Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Qua câu chuyện lưu lạc của một thiếu niên thành phố vào vùng rừng u Minh, tác giả đã đưa người đọc đến với thiên nhiên hoang dã và cuộc sống chân chất của con người ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Có thể xem đây là một bàivăn miêu tả khá hoàn chỉnh. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng đất mũi Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa khái quát thông qua cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của nhà văn.
Mở đầu đoạn văn, tác giả nêu lên cảm giác của nhân vật chính trước vùng đất Cà Mau xa lạ; sau đó miêu tả cụ thể các kênh rạch và con sông Năm Căn rộng lớn cùng cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông, đông vui và nhiều màu sắc độc đáo.
Vị trí của người kể chuyện (nhân vật An) trong bài này là ỏ trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch chằng chịt rồi đổ ra sông Năm Căn và cuối cùng dừng lại ở chợ Năm Căn. Suốt cuộc hành trình, nhân vật có điều kiện quan sát một vùng thiên nhiên rộng lớn.
Cảm giác đầu tiên là màu xanh tràn ngập khắp nơi: xanh trời, xanh nước, xanh cây. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Trong cảnh sắc tràn ngập màu xanh ấy là tiếng rì rào vọng về của hơi gió muối - tức là âm thanh và hơi thở mặn mòi của miền sông nước Cà Mau.
Chúng ta có thể hình dung những hình ảnh trong bài văn hiện lên như trong một cuốn phim, lúc nhanh, lúc chậm. Có đoạn đặc tả cận cảnh, có đoạn lùi xa bao quát toàn cảnh.
Trước hết là cách đặt tên cho các dòng sông, dòng kênh của người dân ở vùng này. Người ta không dùng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên: Chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xoà ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng...; gọi kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây... Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ “tức khơ mâu", tiếng Miên nghĩa là “nước đen”.
Cách đặt tên ấy cho thấy thiên nhiên ở đây rất hoang dã và con người sống gần gũi với thiên nhiên nên rất giản dị, chất phác.
Sau khi đi qua các dòng kênh, con thuyền thoát ra kênh Bọ Mắt đổ vào con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng... Hai bên bờ sông, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Trạng thái hoạt động của con thuyền ở mỗi cảnh được diễn tả bằng những từ ngữ chính xác và tinh tế. Thoát qua là ý nói con thuyền vượt qua một nơi khó khăn, nguy hiểm; đổ ra diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ xuôi theo dòng nướcở nơi dòng sông êm ả.
Màu xanh của rừng đước được tả qua ba sắc độ khác nhau: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ.Những sắc độ ấy chỉ màu xanh của các lớp cây đước từ non đến già tiếp nối nhau loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
ở đoạn trước, tác giả đặc tả cảnh sông nước Năm Căn; đến đoạn này, ông miêu tả cuộc sống của con người trên sông nước. Chợ Năm Căn rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát: những đống gỗ cao như núi... những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông... những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi...
Chợ Năm Căn tập trung đặc điểm của các chợ họp trên sông của vùng sông nước Cửu Long. Những con thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, người ta có thể cập thuyên lại, bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra còn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật dụng cần thiết, một bộ quần áo may sản hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà không cần phải bước ra khỏi thuyền.
Chợ còn là sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán, kẻ mua thuộc nhiều dân tộc: người Việt, người Hoa, người Khơ-me, người Chà Châu Giang. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
Phải là người sống và gắn bó thân thiết với mảnh đất Cà Mau, nhà văn mới cảm nhận và viết được những đoạn văn miêu tả tinh tế, đặc sắc như thế.
Bằng ngòi bút miêu tả sắc nét, vừa bao quát, vừa cụ thể, sinh động, qua đoạn văn Sông nước Cà Mau, nhà văn Đoàn Giỏi đã giúp cho người đọc tưởng tượng ra trước mắt cảnh thiên nhiên kì thú của sông nước Cà Mau và càng thêm yêu mến con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.
#Châu's ngốc
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
Tham khảo nha em:
Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Trẻ là đồng chí của ta, trẻ vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dài, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của
Tham khảo
"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" – chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
"Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
"Bão bủng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
hay:
"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".
hay:
"Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con".
"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".
Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Tham khảo:
Bài thơ Việt Nam đất nước ta ơi của nhà thơ Nguyễn Đình Thi được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi. Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó được thể hiện qua những hình ảnh: biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!
Em tham khảo:
Đi khắp dọc dài Tổ Quốc, có biết bao mảnh đất hội tụ để cất lên câu hát yêu thương, để suy tưởng nguồn cội, để gợi nhớ tuổi thơ êm đềm. Nhắc tới Đồng bằng sông Cửu Long giàu có và trù phú, người ta không thể quên một Tháp Mười dồi dào, được thiên nhiên ưu ái ban tặng các sản vật quý giá:
“Ai ơi, về miệt Tháp Mười,
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”...
Câu ca dao mộc mạc của người Nam bộ ngắn gọn, chân chất ấy đã phản ánh được phần nào bức tranh trù phú của vùng Đồng Tháp Mười ngày xưa. Thiên nhiên rất đỗi hào phóng ban phát cho vùng Đồng Tháp Mười nhiều sản vật và nguồn lợi tôm, cá khá dồi dào. Đồng Tháp Mười là vùng trũng rất rộng, địa phận nằm giữa các tỉnh: Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An. Được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thoáng mát, không khí trong lành, chim trời cá nước nhiều vô kể. Câu ca vừa cho người đọc hiểu biết thêm về vùng đất ở phía Nam Tổ quốc, vừa thể hiện niềm tự hào, yêu mến và biết ơn của tác giả dân gian đối với quê hương xứ sở.
Tham khảo:
Qua các truyện dân gian trung đại của mỗi tác giả Việt Nam theo thời gian, đã giúp ta hiểu ra được tấm lòng cao cả của người Việt Nam ở một góc độ nào đó là tình thương người , là biển cả tình thương và lòng rộng lượng bao dung giữa người với người. Mỗi tác giả thể hiện đạo lí nhân nghĩa tình yêu người với người bằng những tác phẩm chân thật nhất về cuộc sống của nhân dân ta dưới chế độ phong kiến, tác giả đã vẽ lên được cả bầu trời u tối trong cuộc đời của mỗi nhân vật và lòng cảm thương, đau xót và phẫn nộ của tác giả dưới mỗi cuộc đời bất hạnh thể hiện rất rõ qua mỗi dòng thơ dòng chữ. Như bài ' Tức nước vỡ bờ' và ' Lão Hạc ' đây là hai tác phẩm thệ hiện rất rõ đạo lí làm người và tình nghĩa gia đình. Đối với Lão Hạc có lẽ làm tròn đạo lí của một con người là cái quan trọng nhất vì từ lúc sống đến lúc chết ông vẫn giữ được lòng tự trọng mặc dù cái nghèo khổ đàn áp ông tới lúc ông chết ông vẫn không bao giờ làm trái với tâm mình. Còn chị Dậu trong tác phẩm ' Tức nước vỡ bờ' đã cho ta thấy tình yêu thương chồng con của chị nhờ tình yêu cao cả ấy chị đã dũng cảm đứng lên tên cai lệ và người nhà lí trưởng để chống lại chế độ phong kiến khắt khe thời ấy. Qua hai tác phẩm đã cho ta thấy đạo lí , tình nghĩa của con người Việt Nam thật cao cả và quý báu, đây là đức tính mà ta cần học tập và noi theo
NOT BEST BUT YOU CAN REFER!!!!!!!♥♥♥♥♥
Trong nền văn học dân tộc ta, nội dung nhân đạo là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi thời kì, giai đoạn văn học. Người Việt Nam bao đời này trọng tình nghĩa, nhân đức nên ở nội dung nhân đạo, vấn đề đạo làm người luôn được các nhà văn bám sát, phản ánh, được đọc giả từ cổ chí kim nhiệt tình đón nhận, trân trọng và cổ xúy. Dọc chiều dài lịch sử văn học, có thể thấy ở mỗi bộ phận văn học, việc thể hiện đạo làm người vừa có những nét tương đồng, vừa có sự độc đáo, riêng khác, vừa có sự ảnh hưởng, kế thừa, vừa có yếu tố tiếp biến, đổi mới.
Đối với người nghiên cứu văn học, đặt ra nhiệm vụ khảo sát vấn đề này trên toàn bộ nền văn học dân tộc là điều cần thiết. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ có thể chọn một khía cạnh nhỏ của vấn đề: So sánh một số biểu hiện nội dung “ Đạo làm người” trong văn học trung đại và văn học dân gian Việt Nam.
- “Đạo làm người” là một mảng nội dung lớn trong văn học trung đại và văn học dân gian Việt Nam.
Như đã nói trên, “ Đạo làm người” là một trong những vấn đề cốt lõi trong nội dung nhân đạo của nền văn học Việt Nam, trong đó có Thời kì văn học trung đại và bộ phận văn học dân gian. Bởi vì, phàm là con người, nói về “Đạo làm người” để răn mình nhắc người chẳng bao giờ là đủ. Đây con đường dẫn con người Việt Nam đến với tính nhân bản của dân tộc và nhân loại. Mặt khác, việc thẩm thấu “ đạo làm người” thông qua các tác phẩm văn chương có lẽ là cách thẩm thấu thẩm mỹ nhất, nhẹ nhàng mà thâm thúy nhất, dễ đi vào lòng người nhất.
1.1. “Đạo làm người” trong văn học trung đại Việt Nam
Người Việt Nam từ xưa đến nay có truyền thống trọng đạo, trọng văn. Thấu hiểu điều đó, các nhà văn Việt Nam, đặc biệt là các nhà văn thời kì Trung đại đã biến truyền thống thành thế mạnh, đưa vấn đề đạo làm người vào trong các áng thơ văn của mình như một điểm sáng để tìm kiếm tri âm. Đặc biệt, thời kì văn học trung đại lớn lên trên nền xã hội phong kiến nên văn chương trở thành một công cụ đắc lực để bảo vệ và duy trì trật tự xã hội. Chức năng cơ bản của văn học thời kì này là “ văn dĩ tải đạo”. Các nhà văn, nhà thơ đều là vua quan, quý tộc, kẻ sĩ, đều xuất thân từ cửa Khổng sân Trình nên họ sáng tác văn chương là để đề cao đạo đức phong kiến. Đạo ở đây chủ yếu là các vấn đề cơ bản của Nho giáo, là những lời răn dạy của đức Khổng – Mạnh. Tuy nhiên, trong các sáng tác của mình, các nhà văn trung đại không chỉ phản ánh một cách cứng nhắc, khiên cưỡng, đơn thuần tính quan phương mà còn lên tiếng khuyến thiện trừ gian. Nguyễn Trãi có câu thơ:
Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có chí có anh hùng.
Câu thơ trên, có người cho là nói về chức năng của văn chương. Nhưng ẩn sâu trong đó, điểm sáng của nó chính là nói về “ Đạo làm người” của người quân tử. Ở đây, Nguyễn Trãi vừa cổ vũ cho quan niệm đạo đức phong kiến, nhưng đồng thời thơ ông còn thể hiện tư tưởng: người quân tử phải luôn hành đạo giúp đời, phải diệt trừ cái xấu, cái ác để “yên dân”. Với người quân tử, Nguyễn Trãi đã đặt chữ “ Trạch” lên trước chữ “ Trí”( trong quan hệ “ Trí quân trạch dân”).Nguyễn Đình Chiểu từng viết:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm.
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Sáng tác thơ văn không chỉ để chở đạo đức, đạo lý mà còn làm ra thứ vũ khí để chiến đấu với kẻ gian tà, độc ác trong xã hội. Đó là chính đạo trong văn chương.
Càng về cuối thời kì Văn học trung đại, quan niệm về “ Đạo làm người” của các nhà văn càng gần gũi với quan niệm của người bình dân thể hiện trong dòng văn học dân gian. “Đạo làm người” xa dần các tiêu chí của kinh điển Nho gia và đạo lý phong kiến và giảm dần tính chính trị, tính quan phương. Thay vào đó, trong tư tưởng của các nhà văn, tư tưởng Nho giáo dần được mài giũa, thẩm thấu qua lớp lọc văn học dân gian. Từ đó, trong sáng tác của họ, “ Đạo làm người” là hướng đến cuộc sống đề cao chữ “ Nghĩa” coi trọng chữ “ Tình”
1.2. “ Đạo làm người” trong văn học dân gian Việt Nam.
Văn học dân gian là bộ phận văn học của người dân, sáng tác và lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của bình dân. Dưới chế độ phong kiến, người dân chiếm số đông và thuộc giai cấp bị trị nên không có điều kiện học chữ để đọc văn học viết. Họ tự sáng tác văn học cho mình và để lại cho nền văn học dân tộc kho tàng văn học dân gian tinh anh, đồ sộ với hơn 12 thể loại khác nhau. Văn học dân gian không chỉ thỏa mãn nhu cầu giải trí của người bình dân mà còn chứa đựng những bài học quý về “đạo làm người”. Người bình dân gửi gắm vấn đề này vào các sáng tác văn chương để nhắc nhở nhau, bảo ban con cháu sống đôn hậu, hài hòa với cộng đồng, với người thân. Nổi bật trong “ đạo làm người” theo tư tưởng của người bình dân là sống có đạo đức, trọng đạo lý, trọng nghĩa tình. So với văn học trung đại, vấn đề này được văn học dân gian thể hiện một cách khá tự do, phóng khoáng, phong phú hơn. “Đạo làm người” trong văn học dân gian không nhằm mục đích chính trị mà chủ yếu xuất phát từ mục đích tự thân nên không có tính quan phương, không có những nội dung, tiêu chí định sẵn, bó buộc. Tuy nhiên, xét cho cùng “ Đạo làm người” dù ở bộ phận hay thời kì văn học nào đều nói về ứng xử của con người đối với mình và với người khác để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Cho nên, vấn đề này ở văn học trung đại và văn học dân gian vừa có những điểm tương đồng, vừa có những nét độc đáo, riêng khác trong cách thể hiện. Nó làm nên diện mạo phong phú và đầy đặn cho nội dung này trong văn học nước nhà.
- So sánh một số biểu hiện nội dung “ Đạo làm người” trong văn học trung đại và văn học dân gianViệt Nam
2.1. Nhân
Khi bàn đến "Đạo làm người", Nho giáo nhấn mạnh đến “Đạo nhân”. Nhân là người, gồm 2 phần thể xác và tâm hồn. Nó bao hàm nhiều ý nghĩa: Nhân là tha nhân, nhân tính, nhân nghĩa, nhân đạo và nhân ái. Khổng Tử nói: “Ái nhân như kỷ” .Người có lòng nhân luôn sống lương thiện và thương yêu mọi người. Đức Nhân với ý nghĩa đơn thuần như trên cũng là một trong những tư tưởng đạo đức cốt lõi của nhân dân Việt Nam. Cho nên, lòng nhân trong văn học trung đại và văn học dân gian nhiều đều được thể hiện đậm nét và nét tương đồng.
Trong thời kì văn học trung đại, các nhà văn, nhà thơ thể hiện lòng yêu thương con người với tất cả những gì nhân bản nhất. Nhiều tác phẩm lên tiếng ca ngợi vẻ đẹp của con người, sẻ chia với nỗi thống khổ của những con người bất hạnh, lên tiếng tố cáo các thế lực chà đạp lên giá trị của con người và bênh vực quyền sống của con người. Các tác phẩm tiêu biểu là : Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Sở kiến hành, Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh, Long Thành cầm giả ca của Nguyễn Du, Văn tế Trương Quỳnh Như của Phạm Thái.... Mỗi tác phẩm là một khúc là một hồi chuông kêu cứu thống thiết cất lên tự đáy lòng của nhà văn trước những mảnh đời bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hộ phong kiến. Lòng nhân thể hiện đầy đủ, hàm súc qua hai câu mở đầu Truyện Kiều:
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trong thấy mà đau đớn lòng.
Văn thơ Trung đại vào thế kỉ XVIII-XIX là giai đoạn rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo nên lòng nhân được thể hiện đầy đủ và sâu sắc hơn bao giờ hết.
Văn học dân gian có đặc trưng truyền miệng nên ít có những tác phẩm lớn thể hiện lòng nhân như văn học trung đại. Tuy nhiên, không vì thế mà nội dung này trong văn học dân gian trở nên mờ nhạt. Nó được thể hiện rộng khắp trên toàn bộ 12 thể loại và kết tinh trong những câu chuyện, câu thơ dân gian bất hủ. Những câu chuyện cổ tích như : Tấm Cám, Sọ Dừa, phản ánh cuộc chiến đấu không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác, khẳng định vẻ đẹp và sức mạnh của con người, giử gắm niềm mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp. Đồng thời những câu chuyện trên còn nêu bài học quý về cách lựa chọn lối sống phù hợp để trở thành người tốt, được hưởng phúc hậu, tránh hại mình hại người. Văn học dân gian còn biểu hiện lòng nhân một cách trực tiếp qua các câu tục ngữ:
- Thương người như thể thương thân
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
- Lá lành đùm lá rách
Hay những câu ca dao như:
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Ở văn học dân gian, lòng nhân, đức nhân là phẩm chất cơ bản của mỗi con người, vì lòng nhân, con người yêu thương, tôn trọng và bình đẳng với nhau. Còn ở phần lớn các tác phẩm văn học trung đại, lòng nhân ít nhiều mang tính quan phương, theo chuẩn mực phong kiến nên nó mặc định là phẩm chất cần có của người quân tử, người đọc sách thánh hiền. Cho nên đức nhân, đức hiếu sinh không còn nguyên ý nghĩa bình đẳng cho mọi người mà là sự ban ân của người trên dành cho kẻ dưới.(“Bậc quân tử mà chẳng nhân thì có đấy, chưa có kẻ tiểu nhân mà lại có nhân vậy” – Khổng Tử). Mặt khác, lòng nhân theo quan điểm phong kiến không đơn thuần là vấn đề đạo đức mà gắn liền với địa vị, nghĩa vụ của bậc trượng phu( nhân nghĩa, nhân chính, chính nhân...). Còn trong tư tưởng của người bình dân, lòng nhân là một vấn đề đạo đức đơn thuần, bình đẳng giữa mọi người và không hàm chứa bất cứ một động cơ chính trị nào.
2.2. Nghĩa.
Tương tự chữ Nhân, Nghĩa cũng là một trong 5 điều quan trọng mà đức Khổng Tử cho là hết sức cần thiết của mỗi người quân tử. Nghĩa là ân nghĩa, ân tình, nghĩa khí, tri ân (trả ơn), thi ân (làm ơn, phước) có tình nghĩa và cư xử tử tế với mọi người. Chế độ phong kiến đã cố định hóa những nội dung này trong một số tư tưởng, mối quan hệ mang tính chính trị - xã hội như: nhân nghĩa, nghĩa vua tôi, nghĩa tào khang....Chữ Nghĩa ở đây cũng ít nhiều mang tư tưởng giai cấp như chữ Nhân. Điều này thể hiện khá rõ qua thơ văn Nguyễn Trãi:
Trong “Lệnh dụ các tướng hiệu quân nhân ở Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá” (Quân trung từ mệnh tập) câu mở đầu là “Ta khởi nghĩa ở đất các ngươi, nay muốn thành công mong các ngươi giữ chung thuỷ một lòng, đá vàng một tiết để toàn cái nghĩa quân thần, phụ tử”.
Trong “chiến cấm các đại thần, tổng quan cùng các quan ở Viện, Sảnh, Cục tham lam lười biếng” (phần văn loại chép phụ vào Quân trung từ mệnh tập) gần cuối có câu: “Vua tôi nghĩa lớn, trọn vẹn trước sau…”
Ngay như một nhà thơ “ ngất ngưởng” như Nguyễn Công Trứ vẫn không quên:
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Từ cuối thế kỉ XVIII chế độ phong kiến bước vào thời kì khủng hoảng. Văn nhân xa dần với quy chuẩn phong kiến mà tìm về với tư tưởng của quần chúng nhân dân. Cho nên, biểu hiện của chữ Nghĩa trong văn học trung đại giảm tính quan phương, chuẩn mực mà hấp thụ cách hiểu chữ nghĩa phóng khoáng và bình đẳng của người bình dân. Trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có đoạn thơ :
Vân Tiên nghe nói liền cười,
"Làm ơn há dễ trong người trả ơn.
"Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
"Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
"Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
"Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Cũng trong tác phẩm này có đoạn:
Hối con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Ngư rằng: lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn
Nước trong rửa ruột sạch trơn
Một câu nhân nghĩa chi sờn lòng đây.
Ở những câu thơ trên, nghĩa là nghĩa khí của con người, là tình nghĩa giữa người với người. Đó là những hành động hướng về người khác một cách vô tư, đối xử tình cảm, tử tế, có trước có sau, không tính toán thiệt hơn, không mưu cầu tư lợi. Người Việt Nam có truyền thống trọng chữ Nghĩa với cách hiểu này. Chữ Nghĩa trong văn học dân gian vừa cụ thể, cảm tính nhưng cũng vô cùng trừu tượng, thâm sâu:
-Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
- Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước biếc ta đừng quên nhau
- Trai mà chị, gái mà chi
Con nào có nghĩa có nghì thì hơn
Biểu hiện chữ Nghĩa trong văn học dân gian vì thế mà trở nên vô cùng phong phú, đa dạng, linh hoạt và phóng khoáng. Cho nên, nó có sức lan tỏa, sức ảnh hưởng lớn trong đời sống con người từ xa xưa cho đến ngày nay. Qua nhiều thế hệ, nó hun đúc nên truyền thống trọng nghĩa tình trọng tình trong văn hóa của dân tộc Việt Nam.
2.3. Trung
Theo kinh điển Nho gia, nếu như Nhân , Nghĩa thuộc Ngũ thường thì Trung, hiếu , tiết đễ thuộc Thập nghĩa, nằm trong những mối quan hệ hai chiều như: Quân nhân, thần trung (Vua hiền, tôi trung), Phụ từ, tử hiếu (Cha hiền, con hiếu thảo) Phu nghĩa, phụ chính (Chồng có nghĩa, vợ vâng phục) Huynh lương, đệ đễ (Anh hiền lương, các em thương kính). Quân nhân, thần trung (Vua hiền, tôi trung) Phụ từ, tử hiếu (Cha hiền, con hiếu thảo) Phu nghĩa, phụ chính (Chồng có nghĩa, vợ vâng phục) Huynh lương, đệ đễ (Anh hiền lương, các em thương kính). Tuy nhiên, văn học trung đại nhằm mục đích góp phần duy trì trật tự cai trị của chế độ phong kiến nên chủ yếu nói về bổn phận, trách nhiệm của kẻ dưới đối với bề trên. Vì vậy, “ Đạo làm người” trong văn học trung đại cũng chỉ phản ánh mối quan hệ một chiều, định hình làm thước đo phẩm chất của con người: trung, hiếu, tiết, đễ. Văn học dân gian tuy là sáng tác của người bình dân nhưng vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến. Mặt khác, người Việt Nam có truyền thống kính trên nhường dưới và coi đó là phẩm chất đạo đức của con người. Cho nên, văn học dân gian cũng thể hiện “ Đạo làm người” qua các chuẩn mực đạo đức nói trên
Văn học trung đại nói nhiều đến chữ Trung, coi đây là phẩm chất quan trọng bậc nhất của người quân tử, nhà Nho,văn nhân....Họ lĩnh hội quan niệm chữ Trung của Khổng Mạnh và tuyệt đối hóa nó thành tư tưởng chính trị “ trung quân ái quốc”- trung với vua là yêu nước. Nguyễn Trãi có nhiều câu thơ nói về đạo trung, trung quân:
- Văn chương chép lấy đòi câu thánh,
Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung.
- Bui có một niềm chăng nỡ trễ
Đạo làm con với đạo làm tôi
- Bui một tấc lòng trung với hiếu
Mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen
- Bui(chỉ vì) một tấc lòng ưu ái
Đêm ngày cuộn cuộn nước triều đông
- Hằng lấy đạo trung làm nghĩa cả
Qua ngày qua tháng được an nhàn
Nguyễn Trãi sống trong thời chế độ phong kiến thịnh nên đức trung được cổ xúy và xuất hiện khá dày trong thơ ông và hầu hết các nhà thơ khác. Từ Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về sau, chế độ phong kiến khủng hoảng, thoái trào nên lòng Trung biểu hiện mờ hơn và không còn khắt khe như trước.
- Ái ưu vặc vặc trăng in nước
Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa.
...Ưu ái chẳng quên niềm trước,
Thị phi biếng nói sự nay.
(Nguyễn Bĩnh Khiêm)
- Ơn vua chưa chút báo đền
Cúi trông thẹn đất ngẩng lên thẹn trời
(Nguyễn Khuyến)
- Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
(Nguyễn Công Trứ)
- Trai thời trung hiếu làm đầu
(Nguyễn Đình Chiểu)
Tuy nhiên, về thời phong kiến suy tàn, nhiều nhà Nho, quan lại, kẻ sĩ có quan niệm “người trung thần tòng đạo bất tòng quân”, hoặc phủ nhận tư tưởng “ trung quân ái quốc” : Dân là dân nước nước là nước dân”( Phan Bội Châu).
Văn học dân gian không nói nhiều về đức trung bởi người bình dân không coi trung quân là bổn phận, là đại đức như các nhà Nho. Những câu chuyện dân gian ca ngợi những ông vua hiền và phê phán những vị hôn quân tàn bạo. Ca dao có những câu như:
- Ong kiến còn có vua tôi,
Huống chi loài người chẳng có nghĩa ư?
- Làm tôi thì ở cho trung,
Chớ ở hai lòng mà hóa dở dang.
Văn học dân gian không đồng nhất đức trung với lòng yêu nước như trong văn học trung đại.
2.4. Hiếu.
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là một truyền thống đạo đức đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, cả văn học trung đại và văn học dân gian đều thể hiện đức hiếu với những nội hàm giống nhau . Biểu hiện của lòng hiếu trong văn học hết sức phong phú, đa dạng. Trong truyện Kiều của Nguyễn Du, Thúy Kiều bán mình cứu cha cho vện chữ hiếu. Mười lăm năm lưu lạc, Thúy Kiều vẫn không nguôi thương nhớ song thân:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh lấy ai đó nhờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, khi nghe tin mẹ mất, Lục Vân Tiên đã đau đớn vô hạn, khóc đến mù hai mắt.
Văn học dân gian cũng kể chuyện Phạm Công Cúc Hoa, nhân vật Cúc Hoa đã tự xẻo thịt để nuôi mẹ già. Ca dao có nhiều câu nói về công đức của cha mẹ và tấm lòng của bậc làm con:
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
- Dù cho dâng trọn một đời,
Cũng không trả hết ân người sanh ta
- Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
- Ai về tôi gởi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Phụ tử tình thâm. Không dễ một lời mà nói hết thâm tình máu mủ. Cho nên, tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng mà gần gũi, một đôi lời khó nói hết. Văn học trung đại và văn học dân gian đều có một số lượng lớn tác phẩm viết về lòng hiếu thảo, tình cảm của con cái dành cho hai đấng sinh thành. Dù là quân tử văn nhân hay người bình dân đầu trần chân đất, những lời văn, lời thơ giãi bày lòng hiếu đều thiết tha, làm xúc động lòng người.
2.5.Tiết.
Tiết là tiết hạnh của người phụ nữ đối với chồng. Theo quan niệm phong kiến, người vợ phải nhất nhất phục tùng ý chồng: “ Xuất giá tòng phu”. Văn học trung đại coi người vợ là người có vị trí thấp hơn chồng, là người “ nâng khăn sửa túi” cho chồng. Người đàn ông được phép cưới năm thê bày thiếp nhưng người phụ nữ buộc phải chính chuyên một chồng. Chồng qua đời thì phải ở vậy nuôi con để được danh tiết hạnh. Người chồng toàn quyền định đoạt cuộc sống của người vợ. Trong truyện “ Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chỉ vì chuyện hiểu lầm mà Trương Sinh đã ép vợ vào cái chết oan nghiệt để giữ trọn chữ Tiết. Trong truyện Kiều, lúc gặp lại Kim Trọng, Thúy Kiều nghĩ mình không đủ tiết hạnh, không xứng đáng với Kim Trọng nên đã: “ Đổi duyên cầm sắt hóa ra cầm kì”. Chữ tiết trong văn học phong kiến không còn là một phạm trù đạo đức mà trở thành chiếc vòng kim cô trói chặt cuộc đời, hạnh phúc của người phụ nữ.
Văn học dân gian không nói nhiều về tiết hạnh, thay vào đó, người bình dân nói nhiều về tình cảm vợ chồng. Không phải là “ nam nữ thụ thụ bất thân” hay “ tương kính như tân” mà là sự đồng lòng, đồng tâm: “ Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, đồng cam cộng khổ: “ Râu tôm nấu với ruột bầu. Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”, “ Đi đâu cho thiếp đi cùng. Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp theo”, thủy chung, trọn nghĩa vẹn tình “ Chồng em áo rách em thương. Chồng người áo gấm xông hương mặc người”....Quan hệ vợ chồng của người bình dân bình đẳng, dân chủ hơn so những nhà Nho. Chính vì thế, văn học dân gian không quá khắt khe với vấn đề tiết hạnh mà đề cao tình nghĩa vợ chồng.
Văn học là một dòng chảy không ngừng được hợp lại bởi nhiều chi lưu. Mỗi chi lưu xuyên qua những cảnh quan khác nhau nhưng đều chung quy luật trăm sông đổ về biển lớn. Văn học Việt Nam có thể nói cũng ví như sự hợp lưu của như là nơi dung hợp của những chi lưu khác nhau, trải qua nhiều thời kì, nhiều biến cố của đời sống của con người Việt Nam từ xa xưa. Các nhà văn ở mỗi
Chúng ta là người Việt Nam và thật tự hào khi sử dụng Tiếng Việt- ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Thế nhưng, Tiếng Việt đang dần bị biến hóa và được sử dụng một cách tùy tiện mà không cần biết những từ ngữ có nghĩa gì và cách dùng chúng như thế nào. Không những thế, Tiếng Việt giờ đây đã mất đi sự trong sáng hoàn toàn. Thay vào đó là những ngôn từ thô tục, thiếu lịch sự,... và không khó để có thể nhìn thấy những từ ngữ theo kiểu sáng tạo của giới trẻ ở tràn lan trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instargram,... Nhưng các bạn vẫn phải luôn nhớ rằng sử dụng Tiếng Việt bừa bãi sẽ làm mất đi những giá trị đích thực và mất đi sự trong sáng của nó. Dù biết rằng ngôn ngữ là sự phản ánh đời sống qua từng thế hệ nhưng 1 khi đã bị thay đổi thì sẽ không còn giữ được nét đẹp tinh hoa, văn hóa của dân tộc Việt Nam nữa. Vì vậy chúng ta phải biết bảo tồn ngôn ngữ ấy và sáng tạo ntn để không làm mất đi vẻ đẹp đáng quý đó.
Chúng ta là người Việt Nam và thật tự hào khi sử dụng Tiếng Việt- ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Thế nhưng, Tiếng Việt đang dần bị biến hóa và được sử dụng một cách tùy tiện mà không cần biết những từ ngữ có nghĩa gì và cách dùng chúng như thế nào. Không những thế, Tiếng Việt giờ đây đã mất đi sự trong sáng hoàn toàn. Thay vào đó là những ngôn từ thô tục, thiếu lịch sự,... và không khó để có thể nhìn thấy những từ ngữ theo kiểu sáng tạo của giới trẻ ở tràn lan trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instargram,... Nhưng các bạn vẫn phải luôn nhớ rằng sử dụng Tiếng Việt bừa bãi sẽ làm mất đi những giá trị đích thực và mất đi sự trong sáng của nó. Dù biết rằng ngôn ngữ là sự phản ánh đời sống qua từng thế hệ nhưng 1 khi đã bị thay đổi thì sẽ không còn giữ được nét đẹp tinh hoa, văn hóa của dân tộc Việt Nam nữa. Vì vậy chúng ta phải biết bảo tồn ngôn ngữ ấy và sáng tạo ntn để không làm mất đi vẻ đẹp đáng quý đó.
Nước ta có một kho tàng văn học giân gian rất đồ sộ. kho tàng ấy còn là một kho tàng vẻ đẹp thẩm mĩ, vẻ đẹp tâm hồn rất tinh tế của người dân việt. Tác phẩm tấm cám cho ta thấy được vẻ đẹp ngoại hình lẫn tâm hồn của tấm, sự thay đổi tính cách của tấm từ một con người thụ động, yếu đuối thành một con người chủ động, dám chiến đấu vì hạnh phúc của chính mình. Câu chuyện còn lên án những hành động hãm hại tấm rất dã man của hai mẹ con cám. Cuối cùng câu chuyện giúp người đọc thấy rõ những triết lí trong cuộc sống: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Tác phẩm thạch sanh nói về một cậu bé nghèo đói , khốn khổ, hiền lành luôn bị người anh bắt nạt. cuối cùng nhờ sự hiền lành chăm chỉ, tốt bụng của mình mà cậu trở nên giàu có, có một cuộc sống sung sướng , hạnh phúc. Còn người anh trai cậu do tham lam, ác độc nên cuối cùng đã bị trừng phạt.
Chúc bn hc tốt!
- Văn học có thể mang tới cho người đọc những nhận thức mới mẻ và sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau.
- Văn học giúp đỡ người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung, đồng thời từ cuộc đời của người khác mỗi người có thể liên hệ, so sánh, đối chiếu để hiểu chính bản thân mình hơn với tư cách là một con người cá nhân. Đó là quá trình tự nhận thức mà văn học mang tới cho mỗi người.
2/ Giá trị giáo dục
- Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục, không có nhận thức đúng đắn thì văn học ko thể giáo dục được con người. Ngược lại, giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức bởi vì người ta nhận thức ko chỉ để nhận thức mà còn để hành động.
- - Giá trị giáo dục của văn học trước hết biểu hiện ởkhả năng đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn.
+/ Về tư tưởng: văn học hình thành trong người đọc một tư tưởng tiến bộ, giúp họ có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống.
+/ Về tình cảm: văn học giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn.
+/ Về đạo đức: văn học nâng đỡ cho nhân cách của con người phát triển, giúp họ biết phân biệt phải trái, đúng sai và có quan hệ tốt đẹp với mọi người.
- Giá trị giáo dục là khả năng văn học có thể thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, tình cảm của con người theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp, tiến bộ, đông thời làm cho con người ngày càng hoàn thiện về đạo đức. Nhưng điều đặc biệt là tác dụng giáo dục của văn học ko phải ngay lập tức mà dần dần thấm sâu nhưng rất lâu bền, nó gợi những cảm nghĩ sâu xa về con người và cuộc đời, nó gián tiếp đưa ra những bài học, những đề nghị về cách sống. Văn học ko chỉ góp phần hoàn thiện bản thân con người mà còn hướng họ tới những hành động cụ thể, thiết thực vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn.
3/ Giá trị thẩm mĩ- Con người luôn có nhu cầu cảm thụ và thưởng thức cái đẹp, và trong sự tồn tại của mình, con người không những muốn cuộc sống tốt hơn mà còn đẹp hơn, do vậy giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể phát hiện và miêu tả nhiều vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận được và biết rung động một cách tiinh tế sâu sắc trước vẻ đẹp đó.
- Văn học mang tới cho con người những vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của những cảnh đời cụ thể trong đời sống hàng ngày hoặc vẻ đẹp hào hùng của chiến trận, đặc biệt văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp của con người từ hình thể bên ngoài đến những diễn biến sâu xa trong tư tưởng tình cảm và những hành động gây ấn twongj thật khó quên đối với mọi người.
- Cái đẹp trong văn học còn thể hiện ở hình thức đẹp ( VD: những thủ pháp nghệ thuật hoặc kết cấu tác phẩm hoặc cách sử dụng ngôn ngữ hoặc nghệ thuật điển hình hoá)
- Với nội dung đẹp và hình thức đẹp, văn học làm cho con người thêm mến yêu cuộc sống thêm khao khát hướng tới những gì là đẹp đẽ, tốt lành.