K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                                                             VĂN HAY CHỮ TỐT

        Cao Bá Quát quê ở huyện Gia Lâm , ngoại thành Hà Nội . Thuở nhỏ ông đi học, chữ ông rất xấu nên nhiều bài văn dù viết hay cũng bị thầy cho điểm kém .

         Một hôm, có cụ bà hàng xóm sang khẩn khoản : 

    - Gia đình có việc oan uổng muốn kêu lên Quan , nhờ cậu viết giúp cho lá đơn có được không ?

   Ông vui vẻ trả lời :

    - tưởng việc gì khó , chứ việc đó cháu xin sẵn lòng !

         Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng nên ông yên trí Quan Trên sẽ xét nỗi oan cho cụ . Nào ngờ , chữ ông xấu quá , Quan không đọc được nên thét Lính đuổi Bà Cụ ra khỏi Huyện Đường . Về nhà , bà cụ kể lại chuyện đó khiến ông vô cùng ân hận . Ông hiểu ra rằng văn hay đến đâu mà chữ xấu thì cũng chẳng ích gì . Từ đó , Ông dốc sức rèn chữ viết sao cho đẹp .

         Sáng sáng , Cao Bá Quát cầm que vạch lên cột nhà , luyện viết các nét " Sổ Thẳng " cho cứng cáp . Mỗi buổi tối , Ông viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ . chữ viết đã tiến bộ , ông mượn lại những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện viết nhiều kiểu chữ khác nhau .

        Kiên trì luyện tập suốt mấy năm , chữ ông càng ngày một đẹp . Sau này , ông nổi danh khắp nước là " Văn Hay Chữ Tốt ".

- Qua bài trên , hãy cho biết : 

   + Cao Bá Quát đã luyện chữ bằng cách nào ?

    + Điều gì đã khiến cho Cao Bá Quát cố gắng luyện chữ  ?

    + Các bạn đã học được điều gì qua bài trên ?

   

3

Làm chưa chắc chắn ; Tham khảo

Câu 1 :

Cao Bá Quát đã luyện chữ bằng cách : Cao Bá Quát cầm que vạch lên cột nhà , luyện viết các nét " Sổ Thẳng " cho cứng cáp . Mỗi buổi tối , Ông viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ . chữ viết đã tiến bộ , ông mượn lại những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện viết nhiều kiểu chữ khác nhau . Kiên trì luyện tập suốt mấy năm , chữ ông càng ngày một đẹp . 

Câu 2 : 

Do Cao Bá Quát viết chữ xấu nên Quan không đọc được nên đã thét lính đuổi bà cụ mà Cao Bá Quát muốn giúp ra khỏi huyện đường . Bà cụ kể lại , Cao Bá Quát ân hận và hiểu ra chữ xấu chẳng có ích gì .

Câu 3 :

Em học được từ bài trên :

- Mỗi chúng ta đều phải luôn chú ý nhìn nhận những điểm mạnh và hạn chế của bản thân, tự giác học hỏi và rèn luyện để vươn lên hoàn thiện bản thân mình.

21 tháng 5 2018

+) Cao Bá Quát đã luyện chữ bằng cách: sáng sáng, Cao Bá Quát cầm que vạch lên cột nhà, luyện viết các nét " Sổ thẳng" cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông mượn lại những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện viết nhiều kiểu chữ khác nhau.

+) Điều đã khiến cho Cao Bá Quát cố gắng luyện chữ là: Có một lần, cụ bà hàng xóm sang nhờ cậu viết một lá đơn kêu oan cho nhà, nhưng khi lá đơn được trình lên quan, do chữ viết xấu quá nên quan không đọc nổi, quan lại nghĩ rằng bà cụ muốn trêu trọc mình nên đã sai lính đuổi bà ra. Điều đó làm Cao Bá Quát nhận ra một điều rằng: văn hay đến đâu mà chữ xấu thì cũng chẳng ích gì.

+) Bài học: Chúng ta phải rèn luyện, kiên trì luyện từng nét chữ vì nét chữ là nết người. Dù cho có tài giỏi đến đâu mà chữ xấu thì cũng chẳng có ích gì. Con người nếu muốn thành công thì phải kiên trì rèn luyện từ những việc nhỏ nhất.

Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là đại từ chỉ ngôi, từ nào là danh từ ?Viết tắt ĐT (đại từ), DT (danh từ) xuống dưới từ được gạch dưới để trả loiwg:a. Tôi1 còn nhớ, vừa ngẩng đầu lên, tôi2 liền bắt gặp những giọt nước mắt long lanh trong đôi mắt hiền hậu của mẹ.3-Sao đấy, mẹ4 ?- Mẹ5 sung sướng quá, con6 ạ. Thế là con7 đã bắt đầu nuôi gia đình rồi.b.Sau...
Đọc tiếp

Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là đại từ chỉ ngôi, từ nào là danh từ ?

Viết tắt ĐT (đại từ), DT (danh từ) xuống dưới từ được gạch dưới để trả loiwg:

a. Tôi1 còn nhớ, vừa ngẩng đầu lên, tôi2 liền bắt gặp những giọt nước mắt long lanh trong đôi mắt hiền hậu của mẹ.3

-Sao đấy, mẹ4 ?

- Mẹ5 sung sướng quá, con6 ạ. Thế là con7 đã bắt đầu nuôi gia đình rồi.

b.Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ1 ra về. Tiếng nói cười ríu rít.

. Bỗng các em2 dừng lại khi thấy một cụ già3 đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông mặt cụ4 mới hiền lành làm sao.

– Chuyện gì xảy ra với ông5 thế nhỉ ? – Một em trai6 nói.

–  Hay ông7 đánh mất cái gì ?

– Hay ông8 bị ốm ? - Mấy em9 khắc nói tiếp

 Các em10 tới chỗ ông cụ11. Em12 có mái tóc vằng như tơ lễ phép hỏi:

– Thưa ông13, chúng cháu14 có thể giúp gì ông15 không ạ ?

Cụ già16 thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên nhữnq tia ấm áp :

–  Ông21 đang rất buồn. Bà lão nhà ông22 nằm bệnh viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi, ông23 ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Dẫu các cháu24 không giúp gì được, nhưng ông25 cũng thấy lòng nhẹ hơn.

Đám trẻ26 lặng đi. Các em nhìn cụ, ái ngại. 

Một lát sau, chúng27 chào cụ28 ra về. Các em29 có nói lời gì đó với nhau. Nhưng rồi lời nói chuyện ríu rít ban nãy im hẳn.

0
29 tháng 9 2018

1. Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?

Trả lời:

Tên sĩ quan bực tức với ông cụ người Pháp vì cụ đáp lại lời hắn một cách lãnh đạm. Hắn càng bực tức hơn nữa khi nhận ra ông cụ biết tiếng Đức - thành thạo đến mức đọc được truyện của nhà văn Đức nhưng không trả lời hắn bằng tiếng Đức.

2. Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào?

Trả lời:

Nhà văn Đức Si-le được cụ già đánh giá là một nhà văn quốc tế.

3. Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?

Trả lời:

Theo em, ông cụ thành thạo tiếng Đức, rất ngưỡng mộ nhà vàn Đức Si-le nhưng căm ghét tên xâm lược phát xít Đức. Ông cụ không hề ghét người Đức mà chỉ căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược.

4. Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?

Trả lời:

Lời đáp của ông cụ cuối truyện:

-  Có chứ. Si-le đã dành cho các ngài vở “Những tên cướp” ngụ ý: Chỉ các tên phát xít là kẻ cướp, không xứng đáng với Si-le chút nào.

Hk tốt

29 tháng 9 2018

ban len mang tim nha

hay vao cau hoi tuong tu 

nha

tk nha

thanks

7 tháng 4 2020

Nhà kia có tang. Một ông hàng xóm sang chia buồn :

 - Trong nhà mất, tôi vô cùng thương tiếc. Tôi sang để chia buồn cùng bác.

 Ông chủ người vừa mất trả lời :

 - Cảm ơn sự quan tâm của bác. Mai mốt chủ nhà có bị sao, thì tôi cũng sẽ sang ngay.

Mình xin cảm ơn bạn Thiên Bình Đáng Yêu nha!!!

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNGHỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 1)Môn Tiếng Việt Lớp 5(Thời gian làm bài 60 phút) Câu 1: (2 điểm)Dựa vào nghĩa của tiếng nhân em hãy xếp các từ trong ngoặc đơn thành hai nhóm:- nhân: có nghĩa là người.- nhân: có nghĩa là lòng thương người.(nhân loại, nhân đức, nhân dân, nhân ái, nhân vật, nhân hậu.)Em hãy đặt hai câu với mỗi nhóm từ vừa tìm được...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 1)

Môn Tiếng Việt Lớp 5
(Thời gian làm bài 60 phút) 

Câu 1: (2 điểm)

Dựa vào nghĩa của tiếng nhân em hãy xếp các từ trong ngoặc đơn thành hai nhóm:

nhân: có nghĩa là người.

nhân: có nghĩa là lòng thương người.

(nhân loại, nhân đức, nhân dân, nhân ái, nhân vật, nhân hậu.)

Em hãy đặt hai câu với mỗi nhóm từ vừa tìm được (mỗi nhóm một câu)

Câu 2: (2 điểm)

Cho đoạn văn sau:

a) “Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

(Theo Hoàng Lê)

b) “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. tre trông thanh cao, giản gị, chí khínhư người.”

(Thép Mới)

Tìm những từ ghép, từ láy trong hai đoạn văn trên.

Câu 3: (2 điểm). Đọc đoạn thơ sau:

Tan học về giữa trưa
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
Cái gậy tre run run.
Bà ơi, cháu tên là Hương
Cháu dắt tay bà qua đường...
Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương

(Mai Hương)

Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường.

Câu 4: (5 điểm)

Em hãy kể lại một câu chuyện về một việc làm tốt của em hoặc người mà em quen biết

................................................................... không copy mạng

4
17 tháng 4 2020

nhi nhi

17 tháng 4 2020

Nhiều vậy trời

10 tháng 7 2021

C. Câu ghép đẳng lập

10 tháng 7 2021

đáp án

C câu ghép đẳng lập

1. Đọc thầm bài văn sau:Mừng sinh nhật bàNhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm...
Đọc tiếp

1. Đọc thầm bài văn sau:

Mừng sinh nhật bà

Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.

Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.

Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.

Theo Cù Thị Phương Dung

2. Trả lời câu hỏi: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?

A. 7 bữa tiệc

B. 6 bữa tiệc

C. 5 bữa tiệc

D. 4 bữa tiệc

Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.

B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.

C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.

D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.

Câu 3: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.

B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

C. Viết thiếp mời giúp chị em.

D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.

Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui?

A. Vì hôm đó bà rất vui.

B. Vì hôm đó các cháu rất vui.

C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.

D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.

Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?

A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả.

B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật.

C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.

D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà.

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì?

.......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Câu 7: Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là:

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Quan hệ từ

Câu 8: Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.

Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép?

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn?

..........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 10: Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà. Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên?

............................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

4
12 tháng 5 2019

Câu 1: A. 7 bữa tiệc

Câu 2: D. Vì mấy năm nay chị em đã lớn và đều muốn làm một việc cho bà vui

Câu 3: B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

Câu 4: D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui

Câu 5: C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được phải biết quan tâm đến người già trong gia đình

Câu 7: B. Động từ

9 tháng 5 2021

A, D, B, D, C

2 tháng 2 2020

a, TN,CN VN thì CN VN             b, Chẳng những CN VN mà CN VN        c, CN VN nên VN, VN     d, CN VN, CN VN và CN VN CN VN               Sai thì cho xin lỗi nha

2 tháng 2 2020

Cấu tạo kiểu phân tích là CN,VN, TN đấy á ?

DỀ BÀI: Em hãy tả về một người thân trong gia đình- Gia đình em là một gia đình lớn, gồm: ông bà nội, ba má, cô út và hai chị em em.- Có thể nói, bà nội em là người “đứng mũi, chịu sào” trong việc lo toan vun vén và sắp xếp mọi hoạt động trong nhà.- Em yêu quý và kính trọng bà nội em vô cùng.- Năm nay, bà nội em năm mươi chín tuổi. Bà nội đã nghĩ hưu được 4 năm rồi. Khi chưa nghỉ...
Đọc tiếp

DỀ BÀI: Em hãy tả về một người thân trong gia đình

- Gia đình em là một gia đình lớn, gồm: ông bà nội, ba má, cô út và hai chị em em.

- Có thể nói, bà nội em là người “đứng mũi, chịu sào” trong việc lo toan vun vén và sắp xếp mọi hoạt động trong nhà.

- Em yêu quý và kính trọng bà nội em vô cùng.

- Năm nay, bà nội em năm mươi chín tuổi. Bà nội đã nghĩ hưu được 4 năm rồi. Khi chưa nghỉ hưu, nội em là giáo viên bậc Tiểu học.

- Tuy lớn tuổi nhưng trông bà nội em vẫn rất trẻ. Ai cũng nói nội em chỉ khoảng 50 tuổi là cùng. Nội em có khuôn mặt trái xoan, có sống mũi dọc dừa, đôi mắt to, lông mày đậm hơi cong tự nhiên.

- Nội em ăn mặc giản dị nhưng rất niềm nở. Nội em toàn chọn những màu hơi tối như tím than, xanh đương đậm, tím đậm. Có lẽ da nội trắng nên mặc những màu đó, bà nội càng trẻ, càng đẹp hơn.

- Khi còn di dạy học, nội em thường đi giầy màu đen hoặc nâu. Khi ở nhà, bà nội em đi đôi dép nhựa màu đen.

- Từ ngày nghỉ hưu, suốt ngày bà nội em chẳng chịu nghỉ ngơi mà lúc nào cùng luôn tay.

- Buổi sáng, nếu mẹ em đi làm ca thì bà nội là người lo mọi công việc của một người nội trợ như quét dọn, nấu nướng, giặt giũ...

- Đi học về, hôm nào em cũng có cơm ngon, canh ngọt.

- Khi làm hết mọi việc trong gia đình, Nội lại nghĩ ra nhiều món ăn mới. Nội ghi ghi, chép chép cách nấu để ngày chủ nhật liền đó thế nào cả nhà củng có một bữa ăn với những món ăn rất ngon bà nội đã tự sáng chế ra.

- Thương bà nội vất vả, em luôn tranh thủ thời gian để giúp nội những việc lặt vặt trong nhà như quét dọn nhà cửa, đánh ấm chén,...

Bà nội em sống rất nghĩa tình và tốt bụng. Bà con lối xóm luôn lấy bà nội em ra làm tấm gương để dạy bảo con cháu.

- Với em, bà nội còn là nơi em gửi gắm niềm vui, nỗi buồn. Có những chuyện em không thể tâm sự được với mẹ nhưng lại có thể nói với bà. Những lúc ấy, bà nội em quả thực là điểm tựa tinh thần vững chắc cho em.

- Em rất yêu quý và kính trọng bà nội của mình.

Em sẽ rất hiểu thảo với bà nội để bà vui, bà sống lâu trăm tuổi.

 XONG MỎI TAY PHẾT

2
4 tháng 4 2020

Dàn ý tả người thân của em - Tả bà lớp 5

1. Phần Mở bài

- Gia đình em là một gia đình lớn, gồm: ông bà nội, ba má, cô út và hai chị em em.

- Có thể nói, bà nội em là người “đứng mũi, chịu sào” trong việc lo toan vun vén và sắp xếp mọi hoạt động trong nhà.

- Em yêu quý và kính trọng bà nội em vô cùng.

2. Phần Thân bài

a). Miêu tả ngoại hình

- Năm nay, bà nội em năm mươi chín tuổi. Bà nội đã nghĩ hưu được 4 năm rồi. Khi chưa nghỉ hưu, nội em là giáo viên bậc Tiểu học.

- Tuy lớn tuổi nhưng trông bà nội em vẫn rất trẻ. Ai cũng nói nội em chỉ khoảng 50 tuổi là cùng. Nội em có khuôn mặt trái xoan, có sống mũi dọc dừa, đôi mắt to, lông mày đậm hơi cong tự nhiên.

- Nội em ăn mặc giản dị nhưng rất niềm nở. Nội em toàn chọn những màu hơi tối như tím than, xanh đương đậm, tím đậm. Có lẽ da nội trắng nên mặc những màu đó, bà nội càng trẻ, càng đẹp hơn.

- Khi còn di dạy học, nội em thường đi giầy màu đen hoặc nâu. Khi ở nhà, bà nội em đi đôi dép nhựa màu đen.

b). Miêu tả hoạt động

- Từ ngày nghỉ hưu, suốt ngày bà nội em chẳng chịu nghỉ ngơi mà lúc nào cùng luôn tay.

- Buổi sáng, nếu mẹ em đi làm ca thì bà nội là người lo mọi công việc của một người nội trợ như quét dọn, nấu nướng, giặt giũ...

- Đi học về, hôm nào em cũng có cơm ngon, canh ngọt.

- Khi làm hết mọi việc trong gia đình, Nội lại nghĩ ra nhiều món ăn mới. Nội ghi ghi, chép chép cách nấu để ngày chủ nhật liền đó thế nào cả nhà củng có một bữa ăn với những món ăn rất ngon bà nội đã tự sáng chế ra.

- Thương bà nội vất vả, em luôn tranh thủ thời gian để giúp nội những việc lặt vặt trong nhà như quét dọn nhà cửa, đánh ấm chén,...

Bà nội em sống rất nghĩa tình và tốt bụng. Bà con lối xóm luôn lấy bà nội em ra làm tấm gương để dạy bảo con cháu.

- Với em, bà nội còn là nơi em gửi gắm niềm vui, nỗi buồn. Có những chuyện em không thể tâm sự được với mẹ nhưng lại có thể nói với bà. Những lúc ấy, bà nội em quả thực là điểm tựa tinh thần vững chắc cho em.

3. Phần Kết bài

- Em rất yêu quý và kính trọng bà nội của mình.

Em sẽ rất hiểu thảo với bà nội để bà vui, bà sống lâu trăm tuổi.

Mik chi giup ban duoc the thoi SORRY

4 tháng 4 2020

Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng mà nó luôn xảy ra muôn vàn những khó khăn. Những lúc đó chúng ta cần có động lực để đứng lên sau mỗi lần vấp ngã. Và động lực to lớn nhất đối với chúng ta đó chính là hình ảnh người mẹ.

Mẹ tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, cái tuổi không còn trẻ khỏe và duyên dáng như trước nữa. Mẹ tôi không giống như những người mẹ khác, không cầu kì váy vóc mà luôn giản dị với những bộ quần áo. Chính sự bình dị của mẹ cho thấy mẹ là người rất chân thật, chất phác nên ai cũng yêu mến mẹ. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng, có những hôm trời hè nóng nắng oi bức mẹ còn búi lên rất mát mẻ. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Đôi mắt ấy như động lực thôi thúc em đứng dậy sau mõi lần vấp ngã. Mẹ có nước da ngăm ngăm đen, có lẽ do mẹ phải dãi dầu sương gió, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm tiền nuôi con cái ăn học. Đôi bàn tay của mẹ xương xương với những ngón tay chai sạn và gầy guộc vì nhiều năm cầm cuốc. Vậy mà khi đôi bàn tay ấy dịu dàng vuốt ve gò má tôi hay xoa nhẹ mái tóc tôi, tôi lại cảm thấy bình yên đến lạ, bởi vì nó truyền cho tôi cảm nhận được hơi ấm của tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp. Tôi rất thích được sà vào lòng mẹ, được mẹ ôm ấp vỗ về, những lúc đó tôi càng thấy thương mẹ biết bao.

Mẹ tôi hiền lắm, mẹ rất hay cười và luôn quan tâm chăm sóc cho gia đình. Mặc dù bận bịu công việc nhưng mẹ không lúc nào bỏ bê việc học của con cái. Mẹ luôn nhắc chúng tôi phải học thật giỏi để sau này sẽ thành công trong cuộc sống. Có đôi lúc tôi đã làm mẹ phiền lòng. Những lời mắng nhỏ nhẹ của mẹ không khiến tôi cảm thấy ghét mẹ mà những lời đó tôi cảm thấy tình yêu thương là nhiều hơn. Mẹ quan tâm chăm sóc cho tôi từ bữa ăn đến giấc ngủ, mẹ là ánh nắng trên cao, là ánh sáng trăng sao, ru vỗ và di dưỡng tâm hồn nhỏ bé của tôi, mẹ đã truyền cho tôi niềm tin để tôi có thể chắp cánh bay cao, bay xa hơn. Tôi nhớ có lần tôi bị ốm, mẹ lo lắng cho tôi đến gầy rộc cả người, đôi mắt thì thâm quầng bởi mẹ thức đêm để canh cho tôi ngủ.

Tôi rất yêu quý mẹ. Mẹ sẽ mãi là niềm tự hào của tôi để mỗi lần tôi cũng chỉ muốn nói rằng: “ Con yêu mẹ rất nhiều, mẹ có biết không?”

3 tháng 2 2020

a. TN: Qua khỏi thềm nhà; CN1: người đàn ông; VN1: vừa té quỵ; CN2: cây rầm; VN2: sập xuống.

b. CN1: hải âu; VN1: là bạn của bà con nông thôn; CN2: hải âu; VN2: còn là bạn của những em nhỏ.

c. CN: Ông tôi; VN: đã già nên đi chậm hơn, mắt nhìn kém hơn.

d. TN: Mùa xuân đã về; CN1: cây cối; VN1: ra hoa kết trái; CN2: chim chóc; VN2: hót vang trên những lùm cây to.