Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo từ Wikipedia
Tiziano Vecelli hay Tiziano Vecellio, tiếng Việt phiên âm là Ti-xiêng[1] (khoảng 1473/1490[2] – 27 tháng 8 năm 1576[3] thường được biết đến hơn với tên gọi Titian (phát âm /ˈtɪʃən/) là một danh họa Italia, người lãnh đạo trường phái Venice thế kỷ 16 của phong trào Phục hưng Italia. Ông sinh ra tại Pieve di Cadore, gần Belluno (ở Veneto), thuộc Cộng hoà Venice. Trong cuộc đời của mình, ông thường được gọi là Da Cadore, nghĩa là "đến từ Cadore".
TK :>
Tiziano Vecelli hay Tiziano Vecellio, tiếng Việt phiên âm là Ti-xiêng[1] (khoảng 1473/1490[2] – 27 tháng 8 năm 1576[3] thường được biết đến hơn với tên gọi Titian (phát âm /ˈtɪʃən/) là một danh họa Italia, người lãnh đạo trường phái Venice thế kỷ 16 của phong trào Phục hưng Italia. Ông sinh ra tại Pieve di Cadore, gần Belluno (ở Veneto), thuộc Cộng hoà Venice. Trong cuộc đời của mình, ông thường được gọi là Da Cadore, nghĩa là "đến từ Cadore". Được những người đương thời công nhận là "Mặt trời giữa những ngôi sao nhỏ" (gợi nhớ lại những dòng cuối cùng trong tác phẩm Thần Khúc của Dante), Titian là một trong những họa sĩ Italia đa tài nhất, tinh thông cả về chân dung, phong cảnh và các chủ đề thần thoại và tôn giáo. Những phương pháp sáng tác của ông, đặc biệt trong việc áp dụng và sử dụng màu sắc, sẽ có ảnh hưởng sâu sắc không chỉ với những họa sĩ Italia thời Phục hưng, mà cả với những thế hệ tiếp sau của nghệ thuật phương Tây.[4] Trong cuộc đời khá dài của mình phong cách nghệ thuật của Titian đã thay đổi mạnh mẽ[5] nhưng ông vẫn giữ lại sự chú trọng đặc biệt với màu sắc. Dù những tác phẩm sau này của ông có thể không chứa đựng sự mạnh mẽ, màu sắc tươi sáng như những tác phẩm ban đầu, phong cách vẽ lỏng tay và những sự biến đổi màu sắc huyền ảo là chưa từng có trong lịch sử nghệ thuật phương Tây.
VNTN – Bức tranh Bác Hồ và ba thiếu nhi Trung, Nam, Bắc của Diệp Minh Châu được vẽ bằng chính máu trên cánh tay của tác giả. Sau khi bức huyết họa hoàn thành, họa sĩ đã viết lên tranh dòng chữ “Thay mặt giới văn nghệ kháng chiến Nam Bộ, con xin kính dâng cha già Hồ Chí Minh một tác phẩm đẹp nhất đời con”. Sau đó ông nhờ đoàn cán bộ miền Nam đi họp ở Việt Bắc mang bức tranh này cùng bức thư dâng lên Người.
Năm 1949, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ nhận được tranh và thư đã rất cảm động, Người nói với các chiến sỹ đây là thứ “thuốc bổ” vô giá, hãy cho mọi người cùng được hưởng. Mặc dù chưa một lần gặp Bác nhưng tác giả đã khắc họa rất rõ đặc điểm, thần thái của Người, còn các em thiếu nhi thì được thể hiện rất sinh động trên từng gương mặt ngây thơ trong sáng ở các lứa tuổi khác nhau. Nét vẽ rất khái quát nhưng lại chuẩn xác đến từng chi tiết, lột tả được nội tâm của mỗi nhân vật. Qua hình tượng rất đặc trưng đó, bức tranh đã thể hiện rõ tấm lòng của thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc luôn yêu kính Bác Hồ.
Diệp Minh Châu và bức huyết họa đã vinh dự được giới thiệu trong chương trình Mỹ thuật lớp 7; góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm và nghệ thuật cho học sinh, giúp thế hệ trẻ hôm nay hoàn thiện thêm về nhân cách, chủ động tự tin là thế hệ tương lai của đất nước. Hiện nay bức tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Trải qua bao năm tháng và dần bị phai nhạt, xác định đây là tác phẩm có giá trị lớn về mặt nghệ thuật và lịch sử, nên năm 1960 hoạ sỹ Huỳnh Văn Thuận, nguyên Vụ trưởng Vụ Mỹ thuật đã đề nghị họa sỹ Trần Thức chép lại bằng màu nước để lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Họa sỹ – nhà điêu khắc Diệp Minh Châu (1919 – 2002) quê ở Bến Tre, là một nghệ sỹ lớn của Việt Nam. Nhà nước đã phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 1996, nhằm ghi nhận thành quả lao động của ông, với các tác phẩm tiêu biểu như: Bác Hồ và ba em thiếu nhi Trung – Nam – Bắc (tranh lụa, vẽ bằng máu); Bác Hồ câu cá ở Việt Bắc (tranh sơn dầu); Võ Thị Sáu (tượng); Lòng người miền Nam (tượng); Phú Lợi (tượng); Hương sen (tượng); Bác Hồ ở Việt Bắc (tượng); Tượng đài Bác Hồ (cao 8m, nặng 180 tấn); Tượng đài Trương Định (cao 8m, nặng 80 tấn); Tượng Bác Hồ bên suối Lê-nin (thạch cao)…
Chúng ta trân trọng Diệp Minh Châu – nhà điêu khắc, họa sỹ tài hoa và nhân cách đáng mến, ông đã dùng chính những giọt máu hồng của mình để vẽ chân dung lãnh tụ Hồ Chí Minh. Suốt một đời chiến đấu vì dân tộc và lao động nghệ thuật kháng chiến không ngừng nghỉ.
VNTN – Bức tranh Bác Hồ và ba thiếu nhi Trung, Nam, Bắc của Diệp Minh Châu được vẽ bằng chính máu trên cánh tay của tác giả. Sau khi bức huyết họa hoàn thành, họa sĩ đã viết lên tranh dòng chữ “Thay mặt giới văn nghệ kháng chiến Nam Bộ, con xin kính dâng cha già Hồ Chí Minh một tác phẩm đẹp nhất đời con”. Sau đó ông nhờ đoàn cán bộ miền Nam đi họp ở Việt Bắc mang bức tranh này cùng bức thư dâng lên Người.
Năm 1949, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ nhận được tranh và thư đã rất cảm động, Người nói với các chiến sỹ đây là thứ “thuốc bổ” vô giá, hãy cho mọi người cùng được hưởng. Mặc dù chưa một lần gặp Bác nhưng tác giả đã khắc họa rất rõ đặc điểm, thần thái của Người, còn các em thiếu nhi thì được thể hiện rất sinh động trên từng gương mặt ngây thơ trong sáng ở các lứa tuổi khác nhau. Nét vẽ rất khái quát nhưng lại chuẩn xác đến từng chi tiết, lột tả được nội tâm của mỗi nhân vật. Qua hình tượng rất đặc trưng đó, bức tranh đã thể hiện rõ tấm lòng của thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc luôn yêu kính Bác Hồ.
Diệp Minh Châu và bức huyết họa đã vinh dự được giới thiệu trong chương trình Mỹ thuật lớp 7; góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm và nghệ thuật cho học sinh, giúp thế hệ trẻ hôm nay hoàn thiện thêm về nhân cách, chủ động tự tin là thế hệ tương lai của đất nước. Hiện nay bức tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Trải qua bao năm tháng và dần bị phai nhạt, xác định đây là tác phẩm có giá trị lớn về mặt nghệ thuật và lịch sử, nên năm 1960 hoạ sỹ Huỳnh Văn Thuận, nguyên Vụ trưởng Vụ Mỹ thuật đã đề nghị họa sỹ Trần Thức chép lại bằng màu nước để lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Họa sỹ – nhà điêu khắc Diệp Minh Châu (1919 – 2002) quê ở Bến Tre, là một nghệ sỹ lớn của Việt Nam. Nhà nước đã phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 1996, nhằm ghi nhận thành quả lao động của ông, với các tác phẩm tiêu biểu như: Bác Hồ và ba em thiếu nhi Trung – Nam – Bắc (tranh lụa, vẽ bằng máu); Bác Hồ câu cá ở Việt Bắc (tranh sơn dầu); Võ Thị Sáu (tượng); Lòng người miền Nam (tượng); Phú Lợi (tượng); Hương sen (tượng); Bác Hồ ở Việt Bắc (tượng); Tượng đài Bác Hồ (cao 8m, nặng 180 tấn); Tượng đài Trương Định (cao 8m, nặng 80 tấn); Tượng Bác Hồ bên suối Lê-nin (thạch cao)…
Chúng ta trân trọng Diệp Minh Châu – nhà điêu khắc, họa sỹ tài hoa và nhân cách đáng mến, ông đã dùng chính những giọt máu hồng của mình để vẽ chân dung lãnh tụ Hồ Chí Minh. Suốt một đời chiến đấu vì dân tộc và lao động nghệ thuật kháng chiến không ngừng nghỉ.
có sai hông nhỉ ^-^sai thì sorry bn nhó
- Mỹ thuật thời Ý thời kỳ Phục Hưng xuất hiện nhiều họa sĩ thiên tài. Nghệ thuật của họ theo xu hướng hiện thực và đạt tới đỉnh cao của sự trong sáng, mẫu mực.
- Một số họa sĩ và tác phẩm:
1- Họa sĩ Lê-ô-na đờ vanh-xi (1452-1520 )
- Ông là một thiên tài về nhiều lĩnh vực ( Hội họa, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc,..)
- Hình ảnh con người trong tranh của ông được diễn tả tuyệt diệu kết hợp giữa phẫu thuật và hình học rất sống động mẫu mực gợi cảm.
- Một số tác phẩm tiêu biểu :
+ Chân dung nàng Mô-na-li-da
+ Buổi họp mặt kín
+ Đức mẹ Lít-ta.
2 - Họa sĩ Mi-ken-lăng-giơ (1475 - 1564)
- Ông là một họa sĩ tài năng ( nhà điêu khắc,kiến trúc, họa sĩ, nhà thơ)
- Một số tác phẩm tiêu biểu :
+ Tượng Đa-vít
+ Tượng Môi-dơ
+ Tranh trên vòm nhà thờ Xích-xtin
+ Ngày phán xét cuối cùng
+ Ngày và đêm
+ Pi-et-ta.
3 - Họa sĩ Ra-pha-en ( 1483 – 1520 )
- Là một họa sĩ tài năng nổi tiếng rất nhanh ở Phờ-lo-răng-xơ và được giáo hoàng chú ý -> Được gọi là “Họa sĩ của Đức giáo hoàng”. Sự nghiệp của ông vừa đồ sộ vừa đa dạng, tác phẩm của ông thể hiện sự trong trẻo, nền nếp.
- Một số tác phẩm tiêu biểu :
+ Trường học Aten
+ Ma-đôn-na
+ Đức mẹ xích-xtin
+ Đức mẹ của Đại công tước.
Chúc bạn học tốt!!!
Tham khảo!
Đặc điểm mỹ thuật thời Trần:
_ Có nét đẹp phóng khoáng khoẻ khoắn, biểu hiện sức mạnh lòng tự hào dân tộc.
_ Kế thừa tinh hoa mĩ thuật thời Lý nhưng dung dị đồn hậu, chất phát hơn.
_ Tiếp nhận nghệ thuật các nước láng giềng, bổ sung làm giàu nghệ thuật dân tộc.
Vài nét về bối cảnh xã hội:
- Sau khi thay nhà Lý và với 3 lần đánh thắng quân Nguyên-Mông -> tinh thần tự cường tự chủ dân tộc ngày càng cao
-> đất nước giàu mạnh
-> nền nghệ thuật phát triển mạnh mẽ về nhiêuf mặt
họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954) Sinh tại Hà Nội,quê ở làng Xuân Cầu,xã Nghĩa Trụ ,huyện Cao Giang ,tỉnh Hưng Yên. ông tốt nghiệp trường Cao đẳng mĩ thuật Đông Dương năm 1931và là Hiêụ trưởng đầu tiên của trường mĩ thuật kháng chiến mở ở khu Việt Bắc. Ông là 1 trong những họa sĩ nổi tiếng của nền mĩ thuật VN hiện đại. trước Cách mạng tháng Tám , ông chuyên vẽ tranh các thiếu nữ thị thành đài các. những tác phẩm mĩ thuật nổi tiếng của ông ở thời này: thiếu nữ bên hoa huệ, hai thiếu nữ và em bé ...sau Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến , ông chuyển sang vẽ tranh về những sĩ vệ quốc đoàn , những ông già nông thôn chất phác,những cô thôn nữ dân tộc thùy mị, xinh đẹp.ông đã tự chiến thắng cái cũ ngay trong chính con người mình để đi theo cách mạng .những sáng tác của ông ở giai đoạn này là:nghỉ chân bên đồi và nhiều kí họa về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp . Năm 1954, trên đường công tác trong chiến dich Điện Biên Phủ , ông đã hi sinh.năm 1996, Nhà nước truy tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học -nghệ thuật VD:nghỉ chân bên đồi (Tô Ngọc Vân) chơi ô ăn quan (Nguyễn Phan Chánh)
bt og ý là ai
ko bt