K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2018

Miêu tả tâm lí nhân vật vừa cụ thể vừa sâu sắc, tinh tế: từ biểu hiện bên ngoài đến diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, những day dứt, đau khổ, ám ảnh. vui sướng… chứng tỏ Kim Lân là người rất am hiểu thế giới nội tâm nhân vật của mình, đặc biệt là tâm lí người nông dân.

11 tháng 12 2018

còn nêu cả tác dụng nữa mà

12 tháng 9 2018

Mình rất vui vì có người lạ hiểu mình về việc quay trở lại trường học :

Mình thấy rất vui vì có nhiều trai đẹp trong trường từ lp 6 đến 9 .

Mình thấy hãm hãm mấy bọn con trai hay giơ ngón giữa , điều đấy làm mình ghét họ hơn .

Mình chọ ý kiến 2 , cho xin . 

12 tháng 9 2018

Mình chọn đáp án 1 : Em cảm thấy vui vì em đã bước vào một năm học mới đầy niềm vui và bất ngờ.

Đáp án 1 là Liệt kê thực tế!

3 tháng 10 2019

1. 

a. Xưng khiêm là khi dùng đại từ để nói về chính bản thân mình thì khiêm tốn. 

Hô tôn: nói, gọi người khác với thái độ tôn trọng, đặt họ ở vị trí trên.

b. Phương châm hội thoại được sử dụng trong câu trên là phương châm lịch sự.

c. Vận dụng câu thành ngữ với nhiều đối tượng khác nhau như: người mới quen, người trên, bạn bè...

PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0
16 tháng 6 2021

"Hãy tìm hạnh phúc trong chính gia đình của bạn, đừng đi tìm nó ở ngôi vườn của những người xa lạ."

 Vậy hạnh phúc là gì và có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta? Hạnh phúc chính là trạng thái vui vẻ, thoải mái khi chúng ta được thỏa mãn một điều gì đó. Trừu tượng như vậy nhưng ta có thể tìm được hạnh phúc trong những điều gần gũi và giản đơn vô cùng: một lời khen của cô giáo, một bức tranh nguệch ngoạc mà đứa trẻ lên ba dành tặng mẹ hay một bàn thắng vào khung thành đối phương… Hoặc lớn lao hơn, đó là niềm hân hoan rạo rực khi ta làm nên những điều kì diệu, thỏa ước mơ cháy bỏng bấy lâu: đạt được tấm huy chương vàng ở đấu trường quốc tế, đỗ vào ngôi trường mơ ước hay mua được căn nhà đẹp đẽ. Nhưng dẫu là gì chăng nữa, hạnh phúc vẫn mang ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng. Nó mang tới cho tâm hồn sự thoải mái, thanh thản, là nền tảng vững chắc để ta chinh phục những hoài bão lớn hơn. Tương tự, ở một quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao, con người sẽ gắn bó với nhau hơn, tỉ lệ tội phạm cũng nhờ vậy mà giảm bớt. Do vậy, thế hệ trẻ cần nhận thức rõ về ý nghĩa thực sự của hạnh phúc và phấn đấu hết sức để đạt được hạnh phúc, trước là cho bản thân và sau là cho cả cộng đồng. Muốn làm được điều này, mỗi người phải không ngừng bồi dưỡng trí tuệ, tạo lập nhân cách để có thể vững vàng trên “con đường kiếm tìm và chia sẻ hạnh phúc”. “Mỗi người đều là kiến trúc sư hạnh phúc cho riêng mình”. Vậy nên hãy sống hết mình với những điều mình muốn và bạn sẽ tìm được ý nghĩa của cuộc đời mình.

4 tháng 12 2021

Aaa

16 tháng 3 2020

1.

a. nghĩa gốc

b. nghĩa chuyển - phương thức ẩn dụ

c. nghĩa chuyển - ẩn dụ

d. nghĩa chuyển - hoán dụ

2. Từ "chín" trong câu ca dao không dùng phương thức chuyển nghĩa như ở bai 1. đó là hiện tượng từ đồng âm.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
27 tháng 9 2018

I. Mở bài: Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” phản ảnh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi quyền quý của tác giả.

II. Thân bài: 

1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:

* Quang cảnh trong phủ chúa:

- Con đường vào phủ:  Qua nhiều lần cửa…hành lang quanh co… ở mổi cửa đều có vệ  sĩ canh gác…có “điếm” “hậu mã quân túc trực” …“cây cối um tùm....”

- Cách bài trí, trang trí:  Nhà đại đường, quyển bồng, gác tía với kiệu son võng diều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng ...

- Căn phòng nơi Trịnh Cán và Trịnh Sâm ở phải đi qua 5,6 lần trướng gấm. Trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng ... xung quanh người hầu đứng hầu hai bên.

=> Cảnh phủ chúa cực kì tráng lệ, lộng lẩy, không đâu sánh bằng, biểu hiện một đời sống xa hoa, cầu kì khác với cuộc sống bình thường. Khung cảnh vàng son song tù hãm, thiếu sinh khí và ngột ngạt.

* Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:

- Đi vào phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ.

- Guồng máy phục vụ đông đúc, nhộn nhịp:

+ Khi tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh chúa thì có “tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường” và “cáng chạy như ngựa lồng”.

+ Trong phủ chúa “Người giữ cửa truyền bá rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”.

+ Các danh y nổi tiếng ở 6 cung, 2 viện ngày đêm túc trực, sẵn sàng chờ lệnh.

+ Chúa Trịnh luôn luôn có “phi tần chầu chực” xung quanh.

+ Người hầu và cung nhân xúm xít đứng xung quanh.

- Cách xưng hô: kính cẩn, lễ phép “Thánh thượng”, “Đông cung thế tử”

- Không khí khám bệnh cho thế tử:

+ Khẩn trương, vội vàng: Lê Hữu Trác được đón, rước bằng kiệu mà “cáng chạy như ngựa lồng”.

+ Thủ tục rườm rà, nghiêm ngặt, phải hết sức kính cẩn: Thế tử bị bệnh có đến 7,8 thầy thuốc phục dịch. Khi vào xem bệnh, tác giả - một cụ già - phải quỳ lạy thế tử - một đứa trẻ. Muốn xem thân hình của thế tử phải có một viên quan nội thành đến xin phép được cởi áo cho thế tử. Khám xong phải lạy 4 lạy mới được ra về.

=> Qua đóm ta thấy được quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa.

2. Thái độ, tâm trạng của tác giả:

a/ Khi bước chân vào phủ chúa:

- Thái độ mỉa mai, phê phán:

+ Thể hiện gián tiếp qua việc tái hiện bức tranh phủ chúa: xa hoa cực độ, uy quyền và sự lộng quyền của nhà chúa.

+ Lời bình, lời nhận xét của tác giả: “…tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”, “những đồ đạc nhân gian chưa từng có”, “cả trời Nam sang nhất là đây”,…

b/ Khi khám, chữa bệnh cho thế tử:

- Thái độ của tác giả:

+ Mỉa mai, phê phán đám thầy thuốc thiếu năng lực, thiếu bản lĩnh không dám nói ra căn bệnh của thế tử.

+ Cách luận giải bệnh của tác giả: do cuộc sống thừa mứa về vật chất, ăn quá no, mặc quá ấm làm tạng phủ yếu đi, trong khi đó cuộc sống lại quá tối tăm, tù túng, ngột ngạt, thiếu khí trời.

-> Phê phán cuộc sống trong phủ chúa.

- Tâm trạng của tác giả khi bắt bệnh:

+ Bắt bệnh xong thấy khó xử: tin vào khả năng chữa bệnh của mình nhưng sợ bị danh lợi ràng buộc, không tiếp tục cuộc sống tự do tự tại, ẩn dật mà ông yêu thích được nữa; nếu không chữa sẽ không đúng với lương tâm người thầy thuốc.

+ Quyết định: làm theo đúng lương tâm người thầy thuốc.

=> Con người Lê Hữu Trác: một lương y có tay nghề cao và tâm sáng; cốt cách thanh cao, coi thường danh lợi; một nhà văn tài hoa với nghệ thuật viết kí sự cao tay, hấp dẫn.

III. Kết bài: Đoạn trích đã tả lại cảnh cuộc sống sa hoa nơi phủ chúa đồng thời nêu lên thái độ coi thường danh lợi của tác giả.

1 tháng 7 2018

bài rất hhay.

1 tháng 7 2018

ten luôn nhỉ ?