K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2018

Dàn ý đề 1. Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay​

1. Mở bài Con người cần Sống có lí tương, đặc biệt là thanh niên. 

2. Thân bài - Lí tưởng sông là gì?

+ Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp.

+ Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống vì mọi người.

+ Lí tưởng của thanh niên Việt Nam trong những giai đoạn cách mạng vừa qua là sống chiến đấu đế bảo vệ Tổ quôc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Vì sao con người cần sống có lí tưởng?

+ Có lí tưởng con người sẽ có hướng phấn đấu đế vươn lên.

+ Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách. - Suy nghĩ về những tấm gương những người có lí tương sống cao đẹp.

+ Nêu những tấm gương sông theo lí tưởng cao đẹp: Những chiến sĩ chiến đấu và hi sinh cho công cuộc cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc. Những con người ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước.

+ Tuy biểu biện khác nhau nhưng họ đều là những người biết sống vì hạnh phúc của con người..

- Nhận thức đúng đắn: Soi vào họ, tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống cao đẹp và quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng của đời mình. Mồi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang đứng, với công việc mình đang đảm đương. Lôi sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sôrig tầm thường là điều không thế chấp nhận được.

c. Kết bài - Suy nghĩ của bản thân về lí tưởng sống cao đẹp

11 tháng 12 2018

Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đà hội nhập với sự phát triển của thế giới với rất nhiều cơ hội và thử thách được mở ra. Và thanh niên chúng ta, những người chủ tương lai của đất nước phải góp một phần sức cho quê hương của mình. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ và xem lại cách sống của mình, và một câu hỏi lớn được đặt ra: Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?

Trước hết chúng ta phải hiểu được “lý tưởng sống” là gì? Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới, là lí do, mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, với lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc.

Hơn thế nữa, tự đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn. Để đạt được khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lý tưởng. Lý tưởng này sẽ hướng dẫn đời họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Vì có một lý tưởng để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời, là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con người.

Bạn có bao giờ tự hỏi bạn tồn tài trên cuộc đời vì lý do gì không? Một câu hỏi lẽ ra rất dễ nhưng nó làm cho bạn phải bắt đầu ngồi lại suy nghĩ về bản thân mình. Có thể bạn cũng đã có được một mục đích sống cho riêng mình, nhưng bạn vẫn nên xem lại mục đích đó có thật sự cao đẹp hay không bạn ạ. Chúng ta sống trong cộng đồng là sống vì mọi người, vì quê hương, vì đất nước.

Nhiều người từng nghe câu nói trong bài hát khá nổi tiếng của Trịnh Công Sơn: “Sống ở đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi. . . . ” Phải mất một thời gian dài tôi và các bạn mới có thể mới ra rằng ý nghĩa của câu này là “hãy mở rộng tấm lòng của bạn với cuộc sống này, với mọi người xung quanh bạn và đừng mong đợi bạn sẽ nhận lại được gì. . . Hãy san sẻ tấm lòng để cuộc sống này đẹp hơn và đừng nghĩ rằng những cái gì mình đã cho đi là lớn lao mà nó chỉ là những cái gì nhỏ nhoi nhất nhẹ nhàng. . . chỉ để gió cuốn đi. . . “. Đó cũng là một phần của lý tưởng sống đẹp.

Lý tưởng của ta không cần lớn lao dù chỉ là một chiếc lá, nhưng chúng ta cũng cần có cho mình một lý tưởng bình dị như để vươn lên. Phải sống có lý tưởng! Bạn có thể ra đi từ nhiều phía, theo những con đường khác nhau, nhưng cuối cùng mỗi người phải lựa chọn cho mình mục đích của cuộc sống. Ta sống cho ta, cho những người thân, bạn bè và cho mọi người. Vì vậy, chỉ có hạnh phúc khi “mình vì mọi người và mọi người phấn đấu vì hạnh phúc của từng người”. Rõ ràng lý tưởng là mục đích sống, là ý nghĩa của mỗi cuộc đời. Lý tưởng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho mọi người để đạt đến thành công trong sự nghiệp. Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

Nhà văn Pháp Đi-dơ-rô từng nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Câu nói đó, lời khẳng định đó thật rõ ràng. Nó khuyên chúng ta sống thì phải có mục đích, lý tưởng phải cao đẹp thì sống mới có ý nghĩa, mới làm được những điều vĩ đại. Trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa, kinh tế thế giới hội nhập, khoa học kĩ thuật hiện đại, con người đặt ra vấn đề về lẽ sống của cuộc đời và sống như thế nào cho xứng đáng ? Chúng ta nên hiểu sống có mục đích và lý tưởng cao đẹp là như thế nào ? Đó là phải sống để xây dựng đất nước, sống vì xã hội vì sự tiến bộ của nhân loại.

Vậy thì tại sao ta phải sống có lí tưởng cao đẹp ? Vì nếu “sống không mục đích không làm được gì cả” và nếu “ mục đích tầm thường thì không làm được điều gì vĩ đại”. Thế chúng ta phải làm gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích cho xã hội? Trước hết, ta cần phải xác định lý tưởng sống đúng đắn-dự tính về tương lai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào. Tiếp theo ta cần phải lên kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng. Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vân dụng những điều đã học vào thực tế.

Ngày xưa, anh hùng Lý Tự trọng đã từng nói:”Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đ ường nào khác!” Trong thời kỳ chiến tranh bao lớp thanh niên xông pha lên đường với một mục tiêu – lý tưởng tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tư do của đất nước. Tư tưởng đó đã đi vào lời ca tiếng hát của bao nhiêu thế hệ người Việt Nam. “Anh lên xe trời đổ cơn mưa, Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ; Em xuống núi nắng vàng rực rỡ; Cái nhành hoa gạt mối riêng tư” hay “Khi tạm biệt mua xuân; Anh lính về biên giới; Cô gái vào ca ba”.

Bên cạnh một tình yêu nồng cháy của tuổi trẻ nhưng ho phải tạm gác lại để dành tất cả cho một mục tiêu cao cả. Trong thời kỳ ngày nay có lẽ chúng ta khó có thể tìm kiếm được một ca khúc nói vê tình yêu đep như vậy. Biết bao thế hệ thanh niên đ ã ngã xuống vì một lý tưởng duy nhất là giành lại độc lập t ự do cho đất nước. Đến hôm nay khi đất nước hoà bình và đang trên đà phát tri ển, thì lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ lại càng rộng hơn, bao la hơn, ”Vì một Việt Nam Phát triển”.

Thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, là chủ thể của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên càng gần phải sống có mục đích cao đẹp. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em” lời nhắn như thiêng liêng ấy phải được thực hiện! Bác luôn mong lớp lớp thanh niên sau này sẽ không chùn bước trước những khó khăn trước mắt, luôn vững chí bền tâm vượt qua thử thách để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lắp biển
Quyết chí ắt làm nên”
(Hồ Chí Minh)

Chúng ta chắc còn nhớ hai chiến thắng vẻ vang liên tiếp của đội tuyển robocon Việt Nam, hay những tấm huy chương vàng, huy chương bạc từ những môn Olympic Toán, Lý, Hoá, Sinh, trong những giải thể thao hàng đầu của châu lục và thế giới Đó là một tấm gương gần gũi, rõ ràng mà thanh thiếu niên cần noi theo. Tôi xin được nhắn nhủ các bạn thanh thiếu niên, học sinh: “Hãy học tập để nắm lấy tri thức vì tri thức là sức mạnh. Có tri thức, các bạn như đứng trên vai những người đi trước để cao hơn người khác. Hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người không biết cố gắng mà thôi”. Và chắc hẳn ai trong chúng ta đều biết những Enstein, Môza, Đác-uyn, … Tất cả họ đều là những người sống có lý tưởng cao đẹp, tất cả đều làm nên điều vĩ đại và được lưu danh muôn thuở. Như mục đích “ra đi tìm đường cứu nước, hi sinh cuộc đời vì cách mạng, vì dân tộc “ của Bác. Đó là một minh chứng rất cao đẹp.

Nhưng hiện nay, một bộ phận lớn thanh niên lại không suy nghĩ được như thế. Họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: “Được đến đâu thì hay đến đó”, “Nước đến chân mới nhảy”. Tuổi trẻ ngày nay có nhiều thời gian để dành cho tình yêu nên có lẽ họ không thể nhận ra những hạnh phúc mà họ đang có mà chỉ toàn nhìn thấy sự khổ đau trong tình yêu, phải chăng tuổi trẻ ngày nay khi đã được đáp ứng quá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần thì dần trở nên ích kỷ hơn. Chỉ biết nghĩ cho riêng mình. Và mục tiêu của phần lớn các bạn trẻ ngày nay là phải thật thành công trong cuộc sống, khẳng định được vị trí của mình trong xã hội; kiếm thật nhiều tiền để có thể thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống của riêng mình. Trong khi rất nhiều người đang cố gắng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn thì lại không ít người lại tỏ ra rất hờ hững với những gì đang diễn ra cho đất nước mình. Thật đáng buồn cho một tương lai đất nước!

Các bạn luôn mong muốn mình sẽ là người tài giỏi nhưng lại không có được một lý t ưởng cho riêng mình, thì cuộc đời bạn sẽ trôi về đâu ? Hãy tưởng tượng mà xem: một thanh niên sống không mục đích, không có định hướng, học tập chỉ do ba me gượng ép ; chàng ta chẳng hề ham thích những lựa chọn ấy và cũng chẳng hề thich học những môn học ấy; rồi cậu rớt đại học, thất nghiệp (chẳng ai nhận những người không có học vấn cả, dù cậu đã qua các năm trung học rồi nhưng với tinh thần thiếu ý chí thì xét lại cậu cũng chẳng đủ sức cho công việc)…không có tiền câu đâm ra vòi vĩnh bố mẹ(tuy nhiên vẫn có một số người tốt, không phạm phải những sai lầm này)…tiêu xài tiền, rồi đủ các thói hư, tật xấu. Cuối cùng chàng thanh niên ấy đã kết thúc cuộc đời trong nhà tù hoặc trên giường bệnh sau bao năm ăn chơi, nghiện ngập. Đó là ví dụ về một con người không có lý tưởng sống. Còn những người sống có mục đích nhưng lại là mục đích tầm thường như ăn no mặc ấm, hạnh phúc gia đình, kiếm được nhiều tiền, cưới vợ đẹp, …Những người này vì lợi ích của bản thân, họ dễ dàng làm bạn với cái ác và sẽ phạm tội. Chúng ta thường đọc thấy trên báo công an hay thấy trên tivi những tin liên quan đến ông này bà nọ có chức vụ, lạm dụng quyền hạn để trục lợi; hay những nhóm tội phạm, nhất là các nhóm thanh thiếu niên trẻ cướp giât, phạm tội… để kiếm tiền ăn chơi hay những thanh niên, học sinh (kể cả người lớn) ghiền chơi games đến mê mệt. Tất cả, những người sống không có mục đích và những người có mục đích tầm thường đều có kết quả không tốt.

Tóm lại, thanh niên chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một lý tưởng sống cao đẹp, vì mọi người, vì quê hương đất nước. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai tươi sáng. Cuối cùng xin kết thúc bằng lời của chiến sĩ cách mạng, một người cộng sản trẻ tuổi, một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại, Paven Copsagine trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (tác giả Nikolai Ostrovsky): “Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, mà có thể nói rằng: Tất cả đời mình ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Và ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lý hay một sự bi đát tình cờ nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này”.

11 tháng 12 2018

*Nghị luận văn học​:

1,

“Làng” của nhà văn Kim Lân là một truyện ngắn đặc sắc về chủ đề tình yêu quê hương đất nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Nhân vật chính của tác phẩm - ông Hai – chẳng những là một người nông dân chất phác, hồn hậu như bao người nông dân khác mà còn là một người có tình yêu làng quê, đất nước thật đặc biệt.

Tác phẩm ra đời năm 1948 lấy bối cảnh là cuộc tản cư kháng chiến của nhân dân ông Hai là người dân làng Chợ Dầu nhưng để phục vụ kháng chiến ông cùng gia đình tản cư đến một nơi khác. Chính tại nơi đây ông luôn trăn trở về cái làng thân yêu của mình với bao tình cảm, suy nghĩ vô cùng cảm động...

Trước hết, ông là một người nông dân chất phác, nồng hậu, chân chất... như bao người nông dân khác. Đến nơi tản cư mới, ông thường đến nhà hàng xóm để cởi mở giãi bày những suy nghĩ tình cảm của mình về cái làng Chợ Dầu thân yêu, về cuộc kháng chiến của dân tộc. Ông đi nghe báo, ông đi nghe nói chuyện, ông bàn tán về những sự kiện nổi bật của cuộc kháng chiến... Ông Hai không biết chữ, ông rất ghét những anh nào “ra vẻ ta đây” biết chữ đọc báo mà chỉ đọc thầm không đọc to lên cho người khác còn biết. Ông ít học nhưng lại rất thích nói chữ, đi đính chính tin làng mình theo giặc ông sung sướng nói to với mọi người: “Toàn là sai sự mục đích cả!”.... Tất cả những điều đó không làm ông Hai xấu đi trong mắt người đọc mà chỉ càng khiến ông đáng yêu, đáng mến hơn.

Không chỉ vậy, điều đáng quý nhất ở ông Hai chính là tấm lòng yêu làng tha thiết. Và biểu hiện của tấm lòng ấy cũng thật đặc biệt.

Cái làng đối với người nông dân quan trọng lắm. Nó là ngôi nhà chung cho cộng đồng, họ mạc. Đời này qua đời khác, người nông dân gắn bó với cái làng như máu thịt, ruột rà. Nó là nhà cửa, đất đai, là tổ tiên, là hiện thân cho đất nước đối với họ. Trước Cách mạng tháng Tám, ông Hai thuộc loại "khố rách áo ôm", từng bị "bọn hương lí trong làng truất ngôi trừ ngoại xiêu dạt đi, lang thang hết nơi này đến nơi khác, lần mò vào đến tận đất Sài Gòn, Chợ Lớn kiếm ăn. Ba chìm bảy nổi mười mấy năm trời mới lại được trở về quê hương bản quán. Nên ông thấm thía lắm cái cảnh tha hương cầu thực. Ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Cứ xem cái cách ông Hai náo nức, say mê khoe về làng mình thì sẽ thấy. Trước Cách mạng tháng Tám, ông khoe cái dinh phần của viên tổng đốc làng ông: "Chết! Chết, tôi chưa thấy cái dinh cơ nào mà lại được như cái dinh cơ cụ thượng làng tôi.". Và mặc dù chẳng họ hàng gì nhưng ông cứ gọi viên tổng đốc là "cụ tôi" một cách rất hả hê! Sau Cách mạng, "người ta không còn thấy ông đả động gì đến cái lăng ấy nữa", vì ông nhặn thức được nó làm khổ mình, làm khổ mọi người, là kẻ thù cùa cả làng: "Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. [...] Cái chân ông đi tập tễnh cũng vì cái lăng ấy" Bây giờ ông khoe làng ông khởi nghĩa, khoe "ông gia nhập phong trào từ hồi kì còn trong bóng tối", rồi những buối tập quân sự, khoe những hố, những ụ, những giao thông hào cùa làng ông,... Cũng vì yêu làng quá như thế mà ông nhất quyết không chịu rời làng đi tản cư. Đến khi buộc phải cùng gia đình đi tản cư ông buồn khổ lắm, sinh ra hay bực bội, "ít nói, ít cười, cái mặt lúc nào cũng lầm lầm . Ở nơi tản cư, ông nhớ cái làng của ông, nhớ những ngày làm việc cùng với anh em: sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra.[...] Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên.". Lúc này, niềm vui của ông chỉ là hàng ngày đi nghe tin tức thời sự kháng chiến và khoe về cái làng Chợ Dầu của ông đánh Tây.

Ông lão đang náo nức, "ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!" vì những tin kháng chiến thì biến cố bất ngờ xảy ra. Một người đàn bà tản cư vừa cho con bú vừa ngấm nguýt khi nhắc đến làng Dầu. Cô ta cho biết làng Dầu đã theo giặc chẳng “tinh thần” gì đâu. Ông Hai nhận cái tin ấy như bị sét đánh ngang tai. Càng yêu làng, hãnh diện tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu. Nhà văn Kim Lân đã chứng tỏ bút lực dồi dào, khả năng phân tích sắc sảo, tái hiện sinh động trạng thái tình cảm, hành động của con người khi miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai trong biến cố này.

Cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã làm ông điếng người: "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tường như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặng è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ [...] giọng lạc hẳn đi", "ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi" và nghĩ đến sự dè bỉu của bà chủ nhà. Ông lão như vừa bị mất một cái gì quý giá, thiêng liêng lắm. Những câu văn diễn tả tâm trạng thật xúc động: "Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...". Nỗi nhục nhã, mặc cảm phản bội hành hạ ông lão đến khổ sở: ''Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước...". Cả nhà ông Hai sống trong bầu không khí ảm đạm: "Gian nhà lặng đi, hiu hắt, ánh lửa vàng nhờ nhờ ở ngọn đèn dầu lạc vờn trên nét mặt lo âu của bà lão. Tiếng thở của ba đứa trẻ chụm đầu vào nhau ngủ nhẹ nhàng nổi lên, nghe như tiếng thở của gian nhà." ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớp, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản bội là "chuyện ấy". Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, "không dám bước chân ra đến ngoài" vì xấu hổ. Và cái chuyện vợ chồng ông lo nhất cũng đã đến. Bà chủ nhà bóng gió đuổi gia đình ông, chỉ vì họ là người của làng theo Tây. Gia đình ông Hai ở vào tình thế căng thẳng. Ông Hai phải đối mặt với tình cảnh khó khăn nhất: "Thật là tuyệt đường sinh sống! [..] đâu đâu có người Chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi. Mà cho dẫu vì chính sách của Cụ Hồ người ta chẳng đuổi đi nữa, thì mình cũng chẳng còn mặt mũi nào đi đến đâu.".

Từ chỗ yêu tha thiết cái làng của mình, ông Hai đâm ra thù làng: "Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ... Và "nước mắt ông giàn ra". Ông lại nghĩ đến cảnh sống nô lệ tăm tối, lầm than trước kia. Bao nỗi niềm của ông không biết giãi bày cùng ai đành trút cả vào những lời trò chuyện cùng đứa con thơ dại:

Hức kia! Thầy hỏi con nhé, con là con của ai?

Là con thầy mấy lị con u.

Thế nhà con ở đâu?

Nhà ta ở làng Chợ Dầu.

Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?

Thằng bé nép đẩu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

Có.

Ông Lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:

À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.

Những lời đáp của con trẻ cũng là tâm huyết, gan ruột của ông Hai, một người lấy danh dự của làng quê làm danh dự của chính mình, một người son sắt một lòng với kháng chiến, với Cụ Hồ. Những lời thốt ra từ miệng con trẻ như minh oan cho ông, chân thành và thiêng liêng như lời thề đinh ninh vang lên từ đáy lòng ông:

Anh em đồng chí biết cho b con ông

Cụ Hồ trên đu trên cổ xét soi cho bố con ông.

Cái lòng b con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai

Nhà văn đã nhìn thấy những nét đáng trân trọng bên trong người nông dân chân lấm tay bùn. Nhân vật ông Hai hiện ra chân thực từ cái tính hay khoe làng, thích nói về làng bất kể người nghe có thích hay không; chân thực ở đặc điếm tâm lí vì cộng đồng, vui cái vui của làng, buồn cái buồn của làng và chân thực ở những diễn biến của trạng thái tâm lí hết sức đặc trư­ng của một người nông dân tủi nhục, đau đớn vì cái tin làng mình phản bội. Nếu như trong biến cố ấy tâm trạng cùa ông Hai đau đớn, tủi cực bao nhiêu thì khi vỡ lẽ ra rằng đó chỉ là tin đồn không đúng, làng Chợ Dầu của ông không hề theo giặc, sự vui sướng càng tưng bừng, hả hê bấy nhiêu. Ỏng Hai như người vừa được hồi sinh. Một lần nữa, những thay đối cùa trạng thái tâm lí lại được khắc hoạ sinh động, tài tình: "Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ hấp háy...". Ông khoe khắp nơi: "Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ Đốt nhẵn![...] Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả., "Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ậ. Đốt nhẵn.[... ] Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!". Đáng lẽ ra ông phải buồn vì cái tin ấy chứ? Nhưng ông đang tràn ngập trong niềm vui vì thoát khỏi cái ách "người làng Việt gian" Cái tin ấy xác nhận làng ông vẫn nhất quyết đứng về phía kháng chiến. Cái tin ấy khiến ông lại được sống như một người yêu nước, lại có thể tiếp tục sự khoe khoang đáng yêu của mình,... Mâu thuẫn mà vẫn hết sức hợp lí, điểm này cũng là sự sắc sảo, độc đáo của ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Kim Lân.

Người đọc sẽ không thể quên được một ông Hai quá yêu cái làng của mình như thế. Lúc ông nói thành lời hay khi ông nghĩ, người đọc vẫn nhận thấy rất rõ đặc điểm ngôn ngữ của vùng quê Bắc Bộ, của một làng Bắc Bộ: "Nắng này là ***** chúng nó", "không đọc thành tiếng cho người khác nghe nhờ mấy", "Thì vườn", "có bao giờ dám đơn sai",... Đặc biệt là nhà văn cố ý thể hiện những từ ngữ dùng sai trong lúc quá hưng phấn của ông Hai. Những từ ngữ "sai sự mục đích cả" là dấu ấn ngôn ngữ của người nông dân ở thời điểm nhận thức đang chuyển biến, muốn nói cái mới nhưng từ ngữ chưa hiếu hết. Sự sinh động, chân thực, thú vị của câu chuyện phẩn nào cũng nhờ vào đặc điểm ngôn ngữ này. Trong tác phẩm, nhà văn cũng thể hiện rõ sự thông hiểu về lề thói, phong tục của làng quê. Kim Lân đả vận dụng những hiểu biết đó hết sức khéo léo vào việc xáy dựng tâm lí, hành dộng, ngôn ngữ nhân vật. Cốt truyện đơn giản, sức nặng lại dồn cả vào mạch diễn biến tâm trạng, vào lời thoại của nhân vật nên câu chuyện có sức hấp dẫn riêng, ấn tượng riêng, độc đáo.

Tình yêu làng của ông Hai không đơn giản, hẹp hòi là tình yêu chỉ riêng đối với nơi ông sinh ra và lớn lên. Ê-ren-bua từng tâm đắc: “Tình yêu làng xóm trở nên tình yêu quê hương đất nước”. Và bởi thế, tình yêu làng của ông Hai gắn bó chặt chẽ với tình yêu nước với tinh thần kháng chiến đang lên cao của cả dân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện chung của tình yêu đất nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

Trong số rất nhiều những nhân vật nông dân khác, người đọc khó có thể quên một ông Hai yêu làng quê, yêu đất nước, thuỷ chung với kháng chiến, với sự nghiệp chung của dân tộc. Một ông Hai thích khoe làng, một ông Hai sốt sắng nghe tin tức chính trị, một ông Hai tủi nhục, đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc, một ông Hai vui mừng như trẻ thơ khi biết tin làng mình không theo giặc,... Ai đó đã một lần thấy nhà vàn Kim Lân, nghe ông nói chuyện còn thú vị hơn nữa: hình như ta gặp ông đâu đó trong Làng rồi thì phải.

Ông Hai là một nhân vật độc đáo mang nhiều đặc điếm chung tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhưng đồng thời cũng mang những đặc điểm tính cách rất riêng, rất thú vị. Ông đã trở thành linh hồn của Làng và thể hiện trọn vẹn tư tưởng của nhà văn và tác phẩm.



11 tháng 12 2018

A, Mở bài

-Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

-Con người cần Sống có lí tương, đặc biệt là thanh niên.

B, Thân bài

Giải thích

– Lí tưởng sống là gì?

Đầu tiên chúng ta phải hiểu được “lý tưởng sống” là gì? Lý tưởng sống có thể hiểu là những mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới,là lí do,mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. Người mà có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ tích cực và hành động để hoàn thiện mình hơn,giúp ích cho mình,gia đình xã hội và đất nước. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, với lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc.

+ Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp.

+ Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống vì mọi người.

+ Lí tưởng của thanh niên Việt Nam trong những giai đoạn cách mạng vừa qua là sống chiến đấu đế bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Sống có lí tưởng cao đẹp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì nếu “sống không mục đích không làm được gì cả” và nếu “ mục đích tầm thường thì không làm được điều gì vĩ đại”.Thế nên chúng ta phải làm những gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích cho xã hội đây? Trước hết, ta cần phải xác định lý tưởng sống đúng đắn với những dự tính về tương lai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào. Cần phải có những hoạch định, lên kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng.Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vân dụng những điều đã học vào thực tế.

– Vì sao con người cần sống có lí tưởng?

+ Có lí tưởng con người sẽ có hướng phấn đấu đế vươn lên.

+ Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.

– Suy nghĩ về những tấm gương những người có lí tương sống cao đẹp.

+ Nêu những tấm gương sông theo lí tưởng cao đẹp: Những chiến sĩ chiến đấu và hi sinh cho công cuộc cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc. Những con người ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước.

+ Tuy biểu biện khác nhau nhưng họ đều là những người biết sống vì hạnh phúc của con người..

– Nhận thức đúng đắn: Soi vào họ, tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống cao đẹp và quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng của đời mình. Mồi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang đứng, với công việc mình đang đảm đương. Lối sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sôrig tầm thường là điều không thế chấp nhận được.

C, Kết bài

Suy nghĩ của bản thân về lí tưởng sống cao đẹp.

21 tháng 5 2018

Vẻ đẹp nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Thành Long không nằm ở những phát hiện sắc sảo – táo bạo xung đột mạnh mẽ mà nghiêng về tạo dựng chất thơ nhẹ nhàng trong trẻo lặng thầm, kín đáo nhưng vẫn có sức ngân vang sâu rộng lâu bền. Lặng lẽ Sa Pa tiêu biểu cho phong cách đó của ông. Tác giả đã giới thiệu với chúng ta một vùng đất lặng thầm nhưng ở đó vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc cống hiến quên mình cho quê hương đất nước.

Lặng lẽ Sapa là một truyện ngắn nhưng giống như một bản nhạc nhẹ nhàng nhưng thú vị và ẩn chứa bên trong nhiều ý vị sâu sắc. Nó ca ngợi vẻ đẹp của một cuộc sống giản dị nhưng chất chứa tình người.

Câu chuyện kể lại một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi trong khoảng thời gian chưa đầy ba mươi phút đồng hồ giữa bốn người, giữa một không gian đẹp như hư ảo của Sapa đầy núi cao và mây trắng. Ở cái nơi lặng lẽ đến lạnh người ấy, kì lạ thay, tình con người lại bộc lộ ra trọn vẹn nhất, ấm áp nhất. Qua tất cả những lời lẽ đã nói với nhau giữa bốn người, một bác lái xe khách, một họa sĩ già sắp về hưu, một cô sinh viên mới tốt nghiệp, một anh cán bộ quan trắc khí tượng, người đọc đã hiểu ra ý nghĩa trong truyện mà nhà văn muốn bày tỏ: lòng tốt của con người đối với công việc, đối với đất nước, đối với nhau, bao giờ cũng là điều quan trọng nhất, có sức mạnh nhất.

Nhân vật ấn tượng là anh thanh niên quan trắc khí tượng, anh ta sống và làm việc một mình giữa một trạm khí tượng trên đỉnh đèo cao, xung quanh đầy các thứ máy đo gió, gió nổi, nhưng vắng bặt con người và âm thanh của con người, anh khao khát được gặp con người, được nói chuyện với con người. Chả thế mà hồi đầu nhận công tác, anh đã khuân một thân cây ra chắn ngang giữa đường xe chạy, cho xe dừng lại, dù chỉ trong vài phút, để được cùng người lái xe khuân cái cây ấy, nói được dăm ba lời nói, để được nhìn thấy người. Thế nhưng tất cả những sự vất vả, khó nhọc, thiếu thốn với anh nào có kể gì, thấm tháp gì đâu so vói sự lạnh lẽo buồn cô đơn đến “thèm người”. Ở chốn rừng sâu hoang vu vắng lặng, anh chỉ biết làm bạn với chim kêu vượn hót. Xuất phát từ lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm tự giác, ý thức được nhiệm vụ của tuổi trẻ: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ở anh còn có một tấm lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp, nghiên cứu, sáng tạo và luôn tìm thấy niềm vui từ công việc. Anh từng tâm sự: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”.

Ngoài là người có học thức, có trình độ, anh thanh niên lại còn có một tâm hồn trong sáng, cao đẹp, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu nơi mình gắn bó, làm việc bằng cách tự tạo ra niềm vui từ công việc hiện thực – đẩy lùi buồn tẻ cô đơn như đọc sáng – nghiên cứu – trồng rau – trồng hoa, nuôi gà, cải thiện cuộc sống. “Thèm người” anh thanh niên tìm cách gặp người, gặp bạn để trao đổi, trò chuyện thân mật và cởi mở, luôn quan tâm chu đáo đến người khác. Anh tự tạo ra một cuộc sống ngăn nắp, khoa học, một thói quen chủ động trong mọi tình huống và công việc. Trong giao tiếp ở anh thanh niên toát lên một phong cách, một vẻ đẹp trong phong cách lời ăn tiếng nói khiêm tốn, vui vẻ, chân tình, lịch sự luôn biết sống vì mọi người.

Sống trong cảnh cô đơn, giữa chốn hoang vu ấy người ta dễ trở nên buông thả, bất cẩn. Nhưng anh thanh niên này lại là một con người đầy trách nhiệm với cả chính mình, với công việc, với mọi người. Ngôi nhà anh ở, không vì chỉ có một người mà tuềnh toàng, bừa bộn, trái lại, nó được sắp xếp gọn gàng, tươm tất, lại đẹp nữa, các thứ hoa tươi như lúc nào cũng sẵn sàng đón tiếp khách quý, mặc dù không có khách nhưng ngày nào anh cũng chuẩn vị tươm tất để đón khách của mình.

Với anh công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy, nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi… Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng yên ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới… Anh ta đã không bỏ qua, không chậm trễ một lần nào, dầu lúc giữa ngày hay lúc nửa đêm, khi gió lớn hay khi tuyết rơi, bởi vì anh đã có ý thức một cách rành rõ và dứt khoát về công việc của mình, một khâu nhỏ trong cả chuỗi công việc của mọi người. Dù mưa gió khoa khăn gian khổ anh vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Thiếu một lượng thông tin nhỏ bé từ cái đài quan sát heo hút của anh, biết đâu việc dự báo thời tiết cho cả một huyện, một tỉnh, một vùng, chả vì thế mà kém chính xác đi, hoặc còn tệ hơn, sai lệch đi? Ai biết tác hại nào sẽ xảy ra nếu người ta đã không dự báo kịp thời sự xuất hiện của một đợt gió, một cơn giông, hay đôi khi chỉ là một làn mây nhẹ nhàng? Thật rất đúng khi một đoàn đại biểu bộ đội không quân đã cử người đến thăm để cảm ơn anh vì công việc lặng lẽ của anh đã góp phần tạo nên chiến thắng. Con người thật sự không cô đơn và không thể cô đơn, bởi vì giữa con người có biết bao mối quan hệ ràng buộc, tác động với nhau, nương tựa vào nhau để tồn tại. Anh cán bộ trẻ trên đài khí tượng này dẫu là một con người vô danh (có lẽ việc tác giả không đặt tên cho nhân vật là có dụng ý), nhưng thực là một con người với mọi ý nghĩa tốt đẹp của danh từ ấy, bởi anh đã sống với ý thức trách nhiệm đầy đủ của một con người.

Thật là đầy ý nghĩa khi tác giả đưa vào câu chuyện chi tiết về vườn hoa của chàng trai với bao nhiêu hoa đơn, hoa thược dược vàng tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… Đó không chỉ là hoa của thiên nhiên, đó còn là cái gì tốt đẹp nhất của cuộc đời, đó chính là tâm hồn của anh. Và chính anh đã hào phóng tặng nó cho mọi người, cho ông họa sĩ, cho cô kĩ sư mới ra trường… Từ chi tiết ấy toát lên một triết lí sống: hãy sống tốt đẹp, hãy đến với cuộc sống, với mọi người bằng những gì tốt đẹp nhất của mình.

Chàng thanh niên xuất hiện trong truyện mang một vẻ đẹp trong sáng của người thanh niên thời đại mang trong mình những hiểu biết về tri thức, sống tận tuỵ, yêu nghề, yêu đời, hiểu được việc làm và chỗ đứng của mình từ đó mà hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ở anh còn toả sáng và sưởi ấm cho bao tâm hồn khác dẫu chỉ một lần gặp gỡ ngắn ngủi cho những người đến Sa Pa.

Ông kỹ sư nông nghiệp ở vườn ươm su hào và ông kĩ sư nghiên cứu bản đồ chống sét đều là những người sống lặng thầm trên mảnh đất Sa Pa. Họ là những con người lao động chân chính, cần mẫn, say mê, quên mình vì mục đích chung của mọi người. Họ đang làm nên cái “lặng lẽ” mà ngân vang sôi động ở Sa Pa.

Cô kĩ sư mới ra trường, hăm hở biết bao nhưng cũng e ngại và âu lo biết bao trước cuộc đời mà cô sắp bước tới. May mắn thay, ngay trên ngưỡng cửa của cuộc đời mình, cô đã có một cuộc gặp gỡ tốt lành. Cô sẽ giữ mãi ấn tượng này để mai sau, dẫu có gặp thất bại hay đắng cay, cô vẫn vững tin rằng cuộc đời thực ra rất đẹp vì trong đời có biết bao nhiêu con người tốt đẹp. Chuyến đi đã mang lại cho cô một động lực lớn để cô vượt qua những chông gai thử thách trong cuộc đời mà cô chưa đi qua.

Cuộc gặp gỡ giữa bốn người diễn ra ngắn ngủi mà thật thú vị, đó là cuộc gặp gỡ của những con người trong sáng, thánh thiện. Cuộc gặp gỡ đã như kéo dài ra thành vô tận vì tác động của nó đối với mỗi con người rất lớn lao. Cùng với ba con người ấy, cả bác lái xe già cũng là một con người rất đáng yêu. Bốn con người ấy, hoàn toàn khác nhau về tuổi tác, quê hương, nghề nghiệp nhưng rất dễ thông cảm với nhau, bởi vì họ đều là những con người trung thực, yêu đời và điều này rất quan trọng, biết yêu thương và quan tâm đến với người khác.

Bác lái xe trong vai người dẫn truyện là điểm dừng cho mọi cuộc gặp gỡ, tình cảm nảy sinh trong cuộc gặp gỡ đặc biệt là trong 30 phút ngắn ngủi giữa ông họa sĩ và cô kỹ sư là một kỉ niệm tốt đẹp. Bác là người am hiểu anh thanh niên hơn ai về cuộc sống, sinh hoạt của anh và chính bác đã tạo ra cho anh thanh niên những niềm vui về tinh thần, đẩy lùi sự cô đơn, buồn vắng. Ông họa sĩ là nhân vật hoá thân của nhà văn, người xem đây là một chuyến đi may mắn trong cuộc đời nghệ thuật của mình, ông có cơ hội vẻ lên một bức tranh trong đó có những con người mang tâm hồn cao cả, đáng trân trọng hơn bất cứ thứ gì. Còn đối với cô kĩ sư trẻ, cô đã phát hiện ra nhiều điều mới mẻ trong chuyến đi đầu đời giúp cô nhận thức về tình yêu nghề nghiệp cuộc sống vững tin hơn trong sự lựa chọn của mình. Người ta gọi đây là những tâm hồn đồng điệu đến với Sa Pa.

Lặng lẽ Sapa không có những chi tiết đặc biệt, không có những nhân vật và hành động lạ lùng, không có những gay go, nhưng nó lại có sức lôi cuốn người đọc đến lạ thường. Truyện ngắn như một lời kể chuyện duyên dáng về những điều vẫn diễn ra bình thường trong cuộc sống bình thường. Cuộc đời thật là đáng sống, con người thật là tốt đẹp. Mỗi người cần phải sống tốt đẹp, bởi sống như thế thật là hạnh phúc. Đọc Lặng lẽ Sapa, điệp khúc ấy vang mãi trong hồn ta.



21 tháng 5 2018

bạn làm nhầm đề tài rồi

1) Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của bản thân em về lối sống giản dị. 2) Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của bản thân em về vẻ đẹp của lòng nhân ái. 3) Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm của M. Gorki: "Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời". 4) Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của bản...
Đọc tiếp

1) Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của bản thân em về lối sống giản dị.

2) Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của bản thân em về vẻ đẹp của lòng nhân ái.

3) Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm của M. Gorki: "Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời".

4) Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của bản thân em về chủ đề quê hương.

5) Hạnh phúc của trẻ thơ là được đến trường, được học tập, được sống trong tình yêu thương, dìu dắt của thầy cô giáo. Suy nghĩ của em về vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người.

6) Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?

Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trả lời cho câu hỏi trên.

8
31 tháng 1 2019

1)

  • Mở bài:

Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn đề cao đức tính giản dị của con người. Nó không những là một phẩm chất cao quý mà còn là lối sống, lối ứng xử in đậm trong văn hóa của người Việt.

  • Thân bài:

Giản dị là gì?

Giản dị là một lối sống không trọng vật chất của con người. Giản dị biểu hiện ở lối sống đơn giản, không cầu kì, xa hoa, không phô trương hay lãng phí của cải vật chất. Giản dị còn thể hiện ở tinh thần yêu chuộng cuộc sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên. Giản dị còn biểu hiện ở lời ăn tiếng nói hiền hòa, điềm đạm, có tình, có nghĩa của con người.

Biểu hiện của lối sống giản dị trong cuộc sống

Người giản dị thường xây dựng một cuộc sống kín đáo, hiền hòa. Họ thích ở làng quê hơn ở phố. Người giản dị cũng yêu thích những cái gì nhỏ nhắn, mộc mạc, đơn sơ. Họ không thích cầu kì một chác hình thức hay lãng phí một cách không cần thiết.

Người giản dị không những giản dị trong cách xây dựng không gian sống. Họ còn giản dị cả trong lời nói, ăn mặc, công việc và ứng xử.

Người giản dị thường ăn nói điềm đạm, ứng xử lịch sự, nhã nhặn. Họ ít khi có lời gắt gỏng hay xung đột với ai. Họ lấy nghĩa tình làm nguyên tắc ứng xử của mình. Những bất đồng ít khi trở thành xung đột, dĩ hòa vi quý.

Một người giản dị thường không khoa trương, không dùng lời lẽ xa hoa, bóng bẩy. Lời nới của họ đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, truyền đạt đúng và đầy đủ thông tin mà họ muốn nói.

Trong ăn mặc, họ ít khi cầu kì. Cuộc sống giản đơn như đồng quê cây cỏ. Ăn uống đối với họ cũng hết sức đạm bạc. Họ cũng không thích những bộ trang phục lòe loạt, kiểu cách. Trang phục của họ thường rất bình dị, hòa hợp với hoàn cảnh xung quanh.

Trong công việc, họ cầu tiến nhưng không quá tham vọng. Họ sẵn sàng đối đầu với khó khăn thử thách để hoàn thành tốt công việc. Ít khi nào ta thấy họ bỏ cuộc hay chấp nhận thất bại một cách dễ dàng.

Người giản dị có cách giải quyết sự việc nhanh chóng, không dây dưa. Họ quyết liệt trong công việc nhưng không yêu cầu điều gì thái quá. Một người giản dị là một người không bao giờ yêu cầu người khác phải tạo điều gì đó đặc biệt cho mình. Họ luôn bằng lòng với tất cả những gì họ sẵn có. Họ không đòi hỏi thứ vật chất lớn lao hay sự ưu tiên khác dành cho mình.

Sự giản dị không chỉ thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày, từ cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ, hành động, trong công việc, trong giao tiếp mà còn cả ngay từ trong suy nghĩ. Nhiều khi sự giản dị thể hiện ngay trong việc con người sống với những gì vốn có của mình, không hoa mĩ, lòe loẹt, chạy theo phong trào, chạy theo mốt, Giản dị ở đây có thể hiểu như là lối sống chân phương vậy.

Đối với mọi người xung quanh, họ hết sức niềm nở, thân ái. Bởi người sống giản dị rất quý trọng tình nghĩa. Một người biết suy nghĩ những điều giản dị sẽ biết phải làm gì để có được điều đó, biết cách sống gần gũi với những người xung quanh. Đối với họ, sự hòa hợp của bản thân với xung quanh quan trọng hơn là nổi bậc.

Người có tính giản dị thường sống tiết kiệm, sử dụng đồng tiền có mục đích đúng đắn. Họ nhìn nhận sự việc đúng mức, không quan trọng hóa vấn đề. Đó là tất cả những đặc điểm nổi bật mà bạn có thể tìm thấy ở một con người giản dị thật sự. Bởi thế mà từ xưa, giản dị luôn là lối sống của các bậc hiền nhân.

Nhưng sự giản dị không thể gò ép, giả dối. Giản dị phải bắt nguồn từ một sự chân thành và những biểu hiện cũng hết sức chân thành,.Không thể sống giản dị một cách gượng ép, khiên cưỡng. Trước sau gì những người xung quanh cũng sẽ nhận ra điều đó. Giản dị có thể thuộc về bản tính sẵn có. Nhưng phần nhiều là do quá trình rèn luyện trong cuộc sống để có được.

Giản dị không chỉ là một cách sống, nó còn là một quan niệm sống. Từ xưa, lối sống “thanh bần lạc đạo” vốn được thực hành như một triết lí sống của con người. Nguyễn Bỉnh Khiêm xa rời vinh hoa quan trường về mở trường dạy học bên dòng sông Tuyết Giang (sông Hàn), sống an bần đến cuối đời. Nguyễn Khuyến cũng rời chốn phồn hoa về ẩn cư tại quê nhà, vui thú điền viên. Lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng là một tám gương sáng ngời về lối sống giản dị, đáng để chúng ta kính trọng, học tập và làm theo.

Tại sao sống phải biết giản dị?

Sống giản dị là một lối sống hết sức lành mạnh và tích. Một lối sống không trọng vật chất, thích những điều đơn giản sẽ mang lại cho con người sự trong sạch trong tinh thần.

Lối sống giản dị mang lại cho con người một cuộc sống thanh bình, êm ả. Con người không bị ràng buộc bởi những tiện nghi. Tinh thần lúc nào cũng an nhàn, thoải mái.

Tính giản dị rất cần thiết trong cuộc sống. Tính giản dị khiến ta tiết kiệm thời gian, không mất thời gian vào các việc vô bổ mà cầu kì.

Tính giản dị khiến mọi người xung quanh tôn trọng ta. Sống giản dị giúp biết cách biết cách ứng xử hiền hòa trước cuộc sống. Ta trở nên gần gũi, chan hòa với cuộc sống, với mọi người xung quanh mình. Người có lối sống giản dị luôn được người khác yêu mến và kính trọng.

Phải làm gì để hình thành và rèn luyện lối sống giản dị?

Mục đích cuối cùng của quá trình học tập và lao động là tạo ra của cải và có được hạnh phúc. trong đó, được sống hạnh phúc là cái con người luôn khao khát có được. Muốn xây dựng và rèn luyện lối sống giản dị, trước hết phải hướng đến những giá trị chân thực ấy trong cuộc sống.

Biết quý trọng tình nghĩa, quý trọng những người xung quanh mình. Vật chất làm đẹp không gian sống nhưng chính tình cảm thân thiện, mến yêu mới làm đẹp con người.

Phải có nghị lực lớn mới dám sống cuộc sống giản dị, đơn sơ. Bởi con người luôn bị lôi cuốn bởi vật chất. Tâm lí xã hội cũng lấy vật chất làm thước đo giá trị cuộc sống con người. Vượt lên trên tâm lí ấy ta mới có đủ dũng khí để sống cuộc sống đúng nghĩa.

Phải có một tình yêu lớn đối với thiên nhiên. Yêu hoa mến cảnh là động lực thôi thúc con người tìm về với lối sống hòa ợp với đất trời. Lấy vẻ đẹp cỏ cây, sông núi làm đẹp cho cuộc sống và tâm hồn mình.

Quan trọng hơn tất cả, muốn hình thành và xây dựng lối sống giản dị trong cuộc sống này, con người phải có một tâm hồn cao đẹp, một trí tuệ uyên bác, một nghị lực mạnh mẽ để vượt lên trên mọi cám dỗ của cuộc đời, không tham cao sang, quyền quý, trọng tình cảm, thiết tha với các giá trị truyền thống của dân tộc mới có thể có được một lối sống giản dị đích thực. Các bậc hiền nhân luôn sống giản dị, hòa hợp với thiên nhiên là cuộc sống nhằm để di dưỡng và thanh lọc tinh thần.

Phê phán những người có lối sống xa hoa, lãng phí:

Trong cuộc sống tiện nghi, nhiều người chỉ biết quý trọng vật chất xa hoa mà quên tình bạc nghĩa. Họ coi giá trị vật chất là trên hết, bất chấp đạo lí, sẵn sàng chà đạp lên tình người để có được nó. Có nhiều người khác lại phô trương, khoe mẽ quá mức hoặc xa hoa lãng phí của cải một cách không cần thiết. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học:

Sống giản dị mang lại cho con người thư thái trong tinh thần. Đủ nghị lực để vượt lên trên vật chất, đạt đến lối sống thanh cao, giản dị thể hiện vẻ đẹp cao quý của con người. Tuy nhiên, không nên khắt khe, hay xem thường giá trị của vật chất.

  • Kết luận:

Sống giản dị là sống như cha ông ta đã từng sống. Đó không phải là cách ứng xử của con người khi nghèo khổ mà đó là cách sống cao cả, nhằm hướng đến xây dựng một lối sống thắm đượm nghĩa tình, thể hiện sự quý trọng của con người đối với vật chất và sức lao động con người.

2)

“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau”
Hai câu thơ của nhà thơ Tố Hữu như muốn nhắc nhở chúng ta rằng: cần có lòng yêu thương để cuộc sống này tốt đẹp hơn. Lòng nhân ái, yêu thương lẫn nhau là một tình cảm tốt đẹp, một truyền thống ngàn đời của dân tộc ta từ xưa đến nay. Lòng nhân ái không phải cái gì cao xa, trìu tượng hay khó hiểu mà chính là cách chúng ta đối xử với nhau hằng ngày.

Trước tiên, chúng ta cần hiểu: nhân ái là gì? Nhân nghĩa là người, còn ái nghĩa là yêu. Nhân ái chính là tình yêu thương giữa người với người. Lòng nhân ái có thể chỉ biểu hiện qua một lời nói ấm áp dành cho nhau, một cái ôm thật chặt khi yếu đuối, một cử chỉ cao đẹp lúc cuộc sống lâm vào khó khăn. Tình cảm ấy xuất phát từ trái tim chân thành của mỗi người, không cưỡng cầu, ép buộc. Bởi khi trao đi yêu thương, thứ chúng ta nhận được chính là tình yêu thương và sự thanh thản từ trong tâm hồn.

Con Người là hai tiếng kì diệu được viết hoa. Chúng ta khác với động vật ở chỗ chúng ta không sinh tồn bằng bản năng, chúng ta có ý thức, có cảm xúc. Và điều khác biệt lớn nhất đó là chúng ta biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Lòng nhân ái có thể dễ dàng nhận ra trong cuộc sống hàng ngày. Trước hết, đó chính là những tình cảm gần gũi giữa những người thân thiết, ruột thịt với nhau: tình mẫu tử, tình anh em, tình bà cháu... Rộng hơn gia đình đó là xã hội. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương, đoàn kết, lá lành đùm lá rách. Những người khuyết tật, người nhiễm chất độc màu da cam vốn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Thấu hiểu hoàn cảnh của họ, chúng ta đã lập ra những quỹ vì người khuyết tật, vì nạn nhân chất độc màu da cam nhằm giúp cuộc sống của họ phần nào bớt khó khăn. “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Cứ mỗi mùa mưa bão, khi nghe tin nhân dân miền Trung đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, lòng mỗi người con Việt Nam lại quặn thắt xót xa. Và khi ấy, tình đồng bào lại mạnh mẽ, thắm thiết hơn bao giờ hết. Mỗi người, không phân biệt giàu sang, nghèo hèn đều góp chút của cải, công sức để giúp miền Trung vượt qua khó khăn. Bác Hồ- vị Cha già của chúng ta là người có tấm lòng nhân ái vĩ đại. Bác đã hi sinh cả cuộc đời, hạnh phúc cá nhân vì sự độc lập của dân tộc, cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Hay mẹ Teresa- một nhân vật nổi tiếng toàn cầu với các hoạt động nhân đạo cứu giúp người nghèo và những người sống trong cảnh tuyệt vọng. Sự cống hiến lớn lao và không mệt mỏi của bà đã thay đổi cuộc đời nhiều người và giúp họ có niềm tin vào cuộc sống.

Trong bức thư Einstein gửi con gái, ông cho rằng tình yêu là thứ lực vô hình nhưng mạnh mẽ nhất. Quả thật như vậy, tình yêu thương, lòng nhân ái là sợi dây gắn kết trái tim con người, giúp ta cảm nhận được sụ ấm áp, quan tâm sẻ chia. Được che chở bởi lòng nhân ái, ta có thể đối mặt và vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất của cuộc sống. Lòng nhân ái cũng là yếu tố cốt lõi để tạo nên một cuộc sống hạnh phúc, một xã hội phát triển.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lên án, phê phán nghiêm khắc những người sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình yêu thương ngay với chính đồng loại mình. Họ là những con robot lạnh lùng, và sẽ sớm mang bệnh án trái tim rạn vỡ đến hết đời.

Mỗi chúng ta hoàn toàn có thể lan tỏa lòng nhân ái bằng những việc làm rất nhỏ hằng ngày. Đó có thể chỉ là một cử chỉ ân cần, sự quan tâm đối với những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống hàng ngày. Bằng cách đó, chúng ta đang góp sức mình để làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”. Hãy để gió thổi đi lòng nhân ái xuất phát từ trái tim, và bạn sẽ thấy cuộc sống này chẳng còn khổ đau hay oán hận gì nữa.

3)

Bạn là chân thành. Bạn là thân ái. Bạn là tri kỉ. Bạn là đi hết cả cuộc đời. Đối với mỗi người, bạn là điều không thể thiếu. Và “người bạn tốt nhất bao giờ cũnglà người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.”

Bạn? Đôi khi ta hiểu đơn giản rằng đó là những người ta quen biết. Ta giới thiệu những người đó là bạn ta. Nhưng đâu phải cứ quen là làm bạn được. Ấy là còn chưa kể đến bạn thân.

Ta không thể hiểu từ “bạn” giống như nghĩa của từ “friend”. “Friend” là gì thì người Anh là hiểu rõ nhất. Còn biết và hiểu rõ cái nghĩa của từ “bạn” chỉ có người Việt chúng ta. Một khi đã coi ai là bạn thì người ấy với ta phải có quan hệ thân thiết, gần gũi, là người biết đồng cảm và chia sẻ với ta. Và bạn thân, người bạn tốt nhất là người không chỉ đến bên ta khi vui.

Đúng như vậy, người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.

Khi ta ngã quỵ và thế giới quanh ta quá đen tối, người bạn ấy sẽ nâng ra dậy và làm cho cuộc sống của ta bừng sáng lên. Người bạn ấy nắm tay ta và nói rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thôi. Người bạn ấy bước cùng ta qua những giây phút tưởng nhừng như không thể vượt lênđược. Ấy là khi ta hiểu rõ giá trị của tình bạn hơn hết.

Với tôi thì người bạn tốt nhất là người sẽ luôn đi bên tôi suốt cuộc đời. Đó là người tôi có thể chia sẻ mọi thứ mà tôi không thể chia sẻ. Đó là người tôi luôn có thể nói chuyện khi mà tôi không thể nói chuyện. Đó là người tôi yêu quý, quan tâm và luôn chia sẻ mọi điều. Đó là người khiến tôi cảm thấy yên bình khi ở cạnh bơi tôi biết chắc người đó quan tâm đến tôi. Đó cũng là người luônngăn tôi mắc sai lầm và sửa chữa sai lầm cho tôi. Là người luôn gắn bó là ủng hộ tôi.

Để rồi cuối cùng sau bao thăng trầm của cuộc sống, tôi chợt nhận ra rằng tôi có rất nhiều người quen nhưng tôi không có nhiều bạn – những người bạn thật sự. Bởi cuộc đời khắc nghiệt, những người bạn thật sự sống dựa vào nhau bằng niềm tin mạnh mẽ nhất. Chính niềm tin ấy khiến cho nụ cười được nở hoa.

Có những người bạn đến bên ta, trao cho ta niềm tin, nghị lực, làm chỗ dựa cho ta khi mọi người quay lưng lại với ta, khi số phận dường như không mỉm cười với ta.

Vậy thì, nếu thế giới này mất đi thứ mà người ta gọi là tình bạn, và sẽ chẳng bao giờ có những người bạn. liệu ta có gục ngã? Khi đó bằng mọi sự cố gắng thì mọi thứ dường như cũng quá trống rỗng. Chẳng có một ai nói an ủi khi ta thất bại hay vô vai ta: “mọi chuyện sẽ ổn thôi”. Trong giông bảo cuộc đời, con người ta phải đơn độc chiến đấu. Tất cả sẽ chỉ là sự cô đơn. Cô đơn đến vô vọng. Nó khiến đôi chân nặng hơn khi mà ta ngã gục. Để rồi cuộc đời này phải có những người bạn.

Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời. Ai cũng mong có một người bạn như vậy. Và tự hỏi phải là gì để có một người bạn như thế? Cách duy nhất chính là mình phải là một người bạn chân thành. Sống không chỉ là nhận. Sống còn là phải biết cho đi. Hãy san sẻ mà không tính toán, cho đi mà không chờ nhận lại. “Bạn là của cải chứ của cải không phải là bạn.” Hãy trao yêu thương từ đáy lòng chứ không phải âm mưu vụ lợi. Và học cách chập nhận những khuyết điểm của người khác, tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Quả thật là hơi khó nhưng cái gì cũng có giá của nó. Điều đó sẽ đem đển một tình bạn chân thành.

Có được một người bạn thân đã khó, giữ được tình bạn ấy lại càng khó hơn. “Tình bạn có thể vượt qua hầu hết mọi thứ và phát triển trên mảnh đất cằn cỗi, nhưng nó cần thỉnh thoảng bồi phủ một chút thư từ và các cuộc điện thoại và những món quà nhỏ bé ngớ ngẩn để nó không chết khô.”

Trong thực tế có biết bao tình bạn đẹp. Giống như Mác và Ăng ghen. Họ đến với nhau bằng cả trái tin và lí tưởng cao cả chứ không phải những toan tính của lí trí. Họ giúp đỡ nhau và chẳng hề chiếm đoạt bất kì thứ gì của nhau kể cả khi một người đã mất đi. Giống như tình bạn của hai anh chàng trong câu chuyện “Lỗi lầm và lòng biết ơn”. Họ sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của nhau và chẳng bao giờ quên đi việc họ đã giúp nhau như thế nào.

Sống trên đời không phải lúc nào cũng hạnh phúc, cũng tốt đẹp. Có bao con người đến bên ta chỉ muốn cầu cạnh, nhờ vả, hoặc thâm chí là hãm hại. Có nhiều thứ dễ dàng đến rồi đi, nhanh chóng và mỏng manh như một làn khói, lướt qua đời như một cơn gió khẽ tung mai tóc ta. Chỉ có tình bạn thân thiết là chẳng bao giờ mất đi được.

Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời. Còn gì tuyệt hơn khi được trao gửi tình cảm của mình cho mọi người và rồi cảm nhận được sự bình yên khi gọi nhau là “bạn”.

Năm mới sắp đến rồi, chíc bạn ngày một chăm ngoan học giỏi hơn nhé <3

31 tháng 1 2019

Câu 6:

- Mở bài:

Hình như tình yêu thương không phải là một đặc trưng của loài người mà còn ở một số loài động vật khác. Thông thương yêu thương được phủ dưới một lớp áo của sự dịu dàng và ngọt ngào. Nhưng sự ngọt ngào chưa đủ để làm nên một tình yêu vĩ đại. Thật vậy, hãy nghĩ đến những khía cạnh khác của yêu thương bên cạnh ngọt ngào.

- Thân bài:

+ Giải thích: Thế nào là yêu thương? Có nhiều loại yêu thương như tình mẫu tử, tình thầy trò, tình bạn bè… và có bao nhiêu thời đại, có bao nhiêu con người thì có bấy nhiêu cung cách yêu thương.

+ Cung cách thường thấy nhất của yêu thương là sự ngọt ngào. Có yêu thương, ông bà, cha mẹ mới không giận dữ, quát mắng, rầy la, đánh đập khi con cháu làm việc sai quấy và luôn luôn vuốt ve, dịu dàng, vỗ về, chăm sóc khi con cháu thất bại trên đường đời. Có yêu thương, thầy cô mới không bực mình, la mắng khi học trò nói chuyện, nghịch giỡn trong giờ học, trong lúc thầy cô đang giảng bài. Có yêu thương, anh chị không nề vất vả, mất thời gian mà nhẹ nhàng, từ tốn hướng dẫn các em trong việc học, việc làm…

+ Tuy nhiên, tục ngữ Việt Nam có câu: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” hay “Thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng”. Những câu tục ngữ này đã khẳng định rằng roi vọt, lời mắng chửi có khi cũng là một cung cách biểu hiện của yêu thương. Khi con hư, cha mẹ thường giận dữ la mắng và đánh đòn nhưng ẩn đằng sau đó là một tình yêu thương vô bờ bến. Những lời trách mắng, những đòn roi đó có mục đích cao thượng là muốn con nên người. Khi học trò nói chuyện trong lớp, thầy cô khiển trách nhưng trong lòng thầy cô là một tình yêu thương và một sự ngậm ngùi. Mục đích của người thầy là rèn luyện cho học trò mình thành một người vừa hồng vừa chuyên.

- Câu chuyện Lưu Bình - Dương Lễ ngày xưa cũng là một ví dụ cho thấy đôi khi yêu thương phải được ngụy trang bằng sự lạnh lùng và tàn nhẫn. Có những câu chuyện mà sự nóng giận không phải là lòng thù hận mà bắt nguồn từ tình yêu thương, mà nhiều năm sau người trong cuộc mới hiểu ra.

+ Trong thực tế xã hội, những kẻ xấu thường sử dụng những lời ngọt ngào như những thủ đoạn để đánh lừa người khác.

+ Trong tình thân bạn bè khi bạn mình sai thì rất cần những lời thẳng thắn như thuốc đắng dẫu có thể làm mất lòng bạn lúc đó nhưng sẽ có ích lợi lâu dài.

+ Có những tiểu thuyết và phim ảnh nói về những tình yêu vĩ đại chúng ta bắt gặp bên cạnh những ngọt ngào là những đớn đau và cay đắng.

+ Đôi khi sự yêu thương còn thể hiện bằng một sự im lặng mênh mông.

- Kết bài: Lòng yêu thương thường được biểu hiện bằng lời nói và thái độ ngọt ngào nhưng sự ngọt ngào chưa chắc đã xuất phát từ tình yêu thương thật sự. Cho nên, sống ở trên đời, chúng ta cần phải có thái độ tỉnh táo, khách quan trước mọi sự ngọt ngào và cay đắng. Bởi vì, “mật ngọt chết ruồi” và “kẻ khen ta mà khen đúng là bạn ta, kẻ chê ta mà chê đúng là thầy ta, còn kẻ nịnh ta là kẻ thù của ta”.

8 tháng 5 2019

Tôi không tự nhận mình là người sống giản dị bởi mẹ tôi đã từng nhắc nhở đôi lần vì sự cầu kì, chau chuốt cho hình thức bên ngoài của tôi. Nhưng tôi nghĩ mỗi chúng ta, ai cũng có quan niệm riêng của mình về mọi điều trong cuộc sông. Với những gì tự rút ra từ bản thân và học được từ mẹ, tôi muốn nói một vài suy nghĩ riêng tư nhỏ bé về vấn đề lối sống giản dị. Từ xưa, giản dị đã trở thành một nếp sống đáng quý, đáng trân trọng, gìn giữ. Có thề giờ đây, lối sống giản dị đã phần nào mai một nhưng dù sao nó vẫn là truyền thống lâu đời của người Á Đông. Trước hết, giản dị được thế hiện rõ nét trong cách ăn mặc, ở hình thức bên ngoài của mỗi con người. Đừng vì cố tỏ ra mình là người sành điệu, hợp thời trang mà đánh mất vẻ bình dị, đời thường bạn ạ! Chỉ cần một bộ cánh gọn gàng, sạch sẽ, bạn đã khiến mọi người có ấn tượng tốt đẹp ban đầu. Tôi biết, ngày nay có rất nhiều bạn trẻ sống xa hoa, lãng phí, tốn kém không biết bao nhiêu tiền bạc của bố mẹ đế’ bằng bạn bằng bè, để diện mốt này mốt kia. Tại sao chúng ta lại phải quá cầu kì, chăm chút cho hình thức như vậy? Nêu bạn diện quần áo quá sành điệu, lại không “đúng chủ đề”, thiếu văn minh, lịch sự thì đâu còn nét bình dị, thân thương. Bạn là bạn, tôi là tôi, mỗi người đều có vẻ đẹp riêng nhưng điếm chung nhất là tôi và bạn, chúng ta cùng mang một nét giản dị vốn có của người Việt Nam.

Vậy nên, đừng bao giờ đế đức tính đẹp đó bị phai mờ! Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương vĩ đại của dân tộc, người không chĩ khiến chúng ta kính phục về tài năng, mà còn cảm phục, trân trọng hơn nữa về một lối sống giản dị văn minh. Liệu trên thế giới này, có vị lãnh tụ nào vẩn mặc những bộ quần áo ka-ki đã sờn vải bạc màu, vẫn ăn nhừng bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản...? Không chỉ là cách ăn mặc, giản dị còn được thế hiện trong cách ứng xử hằng ngày.

Mẹ tôi, đã từng răn dạy tôi rằng đừng bao giờ ăn nói cầu kì hoa mĩ, mà hãy diễn tả lời nói bằng ngôn từ dễ hiểu trong sáng. Đúng vậy, dù khi lời nói của bạn chỉ là một đôi câu bình dị nhưng chân thành nó sẽ trở thành ánh bình minh trong lòng mọi người vì nó rất đáng yêu. Nhưng, cũng không phải vì thế mà chúng ta trở nên hồn nhiên vô tư một cách xô bồ, khiếm nhã, làm mất đi nét thanh lịch vốn có của con người. Cách xử sự trang nhã, lễ phép của bạn sẽ khiến mọi người càng yêu quý trân trọng bạn biết bao. Lôi sông hàng ngày cũng vậy, chẳng cần cầu kì, bạn vẫn có thể biểu hiện rõ mình là người giản dị đáng mến. Chắc hẳn, bạn không thể quên hình tượng một lão nông chân quê, mộc mạc trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân! Đó là ông Hai - một nhân vật văn học đã đế lại bao ấn tượng sâu sắc trong người đọc. Tâm hồn ông vốn đã ngời sáng bởi lòng yêu quê hương, đất nước nồng nàn, lại càng đẹp hơn nữa ở vẻ đôn hậu, thật thà, rất đỗi hồn nhiên, giản dị. Tâm trí tôi vẫn thường mường tượng tới hình ảnh ông Hai ngồi xắn quần, kể chuyện làng bên nhà hàng xóm.

Nhân vật ông Hai trở nên đáng yêu, đáng nhớ hơn có lẽ cũng chính ở vẻ đẹp tâm hồn giản dị của người nông dân Việt Nam như thế... Đôi khi, người ta còn đánh giá sự giản dị của mỗi con người qua cách suy nghĩ của họ. Bạn ạ, đứng trước một vấn đề, đừng vội lúng túng, mất phương hướng mà hãy thực sự bình tĩnh. Đơn giản hoá mọi chuyện sẽ khiến bạn cảm thấy việc giải quyết khó khăn thật dễ dàng. Vậy tại sao, bạn không chứng tỏ rằng mình cũng là người giản dị qua cách nghĩ cùa mình? Theo tôi, giản dị đó còn là quan niệm của bạn về mọi điều trong cuộc sống. Chẳng hạn, về hạnh phúc, đối với tôi, đó chi là nhừng niềm vui bình dị nhưng trọn vẹn, dáng quý. Mỗi sáng thức giấc, khoan khoái hít thở bầu không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim ca hát líu lo, mơ màng trước cảnh bình minh, tôi cảm thấy thật dễ chịu, thoải mái. Đó là hạnh phúc. Được thưởng thức những món ăn ngon do tự tay mình “xông pha” bếp núc, đó là hạnh phúc... Và tôi nghĩ rằng, vài suy nghi nhỏ bé của tôi về đức tính giản dị hôm nay cùng rất bình dị, đơn sơ.

Đơn giản là vậy nhưng tôi hi vọng, nó sê để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những ai đã đọc bài viết này. Mở cánh cửa tâm hồn để suy tư đôi chút về cuộc sống, tôi nghĩ: giản dị chính là một nét đẹp đáng quý mà mỗi người cần phái gìn giữ, nâng niu. Có thể tôi không hề giản dị theo nghĩa đơn thuần trong mắt mọi người, nhưng hôm nay, dù sao tôi cũng đã trỏ’ thành người giản dị theo suy nghĩ của riêng mình. Chẳng rườm rà, lan man, tôi đã thắng thắn trình bày ý kiến cá nhân và tât nhiên, điều không thể tránh khỏi là sự vụng về, nghèo nản trong hiểu biết, nhưng dù sao đó vẫn là giản dị.

ĐỀ 1: Tưởng tượng cuộc gặp gỡ giữ em với nhân vật trữ tình trong bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy). Viết bài văn kể lại kể lại cuộc gặp gỡ ấy và trình bày suy nghĩ của em về lối sống ân tình, thủy chung. ĐỀ 2: Tưởng tượng gặp nhân vật ông Hai ("Làng" - Kim Lân), nghe ông kể lại diễn biến tâm trạng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc và trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương đất...
Đọc tiếp

ĐỀ 1: Tưởng tượng cuộc gặp gỡ giữ em với nhân vật trữ tình trong bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy). Viết bài văn kể lại kể lại cuộc gặp gỡ ấy và trình bày suy nghĩ của em về lối sống ân tình, thủy chung.

ĐỀ 2: Tưởng tượng gặp nhân vật ông Hai ("Làng" - Kim Lân), nghe ông kể lại diễn biến tâm trạng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc và trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống hôm nay.

ĐỀ 3: Tưởng tượng gặp gỡ nhân vật anh thanh niên ("Lặng lẽ SaPa" - Nguyễn Thành Long), nghe anh kể lại cuộc gặp gỡ giữa anh với 3 nhân vật trên đỉnh Yên Sơn.

ĐỀ 4: Hãy tưởng tượng gặp nhân vật bé Thu (hoặc ông 6) trong truyện ("Chiếc lược ngà" - Nguyễn Quang Sáng). Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ đó và trình bày suy nghĩ về tình cảm gia đình.

ĐỀ 6: Tưởng tượng cuộc gặp gỡ của em với anh bộ đội cụ Hood trong bài thơ ("Đồng chí" - Chính Hữu) và nêu suy ngĩ về tình đồng chí, đồng đội trong cuộc sống hôm nay.

LƯU Ý: Sử dụng yếu tố nghị luận + miêu tả nội tâm khi kể.

Mong các bạn giúp đỡ, vì ngày 11/12/2017 mình phải thi nên cần gấp.

*XIN CẢM ƠN*

0