Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quả không hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoác lên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hội đó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoa như những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áo thắm đỏ rực rỡ. Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đều đẹp mê hồn. Ba hông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang. Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vào nhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyển chuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hút người ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của hồng nhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh. Thân cây chắc chỉ to và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gai bé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công chúa Hồng trẻ đẹp. Mỗi chiếc lá nhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp.
TK
Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.
Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.
Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.
Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.
Nhắc đến loài cây gợi nhớ tuổi học trò, bên cạnh cây phượng với sắc hoa đỏ thắm, không thể không nhắc đến bằng lăng với màu tím biếc thủy chung.
Bằng lăng là một loài cây thuộc họ cây gỗ. Thân cây không to lắm, một vòng tay em ôm cũng xuể. Thân cây màu nâu thẫm, nổi lên những vết sần nhuốm màu năm tháng. Cách mặt đất chừng một mét thân cây chia ra làm nhiều nhánh. Trong từng nhánh ấy lại tiếp tục chia ra thành những nhánh nhỏ vươn mình lên cao cùng với những chiếc lá xanh đón ánh nắng mặt trời. Nhìn từ xa, bằng lăng như một người lực sĩ khổng lồ đang vươn mình trong nắng và gió, mang sức mạnh phi thường.
Cây bằng lăng có nhiều tán lá xum xuê. Hè về cây tỏa bóng mát khắp các con đường. Lá cây hình bầu dục tròn ở gốc và nhọn ngắn ở chóp. Lá to thì bằng bàn tay người lớn, lá nhỏ nhìn giống như lá vối trồng trong vườn. Lá bằng lăng thường dài, rất nhẵn. Mùa xuân, lá có màu xanh biếc ở hai mặt. Khi những dàn đồng ca ve sầu cất lên khúc hát mùa hạ, lá cây thay đổi mình, chuyển sang màu xanh thẫm, dày dặn. Mặt dưới của chiếc lá có những đường gân xanh chia nhánh kéo dài kín chiếc lá nhìn như bộ xương cá.
Hè về, bằng lăng nở hoa tím biếc. Không cháy đỏ rực lửa như hoa phượng hay đài các kiêu sa như các loài hoa khác, hoa bằng lăng ngây thơ ngơ ngác giữa trời chiều. Hoa bằng lăng không nở rộ cùng lúc như nhiều loài hoa khác. Ban đầu chỉ là những nụ hoa bé xíu, lấp ló sau những tán lá xanh như chơi trò trốn tìm. Bất ngờ xuất hiện rồi khoe sắc lung linh như một cô gái dịu hiền, cuối mùa lại chóng bạc màu nhường không gian cho hoa phượng. Vì thế người ta vẫn bảo hoa bằng lăng có vẻ gì yếu đuối, có tính nhường nhịn chứ không mạnh mẽ loài cây “học trò”.
Hoa bằng lăng có sáu cánh, xoăn xoăn ở rìa, cánh mỏng như hoa lục bình vươn mình khoe sắc trong nắng, lớp nọ kế lớp kia, bông nọ tiếp bông kia duyên dáng đến diệu kỳ. Mỗi cành có đến hàng chục bông hoa cho nên người ta thường gọi là cành hoa bằng lăng chứ ít ai gọi bông hoa hay nhành hoa bằng lăng.
Lấp ló sau những cánh hoa là nhụy hoa màu vàng óng, có mùi thơm thoang thoảng, thu hút ong bướm đến vui đùa. Khi hoa bằng lăng rụng thì bằng lăng bắt đầu ra quả. Lúc đầu quả nhỏ xíu, hình tròn, màu xanh thẫm, khi gần về già tự tách ra từng múi. Trong mỗi múi là những cái hạt nhỏ li ti. Những cơn gió mùa hạ xào xạc đến cuốn bay đi hạt bằng lăng rải rác khác mọi miền.
Học trò ai cũng tha thiết với sắc tím biếc thủy chung của hoa bằng lăng. Bằng lăng như gợi về những kỉ niệm mơn man của một thời áo trắng ngây ngô, hồn nhiên, trong sáng.
Tham Khảo
Em rất yêu thích những bóng cây nơi sân trường, những tán lá rợp mát xòe rộng ngập tràn kỉ niệm. Và có lẽ, em yêu nhất là cây phượng vĩ nơi góc sân trường.
Cây phượng vĩ này nép mình lặng lẽ nơi góc kín, nếu không để ý kĩ thì sẽ khó lòng mà thấy được vì nó bị che khuất bởi những tán cây rợn ngợp kia. Có khi, chỉ một ngày hè nóng nực, đứng trên lan can tầng ba mà đưa mắt nhìn ra khắp sân trường, hưởng thụ những cơn gió mát, có lẽ trong thoáng chốc sẽ thu được sắc đỏ thắm rực rỡ của những bông hoa phượng nở thành chùm ấy. Từng bông hoa như cánh bướm dập dờn, đan cài vào nhau, cứ thế lấp lánh, như rực lên dưới nắng chói chang. Gốc cây phượng ấy chính là nơi bí mật của em, nơi đây rất yên tĩnh và mát mẻ.
Cầm một cuốn sách, ngồi dưới gốc cây mà đọc, mà lắng nghe lòng mình, lắng nghe tiếng chim kêu, lắng nghe tiếng gió xào xạc, thưởng thức hương hoa dịu nhẹ, hương lá thanh thanh thì còn gì tuyệt vời hơn nữa. Có những chiều ra về ngủ quên dưới gốc cây, khi em tỉnh dậy, toàn thân đã tràn ngập lá và hoa, sắc trắng tinh khôi của tấm áo học trò như được tô điểm. Những ngày cuối năm học, em dạo bước tới chỗ cây phượng, nhặt lấy những cánh hoa mềm mà đem về ép vào trang sách, thêm một dấu ấn kỉ niệm thời học trò. Cây như người bạn của em vậy. Mỗi lần có chuyện không vui ở trường, chỉ cần ngồi dưới gốc cây, dựa lưng vào thân cây màu nâu xù xì thô ráp là mọi khó chịu dường như tan biến hết cả.
THAM KHẢO:
Nàng tiên xuân xinh đẹp đã lặng lẽ nói lời tạm biệt từ bao giờ, và đất trời đón một nàng hạ đỏng đảnh nhưng không kém phần ấm áp. Hạ đến mang theo cái nắng vàng chói chang, làm cho hoa thêm thơm và cây cối thêm chín mọng.Một cơn gió mát khẽ thoảng qua, cây phượng trường em khẽ giật mình, đánh thức những búp non còn đang yên giấc.
Cây phượng trường em được trồng từ khi ngôi trường mới được thành lập.Tuổi của cây cũng chính là tuổi của trường. Thân cây cao, to và sần sùi, có cả những cái mấu nổi lên như những cục u, đủ biết cây đã già lắm rồi.Cành cây vươn rộng tạo thành một chiếc ô xanh khổng lồ, che mát cho cả sân trường. Rễ cây to và cứng trồi cả lên mặt đất, như những con rắn đang say ngủ. Trên những cành nhánh, lá phượng xòe ra đều đặn và đối xứng nhau. Màu xanh của lá như màu cốm non, tạo cho người khác một cảm giác dễ chịu khi ngắm nhìn. Mùa hè xanh tươi là thế nhưng đến mùa đông, phượng trút lá chỉ còn là những cành cây khẳng khiu như những chiếc lược chải tóc cho mây trời.Hoa phượng bừng nở cũng là lúc mùa hè về trông mới đẹp biết bao nhiêu.
Phượng làm lòng người học sinh nôn nao vì một mùa thi nữa lại về, nhìn sắc phượng đỏ mà biết bao bồi hồi cùng với lo lắng.Dưới tán già, chúng em cùng nhau trao đổi bài đầy say mê, cánh phượng rơi trên vạt áo còn đọng lại mùi hương tinh khiết.
Tham khảo:
Trong các loài hoa, em đặc biệt yêu thích loài hoa thủy tiên. Bởi vì nó có vẻ đẹp mong manh lại kiên cường, rất khác biệt với các loài hoa khác.
Hoa thủy tiên thường mọc ở gần nguồn nước, như cạnh hồ, sông, suối ở trong rừng sâu. Để lý giải hiện tượng này, thần thoại Hy Lạp đã có hẳn một câu chuyện riêng về vị thần hoa thủy tiên. Những cây hoa thủy tiên mọc thành bụi, cụm cạnh nhau khá dày, giống như một đám cỏ dại.
Từ gốc, các nhánh lá và hoa thủy tiên bắt đầu mọc ra. Những chiếc lá thủy tiên dài đến cả 20cm, khá dày, màu xanh sẫm, dáng như lá tỏi. Hoa thủy tiên thì có phần cuống mọc trực tiếp từ gốc, thẳng và to như thân bút chì. Thân hoa trơn bóng, màu xanh sẫm như lá, không có gai hay các nhánh nhỏ như hoa ly, hoa huệ. Vì vậy, khi hoa vẫn còn là chiếc búp nhỏ, nhìn từ xa thật khó để phân biệt đâu là hoa đâu là lá. Khi những nụ hoa bắt đầu nở tung ra, thì vẻ đẹp của cây thủy tiên mới hiển lộ. Phần cuống hoa khá dài và nhỏ, chống đỡ cả đóa hoa lớn như một chén trà con con. Mỗi đóa hoa gồm có sáu cánh nhỏ hình tam giác kéo dài. Cánh hoa thủy tiên màu trắng, khá dày và mềm mịn như là hoa nhài vậy. Ở giữa là một phần cánh hoa nhỏ màu vàng cuộn tròn thành vòng khép kín, che chở nhị hoa vàng nhỏ xíu ở bên trong. Vẻ đẹp khác lạ ấy, khiến cho hoa thủy tiên dù mọc ở khắp các bờ hồ với ngoại hình thấp bé vẫn vô cùng nổi bật. Mỗi khi đến mùa hoa nở, hoa thủy tiên có thể trải trắng suốt một dọc dài bờ hồ, bờ suối nơi mình sinh sống. Điều đó khiến cho khung cảnh thiên nhiên nơi thủy tiên nở rộ đẹp như một bức tranh thần thoại cổ xưa.
Lúc nào, em cũng say mê và yêu thích loài hoa thủy tiên. Em mong rằng, một ngày nào đó, em sẽ được trồng loài hoa này ở trong vườn nhà mình.
tham khảo
Trong các loài hoa, em đặc biệt yêu thích hoa cúc họa mi trắng - loại hoa của mùa thu Hà Nội.
Cây cúc họa mi trông giống như những cây cỏ dại. Với thân nhỏ dài mà mảnh mai. Lá cây cũng nhỏ mà dài như những sợi cỏ trên sân trống. Nhưng khi mùa thu đến, cây lột xác hoàn toàn, trở thành loài hoa đẹp đến ngây ngất. Hoa cúc họa mi không lớn. Khi còn là nụ, chỉ lớn chừng hạt lạc mà thôi. Khi nở bung thì lớn chừng chén trà. Nhụy hoa tròn đầy như cái cúc áo, màu vàng ruộm như rơm phơi chín nắng. Cánh hoa cúc nhỏ mà dài, mỏng manh. Cánh hoa xếp thành hai lớp, vừa không quá mỏng nhưng cũng không quá dài. Tạo nên vẻ đẹp thướt tha và mềm mại. Chính vì nét đẹp ấy, mà người ta thường mặc áo dài khi chụp ảnh cùng cúc họa mi. Những bông cúc họa mi ấy mang vẻ đẹp thanh khiết, mộc mạc. Tuy giản dị nhưng không hề tầm thường.
Cứ mỗi khi những cơn gió heo may đầu tiên bắt đầu thổi trên ngõ ngách Hà Thành. Em lại bất giác dõi theo những gánh hàng rong, để tìm hình dáng quen thuộc của những bó hoa cúc họa mi yêu dấu.
Tham khảo
Trong vườn nhà em trồng rất nhiều loại cây khác nhau: từ rau củ cho đến hoa, rồi cả những cây ăn quả nữa. Và em thích nhất là cây bưởi mà mình đã cùng bố trồng khi em còn đang học mãi giáo.
Cây bưởi này ngày mới trồng còn mới chỉ là một cây non bé xíu, vậy mà giờ đây nó đã lớn hẳn, cao hơn người bố em rồi đấy. Đặc biệt là trái bưởi hàng năm cho ra đều rất ngọt và thơm. Những trái bưởi vàng óng, to và mọng nước vô cùng. Hương bưởi thoang thoảng dịu nhẹ lan tỏa trong không gian khiến lòng người vô cùng dễ chịu. Gọt đi lớp vỏ bên ngoài liền sẽ thấy một lớp màng bọc màu trắng xốp ở kế tiếp, chỉ cần dùng mũi dao nhẹ lột là được rồi. Cuối cùng ta sẽ thấy được những múi bưởi to, xếp cạnh nhau vòng thành một hình cầu đẹp mắt. Chỉ cần lột bỏ lớp vỏ mỏng màu trắng trong ở ngoài là sẽ thấy những tép bưởi màu trắng ngà mọng nước, những hạt bưởi xếp thẳng tăm tắp. Vị ngọt của bưởi quanh quẩn nơi đầu lưỡi, khiến em ăn một lần liền nhớ mãi không quên.
Để có thể có những trái bưởi thơm ngon ấy, đó là thành quả chắt chiu bao ngày của những bông hoa bưởi trắng muốt ngày xuân dưới cơn mưa bụi lất phất bay, dưới cái se lạnh của thời tiết. Không chỉ vậy, đó còn là sự đóng góp không hề nhỏ của những chiếc lá xanh sậm ngày đêm thực hiện công việc của mình, của những rễ cây cần mẫn ngày đêm tìm kiếm nguồn dinh dưỡng nơi đất mẹ bao la.
Em thích nhất là khi được cùng bố thu hoạch những trái bưởi ấy. Một trái để dành bày mâm ngũ quả lễ Trung thu, một vài quả gửi biếu hai bên ông bà, còn lại hoặc bố mẹ em đưa tặng hàng xóm xung quanh hoặc đem ra chợ bán. Ai cũng đều khen ngon và mọng nước cả. Hàng ngày em đều chăm chỉ ra tưới nước cho cây, để ý từng thứ một, chỉ mong cây càng ngày càng thêm lớn.
Em yêu cây bưởi này nhiều lắm bởi cây không chỉ cho ra loại quả em yêu thích mà còn mang lại nguồn kinh tế nho nhỏ cho gia đình em nữa. Em mong năm sau, năm sau nữa, cây vẫn cho ra được những trái bưởi thơm ngon như vậy.
TK :
Trước sân nhà em có một khu vườn nhỏ. Ở đó bà em trồng các loại rau sạch và tươi ngon. Ở góc trong cùng, bà đặc biệt trồng một cây bưởi rất lớn. Đó là cây ăn quả duy nhất trong khu vườn nhỏ bé của nhà em.
Cây bưởi rất cao, có khi phải đến hơn bốn mét, vì nó cao gần đến mái của tầng hai nhà em. Thân cây to như là bắp đùi của người lớn, chắc nịch. Thân cây không mọc thẳng đứng, mà hơi nghiêng về phía bên trái một chút, vì phía bên đó có nhiều ánh nắng mặt trời. Từ đoạn cách mặt đất tầm một mét rưỡi, cây bắt đầu tỏa các cành. Những cành ở dưới to như cổ tay, càng lên trên, các cành càng bé dần. Tuy các cành mọc ra ở trên cao, nhưng do các trái bưởi rất lớn và nặng, nên làm cho cành lá trĩu xuống dưới. Có cành còn quét xuống cả mặt đất. Lá bưởi khá lớn, thường to bằng bàn tay. Ở gần giữa thân lá thì lõm vào trong như hình số tám. Đôi lúc em cảm giác như lá bưởi chính là quả hồ lô đã bị ép dẹp lép. Lá bưởi rất thơm, thường được bà và mẹ hái vào xông mùi thơm cho cả nhà, hoặc dùng khi luộc, hấp hải sản cũng rất tuyệt.
Thường thì vào những tháng mùa thu bưởi sẽ ra hoa. Hoa bưởi trắng muốt, cánh hoa dày, mùi thơm nồng và đậm. Thường dùng để làm nước hoa, nước gội đầu. Và đến khoảng cuối năm, sẽ có trái bưởi chín thơm lừng. Những trái bưởi có bình tròn, khi chín có thể to như một cái nồi nấu cơm cỡ nhỏ. Vỏ vàng ươm. Phần thịt vỏ bên ngoài khá dày, có thể dùng làm chè bưởi, mứt bưởi. Bên trong, phần thịt mọc thành từng múi, bên trong múi có nhiều tép bưởi nhỏ. Khi ăn có vị ngọt thanh, dịu nhẹ, ngon ngọt vô cùng. Năm nào, khi Tết đến, mẹ cũng chọn một trái bưởi lớn nhất, đẹp nhất để đặt lên bàn thờ tổ tiên.
Đôi với em, cây bưởi không chỉ là một loại cây ăn quả mà còn là một người bạn thân thuộc. Mỗi ngày, em đều dành thời gian để tưới nước và quan sát cây bưởi. Mong rằng cây sẽ mãi luôn tươi tốt như bây giờ.
Tham khảo:
Thân cây vải xù xì, sờ vào cảm giác nham nhám và sần sùi. Chỉ cần một vòng tay của em là đã có thể ôm lấy thân cây vải một cách dễ dàng. Nó không có bộ rễ to đồ rộ và mọc tràn lan trên mặt đấy. Rễ của cây vải mọc rất khiêm tốn, chỉ có một vài rễ ngoi lên mặt đất mà thôi.
Lá của cây vải có màu xanh thẫm, có hơi hướng giống với lá của cây nhãn. Mỗi khi mùa thu về lá của cây vải bắt đầu ngả màu và sang màu đông thì nó khô héo và rụng xuống cội. Đến khi mùa xuân đến thì những chiếc lá lại bắt đầu nhú lên, đâm chồi nảy lộc non. Chờ đến khi mùa hạ đến thì cành lá sum sê và tỏa bóng mát rợp khắp.
Refer
Trong khu vườn nhỏ xinh của nhà em bố em trồng có biết bao nhiêu là cây ăn quả những em thích nhất là những cây bưởi mà bố em trồng. Cây bưởi năm nào cũng sai trĩu quả nhìn thật thích mắt biết bao nhiêu.
Em được biết thì giống bưởi nhà em cũng chính là giống bưởi Diễn, cây bưởi có lòng đào ăn ngọt lắm. Cây bưởi nhà em được bố trồng cũng đã rất lâu rồi, phải hơn mười năm rồi nhưng cành lá của nó vẫn xanh tươi. Tán của cây bưởi dường như lại đã xòa một vùng sân rộng. Thế rồi em như nhận thấy được rằng chính từ cái gốc to bằng cái xô kia, chìa ra ba cành lớn, tạo thành một thế vững chãi để có thể chống lại mưa nắng.
Cây bưởi nhà em dường như nó đẹp nhất là vào mùa xuân. Thật là đẹp, nhất là trong cái gió xuân hây hẩy, cây bưởi lại ra những nụ hoa giống những hạt ngô màu xanh nhạt và nhìn cũng thật là đẹp biết bao nhiêu. Có lẽ rằng, em dường như cũng chỉ mấy hôm sau thôi, những hạt ngô kia bỗng nổ tung như bỏng. Thế rồi cũng nhận thấy được những bỏng ngô trắng xóa, nó dường như cũng đã phủ kín đầy cành, hương thơm ngan ngát lan toả khắp cả xóm. Hoa bưởi như thật thanh khiến nở thành chùm. Mùi hoa cứ thoang thoảng bay khắp xóm, hễ ai đi vào nhà em cũng phải khen mùi hoa bưởi như thật âm thầm và nồng nàn biết bao nhiêu.
Thế rồi cho đến khi mà hoa tàn. Quả bưởi dường như cũng đã lớn nhanh đến vậy. Mới hôm nào thôi mà em như đã còn nhặt những quả bưởi rụng cho mấy bạn gái ở lớp em để chơi chuyền chơi chắt. Thế mà bây giờ thật bất ngờ! Quả bưởi cũng đã to bằng cái đầu của em, có quả to bằng cả cái siêu điện đấy chứ. Thế rồi em như cũng thấy được rằng, cũng chính những cái lá bưởi xanh đậm, giống như những cái quạt ba tiêu phe phẩy trong gió hè như càng làm em thích thú hơn. Khi thu về thì những quả bưởi lúc lỉu trên cành nặng đến nỗi ông em phải chống cành bằng những cây tre lớn. Cho đến hôm Tết Trung thu, bố em cũng vặt cho mấy mấy quả bưởi để chúng em phá cỗ cùng với nhau rất vui. Ăn bưởi nhà em thật ngon và ngọt biết bao nhiêu. Bóc quả ra là những tép bưởi như mọng nước ngọt lịm
Ai ai cũng bảo cây bưởi nhà em giống quý. Và cũng đã có rất nhiều cô bác trong xóm đến xin chiết về làm giống. Và bố em cũng cho cả, em mong muốn cây bưởi năm nào cũng ra sai quả như vậy.
Mùa xuân đến, muôn hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc nhưng đẹp hơn cả là cây hoa hồng nhung. Cây hoa này ông nội em trồng từ lúc nào em cũng không nhớ rõ nữa, nhưng nó là cây hoa mà em yêu thích nhất.
Hồng nhung đứng giữa vườn với vẻ kiêu hãnh. Thân cây mảnh mai, màu nâu sẫm, có gai to, sắc vàng nhọn, càng lên trên thân càng nhỏ. Những chiếc cành màu xanh như những cánh tay vươn lên đón lấy ánh nắng và bầu không khí yên lành, mát mẻ của mùa xuân. Những chiếc lá màu xanh thẫm được tô điểm bởi những đường gân và viền răng cưa khẽ đung đưa trong gió. Còn những bông hồng thì thật tuyệt vời. Những cái đài hoa màu xanh mỡ màng kia lại đỡ được nàng công chúa hoa hồng xinh đẹp. Cánh hoa màu đỏ thẫm, mịn màng, đan xen vào nhau thành từng lớp. Những cánh hoa ở trong thì khum khum úp sát vào che chở cho nhụy hoa màu vàng rực. Đứng cạnh bông hoa hồng đã nở là một nụ hoa đang chúm chím để chờ ngày thi hương sắc với muôn hoa trong vườn. Hàng ngày, ong bướm cứ rập rờn bên cây hoa hồng nhung. Mỗi khi chị gió xuân đi qua, các cây hoa trong vườn lại rung rinh như vẫy chào chị gió.
Hàng ngày, em chăm sóc cho cây hồng nhung. Vào những ngày lễ tết, mẹ em thường cắt những bông hoa hồng để cắm vào lọ. Nhờ có cây hồng nhung mà khu vườn nhà em trở nên rực rỡ.
Tham khảo:
Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát.
Tham khảo : Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát.
Tham khảo:
Nhắc đến loài hoa của học trò người ta không thể nào không nhắc đến hoa phượng. Hoa phượng với một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của nắng, của gió và của thiên nhiên đã giúp cánh hoa thêm đẹp, thêm thắm. Cây phượng cứ sừng sững là thế, đem lại cho chúng ta biết bao nhiêu khoảnh khắc thật đẹp, thật khó phai biết bao nhiêu.
Ngắm nhìn những đài hoa phượng vào mùa hè thật đẹp, đài hoa như ôm lấy các cánh hoa để có thể che chở cho đứa con thân yêu của mình. Ở bên trong lớp đài hoa chính là cánh hoa đỏ mỏng manh, mỏng manh là thế nhưng chính nó cũng đã tạo ra được một vẻ đẹp tươi xinh cho những bông hoa phượng. Em còn cảm nhận thấy được rằng trong lòng hoa chía là bao nhiêu nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn nữa. Hoa phượng không có mùi và phải ngửi thật lâu, thật lâu mới có thể cảm nhận được mùi hương nhẹ nhàng đó. Mùa hè được tô sắc đỏ bởi những bông hoa phượng và có cả những bản nhạc của ve sầu nữa. Tất cả khiến cho mùa hè thật sống động, thật vui tươi biết bao nhiêu.
Cứ độ vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, tiếng ve sầu như cứ kêu mải miết ở trên những tán lá phượng vĩ. Tất cả như đang mong chờ một mùa hè đến. Cây phượng nhìn xa trông chẳng khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ cả. Những tán lá cây phượng giống như lá me vậy. Lá nhỏ như xếp lại với nhau tạo ra bóng râm mát cho chúng em mỗi giờ ra chơi. Khi đứng dưới gốc cây phượng và ngứa nhìn lên bầu trời em mới cảm nhận được mùa hè dễ chịu và đẹp biết bao nhiêu. Thân cây phượng nơi sân trường em cũng đã già lắm rồi, không thể nào có thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ nhìn thấy tán lá phượng. Rễ phượng nhô lên khỏi mặt đất nhìn hệt như những con rắn khổng lồ vậy.
Em rất yêu cây phượng, cây phượng là một loại cây của học trò chúng em, nhìn hoa phượng em biết được mùa hè đã đến. Và nhìn hoa phượng cũng mang cho em nhiều cảm xúc về một kỳ nghỉ hè cuối cấp thật buồn. Em sẽ không quên được hình ảnh cây phượng này.
Tham khảo:
Trong vườn nhà em có rất nhiều loại cây ăn quả khác nhau nhưng em thích nhất vẫn là cây táo trong vườn nhà em.
Cây táo nhà em được bà nội em trồng từ rất lâu rồi, ngày em còn lẫm chẫm biết đi. Vậy mà giờ đây cây táo đã cao lớn và tỏa ra rất nhiều cành lá xum xuê. Gốc cây táo to màu nâu sần sùi, có chỗ còn bị sâu đục thành một cái hang nhỏ như làm tổ cho đàn kiến con. Cành táo tỏa ra vòng xung quanh thân cây, cành nào cũng dài như rang rộng cành che bóng mát cho gốc cây. Những chiếc lá táo tròn nhỏ như quả trứng màu xanh nổi những chiếc gân lá ở mặt sau. Vài chiếc lá non vừa nảy trên những đầu ngọn cành cao non xanh biếc.
Mỗi sáng sớm, ông mặt trời lại chiếu rọi những ánh sáng ấp trên những cành lá, làm xua tan đi lớp sương mỏng trên cây. Mùa xuân đến cây tao bắt đầu đơm ra hoa. Những bông hoa táo nhỏ màu trắng, trông như những ông sao nhỏ xinh tươi sáng lấp lánh. Từng chùm hoa táo mọc ra chi chít trên cành cây, vòng bốn xung quanh cây và cả trên ngọn cũng tràn ngập những chùm hoa táo xinh đẹp. Chỉ qua vài tuần cây táo đa bắt đầu ra những quả táo con nhỏ li ti màu xanh. Từng chùm táo nhỏ dần thành những chùm táo quả to với vỏ màu xanh nhạt. Quả nào cũng tròn xoe như cái miệng cốc cứ từng chùm sai trĩu cả cành cây. Táo chín dần ngả sang màu vàng nhạt, một vài chú chim chào mào từ xa bay tới thấy cây táo chín thơm ngon cũng bay xà vào nếm vài quả chín ngọt.
Cứ mỗi mùa cây táo chín quả em lại được ăn thỏa thích những quả táo thơm ngon đầu mùa do chính tay bà nội em chăm sóc. Em mong sao năm nào cây táo nhà em cũng ra thật nhiều quả táo thơm ngon và bổ dưỡng.
cảm ơn nhá