Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giúp mình với
Vì sao Mỹ lại tiến hành, xác lập trật tự thế giới "Đa cực" sau chiến tranh thế giới II
Sau chiến tranh thế giới thứ II, để chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang ngày càng dâng cao ở Cuba, tháng 3 - 1952, Mỹ điều khiển tướng Batixta làm cuộc đảo chính thiết lập một chế độ độc tài quân sự. Sau khi lên cầm quyền, Batixta giải tán Quốc hội, xoá bỏ bản Hiến pháp tiến bộ được ban hành năm 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động và tàn sát hàng chục nghìn chiến sĩ yêu nước Cuba, cầm tù hàng chục vạn người (trong những năm 1952 - 1958). Dưới ách thống trị độc tài khủng bố của Batixta, phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba vẫn không ngừng phát triển.
Ngày 26-7- 1953, 135 thanh niên yêu nước do một luật sư trẻ tuổi Phiđen Caxtơrô chỉ huy, đã mở cuộc tấn công vào trại lính Môncađa (trại lính lớn thứ hai ở Cuba) nằm ở thành phố Xanchiagô, nhằm thức tỉnh nhân dân Cuba, cướp kho vũ khí của địch phân phát cho nhân dân, phát động nhân dân nổi đậy lật đổ chế độ độc tài Batixta.
Cuộc khởi nghĩa Môncađa bị bại lộ và thất bại, nhiều chiến sĩ cách mạng hi sinh, Phiđen Caxtơrô cùng nhiều chiến sĩ bị bắt cầm tù. Mặc dù vậy, tiếng súng Môncađa đã mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của cách mạng Cuba, tổ chức ''Phong trào 67-7'' ra đời, đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc
Cách mạng Cuba chuyển sang đấu tranh vũ trang để giành thắng lợi. Năm 1955, Phiđen Caxtơrô được trả lại tự do và bị trục xuất sang Mêhicô, ở đây, ông lại tập hợp những người yêu nước tự quyên góp tiền mua sắm vũ khí, luyện tập quân sự. Với tinh thần kiên cường cách mạng, ngày 25-11-1956, Phiđen Caxtơrô cùng 81 chiến sĩ đã từ Mêhicô đáp tàu ''Granma'' vượt biển trở về Tổ quốc.
Sau 7 ngày vượt biển, khi 81 chiến sĩ bước lên bờ, chưa kịp triển khai lực lượng thì họ đã bị quân đội Batixta đã bao vây và tấn công. Các chiến sĩ cách mạng rút lui vào cánh đồng mía gần đó, quân địch đốt chung quanh.
Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy, phần lớn các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, chỉ còn lại 12 người, trong đó có Phiđen Caxtơrô. 12 chiến sĩ này đã rút về vùng rừng núi Xiera Maextơra hiểm trở để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Được sự tham gia và giúp đỡ của nhân dân, căn cứ địa cách mạng Xiera Maextơra nhanh chóng được củng cố và mở rộng, lực lượng nghĩa quân ngày càng đông đảo và chiến tranh du kích được phát triển rộng khắp cả nước.
Bước sang những năm 1957 - 1958, phong trào đấu tranh vũ trang đã lan rộng khắp mọi miền đất nước Cuba, nhiều căn cứ địa mới được thành lập và lực lượng vũ trang cách mạng đã có những đơn vị lớn mạnh.
Giữa tháng 11 - 1958, Bộ tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang khởi nghĩa đã ra lệnh tổng công kích trên khắp các mặt trận.
Để chống lại phong trào cách mạng, từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1958, Batixta tập trung quân đội tiến hành càn quét khu vực căn cứ địa cách mạng đầu não Xiera Maextơra. Cuộc càn quét đã bị thất bại nặng nề, quân của Batixta đã bị loại khỏi vòng chiến đấu lên tới trên 1.000 tên, trong đó có 443 tên đã bị bắt sống.
Sau thắng lợi to lớn này, nghĩa quân chuyển sang tấn công trên các mặt trận và đã giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Cuối tháng 12 - 1958, nghĩa quân chiếm được pháo đài Xanta Cơlara án ngữ thủ đô La Habana. Trước nguy cơ sụp đổ, ngày 30-12-1958, Batixta bỏ trốn ra nước ngoài.
Ngày 1-1-1959, được sự phối hợp chặt chẽ của cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân và nhân dân La Habana, nghĩa quân đã tiến vào chiếm lĩnh thủ đô mà không cần phải nổ súng. Chế độ độc tài Batixta đã bị lật đổ. Cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Cuba giành thắng lợi, chấm dứt 5 thế kỷ đô hộ của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập đất nước.
Ngay sau khi cách mạng thắng lợi, trong vòng chưa đầy 2 năm, Chính phủ cách mạng Cuba do Phiđen Caxtơrô đứng đầu đã hoàn thành triệt để những cải cách dân chủ: cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, thực hiện các quyền tự do dân chủ v.v... Sau khi đánh thắng đội quân đánh thuê của Mỹ đổ bộ vào bãi biển Hirôn ngày 17 - 5 - 1961, Chính phủ bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn mới, Phong trào 26 tháng 7, Đảng Xã hội nhân dân Cuba và Ban chỉ đạo Phong trào 13 tháng 3 đã hợp nhất thành ''Tổ chức cách mạng thống nhất'' (26-7-1961) và đến năm 1965 đổi tên thành Đảng Cộng sản Cuba.
Một tick nếu thích và theo dõi nếu cần nhé bạn ♥♥♥
Tham khảo
+ Nước Mĩ được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá.
+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.
+ Dựa vào thành tựu khoa học - kĩ thuật...
+ Có nền sản xuất vũ khí phát triển cao (thu 114 tỉ USD trong chiến tranh).
+ Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao.
+ Nhà nước đưa ra những chính sách điều tiết nền kinh tế hợp lý.
Năm 2010 đã đặt dấu chấm hết cho một thế giới “đơn cực” được thiết lập từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh (1991), bằng tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama, khi ông thừa nhận một “trật tự thế giới đa đối tác”. Tuy nhiên, phải đến Tổng thống kế nhiệm Donald Trump, khi chính sách “Nước Mỹ trên hết” được khẳng định và sự “bình đẳng”, “cân bằng”, “cùng có lợi”, “có đi, có lại”… trong quan hệ quốc tế được ông Trump nhắc đi nhắc lại nhiều lần, khiến giới nghiên cứu và dư luận cho rằng một thế giới “đa cực,
Từ định hướng đến định hình
Năm 2010 Tổng thống Mỹ Obama đã thừa nhận một thế giới đa cực hay còn gọi là “trật tự thế giới đa đối tác” và Mỹ đang phải xem xét trao quyền lực thêm cho nhiều “người chơi” khác trong đời sống chính trị thế giới, điều này đã chứng tỏ Mỹ cần phải chứng minh thái độ của mình khi đối mặt với những biến động trong đời sống chính trị quốc tế.
Trong hai nhiệm kỳ Tổng thống của mình, ông Obama đã đưa ra chủ thuyết được gọi là “Chủ nghĩa Obama” với chính sách hướng nội, và chính sách đối ngoại đa phương gắn với quyền lực mềm, nhưng “Mỹ vẫn là số một”, Mỹ vẫn giữ vai trò lãnh đạo thế giới.
Theo chủ thuyết Obama thì các nguyên tắc cần phải tuân thủ đó là: (1) “Mỹ vẫn là quốc gia mạnh và giàu có nhất trên hành tinh”; (2) “Nước Mỹ vẫn đại diện cho một loạt các giá trị và lý tưởng toàn cầu về dân chủ, tự do ngôn luận, tôn giáo, nhân quyền”. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi bởi những chuyển biến cực kỳ quan trọng trong nửa cuối năm 2016 và năm 2017.
Giới phân tích cho rằng, có hai sự kiện mang tính “đột phá” đó là kết quả bầu cử và trưng cầu ý dân ở Mỹ và Anh đã thúc đẩy quá trình chuyển biến mạnh mẽ trật tự thế giới từ định hướng sang định hình với cấu trúc “đa cực, đa trung tâm”.
Sự kiện ngày 12/11/2016 và gần một năm cầm quyền của ông Donald Trump, sự đảo lộn trật tự trong tư duy của người Mỹ nói riêng và thế giới nói chung đã tạo dấu ấn trong nền chính trị thế giới với sự chuyển động “khác thường”.
Với tư duy “Nước Mỹ là trên hết” trong chính sách đối nội, và “chủ nghĩa dân tộc” trong chính sách đối ngoại, ông Trump đã vượt qua cả chính sách hướng nội và “không làm chuyện điên rồ” (tức là không đưa quân ra nước ngoài) của người tiền nhiệm Obama.
Chính sách “chia sẻ trách nhiệm, hạn chế rủi ro” của ông Obama cũng được thay thế bằng việc ông Trump yêu cầu các đồng minh phải tự bảo vệ mình, Mỹ sẵn sàng bán vũ khí cho các nước đồng minh và đối tác để họ bảo vệ nền độc lập, các nước sẽ phải trả tiền khi thuê quân đội Mỹ bảo vệ.
Trên thực tế, ông Trump đã ký sắc lệnh hủy bỏ cam kết của Mỹ đối với Hiệp định TPP và tuyên bố chấm dứt chiến lược “xoay trục” về châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, ông Trump cũng điều chỉnh một số quan điểm của mình so với cương lĩnh khi còn tranh cử. Theo đó, lời hứa “hâm nóng” quan hệ với Nga đã biến thành gia tăng sự thù địch; ý tưởng “đàm phán trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un”, thành quan điểm “cứng rắn”, gia tăng trừng phạt và không loại trừ giải pháp quân sự.
Trong khi châu Á sẵn sàng tâm lý ghi nhận chủ nghĩa “song phương” trong quan hệ thương mại và “biệt lập” trong quan hệ đối ngoại của Mỹ, thì “bất ngờ” trên Diễn đàn Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng (Việt Nam) ông Trump lại rất coi trọng tổ chức đa phương này, ông không hề nói đến vấn đề nhân quyền – một trong hai nguyên tắc trong quan hệ quốc tế của người tiền nhiệm Obama.
Ông Trump nói: “Mỹ tự hào là thành viên của cộng đồng kinh tế dưới mái nhà chung Thái Bình Dương”. Ông kiên định chiến lược “Nước Mỹ là trên hết” và mong muốn tất cả mọi người trong hội trường này cũng coi trọng đất nước mình trên hết.