gàng ngay ngắn. Một xô vữa nặng được kéo lên và chú tiếp tục làm. Mặt trời ngày một lên cao và bức tường xây cũng mỗi lúc một cao. Chú cởi trần để lộ cái lưng to bè bóng nhẫy và hai cánh tay có bắp thịt nổi lên cuồn cuộn. Chú huýt sáo một điệu nhạc vui như muốn quên đi cái nắng gay gắt.
Nhìn chú làm việc khéo léo và vất vả, em ước nếu mình là họa sĩ mình sẽ vẽ một bức tranh miêu tả sự khó nhọc và nguy hiểm của người thợ đã tạo nên những ngôi nhà chọc trời, vững chãi, thách thức gió bão và thời gian. Chính những ngôi nhà ấy đã tạo nên biết bao nhiêu tổ ấm gia đinh, hạnh phúc cho mọi người, trong đó có cả em nữa. Em thầm biết ơn người thợ ấy và mong sau này có máy móc thay sức người để những chú công nhân đỡ vất vả và đỡ nguy hiểm khi đứng ở tầm cao.
Đường lối không phải chưa có, vẫn là 3 yếu tố chính là con người, cơ sở hạ tầng và khâu quản lý. Tuy nhiên đến nay, chúng ta chưa ghi nhận được sự chuyển biến đáng kể. Bằng chứng đường sá vẫn xuống cấp, kém chất lượng, vẫn ăn gian vật liệu, khâu thi công, cảnh sát giao thông vẫn cắm chốt đều, nhưng tài xế vẫn phóng nhanh, vượt ẩu, sát hạch giấy phép lái xe quá dễ dàng, kiểm định làm qua loa...
Nhưng cơ sở hạ tầng cần thời gian, quản lí sai phạm cũng không phải ngay lập tức mà trơn tru được, chỉ có ý thức con người là cấp bách lắm rồi và làm lúc nào cũng là cần thiết. Nói đi nói lại vẫn chỉ có làm sao cho nhận thức, ý thức, trách nhiệm, văn hóa, văn minh, đạo đức, tự trọng của người tham gia giao thông được nâng cao lên. Ở các cấp giáo dục thì đó là thay đổi toàn diện những điều bất cập được chỉ ra trong suốt thời gian qua. Còn với chung toàn xã hội, ta cần tuyên truyền, vận động, nhưng phải tuyên truyền làm sao để người ta thấy đây không còn là chuyện của luật lệ mà còn là chuyện của đạo đức con người. Cái được coi là bắt buộc nên đứng sau đạo đức, bởi đạo đức mới là yếu tố thực sự có sức mạnh điều chỉnh hành vi của con người. Nó khiến người ta biết kiềm chế bản thân, có ý thức nhận thức một cách đầy đủ để muốn hành động trước khi sự việc ụp xuống mình một cách không thể né tránh, khiến người ta thấy rằng bảo vệ người khác cũng là bảo vệ chính mình vậy....
Đồng thời, những gì còn là bất cập, là thiếu nghiêm minh và còn tạo cơ sở để diễn biến trở nên trầm trọng hơn... của luật pháp, thì chỉ còn cách chỉnh sửa, hoặc dẹp bỏ đi. Cách cải thiện đúng đắn nhất là thay thế những cái sai bằng một việc đúng khác. Tính răn đe trong điều luật phải luôn sẵn sàng cho trường hợp đạo đức không cứu vãn được nữa, đó là thu hồi bằng lái xe vĩnh viễn, là tăng án phạt với các hình thức vi phạm, đồng thời tương quan giữa các án phạt phải tỉ lệ thuận với mức độ sai phạm gây ra... Trong khu vực của chúng ta có những nước có luật và ý thức chấp hành luật giao thông có thể coi là hình mẫu lí tưởng, như Singapore hay Nhật Bản, những nước mà thành công của họ không chỉ dựa vào cơ sở hạ tầng được đầu tư kĩ lưỡng và hiện đại thứ chúng ta chưa lập tức mà theo được. Vậy nên trước tiên, bên cạnh thay đổi điều luật, hiển nhiên ta còn phải học hỏi nghiêm túc ý thức và văn hóa giao thông của họ để quyết liệt chống tai nạn giao thông trên mỗi nẻo đường.
Tất cả chúng ta đều trông thấy hậu quả khôn lường cũng như những mất mát là không đo đếm được mà tai nạn giao thông gây ra, chúng ta mang trái tim con người, biết đau xót cảm thương, chúng ta đủ sáng suốt và quyết tâm, hãy hành động ngay bởi thảm cảnh đen tối nơi đây đang không ngừng đe dọa cuộc sống, tương lai của mỗi người!