K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà. Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời, “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cent nhưng hoa hồng thì đến 2 dollar.

Người đàn ông mỉm cười và nói, “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.” Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa và đặt hoa giao đến tận nhà mẹ mình. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ của mình. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa trang. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ sạch sẽ.

Người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình, ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi nhưng cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa.

Sabina là một người phụ nữ có cuộc sống đáng mơ ước: được ngao du khắp bốn phương, được sống với niềm đam mê âm nhạc, được cha mẹ yêu thương, có một người chồng tốt và một đứa con sắp chào đời.

Thế nhưng vào thời điểm hạnh phúc tưởng chừng như viên mãn, cô bỗng biết được một sự thật động trời mà bố mẹ cô đã che giấu gần bốn chục năm qua chỉ bằng bốn từ ngắn gọn: “Con là con nuôi”. Bốn từ khởi nguồn cho mọi dằn vặt và khổ đau, mở ra cuộc hành trình cô chưa từng nghĩ nó sẽ xảy đến với mình.

Lilly - một thiếu nữ mang thai ở tuổi 16, bị đưa tới một nhà hộ sinh, nơi ẩn giấu một âm mưu xấu xa, cũng chính là chính sách được chính phủ ban hành: những đứa trẻ được sinh ra bởi những cô gái chưa thành niên sẽ bị tách khỏi mẹ và trao cho các gia đình hiếm muộn. Phải đối phó với âm mưu này trong tình trạng đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, Lilly gắng sức liên lạc với người yêu và bảo vệ đứa con bằng mọi giá.

Megan - một người đàn bà tốt bụng, nhân hậu nhưng lại không được hưởng thiên chức làm mẹ. Trớ trêu thay, bà lại là nhân viên xã hội của nhà hộ sinh, ngày ngày tiếp xúc với các sản phụ tuổi vị thành niên. Bà là người bạn tốt và là chỗ dựa duy nhất của Lilly ở nhà hộ sinh. Bà nói không với việc nhận con nuôi song sau khi con của Lilly ra đời, bà đảm nhận vai trò một người mẹ bất đắc dĩ, cuộc đời bà bước sang ngã rẽ mới với những tình huống dở khóc dở cười.

Ba người đàn bà, hai người mẹ, một quyết định làm thay đổi cuộc đời của tất cả những người liên quan.

Con gái của mẹ là bức tranh về tình mẫu tử thiêng liêng, về tình cảm vợ chồng ấm áp, là hành trình tìm về với nguồn cội, là nỗi đau chia ly là cuộc đấu tranh chống lại những âm mưu đen tối, những bất công của xã hội và là bài học về lòng vị tha.

Điều làm lay động con tim độc giả không phải những câu chuyện tình lãng mạn hay những tình tiết ồn ào giật gân, mà chính là tình cảm vô cùng chân thành mà những thành viên trong gia đình dành cho nhau, những bậc cha mẹ hết lòng vì con cái và những người chồng âm thầm dành tình yêu cho vợ.

Những xúc cảm chưa bao giờ chân thật đến thế, những nỗi thống khổ chưa bao giờ phô bày rõ rệt đến thế. Sau bao nhiêu dâu bể, cuối cùng thứ đọng lại vẫn là tình người. Một câu chuyện tưởng chừng như bình thường song lại vô cùng phi thường.

22 tháng 6 2020

thế ông chơi mình

22 tháng 6 2020

Bài làm:

Bà nội của em đã mất cách đây 3 năm, em vẫn nhớ mãi những ngày còn thơ dại, bà bồng bế, dìu dắt yêu thương em hết lòng. Chỉ tiếc rằng bắc Nam xa cách em không có dịp về thăm bà nhiều hơn.

Ấn tượng của em về bà rất mơ hồ, em chỉ nhớ rằng bà rất đẹp và có dáng cao gầy, tuy nhiên ông trời chẳng cho ai tất cả, tuy cho bà mỹ mạo nhưng lại để cho bà cả căn bệnh suy thận quái ác, khiến cuộc đời bà gắn liền với bệnh viện với thuốc men. Ngày em 3, 4 tuổi, vì cha mẹ không có điều kiện chăm nom nên gửi chị em em về quê cho ông bà chăm sóc. Bà là người thương chúng em nhất nhà, đi đâu chơi bà cũng dẫn chị em chúng em theo. Thuở ấy bệnh của bà còn chưa trở nặng, bà vẫn đi chợ mỗi buổi sớm, có lúc bà đưa em theo, có lúc để chúng em ở nhà rồi mang về cho chúng em cái bánh rán, cốc chè đậu hay là nắm xôi bọc trong lá chuối,... Dù đã lâu rồi không còn ăn những thứ quà quê dân dã ấy, thế nhưng em vẫn nhớ mãi mùi vị ngon ngọt, chắc có lẽ là bởi trong ấy có gói ghém cả tình yêu thương của bà nội em chăng? Những ngày chị em em bị ốm, bà cũng là người chăm lo hết mực, thức trắng đêm để canh cho chúng em được giấc ngủ ngon lành. em không còn nhớ rõ, những ấn tượng về dáng bà bên cạnh chiếc đèn dầu tù mù vẫn còn mãi khắc ghi. Ngày bà mất, chúng em ở miền nam, xa xôi không thể về kịp để nhìn mặt bà lần cuối, bà cứ mong mãi, nghe người nhà kể lại mà em chực trào nước mắt, càng nghĩ lại càng thương bà hơn.

Nay em đã lớn, mỗi lần về thăm quê em vẫn cùng bố ra thăm mộ bà trước tiên, kể cho bà nghe những chuyện vặt vãnh và để bà thấy đứa cháu năm xưa mà bà hết lòng thương yêu nay đã lớn. Mong rằng ở thế giới bên kia bà sẽ thật vui vẻ và hạnh phúc.

       tham khảo trên lazi

18 tháng 2 2018

Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà. Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời, “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cent nhưng hoa hồng thì đến 2 dollar.

Người đàn ông mỉm cười và nói, “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.” Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa và đặt hoa giao đến tận nhà mẹ mình. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ của mình. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa trang. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ sạch sẽ.

Người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình, ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi nhưng cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa.

29 tháng 1 2018

Kelly Rimmer là nhà văn người Úc chuyên viết thể loại tiểu thuyết, lấy hình tượng những người phụ nữ là nhân vật trung tâm. Tiểu thuyết của cô được độc giả ở nhiều nước trên thế giới đón nhận với nhiều tác phẩm được dịch ra hơn 20 thứ tiếng. Mỗi tác phẩm là sự kết hợp tuyệt vời của nhiều cảm xúc phong phú, tình yêu đích thực, những bí mật, tiếng cười và nỗi đau.

Con gái của mẹ là cuốn tiểu thuyết được kết tinh từ những giọt nước mắt, sự dằn vặt cùng một bí mật chôn giấu suốt nhiều năm. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời bất hạnh của ba người phụ nữ vì sự trớ trêu của số phận và một lời nói dối suốt kéo dài gần bốn thập kỷ.

Sabina là một người phụ nữ có cuộc sống đáng mơ ước: được ngao du khắp bốn phương, được sống với niềm đam mê âm nhạc, được cha mẹ yêu thương, có một người chồng tốt và một đứa con sắp chào đời.

Thế nhưng vào thời điểm hạnh phúc tưởng chừng như viên mãn, cô bỗng biết được một sự thật động trời mà bố mẹ cô đã che giấu gần bốn chục năm qua chỉ bằng bốn từ ngắn gọn: “Con là con nuôi”. Bốn từ khởi nguồn cho mọi dằn vặt và khổ đau, mở ra cuộc hành trình cô chưa từng nghĩ nó sẽ xảy đến với mình.

Cau chuyen cam dong ve tinh yeu thuong, noi dau va tinh mau tu hinh anh 1

Tác phẩm Con gái của mẹ của nhà văn Kelly Rimmer.

Lilly - một thiếu nữ mang thai ở tuổi 16, bị đưa tới một nhà hộ sinh, nơi ẩn giấu một âm mưu xấu xa, cũng chính là chính sách được chính phủ ban hành: những đứa trẻ được sinh ra bởi những cô gái chưa thành niên sẽ bị tách khỏi mẹ và trao cho các gia đình hiếm muộn. Phải đối phó với âm mưu này trong tình trạng đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, Lilly gắng sức liên lạc với người yêu và bảo vệ đứa con bằng mọi giá.

Megan - một người đàn bà tốt bụng, nhân hậu nhưng lại không được hưởng thiên chức làm mẹ. Trớ trêu thay, bà lại là nhân viên xã hội của nhà hộ sinh, ngày ngày tiếp xúc với các sản phụ tuổi vị thành niên. Bà là người bạn tốt và là chỗ dựa duy nhất của Lilly ở nhà hộ sinh. Bà nói không với việc nhận con nuôi song sau khi con của Lilly ra đời, bà đảm nhận vai trò một người mẹ bất đắc dĩ, cuộc đời bà bước sang ngã rẽ mới với những tình huống dở khóc dở cười.

Ba người đàn bà, hai người mẹ, một quyết định làm thay đổi cuộc đời của tất cả những người liên quan.

Con gái của mẹ là bức tranh về tình mẫu tử thiêng liêng, về tình cảm vợ chồng ấm áp, là hành trình tìm về với nguồn cội, là nỗi đau chia ly là cuộc đấu tranh chống lại những âm mưu đen tối, những bất công của xã hội và là bài học về lòng vị tha.

Điều làm lay động con tim độc giả không phải những câu chuyện tình lãng mạn hay những tình tiết ồn ào giật gân, mà chính là tình cảm vô cùng chân thành mà những thành viên trong gia đình dành cho nhau, những bậc cha mẹ hết lòng vì con cái và những người chồng âm thầm dành tình yêu cho vợ.

Những xúc cảm chưa bao giờ chân thật đến thế, những nỗi thống khổ chưa bao giờ phô bày rõ rệt đến thế. Sau bao nhiêu dâu bể, cuối cùng thứ đọng lại vẫn là tình người. Một câu chuyện tưởng chừng như bình thường song lại vô cùng phi thường.

29 tháng 1 2018

Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà. Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời, “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cent nhưng hoa hồng thì đến 2 dollar.

Người đàn ông mỉm cười và nói, “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.” Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa và đặt hoa giao đến tận nhà mẹ mình. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ của mình. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa trang. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ sạch sẽ.

Người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình, ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi nhưng cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa.

Bài học: Cuộc đời rất ngắn ngủi bạn ạ. Hãy dành nhiều thời gian để yêu thương và quan tâm đến những người mà bạn quý mến. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc với họ trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng. Không có thứ gì trên đời quan trọng hơn gia đình cả, bạn nhé.

10 tháng 5 2018

Cả nhà em ai cũng quý bà. Riêng em, em lại càng quý bà hơn. Bà đã chăm sóc em từ lúc mới lọt lòng, đã ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã ngoài tám mươi tuổi. Dáng bà hơi nhỏ nhưng khỏe mạnh. Nước da đã chuyển sang màu hơi nâu, có điểm những chấm đồi mồi. Mái tóc trắng như cước. Tóc bà rụng nhiều không còn dày nặng như xưa nhưng em vẫn thấy bà vấn tóc trong một vành khăn nhung đen rất gọn gàng. Bàn tay, bàn chân nổi rõ những đường gân xanh dưới lớp da mỏng. Khuôn mặt rất nhiều nếp nhăn. Mỗi khi bà cười, những nếp nhăn đó lại hằn lên thành nếp rất rõ. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước. Khách quen đến nhà, bà nhận ra tiếng trước lúc nhìn rõ người. Tuy thế, hàm răng bà vẫn còn chắc, bà vẫn ăn trầu như xưa.

Tính bà hiền từ, bà thường nói chậm rãi. Tuy tuổi đã cao, bà vẫn còn đỡ đần những công việc vặt trong gia đình. Bố mẹ em thường dặn chúng em, không được để cho bà một việc gì dù nhỏ, bà làm nhiều rồi, để cho bà nghỉ. Tuy vậy, bà vẫn hay quét nhà, nhặt rau và có khi còn thổi cơm. Mỗi khi bà làm, bà thường bảo chúng em: “Còn làm được, bà làm cho vui, ở không bà không chịu được”.

Bà luôn luôn chăm sóc chúng em. Thấy chúng em làm sai, nói chưa đúng, bà bảo ban, khuyên nhủ. Tối tối, bà thường nhắc chúng em rửa chân tay sạch rồi mới lên giường ngủ. Bà khuyên bảo kĩ từng điều, nhắc nhở chúng em phải ngoan ngoãn, chăm học để làm vui lòng bố mẹ và thầy cô. Thỉnh thoảng, chúng em lại vòi bà kể chuyện ngày xưa. Bà kể chẳng bao giờ hết chuyện. Ngồi bên bà, chúng em lắng nghe bà kể chuyện rành rọt từng lời…

Em yêu bà lắm. Em mong bà sống lâu để dạy bảo con cháu nhiều điều hay và kể cho chúng em nghe hết cái kho chuyện “ngày xửa ngày xưa”.



 

10 tháng 5 2018

Phần 1 : Đối với em, tình bà cháu là không thể thiếu được. Bà – dù chỉ là một tiếng đơn sơ ấy thôi, nhưng rất thân thương gần gũi với em ngay từ khi em bắt dầu tập nói. Hình ảnh bà luôn in sâu vào trong trí nhớ của cháu, trong tim của cháu. Một người bà hiền từ, nhân hậu.

Bà năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn hơi gầy với mái tóc pha sương nay đã bạc màu tiều tụy. Lưng bà hơi còng xuống, nước da bà bị nắng cháy xạm màu và đã trổ đồi mồi có lẽ vì bà phải bươn chải tảo tần buôn bán để nuôi mẹ, các cậu các dì của em. Mắt bà không còn tinh tường, con ngươi hơi đùng đục nhưng cái nhìn của bà hiền hậu đầy yêu thương tnu mến. Hai gò má của bà nhô lên, rám nắng, đôi môi của bà khô lại theo năm tháng. Khuôn mặt của bà xuất hiện nhiều nếp nhàn ở đuôi mắt, khóe môi. Trên vầng trán của bà dường như mỗi nếp nhăn thể hiện cho một nỗi đau khổ, cho những khó khăn bà đã trải qua. Mỗi khi bà cười, những nếp nhân ấy lại hằn lên sâu hơn, đôi mắt của bà như cũng cười theo rất hiền từ. Những lúc buồn, đôi mắt của bà đăm chiêu, nó như phản chiếu được những ngày bà vất vả lặn lội kiếm tiền, lo cho con, cho cháu.                                                      

Những ngày thơ ấu, em được sống trong vòng tay yêu thương của bà. Bà bao giờ cũng quý cũng yêu và hết lòng săn sóc cho em. Những bài hát ru êm dịu của bà đã đưa em vào những giấc ngủ say nồng. Bằng chất giọng trầm ấm, bà kể chuyện rất hấp dẫn làm cho em đã bao lần lạc vào xử sở cổ tỉch với nàng tiên, cô Tấm dịu hiền với cây đa, giếng nưức, xóm làng đơn sơ.

Những lúc em dồi hờn, khóc lóc bà dỗ dành, chiều ý cháu. Khi lớn hơn, bà đã cho em những lời khuyên qua những bài ca dao, những câu tục ngữ mà em vẫn nhớ… Bà vẫn thường dành những thức ăn ngon cho em: khi thì bánh, kẹo, khi thì trái cây… Những dịp đi đâu xa, bà không quên mang về bao nhiêu là những món ngon thức lạ.

Hình ảnh của bà thật thiêng liêng, cao quý. Bà già nua, ốm yếu nhưng tình cảm bao la, nhân hậu. Em rất hạnh phúc khi có được người bà như thế. Suốt đời em sẽ ghi nhớ những tháng năm được sống gần bà, được bà yêu mến. Bà ơi! Cháu sẽ khắc ghi những lời khuyên mà bà cho cháu, khắc ghi mãi bóng hình bà trong tim. Cháu sẽ luôn cố gắng phấn đấu tốt để xứng đáng làm cháu của bà

14 tháng 11 2019

Tôi biết, đó là một miền đất anh hùng như mọi miền đất khác của Tổ quốc. Tại đó có một người con gái chết rồi mà bất tử. Người con gái hãy còn sống mãi trong bài ca ngợi như một kỉ niệm rưng rưng "mùa hoa lê-ki-ma nở, quê ta miền Đất Đỏ".

27 tháng 3 2020

Khi những tiếng ve mùa hè ngân vang một cách rộn rã đó là thời khắc vô cùng thiêng liêng trong cuộc đời học sinh của mỗi chúng ta. Khi chúng ta phải rời xa mái trường thân yêu rời xa những bạn bè thầy cô trong suốt bốn năm gắn bó, với bao nhiêu kỷ niệm vui buồn. Giây phút chia xa tất cả như vỡ òa cảm xúc, nghẹn ngào rưng rưng dòng nước mắt chia xa.

Nơi góc sân trường, cây phượng vĩ già nua thắp lên những chùm hoa đỏ rực với những cành lá xanh tươi như báo hiệu giờ phút chia ly sắp tới. Một phượng vĩ đỏ rực như màu máu con tim của những cô cậu học trò, chất chứa biết bao nhiêu buồn vui vương phấn về một thủa "Nhất quỷ, nhì ma". Một thời vui buồn thoáng lên đôi mắt, bờ mi, chợt vui chợt buồn như mưa bóng mây.

Có chút gì nghèn nghẹn nơi cổ họng, trong trái tim đang rung lên thổn thức không thể nói thành lời. Thời gian trôi nhanh, thấm thoát mới hôm nào tất cả mọi người còn bỡ ngỡ bước chân vào ngôi trường trung học cơ sở, lần đầu bỡ ngỡ hỏi tên nhau, thì nay tất cả đã chỉ còn trong kỷ niệm.

Chúng ta không còn là những cô cậu học trò bé nhỏ bỡ ngỡ, rụt rè, nhút nhát nữa…Mà đã trở thành những chú chim trưởng thành chuẩn bị ra gian, bay khỏi ngôi trường Nguyễn Trãi thân thương nàyMới hôm qua thôi, tất cả vẫn còn ngơ ngác, khi lần đầu bước chân vào ngôi trường to lớn, với biết bao điều lạ lẫm, bao lo lắng cho lần đầu tựu trường. Vậy mà giờ đây chúng ta đã thành anh thành chị của các bạn học sinh lớp dưới.

Ngày đầu vào trường chính ánh mắt dịu dàng trìu mến của thầy cô cho chúng ta cảm giác ấm áp thân quen cho chúng ta một cảm giác gần gũi như được về nhà của mình.

học tốt



 

11 tháng 2 2019

nhân vật nào

Hỏi đầy đủ giùm

Hok tốt

11 tháng 2 2019

Bài làm:

Tôi tên là Sọ Dừa. Ngày hôm nay tôi muốn kể cho các bạn nghe về câu chuyện cuộc đời của mình.

Cha mẹ tôi là những người nông dân hiền lành và rất chăm chỉ làm việc, dù cuộc sống nghèo khó nhưng luôn sống vui vẻ với làng xóm. Tuy nhiên, chỉ có một điều khiến hai người phiền lòng là dù đã tuổi cao nhưng chưa có một đứa con. Một hôm, mẹ tôi vào rừng lấy củi. Trời nắng to nên mẹ khát nước, nhìn thấy chiếc sọ dừa bên gốc cây có đựng nước mưa, mẹ đã uống dòng nước mát đó. Và rồi, tôi đã được đầu thai như thế. Cha mẹ rất vui mừng những ngày mang thai tôi. Ít lâu sau, cha qua đời và mẹ sinh ra tôi, không có chân tay và người tròn lông lốc như một quả dừa. Mẹ buồn lòng định vứt tôi đi, tôi bỗng lên tiếng: “Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp”. Tôi nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt mẹ và mẹ đặt tên cho tôi là Sọ Dừa.

Khi tôi lớn lên và mẹ dần già yếu, tôi bèn xin với mẹ cho đến nhà phú ông chăn bò để kiếm tiền phụ giúp mẹ. Lúc đầu, phú ông ngần ngại nhưng rồi cũng đồng ý cho tôi làm việc. Hàng ngày, tôi lăn sau đàn bò ra đồng để chăn, đến tối lại lăn sau lùa chúng về chuồng. Cả đàn bò đều béo tốt khiến phú ông mừng rỡ vô cùng.

Vào những ngày mùa bận rộn, khi người làm ra đồng làm việc, phú ông đã sai ba cô con gái lần lượt mang cơm ra cho tôi. Hai người chị gái rất kiêu kì và thường hắt hủi tôi, chỉ có cô út đối đãi với tôi rất tử tế. Đến hôm cô út mang cơm ra cho tôi, khi đó tôi đã cất tiếng sáo du dương cho đàn bò gặm cỏ. Cô đã ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi trong hình dạng mới: một chàng trai khỏe mạnh bình thường, khuôn mặt tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào. Khi biết cô đến, tôi bỗng trở lại hình dạng Sọ Dừa như cũ. Nhiều lần như vậy, cô biết tôi không phải người thường và yêu mến tôi. Chính tấm lòng nhân hậu của cô út cũng đã khiến tôi đem lòng yêu thương người con gái ấy.

Cuối mùa ở thuê năm đó, tôi về nhà và giục mẹ sang nhà phú ông hỏi vợ cho tôi. Mẹ vô cùng sửng sốt nhưng thấy tôi năn nỉ, quyết tâm nên bà đã chiều lòng. Thấy mẹ tôi đến, phú ông đã mỉa mai và ra điều kiện thách cưới: “Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.” Nhìn mẹ lo âu, tôi đã động viên mẹ yên tâm để tôi lo lắng mọi việc.

Đến ngày cưới, tôi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật và cô út bằng lòng lấy tôi. Cỗ bàn được bày biện linh đình. Lúc rước dâu, tôi đã hóa thân thành chàng trai khôi ngô tuấn tú bên người vợ xinh đẹp, hiền hậu của mình khiến mọi người đều ngạc nhiên và mừng rỡ.

Vợ chồng tôi đã sống bên nhau hạnh phúc. Tôi chăm chỉ ngày đêm miệt mài học tập và trong kì thi năm đó, tôi đỗ trạng nguyên. Triều đình cử tôi đi sứ. Trước lúc lên đường, tôi đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để phòng thân.

Ganh tị với những thứ vợ tôi có được, hai người chị vợ đã tìm cách hãm hại. Họ rủ vợ tôi chèo thuyền ra biển rồi đẩy nàng xuống dòng nước sâu. Nàng đã bị cá kình nuốt chửng nhưng may mắn khi cầm theo những đồ dùng tôi tặng mà thoát chết. Nàng cầm con dao mổ bụng cá, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Hai quả trứng gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng nàng.

Khi đi sứ trở về, tôi vô cùng tức giận khi biết tin vợ mất tích, Tôi bèn đi thuyền ra đảo thì nghe tiếng gà trống gáy to: "ò… ó… o... Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về."

Cho thuyền vào đảo thì biết đó chính là vợ tôi. Gặp lại nhau, chúng tôi mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, tôi mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Tôi không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy em mình thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ

Từ đó, vợ chồng tôi và mẹ sống hạnh phúc bên nhau. Sự biến mất hai người chị vợ không rõ tung tích khiến tôi cũng buồn nhưng đó là bài học cho những kẻ ích kỉ, tham lam và độc ác.

Xin chào các bạn, mình là Mỹ Anh.Hôm nay,mình sẽ giới thiệu cho các bạn một cuốn sách tên là : Kỹ năng sống dành cho học sinh - Lòng biết ơn. Ở lứa tuổi chúng ta, hầu như các bạn chỉ chăm lo đến việc học của mình mà có lẽ quên đi rằng kỹ năng sống của mình cũng rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống. Và mình thấy được bộ sách “Kỹ năng sống dành cho học sinh” rất phù...
Đọc tiếp

Xin chào các bạn, mình là Mỹ Anh.Hôm nay,mình sẽ giới thiệu cho các bạn một cuốn sách tên là : Kỹ năng sống dành cho học sinh - Lòng biết ơn. Ở lứa tuổi chúng ta, hầu như các bạn chỉ chăm lo đến việc học của mình mà có lẽ quên đi rằng kỹ năng sống của mình cũng rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống. Và mình thấy được bộ sách “Kỹ năng sống dành cho học sinh” rất phù hợp và hữu ích với lứa tuổi chúng ta. Bộ sách này của NXB Văn học, gồm 7 cuốn: Lòng biết ơn, Biết chấp nhận, Biết trân trọng, Sự kiên cường, Học cách sống, Biết lựa chọn. Và sau đây, mình xin được giới thiệu quyển “Lòng biết ơn-Đến lúc đó con có còn nắm tay mẹ nữa hay không ?”. Quyển sách có 45 câu chuyện được chia làm 3 phần với các chủ đề: Vị trí của tình yêu thương, Yêu thương trọn vẹn, Có tình yêu thương sẽ không cảm thấy chân trời còn xa nữa. Mỗi câu chuyện trong cuốn sách có thể không quá dài nhưng nó lại chứa đựng những nội dung và bài học vô cùng ý nghĩa. Sau mỗi câu chuyện đều có phần suy ngẫm. Suy ngẫm về bài học trong câu chuyện và đưa vào áp dụng cuộc sống. Các câu chuyện đều có nội dung hướng về tình yêu thương bao la vô tận cha mẹ dành cho con cái và từ đó giáo dục lòng biết ơn cho những người có bổn phận làm con. Tình yêu thương ấy có thể không được thể hiện bằng những việc lớn lao, bằng nhiều vật chất mà là từ những việc làm, cử chỉ quan tâm nhỏ nhất cũng đã chứa đựng bao tình thương của mẹ cha. Đọc cuốn sách, đôi lúc tôi đã khóc khi tưởng tượng ra hình ảnh người cha cõng đứa con tật nguyền đi học hát phải vượt qua con đường gồ ghề, khúc khuỷu hàng chục cây số. Tấm lưng của ông dần còng xuống nhưng người cha ấy vẫn muốn cùng con đốt cháy bừng lên ước mơ của con. Hay một người mẹ có đứa con học kém nhất lớp nhưng bà không trách mắng con mà lại động viên, khích lệ, khen ngợi con. Và rồi sau này cậu bé kém cỏi ngày ấy trở thành sinh viên của một trường đại học trọng điểm. Các bạn ạ, cha mẹ nào mà chẳng yêu thương con của mình, chỉ là tình yêu thương ấy không được thể hiện theo cách chúng ta muốn mà thôi. Trong cuộc đời mỗi con người, những việc đòi hỏi phải giải quyết cho trọn vẹn là vô hạn nhưng cơ hội để báo đáp ân tình của cha mẹ là hữu hạn. Nếu chúng ta bỏ qua cơ hội ấy thì cả đời ta sẽ sống trong ân hận, day dứt. Đọc cuốn sách để những câu chuyện về tình cha, tình mẹ dần thấm vào tâm hồn chúng ta. Làm ta thấy yêu, thấy thương, thấy qúy cha mẹ hơn. Để từ đó ta thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một tấm lòng chan chứa tình yêu hương và sự chân thành. Hãy đọc quyển sách hay này nhé!

3
4 tháng 12 2018

Hay quá ! 

Mình chấm 10 / 10 ! 

Very good 

Mình chắc chắn bạn là một hs giỏi môn Văn .

12 tháng 10 2021

Hay quá ! 

Mình chấm 10 điểm luôn! 

Very good !

Mình chắc chắn bạn là một hs giỏi môn Văn .