K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2021

?????????????????????????

26 tháng 10 2021

???????????????????????

tặng vé báo cáo miễn phí ko lấy tiền thấy tui tốt bụng ko

9 tháng 5 2018

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

Nguồn :ST_

9 tháng 5 2018

Trong cuộc sống, mấy ai không học mà có được thành công. Học giúp chúng ta có kiến thức, hiểu biết để trở thành con người thành đạt, sống  tốt trong xã hội. Để nêu lên vai trò, tầm quan trọng của việc học, Lê Nin đã có câu "Học, học nữa, học mãi". Để hiểu rõ nội dung ý nghĩa câu nói này bây giờ ta hãy giải thích

Qủa đúng như vậy, câu tục ngữ này rất hay và có ý nghĩa thiết thực sâu sắc đối với mọi người.  Trước tiên ta phải hiểu học có nghĩa là gì? Học là hoạt động của trí óc nhằm tiếp nhận, lĩnh hội, tích lũy kiến thức nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô hoặc tự học. Từ tương đương là học tập, học hành nhưng học hỏi có ý nghĩa riêng là khi học có chỗ chưa thấu đáo phải hỏi, phải tìm kiếm bàn luận, tra cứu thêm để mở rộng kiến thức đã thu nhập được . Việc học cũng không giới hạn ở nhà trường mà cả ngoài cuộc sống trong xã hội. Vậy Lê Nin đã nói học nữa có nghĩa là sao? Học nữa tức là ta không dừng lại ở kiến thức đã có mà cần phải tiếp tục  học thêm nữa. Học từ trình độ thấp đến cao, dễ đến khó, dơn giản đến phức tạp. Vậy học mãi ở đây có nghĩa là như thế nào? Học mãi là một công việc học tập suốt đời mãi mãi, tuổi tác không thể cản trở được việc học. Con người phải luôn luôn học tập ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội (còn tiếp)

11 tháng 10 2018

Chào jane thân mến!       Mình đã nhận được thư của bạn rồi, mình cảm thấy rất vui, mình cũng cảm thấy hạnh phúc sau khi nghe bạn giới thiệu về đât nước yêu dấu của bạn. những hình ảnh ấy cứ hiện ra trong đầu mình. Đó là những căn nhà đồ sộ những âm thanh xe cộ văng vẳng bên tai mình. Còn có những con đường kéo dài đến vô tận với sự tấp nập và rộn ràng của những người qua lại trên cái mảnh đát mà bạn đã sinh ra và lớn lên.

 Mình rất là hứng thú để đến lượt mình giới thiệu cho bạn nghe về đất nước tuyệt đẹp, đất nước vĩ đại không gì sánh bằng.        Tổ quốc mình mang tên hai chữ Việt Nam, nghe thật oai hùng và tự hào với những truyền thống lịch sử vẻ vang.đó là các cuộc đấu tranh giành độc lập như cuộc chiến đấu của Hai Bà Trưng. Để mình kể cho bạn nghe về diễn biến của cuộc chiến đấu này. Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn(Hà Tây) tức thuộc thủ đô Hà Nội bây giờ. Nghĩa quân làm chủ Mê Linh đến Tam Đảo nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu. Kết quả là cuộc khởi nghĩa thắng hoàn toàn. Thế đấy nhân dân Việt Nam,dân tộc Việt Nam chúng mình sẽ không để cho người khác dễ dàng chiếm vậy đâu.         Không chỉ là những truyền thống lịch sử vẻ vang mà nơi đây có những cảnh đẹp thiên nhiên kì vĩ nữa. Như Vịnh Hạ Long, các bãi biển như Nha Trang, cửa Tùng,… thành phố Đà Lạt với những loài hoa đẹp được gọi là thành phố hoa, khu di tích Mỹ Sơn,….         ở đất nước mình còn có các phong tục tập quán độc đáo như ăn trầu, nhuộm răng đen,…         là một người con của đất nước Việt Nam, mình tự hào nói rằng mình rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất hình chữ S này. Nếu có cơ hội thì bạn hãy ghé thăm đát nước Việt Nam yêu quý này nhé, mình muốn bạn tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây. Bài viết cũng đã dài rồi, mình hi vọng chúng ta sẽ tiếp tục giữ liên lạc qua thư từ nhé. Tạm biệt nhé !
 

k mk nhé

11 tháng 10 2018

Chào jane thân mến!    

         Mình đã nhận được thư của bạn rồi, mình cảm thấy rất vui, mình cũng cảm thấy hạnh phúc sau khi nghe bạn giới thiệu về đât nước yêu dấu của bạn. những hình ảnh ấy cứ hiện ra trong đầu mình. Đó là những căn nhà đồ sộ những âm thanh xe cộ văng vẳng bên tai mình. Còn có những con đường kéo dài đến vô tận với sự tấp nập và rộn ràng của những người qua lại trên cái mảnh đát mà bạn đã sinh ra và lớn lên.        

         Mình rất là hứng thú để đến lượt mình giới thiệu cho bạn nghe về đất nước tuyệt đẹp, đất nước vĩ đại không gì sánh bằng.       

           Tổ quốc mình mang tên hai chữ Việt Nam, nghe thật oai hùng và tự hào với những truyền thống lịch sử vẻ vang.đó là các cuộc đấu tranh giành độc lập như cuộc chiến đấu của Hai Bà Trưng. Để mình kể cho bạn nghe về diễn biến của cuộc chiến đấu này. Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn(Hà Tây) tức thuộc thủ đô Hà Nội bây giờ. Nghĩa quân làm chủ Mê Linh đến Tam Đảo nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu. Kết quả là cuộc khởi nghĩa thắng hoàn toàn. Thế đấy nhân dân Việt Nam,dân tộc Việt Nam chúng mình sẽ không để cho người khác dễ dàng chiếm vậy đâu.         Không chỉ là những truyền thống lịch sử vẻ vang mà nơi đây có những cảnh đẹp thiên nhiên kì vĩ nữa. Như Vịnh Hạ Long, các bãi biển như Nha Trang, cửa Tùng,… thành phố Đà Lạt với những loài hoa đẹp được gọi là thành phố hoa, khu di tích Mỹ Sơn,….         ở đất nước mình còn có các phong tục tập quán độc đáo như ăn trầu, nhuộm răng đen,…         là một người con của đất nước Việt Nam, mình tự hào nói rằng mình rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất hình chữ S này. Nếu có cơ hội thì bạn hãy ghé thăm đát nước Việt Nam yêu quý này nhé, mình muốn bạn tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây. Bài viết cũng đã dài rồi, mình hi vọng chúng ta sẽ tiếp tục giữ liên lạc qua thư từ nhé. 

Tạm biệt nhé !

 

9 tháng 3 2018

“Không thầy đố mày làm nên”: Khẳng định vai trò, công ơn của thầy - người dạy ta từ tri thức, cách sống, đạo đức...

Sự thành công trong công việc, sự thành đạt của học trò đều có công sức của thầy. Vì vậy, phải biết kính trọng thầy, tìm thầy mà học.

*   “Học thầy không tày học bạn": Đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn. Nó không hạ thấp việc học thầy, không coi học bạn quan trọng hơn học thầy ra muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hỏi.

Câu tục ngữ khuyến khích mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học  khuyên nhủ về việc kết hạn và tình bạn.

-  So sánh hai câu tục ngữ trên: Hai câu nói về hai vấn đề khác nhau, câu nhấn mạnh vai trò của thầy, một câu lại nới về tầm quan trọng của việc học bạn. Để cạnh nhau tưởng như hai câu mâu thuẫn, đối lập nhưng thực ra chú bổ sung nghĩa cho nhau.


 

9 tháng 3 2018

Biết ơn,quý ơn là phẩm chất đạo đức của tình bạn & tình thầy trò.Thầy là người cho ta nhiều kiến thức.Bạn là người giúp ta phát triển những kiến thức vừa học.Những điều này vừa được cha ông ta truyền lại qua hai câu tục ngữ:

“Không thầy đố mày làm nên”
“Học thầy không tày học bạn”

Tại sao “không thầy đố mày làm nên” ? Tại sao phải “học thầy không tày học bạn” ?

Cả hai câu tục ngữ :”Không thầy đố mày làm nên” & “học thầy không tày học bạn” không mâu thuẫn với nhau vì cả hai câu đều có vai trò của người thầy với người học.Trong chuyện rèn luyện & học tập,người thầy đóng vai trò chủ đạo,tổ chức chỉ dẫn & truyền thụ kiến thức bổ ích cho người học.Câu tục ngữ :“không thầy đố mày làm nên” nhằm đề cao vai trò,vị trí & tác dụng quyết định của người thầy,đề cao người thầy là đề cao tinh thần học tập phải học mới có kiến thức. ”Thầy” không có nghĩa là người dạy ở trường mà còn là người giỏi hơn,có thể truyền đạt kinh nghiệm của người đi trước.Không có thầy,không được chỉ bảo,dạy dỗ,không được học hành đến nơi đến chốn,người ta không thể làm tốt bất cứ công chuyện gì.Những hiểu biết tri thức,khoa học mà mỗi người lĩnh hội được nếu không phải một phần do sự chỉ bảo,hướng dẫn,truyền đạt của người thầy.Rõ ràng nếu không có thầy dạy,không có kinh nghiệm của người đi trước thì không có kiến thức,dễ sai lầm,thất bại.

Ngược lại,câu tục ngữ :”học thầy không tày học bạn” có vẻ như coi nhẹ vai trò,tác dụng của người thầy & đề cao chuyện học tập ở bạn bè.Cho rằng chuyện học ở bạn có kết quả cao hơn học ở thầy.Nhưng ta cũng nên phải nhớ rằng kiến thức của bạn có được cũng từ thầy mà ra.Tuy nhiên,học ở bạn có những thuận lợi mà học ở thầy,cô không có:bạn bè cùng lứa,dễ gần gũi,trao đổi,học tập lẫn nhau.Học ở bạn,bản thân mình sẽ thấy được chỗ tốt,chỗ kém của mình mà từ đó cố gắng vươn lên & tiến bộ.

Bên cạnh vai trò của thầy & bạn,sự nỗ lực của bản thân cũng là điều quyết định trong chuyện học tập & nâng cao kiến thức.
Câu tục ngữ :”không thầy đố mày làm nên” quá đề cao vai trò của người thày trong chuyện trưởng thành,lập nghề của người học.Mặc dù trong công tác đào tạo con người,người thầy giữ vai trò trung tâm,quyết định nhưng cho rằng “không thầy đố mày làm nên” là điều không thỏa đáng.Chúng ta ai cũng nhìn nhận sự trưởng thành,có sự nghề của mỗi con người một phần nhờ công ơn dạy bảo của nhà trường,của thầy cô nhưng một phần cũng phải do bản thân người học phát huy nỗ lực cả nhân,tự bản thân vận động để tiếp thu những cái mới,sáng tạo những cái hay.Trong cuộc sống,môi trường hàng ngày ngoài tác dụng của thầy,người học còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh,của yếu tố khách quan như gia đình,cha mẹ,xã hội…Do đó,tuyệt đối hóa chuyện học ở thầy,không coi trọng chuyện học tập ở nơi khác,người khác thì sẽ hạn chế kết quả của công việc.

Tuy nhiên,khẳng định :”Học thầy không tày học bạn” cũng có nhiều chỗ chưa đúng vì câu tục ngữ này vừa hạ thấp vai trò & tác dụng của người thầy,đề cao quá mức vai trò của bạn bè trong học tập.Học hỏi,tìm hiểu nơi bạn bè là một trong những yếu tố lũy phần vào sự thành đạt của mỗi cá nhân nhưng trong gia đình,người thầy đóng vai trò quyết định,bạn bè đóng vai trò hỗ trợ.Nếu nói rằng bạn bè có trò giúp đỡ,hỗ trợ,bảo ban để cùng nhau học tập tốt hơn thì chúng ta dễ chấp nhận nhưng nói “không tày” thì khó nghe vì ông cha ta vừa từng nói:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Muốn học tốt,bên cạnh chuyện học ở thầy,ở bạn còn phải có sự nỗ lực,học tập của bản thân.Chúng ta phải khẳng định chuyện học ở thầy là chủ yếu & còn phải kết hợp với sự nỗ lực của cá nhân người học.Chúng ta không chấp nhận cách học thụ động,nhồi nhét,máy móc.

Ngoài ra,muốn giúp đỡ nhau trong học tập sao cho có kết quả,bạn bè cùng chung chí hướng,chung mục đích học tập,phấn đấu rèn luyện theo nội dung mà người thầy hướng dẫn.Một phần do thầy dạy dỗ bảo ban còn phải mở rộng lớn sự học hỏi,học ở bạn,học trong thực tế.

Chính Hồ Chủ tịch cũng vừa khẳng định “phải học ở trường,học ở sách vở,học lẫn nhau,học ở nhân dân,không học nhân dân là thiếu sót lớn”

Như vậy,trong hoạt động ở nhà trường hiện nay,hai câu tục ngữ không hề mâu thuẫn nhau,như vậy đều có ý nhấn mạnh đối tượng đối với người biết vận dụng thì hai câu tục ngữ có ý nghĩa tích cực,bổ sung cho nhau,chỉ cho chúng ta hai nơi học tốt nhất: học ở thầy & học ở bạn.

Hai câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn”,”không thầy đố mày làm nên” tách rời nhau,có khía cạnh đúng & hạn chế,nhìn bề ngoài như mâu thuẫn với nhau nhưng phối hợp nội dung hai câu tục ngữ sẽ có lời khuyên học hỏi tốt nhất:chúng ta phải coi trọng chuyện học ở thầy,đồng thời (gian) phải biết học ở bạn.

Bản thân mỗi người học sinh phải biết kính trọng,biết ơn thầy cô giáo,những người vừa giúp đỡ,truyền thụ cho chúng ta,dạy dỗ những điều hay lẽ phải cho chúng ta.Và chúng ta cũng vẫn phải khiêm tốn học hỏi nơi bạn bè,đoàn kết chân thành giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ.

8 tháng 12 2018

Câu tục ngữ giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. Làm nên ở đây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thế nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức đố mày, đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

~~Hok tốt~~

Cô gái xử nữ

8 tháng 12 2018

Nghĩa đen: không có thầy dạy dỗ thì một con người không biết nhiều về chữ, lễ, nghĩa và không làm nên được việc gì 

Ngiã bóng :

Câu tục ngữ đề cao việc học thầy: không có thầy dạy bảo thì không thể làm được gì, không mở mang kiến thức được. 
Câu tục ngữ đề cập đến một đạo lí: phải biết học ở thầy, phải biết yêu kính và biết ơn thầy.


#lâu lâu hỏi đáp , k mk nha


 

15 tháng 3 2019

Hoài Thanh đã từng nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có.”​Văn chương là cái nôi của sự kết hợp của cảm xúc và trí tuệ nhân loại. Tiếp xúc với văn chương, ta được tiếp nhận luồng sinh khí của trí tuệ và văn minh nhân loại, tiếp thu phần hồn của cái nhân trong con người. Mỗi tác phẩm văn học đều chứa đựng trong những khả năng khơi gợi ở người đọc một điều gì đó và cái cách văn học cho người ta những cung bậc cảm xúc là biểu hiện nghệ thuật tình cảm ở văn chương. Đọc mỗi tác phẩm văn học, ta thấy ở đó những mảnh đời khác nhau mà ta có những trải nghiệm cùng tình cảm khác nhau, từ đó yêu thương thêm con người, cuộc sống, biết ghét cái ác, cái xấu.

31 tháng 12 2016

- Giống :

+ Là sự trùng lặp của 2 nhà thơ nổi tiếng : 1 là nữ sĩ tài sắc mang nặng niềm hoài cổ ; 2 là nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam

+ Đều dùng để kết thúc hai bài thơ nổi tiếng trong văn học Việt Nam

-Khác:

+ Hai câu kết của hai bài thơ " bạn đến chơi nhà" và "qua Đèo Ngang " của 2 tác giả đều đặt ở cuối bài nhưng ý bất tình đối nhau

+ Đối với Nguyễn Khuyến, cụm từ " ta với ta " là sự bùng nổ về ý và tình tiếp bạn . Không cần phải có mâm cao cỗ đầy cao lương mĩ vị mang giữa họ và chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết, tri ân tri kỉ, thể hiện một niềm vui trọn ven trong tâm hồn. "Ta với ta " là bác là mình, tuy 2 mà 1 là bạn với mình. Họ đã đạt tới đỉnh cao của bữa tiệc tình bạn , họ đã vui sướng

+Còn đối với Bà Huyện thanh quan , cụm từ " ta với ta " khắc sâu nỗi buồn của người khác li hương, khi bà đứng trên đỉnh Đèo Ngang lúc chiều tà, ta với ta chỉ một mình bà đứng đối diện với chính lòng mình giữa không gian bao la, rộng lớn, mây trời non nước, bà cô đơn, trơ trỏi hoàn toàn, không một ai chia sẻ

30 tháng 12 2016

-Với bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan , cụm từ ''ta với ta'' cho em hiểu rằng : Vũ trụ thật rộng lớn, con người cảm thấy mình bé nhỏ, cô độc , trống vắng . Ở đây chỉ có mình bà ''ta với ta'' . Lại thêm ''mảnh tình riêng'' khiến cho tâm trạng của tác giả lại thêm nặng nề , tê tái. Cụm từ ''ta với ta'' bộc lộ sự cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả.

- Với bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến thì cụm từ ''ta với ta'' lại cho thấy tình bạn đậm đà, thắm thiết, bất chấp mọi điều kiện vật chất. Cụm từ ''ta với ta'' là cái cười xòa , là sự kết hợp của hai người : tuy hai mà một , tuy một mà hai.

1) Câu in đậm: Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co thiếu thành phần chủ ngữ. Rút gọn như vậy là sai nguyên tắc vì làm cho câu khó hiểu (đâu là thành phần chủ ngữ của Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co), khó xác định, khó khôi phục bởi chủ ngữ không xuất hiện ở câu trước đó.

2) Theo em, có cần thêm từ ngữ vào câu in đậm . nếu không thêm từ ngữ sẽ thể hiện thái độ không lễ phép với người lớn tuổi , câu trả lời sẽ cộc lốc và khiễm nhã .

3) Khi rút gọn câu cần chú ý :

- Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói;
- Không biến câu nói của mình thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

Nếu mình trả lời sai , bạn có thể bình ở phía dưới ạ . Chúc bạn học tốt !

16 tháng 1 2017

thanks