K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 1 2018

Mở bài:

Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp thì thật là “trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”. Bác đã đặt ra quyết tâm “Nhất định phải học nói, học học viết cho kỳ được” và Bác đã tìm ra được phương pháp học cho riêng mình dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.

Kết bài:

Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do Tòa soạn báo không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.
 

12 tháng 1 2018

Mb:Những năm đầu cách mạng, trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, Bác phải chăm lo trăm công ngàn việc. Nhân dân ta ai cũng lo cho sức khoẻ của Bác. Nhiều người với tư cách cá nhân, tập thể đã dành thì giờ đến thăm Bắc Bộ phủ - nơi ở và làm việc của Chính phủ ta hồi đó - thăm sức khoẻ của Bác. Lúc bấy giờ, việc đến thăm vị Chủ tịch nước không đến nỗi phải qua nhiều thủ tục phiền phức rắc rối.

KBMấy chục năm qua, bài thơ đã đi vào lòng mọi người, nhưng ít ai chú ý đến chi tiết bà biếu gói cam - một chi tiết gợi cảm hứng cho sự ra đời một bài thơ có giá trị của Bác.

24 tháng 11 2021

????????????????????////

24 tháng 11 2021

tớ ko giỏi văn đâu nhé

3 tháng 12 2017

Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.

Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.

-     Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?

-     Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:

-     Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?

Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:

-               Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:

Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...

Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.

3 tháng 12 2017

Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.

Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.

-     Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?

-     Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:

-     Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?

Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:

-               Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.

Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:

Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...

Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.

Kết quả hình ảnh cho koro sensei

2 tháng 12 2017

Trong lời kêu gọi toàn dân tập luyện thể dục thể thao, câu cuối cùng Bác viết: "Tự tôi ngày nào cũng tập". Hầu như trong hồi ký của các đồng chí cách mạng lão thành, hoặc những cán bộ may mắn được sống cùng Người, không ít thì nhiều đều có nói đến việc Bác Hồ tập thể dục rèn luyện thân thể. Việc tập luyện của Bác không chiếm nhiều thời gian trong ngày nhưng thành một nếp sống gây ấn tượng sâu sắc đến mọi người chung quanh.

Bác tập luyện rất đều đặn dù trời nóng cũng như ngày lạnh. Ngày nào Bác cũng dậy rất sớm và đánh thức mọi người cùng tập thể dục. Tập xong thì tắm suối, lạnh mấy cũng tắm, rồi đi làm việc. Bác Hồ duy trì nếp tập thể dục và ngày càng làm nội dung tập luyện thêm phong phú. Không chỉ là những động tác của bài tập thể dục thông thường mà còn là tập tạ, nhảy dây thun, dây vải, khí công, quyền thuật, đi bộ, chạy, nhảy... và được Người vận dụng cho phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể. Bơi là môn thể thao rất được Bác ưa thích. Trong hồi ký "Sống bên Bác", đồng chí Ngọc Châu có kể: "Những lúc bơi lội, chúng tôi thường bơi quanh Bác để giúp Người khi qua dòng nước lạnh. Nhờ tập luyện đều như vậy nên mỗi khi đi công tác, Bác vẫn cùng chúng tôi bơi qua một cách dễ dàng".

Những năm 1957 - 1958, Bác rất thích tập Thái cực quyền. Những đêm trăng, Bác cùng những anh em cảnh vệ thường tập trên sân thượng của Bắc bộ phủ. Sống cùng các chiến sĩ, Bác thường tìm hiểu và tập luyện những bài quyền mới. Bác tập bài mới rất say sưa và chú ý đến từng thế tấn, thế đỡ gạt... Mỗi động tác đều vận gân cốt và tập trung tinh thần, vì vậy Bác đi quyền rất sinh động. Bác cũng rất sốt sắng truyền lại cho các đồng chí của mình những bài quyền mà Bác biết. Những năm sau này khi trở về thủ đô, tuổi Bác thêm cao và sức khỏe không được như trước, Bác đã giảm dần môn chạy bộ nhưng sáng nào Bác cũng tập quyền và đi bộ trong vườn Phủ Chủ tịch.

Khi ngoài 70 tuổi, Bác Hồ vẫn kiên quyết duy trì sức khỏe. Bác bỏ hút thuốc và giữ vững chế độ tập luyện và sinh hoạt hàng ngày. Theo đề nghị của Bác, các đồng chí cảnh vệ mua cho Bác 20 quả bóng quần vợt và cất trong ngăn kéo. Bác đặt một sọt giấy vụn cách bàn làm việc chừng 5m, mỗi khi viết mỏi tay, Bác dừng lại và đứng dậy lấy bóng ném vào sọt, ném tay trái rồi đổi qua tay phải. Bác cho biết tập như vậy để rèn luyện sự điều khiển của thần kinh và tính chính xác của đôi tay. Hôm nào ném trúng vào sọt nhiều, Bác thấy vui. Còn hôm nào bóng ra ngoài nhiều, Bác có vẻ không vui. Có lần bác sĩ trông nom sức khỏe của Bác muốn làm Bác vui lòng nên lén đem sọt giấy lại gần, Bác phát hiện thấy không đồng ý và tự tay mình đem lại chỗ cũ...

Cho đến ngày nay, tấm gương rèn luyện thân thể của Bác đã khiến hàng triệu người Việt Nam qua bao thế hệ xúc động và phấn đấu noi theo.

 
30 tháng 11 2017

Ai cũng biết tập thể dục rất tốt. Nhưng kiên trì tập thể dục đều đặn hằng ngày lại là một việc làm không mấy dễ dàng. Truyện ngắn Quả là rất tốt của Thiếu Kiếm Ba in trong Những câu chuyện bổ ích và lí thú, tập 1 đã giúp chúng ta nhận ra sự cần thiết phải tập thể dục thường xuyên và những khó khăn cần vượt qua để có thể tập thể dục đều đặn hàng ngày.



Thỏ Trắng và Gấu Đen ở cạnh nhà nhau. Thỏ Trắng thường gọi Gấu Đen dậy tập thể dục mỗi sáng. Mùa hè, Gấu Đen dậy tập rất chăm chỉ. Nhưng khi mùa đông đến, Gấu Đen đâm ngại, sinh lười.



Một hôm, Gấu Đen đã nói với Thỏ Trắng:



- Bạn Thỏ Trắng ơi! Mùa Đông lạnh lắm! Bạn chịu khó tập thể dục một mình nhé!



Thấy Thỏ Trắng có vẻ không đồng ý, Gấu Đen lý sự thêm:



- Mình thấy tập thể dục cũng chẳng ích lợi gì. Bộ mẹ mình cả đời không tập thể dục mà có sao đâu! Cả một vụ đông, bố mẹ mình chỉ có ngủ không làm gì mà vẫn cứ khỏe.



Thỏ Trắng nghe Gấu Đen nói cũng đâm hoang mang. Thỏ Trắng liền đi tìm thầy dạy thể dục Hổ Vằn để hỏi. Thầy thể dục chỉ cho Thỏ Trắng thấy rõ lợi ích trước mắt và lâu dài của việc tập thể dục. Rồi thầy kết luận:



- Em cứ chịu khó tập thể dục buổi sáng. Rồi em sẽ thấy rõ điều thầy đã nói với em.



Nghe lời thầy, Thỏ Trắng kiên trì tập thể dục mỗi sáng. Thỏ Trắng ngày càng dẻo dai, khỏe mạnh. Câu không phải nghỉ buổi học nào. Cuối năm cậu được xếp loại khá. Gấu Đen không tập thể dục nên hay bị ốm, phải nghỉ học luôn. Học lực giảm sút trông thấy. Môn thể dục Gấu Đen không đạt yêu cầu, phải thi lại kỳ sau.



Thỏ Trắng an ủi, động viên, từ đấy sáng nào Gấu Đen cũng dậy cùng tập thể dục với Thỏ Trắng. Và lần thi lại sau khì nghỉ ấy, Gấu Đen đã đạt yêu cầu. Cậu ta vui mừng nói với Thỏ Trắng:



- Tập thể dục thường xuyên quả là rất tốt, bạn nhỉ!



Nhận xét



Câu chuyện thật đơn giản: Thỏ Trắng tập thể dục đều đặn nên khỏe mạnh, học tốt; Gấu Đen lười tập thể dục vào mùa đông vì ngại rét nên hay bệnh, phải nghỉ học nhiều, nên phải thi lại. Gấu Đen lười tập thể dục vào mùa đông vì thấy Gấu bố không tập vẫn khỏe, Gấu mẹ suốt tháng đông chỉ ngủ li bì vẫn khỏe. Và Thỏ Trắng cũng chẳng đủ lí lẽ để thuyết phục Gấu Đen cùng tập với mình. Phải đến khi Gấu Đen phải thi lại thì Gấu Đen mới thấy được sự cần thiết phải tập thể dục. Và phải đến khi nhờ tập thể dục lại cùng Thỏ Trắng nên Gấu Đen vượt qua được kỳ thi lại thì Gấu Đen mới nói được một câu chí lí: Tập thể dục thường xuyên quả là rất tốt.



Thực tiễn cuộc sống mới giúp Gấu Đen nhận ra chân lí.



Câu chuyện còn muốn nói đến tình bạn rất đẹp của Thỏ Trắng. Thỏ Trắng giúp Gấu Đen hoàn toàn trong sáng. Thỏ Trắng động viên Gấu Đen tập thể dục. Sáng sáng Thỏ Trắng sang nhà Gấu Đen gọi bạn dậy cùng tập. Bạn ngại rét, không muốn tập nữa, Thỏ Trắng khuyên nhủ bạn. Không đủ lí lẽ để thuyết phục bạn, Thỏ Trắng đi tìm thầy dạy thể dục để hỏi. Gấu Đen bị thi lại, Thỏ Trắng động viên và lôi kéo Gấu Đen vào việc rèn luyện chuẩn bị cho kì thi lại. Gấu Đen vượt qua được kỳ thi lại, Thỏ Trắng vui, chúc mừng bạn...Tình bạn như vậy thật đẹp đẽ! Có thể nói trong thành công của Gấu Đen có phần công lao đáng kể của Thỏ Trắng.
 

4 tháng 9 2017

x. Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.

28 tháng 11 2021

Đời nhà Lí có một vị quan nổi tiếng là người chính trực. Đó là Tô Hiến Thành. Năm 1175 vua Lí Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành lập thái tử Long Cán con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là Long Xưởng lên ngôi vua, bèn tìm cách đút vàng bạc cho vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành không nghe nhất định lập Long Cán làm vua theo di chiếu. Phò tá vua Cao Tông (tức Long Cán) được 4 năm thì ông lâm bệnh. Người mà ngày đêm hầu tạ bên giường bệnh là quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường. Còn vị quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên rất ít đến thăm Tô Hiến Thành. Một hôm, bà thái hậu họ Đỗ và vua Cao Tông tới thăm, hỏi ông:

- Nếu chẳng may ông mất đi thì ai sẽ người thay ông?

Tô Hiến Thành không do dự đáp ngay:

- Đó là gián nghị đại phu Trần Trung Tá

Thái hậu ngạc nhiên nói:

- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử

- Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá- Tô Hiến Thành nói

Qua câu chuyện trên, Tô Hiến Thành đã là một tấm gương sáng trong sử sách về lòng trung thực và trách nhiệm cao cả đối với dân với nước mà thế hệ chúng ta hôm nay cần noi theo.

đây nha nhớ ấn cho mình nha

7 tháng 12 2021

Tham khảo

ke-mot-cau-chuyen-ve-de-tai-that-tha-trung-thuc-trong-doi-song-40687n.aspx

7 tháng 12 2021

bẹn ấn vô đóa là đực nhé:))))

15 tháng 1 2018

Truyện viết về các danh nhân trên thế giới quả thật rất hấp dẫn đối với em. Mỗi câu chuyện đều đem đến một tấm gương sáng cho người đời, một bài học bổ ích cho lớp trẻ chúng em noi theo. Câu chuyện Nhà bức học Ê-đi-Xơn và bà cụ già là một câu chuyện như thế.

Ê-đi-Xơn là một người Mỹ, một con người tận tụy với khoa học, với sự phát triển của nhân loại, một nhà bác học lừng danh, sự nghiệp của ông thật to lớn vĩ đại biết nhưỡng nào. Ông đã góp phần phát minh ra máy điện thoại, điện báo, ghi âm…

Tại làng Men-Lô-pác thuộc ngoại thành phố New York (Mỹ) nơii đã xáy ra một điều kỳ diệu nhất trong lịch sử. Đó là sự kiện nhá bác học Ê-đi-xơn đưa bóng đèn điện vào thắp sáng. Người từ khắp mọi nơi đổ ùn ùn về cái làng nhỏ bé này để tận mắt ngắm nhìn ánh sáng điện phát ra. Đi trong đống người đông nghịt ấy cô một bà cụ già. Ngày ấy, đi lại còn khó khăn bà cụ phải chống gậy lần mò từng bước trên quãng đường mười hai cây số. Mệt mỏi, bà cụ đứng lại bên vệ đường để nghỉ thì Ê-đi-xơn đi ngang qua, ông dừng chân hỏi thăm bà cụ. Bà cụ kể lại cho Ê-đi-xơn nghe mục đích của cuộc hành trình khó khăn vất vả ấy. Rồi bà chép miệng!

–    Giá ông Ê-đi-xơn nghĩ ra được cái xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm thì hạnh phúc cho người già này biết mấy.

Nghe bà cụ nói vậy, trong đầu óc ông thoáng xuất hiện một ý nghĩ “một cái xe không cân ngựa kéo" – một đề nghị tuyệt vời. Ông cúi xuống nói với bà cụ!
“ Cụ ạ! Tôi là Ê-di-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra một ý định sáng chế chiếc xe chạy bằng điện đấy. Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe đầu tiên ấy”.

Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu, ông đã chế tậo thành công chiếc xe điện đầu tiên. Con đường xe điện chạy từ làng Men Lơ-pác đến New York được khánh thành. Ngay chuyến xe điện đầu tiên khởi hành, Ê-di-xơn trịnh trọng mời bà cụ già lên chuyến xe lịch sử ấy. Sau đó, ông mời bà về nhà chơi và hỏi!

“ Thề nào, cụ có thích chiếc xe ấy không? Một nụ cười móm mém đầy vẻ mãn nguyện nở trên khuôn mặt đầy nếp nhăn của cụ thay cho lời cảm ơn của cụ đối với nhà bác học đã cho cụ hưởng mọt niềm diêm phúc của những năm tháng cuối đời.

Thật sinh dộng, thật bất ngờ và cũng đầy lý thú, câu chuyện đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của một nhà bác học luôn chủ động suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo. Một con người giản dị hòa minh với quần  chúng, lắng nghe ý kiến quần chúng để đem tài năng của mình cống hiến cho mọi người, cho hạnh phúc của nhân loại.

Ê-đi-xơn là một tấm gương sáng tuyệt vời cho chúng em noi theo. Em nguyện sẽ cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng mình để sau này lớn lên, dù không được như Ê-đi-xơn nhưng cũng sẽ đóng góp tài năng của mình cho sự phát triển quê hương, đất nước thân yêu.

15 tháng 1 2018

Ê-đi-Xơn là một người Mỹ, một con người tận tụy với khoa học, với sự phát triển của nhân loại, một nhà bác học lừng danh, sự nghiệp của ông thật to lớn vĩ đại biết nhưỡng nào. Ông đã góp phần phát minh ra máy điện thoại, điện báo, ghi âm…

Tại làng Men-Lô-pác thuộc ngoại thành phố New York (Mỹ) nơii đã xáy ra một điều kỳ diệu nhất trong lịch sử. Đó là sự kiện nhá bác học Ê-đi-xơn đưa bóng đèn điện vào thắp sáng. Người từ khắp mọi nơi đổ ùn ùn về cái làng nhỏ bé này để tận mắt ngắm nhìn ánh sáng điện phát ra. Đi trong đống người đông nghịt ấy cô một bà cụ già. Ngày ấy, đi lại còn khó khăn bà cụ phải chống gậy lần mò từng bước trên quãng đường mười hai cây số. Mệt mỏi, bà cụ đứng lại bên vệ đường để nghỉ thì Ê-đi-xơn đi ngang qua, ông dừng chân hỏi thăm bà cụ. Bà cụ kể lại cho Ê-đi-xơn nghe mục đích của cuộc hành trình khó khăn vất vả ấy. Rồi bà chép miệng!

–    Giá ông Ê-đi-xơn nghĩ ra được cái xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm thì hạnh phúc cho người già này biết mấy.

Nghe bà cụ nói vậy, trong đầu óc ông thoáng xuất hiện một ý nghĩ “một cái xe không cân ngựa kéo" – một đề nghị tuyệt vời. Ông cúi xuống nói với bà cụ!
“ Cụ ạ! Tôi là Ê-di-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra một ý định sáng chế chiếc xe chạy bằng điện đấy. Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe đầu tiên ấy”.

Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu, ông đã chế tậo thành công chiếc xe điện đầu tiên. Con đường xe điện chạy từ làng Men Lơ-pác đến New York được khánh thành. Ngay chuyến xe điện đầu tiên khởi hành, Ê-di-xơn trịnh trọng mời bà cụ già lên chuyến xe lịch sử ấy. Sau đó, ông mời bà về nhà chơi và hỏi!

“ Thề nào, cụ có thích chiếc xe ấy không? Một nụ cười móm mém đầy vẻ mãn nguyện nở trên khuôn mặt đầy nếp nhăn của cụ thay cho lời cảm ơn của cụ đối với nhà bác học đã cho cụ hưởng mọt niềm diêm phúc của những năm tháng cuối đời.

Thật sinh dộng, thật bất ngờ và cũng đầy lý thú, câu chuyện đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của một nhà bác học luôn chủ động suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo. Một con người giản dị hòa minh với quần  chúng, lắng nghe ý kiến quần chúng để đem tài năng của mình cống hiến cho mọi người, cho hạnh phúc của nhân loại.

Ê-đi-xơn là một tấm gương sáng tuyệt vời cho chúng em noi theo. Em nguyện sẽ cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng mình để sau này lớn lên, dù không được như Ê-đi-xơn nhưng cũng sẽ đóng góp tài năng của mình cho sự phát triển quê hương, đất nước thân yêu.

7 tháng 12 2021

em tham khảo 

 

Thuở xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.

Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:

- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.

Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:

- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kỹ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được. Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.

Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:

- Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Chôm được truyền ngôi và trở thành một ông vua đức trí hiền tài.

7 tháng 12 2021

giờ này mà không copy mạng thì xingianroi