Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
hghhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuy,mmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm
Khái niệm: Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.
Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
T.G được chia thành 2 kiểu :
- T.G có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song ): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.
-T.G có nghĩa phân loại ( T.G phân loại, T.G chính phụ ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.
Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ
Môi trường học đường là một thế giới rất kì diệu đối với mỗi người. Không những thế nơi đây chúng ta được gặp gỡ và chia sẻ những sở thích, những niềm vui và những điều băn khoăn trắc trở với nhau. Và trong môi trường học đường chúng ta cũng cần có kỷ luật học đường để ngôi trường của chúng ta có thể phát huy nhiều hơn nữa. Chính vì thế kỷ luật học đường chính là một trong những yếu tố giúp các bạn học sinh có thể hoàn thiện nhân cách của bản thân hơn.
Vậy kỉ luật học đường là gì? Kỷ luật học đường chính là những nguyên tắc, nội quy, luật lệ được đưa ra và mọi học sinh đều phải tuân theo, chấp hành một cách nghiêm túc. Nói chung kỷ luật học đường chính là ý thức giữ nề nếp kỉ luật của mỗi cá nhân trong trường học.
Mỗi ngày đến trường, chúng ta đều được học hỏi nhiều điều hay và bổ ích, không những thế chúng ta còn được tiếp thu được nhiều điều từ mọi người, chúng ta được trao đổi những thông tin, kiến thức bổ ích với thầy cô giáo và bạn bè. Môi trường học đường là một nơi thú vị và đầy niềm vui. Nhưng nếu là một cá nhân trong một tập thể thì chúng ta bao giờ cũng phải giữ kỉ luật và nề nếp. Trong môi trường học tập cũng thế, bản thân là một học sinh chúng ta phải biết tuân thủ, chấp hành nội quy mà nhà trường đã đưa ra. Như lễ phép, vâng lời thầy cô, không nói tục chửi bậy, không gây gổ, đánh nhau trong trường học,…Nếu chúng ta thực hiện theo những nguyên tắc, nội quy đó thì chúng ta chính là những người có kỷ luật.
Kỷ luật học đường là một trong yếu tố và nền tảng quan trọng để hoàn thiện nhân cách của một người học sinh. Những cá thể biết chấp hành theo nội quy trong một cộng đồng thì cá thể đó sẽ được nhiều người kính trọng, yêu mến. Còn những người không biết tôn trọng những quy tắc chung của một cộng đồng, luôn vô kỉ luật thì những cá thể đó sẽ không được kính trọng và còn bị nhiều người ghét bỏ vì tính ích kỉ không biết đến nghĩ đến mọi người xung quanh.
Nhưng hiện nay, trong môi trường học đường của chúng ta đã có những hiện tượng xấu như: bạo lực học đường, học sinh vô lễ với thầy cô,…Không ngừng ở đó mà những hiện tượng tiêu cực này xảy ra ở rất nhiều trường học nhưng vẫn chưa có biện pháp để giải quyết một cách triệt để và hiệu quả. Đây là một hồi chuông cảnh báo cho môi trường học đường. Một nơi tốt đẹp, đem lại nhiều điều thú vị, bổ ích đối với nhiều bạn học sinh nhưng giờ lại biến thành một nơi là ác mộng đối với nhiều bạn học sinh.
Vì thế chúng ta cần phải hành động ngay lúc này, cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giúp những cá nhân vô kỉ luật nhìn nhận ra sai lầm của mình và biết sửa chữa để trở thành những người có ích cho xã hội.
Môi trường học đường chính là nền tảng của mỗi con người, đi kèm với nó chính là kỷ luật học đường một công cụ để giúp ta tiến bước trên con đường hoàn thiện nhân cách của bản thân. Vì thế để giúp môi trường học đường trở thành một nơi thân thiện hơn chúng ta cần phải nghiêm túc tuân thủ theo kỷ luật học đường để mỗi cá nhân trong trường học sẽ là một “ngôi sao sáng” cho xã hội cũng như cho đất nước sau này.
Cuộc sống hiện tại của chúng ta đã khác xưa rất nhiều: có nhiều tiện nghi, máy móc hỗ trợ, có nhiều cơ hội để làm việc, mở mang kiến thức giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Nhưng phải chăng vì thế rất nhiều người đã đánh mất 1 triết lý sống quan trọng: "Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn". Tôi thấu hiểu 1 điều rất đơn giản của nhân tính: khi đạt được ham muốn này, 1 ham muốn khác sẽ xuất hiện khiến cho con người ta không ngừng nỗ lực làm việc, thậm chí bất chấp mọi cách để đạt được mong muốn của bản thân. Tiền tài, danh vọng là những thứ ai cũng theo đuổi, không ai muốn mình có 1 địa vị thấp kém trong xã hội. Nhưng nếu sống chỉ là để làm việc thì thật là vô vị, giống như 1 tờ giấy trắng không được tô vẽ. Đôi khi chúng ta phải "Sống chậm lại” để cảm nhận những điều tốt đẹp của cuộc sống, ngẫm lại những gì mình đã trải qua. “Nghĩ khác đi” về những gì xung quanh, những khía cạnh khác của cuộc sống, xem rằng mình còn thiếu gì và bổ xung, trau dồi. “Yêu thương nhiều hơn” và quan tâm tới những người xung quanh, “thương người như thể thương thân” thật vậy, khi chúng ta trao đi sẽ được nhận lại. Từ những gì đã nói, tôi thấy quan điểm này nên được giới trẻ đón nhận nhiều hơn.
mn góp ý vs! viết văn gà nhưng ko cop mạng đâu!
Đầu năm 1941, Bác Hồ về nước, Người đã chọn Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) làm nơi đứng chân xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Vào những năm 1940 - 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống qua ngày. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống của Người kham khổ đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác. Biết vậy Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Người hỏi các đồng chí:
- Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?
Các đồng chí thưa:
- Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.
- Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một hạt bắp lúc này cũng quí.
Lời Bác nói đã cho anh em thấm thía một bài học về sự tiết kiệm. Và câu thơ "Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" ra đời trong thời kỳ này. Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, Bác chúng ta vẫn luôn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng.
Đầu tháng 4/1941, Bác và các đồng chí chuyển sang sống ở lán Khuổi Nặm. Đồng chí Bảo An - quê ở Sóc Giang, Hà Quảng bẫy được một chú gà lôi. Mọi người trầm trồ khen con gà đẹp quá và xin Bác giữ lại nuôi làm cảnh. Bác bảo:
- Nuôi gà lôi giải trí cũng thích, nhưng hiện nay lương thực rất thiếu thốn, cơm gạo chúng ta còn chưa đủ ăn thì các chú lấy gì để nuôi gà cảnh?
Anh em thưa với Bác: - Chúng cháu sẽ bắt sâu bọ để nuôi gà.
Bác đồng ý, nhưng chỉ được vài ngày sau con gà lôi gầy sút đi. Thấy vậy Bác hỏi:
- Bây giờ chúng ta giải quyết thế nào đây?
Biết ý, anh em thưa:
- Vậy xin phép Bác cho chúng cháu thịt gà ạ.
Bác nhất trí. Anh em hớn hở vì nghĩ hôm nay sẽ được cải thiện một bữa ra trò. Nhưng khi thịt gà, Bác chỉ cho phép lấy bộ lòng để nấu một bữa tươi. Còn tất cả băm thật nhỏ cho nhiều muối và ớt rang mặn lên để vào ống tre ăn dần trong các bữa sau. Bác còn dặn, nhớ để phần cho những đồng chí đang đi công tác cơ sở chưa về. Chỉ một miếng ăn nhỏ lạ miệng Người cũng không quên các đồng chí vắng nhà.
Năm 1942, Bác sang Trung Quốc để gặp gỡ với chính quyền Trung ương Tưởng Giới Thạch bàn về mối quan hệ giữa hai nước trong công cuộc chống Nhật. Không may, đi đến phố Túc Vinh, huyện Đức Bảo, Quảng Tây, Trung Quốc, Người đã bị chính quyền địa phương Tưởng Giới Thạch bắt giữ. Người đã bị giải đi qua hơn 30 nhà lao của 13 huyện thị Quảng Tây, Trung Quốc. Tháng 10/1943, Người được trả lại tự do. Đến tháng 10/1944, Người quay trở lại Pác Bó. Các đồng chí đã đưa Bác vào nhà cụ Dương Văn Đình (bố đồng chí Dương Đại Lâm) mọi người mừng rỡ khi thấy Bác trở về. Nhìn thấy Bác gầy yếu, tóc bạc đi mấy phần, ai cũng xót xa, thương Bác. Cụ Dương Văn Đình đã cho người nhà nấu cháo và bưng đến một bát cháo trứng gà mời Bác. Bác hỏi:
- Ở đây một ngày ăn mấy bữa hả cụ?
- Dạ, một ngày ăn ba bữa, bữa sáng thì ăn cháo.
- Thế ai cũng được ăn cháo đánh với trứng à?
Mọi người phải thú thực vì thấy Bác đi đường mệt nên mới làm mời Bác thôi. Bác không bằng lòng bảo với mọi người
- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi lại được đặc biệt hơn các đồng chí? Cách mạng gian khổ phải cùng nhau chịu đựng, mọi người ăn sao tôi ăn vậy.
Và Người đứng dậy, bưng bát cháo trứng đến mời bà cụ cố của đồng chí Dương Đại Lâm. Bác nói: "Đây mới là người cần được bồi dưỡng. Bà cố đã sống gần trăm tuổi rồi, cực khổ vất vả đã nhiều, cần ăn ngon để sống với con cái đến ngày nước nhà độc lập, vui hưởng thái bình".
Nghe Bác nói vậy ai cũng thấy sống mũi cay cay. Thương Bác và càng thêm cảm phục Bác. Chưa bao giờ Bác đòi hỏi phải có sự ưu tiên cho riêng mình. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Người cũng đều nghĩ cho người khác và quan tâm đến tất cả mọi người xung quanh.
BÀI LÀM
Đầu năm, lớp tôi có thêm một người bạn mới, một cô gái dễ thương. Chỉ mới gặp lần đầu thôi mà tôi và cô bạn ấy đã hợp nhau (Chả là đầu giờ tôi nhanh miệng làm quen trước). Những lúc chờ đợi cô giáo, hàng xóm xôn xao như cái chợ, nhưng hôm nay lớp tôi yên lặng đến lạ thường. Tiết đầu tiên là tiết Văn của cô giáo chủ nhiệm. Cô Phượng khoan thai bước vào lớp. Có lẽ cô cũng ngạc nhiên trước sự yên lặng khác thường ấy.
Đưa mắt lướt một vòng rồi cô cười thật tươi:
– Chào các em.
Trở lại bàn, chưa vội ngồi, cô khoanh hai tay – cô giáo chủ nhiệm của tôi có cái “tật” rất dễ thương, mỗi khi sắp nói một điều gì quan trọng, cô lại khoanh tay:
– Trước khi vào buổi học, cô xin giới thiệu với cả lớp một người bạn mới: em Phan Hoàng Nhật Thanh.
Cô bạn mới đứng lên xoay ra sau gật đầu chào, rồi nhẹ nhàng ngồi xuống
– Em Nhật Thanh vừa từ Anh trở về, sẽ “tạm trú” ở lớp ta suốt cả năm học… Các em giúp đỡ bạn nhé!
Nhật Thanh đã vào lớp chúng tôi như thế. Bọn con gái làm quen với nhau thật nhanh. Chẳng mấy ngày sau tôi đã thấy bạn cười đùa, bá vai đám bạn chạy nhảy, ăn hàng:
Chỉ vài hôm là tôi đã lấy được “lí lịch trích ngang” của Nhật Thanh. Thanh theo ba mẹ định cư ở Anh từ năm lên 6 tuổi. Đây là lần đầu tiên về quê hương, Thanh nói tiếng Việt không rành, Thanh có thể “ngồi cùng chiếu” với mười tên giỏi Toán lớp, có thể hạ bọn khá anh ngữ bằng tỉ số tuyệt đối. Nhưng đến tiết Văn, Sử thì bạn ấy lại im thin thít. Vậy mà Nhật Thanh không mắc cỡ, bạn còn tỏ ra nôn nóng muốn học cho giỏi tiếng mẹ đẻ. Vì thế, Nhật Thanh cứ như là khách của lớp và là bạn thân nhất của tôi.
Cho đến một hôm, nhà trường thông báo về cuộc thi Chào mừng Giáng Sinh. Lớp nào cũng háo hức chuẩn bị. Riêng lớp tôi thì định diễn kịch Tấm Cám. Có tiếng là “bà chằn” trong lớp nên tôi được mọi người đề cử vai Cám( Thật vô duyên! Nhưng như thế cũng vui!). Còn Thanh thì được mọi người chọn làm vai Tấm(Thật đúng!). Cả lớp bàn tán xôn xao, y như cái chợ. Tôi nhìn Thanh cười, vì vở diễn này tôi và Thanh chơi hoài à. Riêng tiết mục Cắm hoa thì chắc phải hỏi tôi thôi! Tôi là “vô địch” cắm hoa đẹp mà, năm nào cũng giành huy chương vàng cho lớp. Chỉ có một tuần để chúng tôi tập dượt. Những ngày diễn tập thật vui.
Chúng tôi hồi hộp với bộ áo bà ba, chuẩn bị ra sân khấu. Ôi trời! tôi chưa bao giờ thấy Nhật Thanh mạnh dạn đến thế! Cả lời thoại lẫn động tác, chúng tôi diễn cứ y như thật, không để ý đến xung quanh và kết thúc bằng tràng pháo tay nồng nhiệt.
Đến phần thi Cắm hoa, lớp tôi cử Nhật Thanh. Ôi dào! Mấy ngày tập thì Thanh cứ vụng về mà hôm nay sao lạ khéo tay đến mức lại thường! Vậy là Thanh đã hơn tôi rồi! Bằng chứng là đầu năm “she” nhát như thỏ đế! Vậy mà bây giờ lại rất mạnh dạn, tự tin!
Hạng nhất phần Diễn kịch lớp 6/3
Hạng nhất phần Cắm hoa: lớp 6/3
Trời! Tôi và Thanh nhảy cẫng lên. Không ngờ hai giải nhất ấy đều có phần của hai đứa. Tôi đề nghị Thanh lên nhận quà, Thanh cười nói: “Không! Chúng ta hãy cùng lên vì có công của bạn nữa mà”. Câu nói của Thanh làm tôi xúc động. Gói quà tuy không lớn nhưng đó là kỉ niệm đánh dấu tình bạn giữa tôi và Thanh ngày càng trở nên gắn bó hơn! Thanh mời tôi và các bạn trong lớp đến nhà Thanh ăn mừng. Giáng Sinh năm nay thật vui! Tôi tặng Thanh con thú nhồi bông, còn Thanh tặng tôi con búp bê… Chúng lúc nào cũng có nhau như tôi với Thanh vậy…
Thời gian trôi… Chúng tôi bước sang năm học mới. Những lần tập dượt để dự thi Chào mừng Giáng Sinh lại tiếp tục như năm nào. Vẫn tôi đó, vẫn cái đêm mà tôi tặng Thanh con thú bông, chúng tôi lại ăn mừng. Nhưng niềm vui chỉ kéo dài thoáng mấy phút. Thanh bỗng trào nước mắt và ôm chặt tôi: Thanh xúc động: “Đêm nay mình sẽ rời Việt Nam, với ba mẹ…,, Mình yêu bạn, Phương ơi!”. Nói xong, Thanh bỏ chạy… Chiếc taxi đã chở bạn xa vút. Tôi đứng thẫn thờ nhìn chiếc xe đi xa.
Mở gói quà của Nhật Thanh… Đó là tấm thiệp có muôn ngàn vì sao với lời ghi: “Mong rằng tình bạn giữa chúng ta sẽ luôn sáng mãi như những vì sao này! Tạm biệt bạn thân nhất của Thanh”.