Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Đặc điểm thực vật của cây ăn quả:
-Rễ: Chủ yếu là rễ cọc gồm 2 loại rễ:
+Rễ cái: to,khỏe,đâm sâu xuống đất từ 1-10m giúp cây đứng vững và hút nước,chất dinh dưỡng nuôi cây.
+Rễ con: nhỏ,nhiều,mọc ra từ rễ cái, lan trên mặt đất có độ sâu từ 0,1-1,0m.Rễ con hút nước,chất dinh dưỡng cho cây.
-Thân:
Thân cây ăn quả chủ yếu là thân gỗ, cứng,cao, nhiều cành
-Hoa: Cây ăn quả có 3 loại hoa:
+Hoa cái:Nhụy phát triển
+Hoa đực:Nhị phát triển
+Hoa lưỡng tính: Có cả nhụy và nhị phát triển
-Qủa và hạt:
+Có 2 loại quả: quả thịt,quả hạch
+Số lượng,màu sắc của hạt tùy thuộc vào từng loại hạt
2.Ở địa phương em để tiến hành nhân giống cây ăn quả dùng phương pháp:
-Giâm,chiết,ghép: Loại cây:xoài,nhãn,bưởi,chanh,quất,....
-Gieo hạt:xoài,nhãn,vải,bưởi,chanh,quất,mít,.....
Chúc bạn thi tốt!!!!!
Mình ko ngại các câu trả lời copy từ các trang khác nhưng mình muốn các câu trả lời tương đối đầy đủ và gần với sách giáo khoa
1. Đặc điểm thực vật :
- Thân : Là loại cây thân gỗ, có nhiều cành
- Rễ : Cây có bộ rễ phát triển, rễ cọc cắm sâu xuống đất, rễ con phân bố tập chung ở lớp đất mặt.
- Hoa : Thường nở rộ cùng cành non phát triển, có mùi thơm hấp dẫn.
2. Yêu cầu ngoại cảnh :
- Nhiệt độ thích hợp 250C – 270C.
- Cây cần đủ ánh sáng nhưng không ưa ánh sáng mạnh.
- Độ ẩm không khí 70 – 80%.
- Lượng mưa thích hợp 1000 – 2000mm / năm.
Giá trị dinh dưỡng: Quả để ăn có chứa nhiều loại đường dễ tiêu, các axit hữu cơ, protein, chất béo, chất khoáng và nhiều loại vitamin A, B1, B2, B6, PP, C. Đây là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho mọi lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau.
Quả và một số bộ phận khác của cây (rễ, lá, vỏ cây, hoa, hạt,…) có khả năng chữa được một số bệnh (suy nhược thần kinh, cao huyết áp, dạ dày,…)
Quả là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến bánh kẹo, đồ hộp, rượu,… Ngoài ra, quả còn là mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả kinh tế cao Thu nhập từ 1 ha cây ăn quả gấp 2 – 3 lần, thậm chí là 10 lần so với trồng lúa.
Cây ăn quả có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái:làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, hàng rào, chắn gió, làm đẹp cảnh quan,… Ngoài ra trồng cây ăn quả còn có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất…
Bọ xít hại nhãn, vải
Con trưởng thành có màu nâu, đẻ trứng thành ổ dưới mặt lá, con trưởng thành và sâu non hút nhựa ở các mầm non và mầm hoa làm cho mép lá bị héo và cháy khô, lá chết vàng quả non bị rụng.
Biện pháp phòng trừ:
-Dùng vợt hoặc tay để bắt
-Dùng thuốc hóa học phun diệt bọ xít mới nở
b) Sâu đục quả nhãn, vải, xoài, chôm chôm
Con trưởng thành nhỏ, hai râu dài, cánh nhỏ, lông mép cánh dưới dài. Ở cánh trên chỉ có lông ở đầu cánh. Sâu non màu trắng ngà.
c) Dơi hại vải, nhãn:
Dơi phá hại nhãn, vải còn có tên là con Rốc, đặc điểm trông giống con Dơi nhưng to hơn gấp 3 - 4 lần. Ban ngày thường ẩn nấp vào bóng tối. Ban đêm ra ăn quả, tập trung từ 10h đêm - 4h sáng. Dơi thường bay từng đàn đến ăn quả chín, gây tổn thất rất lớn.
d) Rầy xanh (rầy nhảy) hại xoài
Rầy nhỏ hình nêm dài 3-5mm, màu xanh đến xanh nâu, đen. Rầy đẻ trứng ở cuống, chùm hoa và bên trong gân lá, mô lá non.
e) Sâu vẽ bùa hại cây ăn quả có múi
- Con trưởng thành (bướm) nhỏ, màu vàng nhạt có ánh bạc. Cánh trước hình lá nhọn, lông mép dài, ở góc và đầu cánh có 2 vết đen.
- Sâu non mới nở màu xanh nhạt rồi chuyển dần sang màu xanh vàng.
g) Sâu xanh hại cây ăn quả có múi
- Sâu trưởng thành thân to, cánh rộng màu đen. Trên cánh có 6 vệt đỏ vàng
- Sâu non màu nâu sẫm rồi chuyển dần sang màu xanh
h) Sâu đục thân, đục cành hại cây ăn quả có múi
Con trưởng thành là loại xén tóc màu nâu, sâu non màu trắng ngà, đục phá thân cây và cành lớn. Con cái đẻ trứng vào nách lá, ngọn cành. Sâu phá hại mạnh vào tháng 5, 6.