">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 7 2018

Lao động là vàng??? 
Chắc hẳn mọi người đều biết lao động là 1 phần tất yếu của cuộc sống.Lao động giúp chúng ta có thể rèn luyện sức khỏe,giúp chúng ta có 1 cuộc sống ấm no hơn,hạnh phúc hơn.lao động là gì?là tất cả mọi thứ kể cả lao động chân tay và lao động trí óc.Có lao động,chúng ta có sức khỏe và có sức khỏe thì chúng ta sẽ có thành quả.Mà trong đây ta thấy cả hai vấn đề:sức khỏe và thành quả lao động đều là "vàng" 
Ngoài ra,lao động còn có đóng góp to lớn trong sự phát triển của đất nước chúng ta.Và nó cũng chính là "vàng" mà chúng ta đóng góp 1 phần nhỏ bé vào trong xã hội.

4 tháng 7 2018

Chắc hẳn mọi người đều biết lao động là 1 phần tất yếu của cuộc sống.Lao động giúp chúng ta có thể rèn luyện sức khỏe,giúp chúng ta có 1 cuộc sống ấm no hơn,hạnh phúc hơn.lao động là gì?là tất cả mọi thứ kể cả lao động chân tay và lao động trí óc.Có lao động,chúng ta có sức khỏe và có sức khỏe thì chúng ta sẽ có thành quả.Mà trong đây ta thấy cả hai vấn đề:sức khỏe và thành quả lao động đều là "vàng" 
Ngoài ra,lao động còn có đóng góp to lớn trong sự phát triển của đất nước chúng ta.Và nó cũng chính là "vàng" mà chúng ta đóng góp 1 phần nhỏ bé vào trong xã hội.

Tk mh nhé , mơn nhìu !!!

~ HOK TÔT S~

8 tháng 1 2020

Để câu trả lời của bạn nhanh chóng được duyệt và hiển thị, hãy gửi câu trả lời không đầy đủ và nên:

  • Yêu cầu, gợi ý các bạn khác chọn (k) đúng cho mình
  • Chỉ ghi đáp số mà không có lời giải, hoặc nội dung không liên quan đến câu hỏi.
25 tháng 4 2018

Ca dao thực sự là tiếng hát của người dân lao động. Tiếng hát trong ca dao Việt Nam phong phú vô cùng nhưng chủ yếu vẫn là tiếng hát lao động và tiếng hát tâm tình.

Qua ca dao, ta thấy được nỗi vất vả nhọc nhằn của người lao động nông thôn:

Lao xao gà gáy rạng ngày

Vai vác cái cày, tay dắt con trâu

Bước chân xuống  cánh đồng  sâu

Mắt nhấm, mắt  mở đuôi trâu ra cày.

Ca dao vốn phát sinh từ công việc lao động, rồi lại phục vụ lao động, nên nó thực sự là tiếng hát của nhân dân lao động. Phải là người lao động thực sự mới có thể hiểu hết được nổi vất vả của công việc đồng áng:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Và từ nỗi vất vả nhọc nhằn ấy người dân lao động đã hiểu rõ giá trị mồ hôi công sức mà họ đổ xuống để có được hạt lúa vàng. Cho nên họ đã nhắc nhở:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Câu ca đao đã giúp ta thêm kính trọng mồ hôi nước mắt của người làm ra hạt lúa, đồng thời lên tiếng phán xét nghiêm khắc đối với bản chất ăn bám, coi khinh lao động của bọn người “ngồi mát ăn bát vàng”. Qua đó ta thấy rằng, tiếng hát ca dao không bao giờ là của hạng người “ăn trên ngồi trốc”.

Cuộc sống của nhân dân lao động xưa là cuộc sống đầu lắt mặt tối, một nắng hai sương, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời”, một cuộc sống lao động vất vả, nhưng tâm hồn họ rất trong sáng và rộng mở, họ luôn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sông chân chính của mình. Người lao động phải đổ “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" nên họ tin rằng:

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Hay:

Công lênh chẳng quản bao lâu

 Ngày nay nước bạc,ruộng sâu cơm vàng.

Chính vì lạc quan, tin tưởng trong lao động nên người dân lao động luôn hăng say với công việc của mình:

Hai cô tát nước bên đàng

 Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Còn gì đẹp hơn bức tranh cô thiếu nữ tát nước dưới đêm trăng? Tâm hồn trong sáng của cô hòa với ánh trăng, trăng tan vào nước như những giọt mồ hôi của cô thấm mát từng gốc lúa củ khoai. Phải tinh tế vô cùng người nghệ sĩ quần chúng mới thấy được vẻ đẹp hào phóng của công việc lao động cùng như tâm hồn người lao động.

Trên đường về quê Bác, câu hò xưa lại vẳng vào tâm trí chúng ta:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Từ tình yêu quê hương trong cảnh trí, ca dao, Việt Nam còn ca ngợi những con người xây dựng và làm chủ quê hương ấy. Tình cảm đồng bào trong ca dao Việt Nam rộng lớn vô cùng:

Nhiều điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Hay:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Tình bè bạn của người lao động Việt Nam chỉ có thể sánh với vầng trăng tròn dịu hiền, với bầu trời cao mênh mông, xanh thẳm:

Bạn về có nhhớ  ta chăng

Ta  về nhớ bạn như trăng nhớ trời.

Đứng trước tình cảm làm cha làm mẹ những thi sĩ quần chúng đã gửi vào tâm hồn chúng ta những vần điệu tha thiết:

Nuôi con cho được vuông tròn

Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong.

Con ơi cho trọn hiếu trung 

Thảo ngay mọt dạ kẻo uổng công mẹ thầy.

Thật vô cùng cảm động trước sự mong ước đơn sơ nhưng chính đáng và sâu sắc của những trái tim làm mẹ, làm cha.

Cuộc sống có thể hết sức vất vả, nhưng tinh vợ chồng của người lao động vẫn keo sơn:

Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chun vợ húp gật đầu khen ngon.

Tình yêu chân chính là cội nguồn của sự thủy chung không gì lay chuyển được:

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

Tinh cảm nam nữ trong tiếng hát của người lao động cũng là một tình cảm lành mạnh, trong sáng và dạt dào:

Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

“Lửa mới nhen’’ nhất định sẽ bùng lên ngọn lửa, “trăng mới mọc” sẽ còn lên cao, sáng tỏ, “đèn mới khêu" thì nguồn sáng mới bắt đầu. Tất cả những tình cảm lành mạnh ấy đều được “nhắn nhe” từ buổi gặp gỡ ban đầu:

Đường  xa thì thật là xa

Mượn mình làm mối cho ta một người

Một người mười chín đồi mươi

Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.

Nói chung tình cảm của người dân Việt Nam vốn phát sinh từ lao động nên rất tế nhị và chân chính.

Cuộc sống của nhân dân Việt Nam gắn chặt với lao động sản xuất. Từ lao động, ca dao ra đời và phục vụ lại lao động. Do đó nó chính là tiếng hát thực sự của người lao động. Tâm hồn của người lao động Việt Nam trước nỗi vất vả nhọc nhằn của cuộc sống là một tâm hồn trong sáng, rộng mở, tràn đầy niềm tin tưởng lạc quan. Ca dao ca ngợi lao động chính là ca ngợi con người lao động có tình cảm sâu sắc, tế nhị, phong phú và chân tình. Tha thiết yêu ca dao là tha thiết yêu con người lao động.

22 tháng 5 2020

Bài làm

Rừng vàng biển bạc” là câu nói rất hay, đúng đắn để nói về ý nghĩa của rừng và biển, nơi đây là nguồn sống của bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu con người đất nước ta.

Rừng – biển là những tài nguyên thiên nhiên tự nhiên tồn tại trên trái đất như một lẽ hiển nhiên. Rừng và biển là những nơi tạo ra những giá trị vật chất và cả tinh thần cho con người trên toàn thế giới. Rừng cho gỗ, cho rau, cho hoa quả…Biển cho tôm cá…đây đều là những sản vật rất cần thiết trong đời sống con người, có giá trị kinh tế rất cao. Ý nghĩa thành ngữ "Rừng vàng biển bạc" này được ông cha ta dành để ví von về sự giàu có và lợi ích của nó cho cuộc sống con người, nhưng nhiều khi còn là nhiều hơn thế. Rừng, biển là nơi chất chứa những tài nguyên là nhu yếu phẩm nuôi sống con người. Và hơn hết, nó còn là nơi nuôi dưỡng tinh thần của bao thế hệ con người Việt. Những nơi đó là những kỉ niệm về tuổi thơ, là những trải nghiệm của tuổi trưởng thành, là nơi người ta muốn đến để nghỉ ngơi, thư giãn. Rừng và biển là quê hương, là xúc cảm của biết bao tâm hồn con người.

Tuy nhiên, một điều đáng nói hiện nay, một điều thật sự rất buồn, đó là tình trạng rừng, biển bị khai thác, tàn phá một cách nghiêm trọng. Nạn phá rừng khiến chim muông không còn chỗ dung thân, lũ lụt, xói mòn gây ra bao nhiêu nghịch cảnh thương tâm. Biển bị khai thác triệt để, các loài sinh vật biển cạn kiệt dần. Đó là chưa kể đến tình trạng ô nhiễm môi trường cả rừng và biển, khiến cho sự ảnh hưởng đến với chính những người dân. Chúng ta – những con người được hưởng thụ những điều quý giá từ biển và rừng nên biết bảo tồn, giữ gìn môi trường rừng và biển

Chúng ta cần có ý thức về vấn đề rừng – biển tuy là của thiên nhiên, tạo hóa nhưng không phải là vô tận. Cần nhận thức được rõ vấn đề này và giáo dục, tuyên truyền cho thế hệ trẻ nhận thức được thực trạng về tài nguyên mà người ta vẫn nói là  “rừng vàng biển bạc” để có các biện pháp khai thác, bảo tồn hợp lý.

Điều này không hề khó thực hiện. Trước hết cần sự vào cuộc của môi trường giáo dục. Thông qua giáo dục, các thầy cô sẽ giảng giải, định hướng cho các em về vấn đề tài nguyên thiên nhiên, từ việc nhận thức được giá trị đến cách sử dụng và hướng bảo tồn. Tiếp theo đó là về phần các phương tiện truyền thông đại chúng, báo, đài sẽ tuyên truyền, làm tiếp công tác dân vận.

Việt Nam ta là một đất nước của rừng và biển với đường bờ biển dài và diện tích đồi núi chiếm tới ba trên bốn phần diện tích lãnh thổ, điều đó cho thấy, đất nước chúng ta dựa vào nguồn sống từ rừng và biển rất nhiều. Tuy nhiên, tài nguyên rừng, biển phong phú và đa dạng đòi hỏi người dân cần phải biết sử dụng, khai thác một cách hợp lý để rừng và biển mãi là niềm tự hào trong cuộc sống của người dân Việt.

Tài nguyên thiên nhiên rừng và biển nước ta rất phong phú đa dạng về tài nguyên rừng cũng như tài nguyên biển. Nhưng con người ta phải biết cách khai thác hợp lý để trở thành vàng bạc thực sự. rừng và biển. Tâm hồn quê hương, những nỗi lòng của biết bao thế hệ người con dân tộc cũng được gửi gắm nơi rừng vàng, biển bạc này

Bài tham khảo

8 tháng 2 2020

Mình chưa biết cách giải thích,mong bạn thông cảm

Tục ngữ Việt Nam về thiên nhiên và lao động sản xuất:

-Con trâu là đầu cơ nghiệp.

-Đầu năm gió to , cuối năm gió bấc.

-Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối 

-Êm như chằn tinh, dữ như dòng nước.

-Giàu đâu những kẻ ngủ trưa

Sang đâu những kẻ say sưa rượu chè.

8 tháng 2 2020
  • Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.

  • Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo

Lợn ăn xong lợn béo lợn gầy.

  • Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa.
  • Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè mưa to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt.
  • Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
  • Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.
  • Muốn cho lúa nảy bông to

Cày sâu bừa kĩ phân cho nhiều.

  • Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
  • Nhất canh trì,nhì canh viên,tam canh điền.
  • Nhất nước,nhì phân,tam cần,tứ giống.
  • Nhất thì, nhì thục.
  • Nước chảy đá mòn.
  • Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
  • Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

Câu 1:

1: Con trâu là đầu cơ nghiệp

2: Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn

3: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng bay vừa thì thôi

4: Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc

5: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

8 tháng 3 2021

giúp em vs

 

 

22 tháng 3 2020

Cau 3 giống nhau ca hai la nhung san pham cua su nhan thuc cua nhandân

6 tháng 1 2018

1. Đầu năm sương muối , cuối năm gió bấc.
2. Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bần.
3. Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.
4. Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
5. Thâm đông, trống bắc, hễ nực thì mưa..
6. Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa cữ.
7. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
8. Động bể Xuân né, xúc thóc ra phơi; động bể Đại bằng đổ thóc vào rang.
9. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.
10. Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa.
11. Nước chảy đá mòn.
12. Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
13. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
14. Chớp thừng chớp bão, chẳng bão thì mưa.
15 Tháng mười sấm rạp, tháng chạp sấm động.
16. Bao giờ đom đóm bay ra
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.
17. Lúa chiêm nép ở đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
18. Tua rua thì mặc tua rua
Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền.
19. Trồng trầu đắp nấm cho cao
Che cho sương nắng khỏi vào gốc cây
20. Nửa năm bén rể bén dây
Khôn dầu bã đậu bón tay cho liền.

 

6 tháng 1 2018

trời,lắm thế!??????///:(

3 tháng 4 2018
  • Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả.
  • Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó. Hoặc: Thế hệ sau biết ơn thế hệ trước...
4 tháng 4 2018

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơnngười tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hômnay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng… Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại… mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phảihiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù… để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bàmẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài họcgiáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảovệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay, vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thểhiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô… với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài họcquí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.