mọi người làm nhanh nha em đang cần gấp...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2019

Tham khảo:

Mĩ Tho, ngày 20 tháng 10 năm 20...

Bà Nội kính yêu của cháu!

Hơn một năm nay, cháu chưa được gặp bà. Cháu nhớ bà nhiều lắm, bà ạ! Tuần trước, gia đình cháu có nhận được thư cô Vân. Trong thư cô nói, bà bị ốm một tuần, không ăn uống gì được. Bố cháu lo lắm. Bố định cắt phép để về quê, thì hôm sau nhận được điện cô Vân báo tin: “Bà đã đỡ, tuy chưa bình phục hẳn. Anh đừng lo”. Thế là bố cháu ở lại. Bố cháu nói: “Chắc bà bảo cô Vân điện cho bố, bảo bố khoan về. Một lần về, một lần khó. Bà đã vào đây rồi nên bà biết. Hơn hai ngàn cây số, đi lại vất vả nên bà thông cảm cho bố đấy. Nhưng hè này, nhất định bố sẽ đưa con về thăm nội”. Thế là hè này, cháu lại được gặp bà, được bà hái cho những trái mãng cầu ngọt lịm, những trái bưởi Thanh Trà căng tròn như trái bóng nhựa giông hè hai năm trước, phải không bà?

Bà ơi! Cháu nói gì lung tung quá mà quên hỏi thăm sức khỏe bà. Bà đã thực khỏe lại chưa hả bà? Bà ăn cơm có ngon miệng không? Bà đừng bỏ bữa, bà nhé. Bà ăn nhiều thịt, cá vào để hè này, bà còn dẫn cháu đi thăm vườn nữa chứ! Cháu bây giờ ăn khỏe lắm bà ạ! Tuần vừa rồi, mẹ cho cháu cân thử, tăng hơn tháng trước một kí. Còn việc học của cháu thì vẫn tốt. Cháu luôn được biểu dương là chăm học, năng phát biểu. Cháu hứa với bà, cháu sẽ cố gắng học tốt hơn nữa. Cháu chúc bà mạnh khỏe. Cháu nhớ bà và cô Vân nhiều lắm.

Cháu của bà

Kí tên

Trương Phương Nam

Chúc bạn học tốt!

3 tháng 10 2019

Thị xã Bến Tre ngày 20 tháng 10 năm 20...

Bà Ngoại yêu quý của cháu!

Cháu là Thanh Thảo đây, đứa cháu gái, con út của mẹ Hà viết thư thăm bà đây! Dạo này, bà có khỏe không bà? Bà ăn có ngon miệng không? Mỗi bữa, bà ăn có được hai lưng bát khồng hả bà? Bà ráng ăn nhiều cho khỏe bà nhé. Hôm trước, gia đình cháu có nhận được thư bác Hải. Bác nói, thời gian gần đây sức khỏe bà, có phần yếu đi, bố mẹ và chúng cháu lo lắm. Gia đình cháu trong này vẫn bình thường. Bố cháu dạo này ít đi công tác xa. Còn mẹ thì vẫn bán hàng bình thường như trước. Anh Quân cháu mỗi tháng mới về thăm một lần. Anh nói học căng lắm, vậy mà cháu cứ thấy anh mập trắng ra, to khỏe như chiếc xe tăng bà ạ, còn cháu vẫn học tốt. Tháng nào, trong sổ liên lạc gia đình cháu cũng đều được cô giác nhận xét: "chăm ngoan, học giỏi”. Bố mẹ cháu vui lắm. Cháu xin hứa với bà, cháu sẽ cố gắng học tốt hon nữa để giữ vững danh hiệu là học sinh giỏi mà cháu đã giành được ở năm học trước. Cuối thư, cháu chúc bà luôn mạnh khỏe. Hè này, cháu sẽ về quê thăm bà.

Cháu út của bà

(Kí tên)

Lê Hà Thanh Thảo

9 tháng 3 2020

please

31 tháng 10 2023

新型コロナウイルス感染症の流行との戦いは最も抜本的な段階にあり、全国民の一致した信頼と共同の努力が必要とされている。 これは、政治システム全体、あらゆるレベル、支部、機関、組織の共通の責任であるだけでなく、各個人の市民的責任でもあります。 この仕事も、人々に過度の仕事や貢献、努力を要求したり強制したりするものではなく、実際には単純な仕事を通じてのみ行われます。 絶対に必要でないときは外出しない、など。 水泳、ウォーキング、ジムに行く、健康と美容に気を配るなど、日々の楽しみを延期してください。 身辺を守ることをお互いに思い出し、この困難な日々を乗り越えるためにお互いをサポートしましょう...私たちはこれらのことをまず自分自身のために行うだけでなく、誇示するためにも行います、地域社会に対する市民の責任、国に対する責任。

疫病に対処するために危険に直面し、命を犠牲にして昼夜を問わず懸命に働いている人がたくさんいることを覚えておいてください。 しかし、彼らの努力と犠牲は、ほんの数人の無責任で無意識で恥知らずな人々の行動や言葉のせいで台無しになった可能性があります...

たとえそれが非常に小さく単純であっても、今日のあなたの行動は、あなたの団結を示し、健全で回復力のあるベトナムのために手を組むことであると考えてください。 地域社会、健全で発展した社会のための生活感覚を表します。 英雄都市ダナンの市民的責任を示すことです。

Hồng thân mến!

Thật là vui khi sáng nay, mình nhận được thư của Hồng. Qua lời bạn kể, biết mọi người đều mạnh khỏe là mình mừng lắm. Còn Hồng muốn mình kể chuyện hả? Biết kể gì đây ngoài việc học tập của mình. À, hay là mình sẽ nói về những ước mơ của mình nhé!

Hồng ơi! Sau những năm tháng học tập và được tham quan đây đó, cuối cùng mình cũng có được một ước mơ thật đẹp và hi vọng mình sẽ thực hiện được.

Số là hè vừa rồi, mình được gia đình cho đi du lịch theo cơ quan của mẹ. Vừa vên vị trên xe, mình đã làm quen với người hướng dẫn viên du lịch, đó là cô gái trẻ trông thật xinh xắn với chiếc áo dài màu mận chín. Xe bắt đầu chuyển bánh, đưa mọi người hướng về thành phố sương mù đầy mộng mơ. Tuy chỉ vài ngày ngắn ngủi ở Đà Lạt nhưng mình lại biết rất rõ về thành phố này. Vì sao, bạn có biết không? Đó là nhờ cô hướng dẫn viên du lịch. Cứ đến mỗi thắng cảnh đẹp như: đồi Cù, hồ Xuân Hương, hồ Tuyền Lâm hoặc thác Cam Li, thác Đa-tăng-la... rồi hồ Than Thở hay Thung Lũng Tình Yêu, mọi thắng cảnh, cô kể rất rành mạch và cuốn hút về lịch sử hoặc sự tích của chúng cho cả đoàn nghe. Nhìn cô say sưa kể, lúc đó, tự dưng trong lòng mình nảy ra niềm mơ ước thật hay là được trở thành một hướng dẫn viên du lịch như cô ấy, được đi khắp nơi, được biết thật nhiều về quê hương, đất nước.

Hồng này, sau chuyến du lịch đó, mình đã tìm đọc những quyển sách nói về lịch sử, địa lí nước ta. Bạn biết không, những gì đã học chẳng thâm vào đâu với những gì mắt thấy tai nghe. Càng đọc, mình càng hãnh diện về đất nước, về dân tộc, về những thắng cảnh, về con người Việt Nam ta... Mình hứa sẽ cố gắng, không bao giờ lùi bước trước khó khăn.

Thôi thư cũng khá dài, ước mơ của mình đã kể cho bạn nghe. Hi vọng, bạn cũng có những ước mơ đẹp và hãy viết thư cho mình nghe với nha. Một lần nữa. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc. Riêng Hồng hãy học thật giỏi đế cùng mình chắp cánh cho những ước mơ bay xa và bay cao hơn.

Mong chờ thư bạn

Bạn của Hồng

20 tháng 8 2021

Tham Khảo :

     

Bài 2: Những bức thư xúc động từ "hậu phương bé nhỏ"
20 tháng 8 2021

Mình cảm ơn b nhé

14 tháng 8 2019

Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân lao động. Nó không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương, đất nước... mà còn là tiếng thở than về số phận bất hạnh và những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.

          Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ba câu hát sau đây là những ví dụ tiêu biểu:

1.

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

2.

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

3.

Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?

       Cả ba câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần... ). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay... Thân em như... và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.

       Trong ca dao xưa, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời và thân phận bé mọn của mình, bởi họ tìm thấy những nét tương đồng ở loài chim quen thuộc ấy.

       Bức tranh phong cảnh nông thôn Việt Nam không thể thiếu những cánh cò lặn lội kiếm ăn trên cánh đồng, lạch nước. Cò gần gũi bên người nông dân lúc cày bừa, cấy hái vất vả. Cò dang cánh nối đuôi nhau bay về tổ lúc hoàng hôn... Con cò đã trở thành người bạn để người nông dân chia sẻ tâm tình:

 Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

        Nghệ thuật tương phản tài tình trong câu ca dao trên đã làm nổi bật hình ảnh đáng thương của con cò. Giữa trời nước mênh mông, cò lủi thủi, đơn côi, lầm lũi kiếm ăn. Thân cò vốn đã bé nhỏ lại càng thêm bé nhỏ. Đã vậy mà cò vẫn phải lên thác, xuống ghềnh, đương đầu với bao lỗi éo le, ngang trái. Câu ca dao như một tiếng thở dài não nề, như một lời trách móc, oán than trước nghịch cảnh của cuộc đời.

      Nhìn cái dáng lêu đêu, gầy guộc của con cò lặn lội đồng trên, ruộng dưới để mò tép, mò tôm, người nông dân ngậm ngùi liên tưởng tới thân phận mình phải chịu nhiều vất vả, nhọc nhằn và bất bình đặt ra câu hỏi nguyên cớ do đâu:

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?!

       Cò đã cam chịu số kiếp hẩm hiu, thế nhưng nó vẫn không được sống yên ổn trong cảnh bần hàn mà vẫn bị một ai đó, một thế lực nào đó đẩy vào bể đầy, ao cạn trớ trêu. Phải chăng đó chính là giai cấp thống trị trong xã hội cũ luôn muốn dồn người bị trị vào bước đường cùng?

      Cao hơn ý nghĩa của một câu hát than thân, bài ca dao trên chứa đựng thái độ phản kháng và tố cáo xã hội đương thời. Hình ảnh con cò ở đây tượng trưng cho thân phận long đong, khốn khổ của người nông dân nghèo vì sưu cao, thuế nặng, vì nạn phu phen, tạp dịch liên miên, vì sự bóc lột đến tận xương tủy của giai cấp thống trị.

       Vẫn theo mạch liên tưởng giống như ở bài ca dao thứ nhất, bài ca dao thứ hai là một ẩn dụ so sánh giữa thân phận của người nông dân với những loài vật bé nhỏ, tầm thường như con tằm, con kiến:

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

      Đây là câu hát nói về những số phận vất vả, bất hạnh. Điệp từ Thương thay được lặp lại bốn lần, biểu hiện sự thương cảm, xót xa vô hạn. Thương thay là thương cho thân phận mình và thân phận của những người cùng cảnh ngộ.

       "Thương thay thân phận con tằm/ Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ" là thương cho những người lao động nghèo khổ suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực, công lao. "Thương thay lũ kiến li ti/ Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi " là thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn cơ cực, nghèo khổ. "Thương thay hạc lánh đường mây/ Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi" là thương cho những cuộc đời phiêu bạt, lận đận để kiếm sống qua ngày. "Thương thay con cuốc giữa trời/ Dầu kêu ra máu có người nào nghe" là thương cho những thân phận thấp cổ bé họng, suốt đời ôm khổ đau oan trái, không được ánh sáng công lí soi tỏ.

        Bốn câu ca dao là bốn nỗi xót thương. Sự lặp đi lặp lại ấy tô đậm mối cảm thông và xót xa cho những cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân nghèo trong xã hội cũ. Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối, mở ra những niềm thương xót khác nhau và mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển và nâng cao thêm.

14 tháng 8 2019

Ca dao chính là phương tiện để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn. Đó không chỉ là tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, sự sâu sắc, nhân văn trong ca dao về tình cảm gia đình mà còn là những nỗi niềm chua xót, đắng cay của con người. Nỗi niềm ấy, sự xót xa ấy được thể hiện sâu sắc qua chùm những bài ca dao viết về đề tài than thân, yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội xưa.

    Ca dao than thân là một hình thức ca dao khá phổ biến, đó là những lời ca than thân trách phận của những con người trong xã hội xưa, mà nhiều hơn cả là những người phụ nữ, bởi họ phải chịu những bất công, đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Sự rẻ rúng của thân phận những người phụ nữ trở thành một đề tài quen thuộc trong ca dao, họ bị xã hội vùi dập, tước đoạt đi quyền được sống, quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

    Trong xã hội phong kiến xưa có quan niệm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ đến tuổi lập gia đình không có quyền lựa chọn người mình yêu, đối tượng làm chồng của mình, mà mọi thứ đều được quyết định bởi cha mẹ. Đối với những người đề cao quan điểm môn đăng hộ đối thì số phận của những người phụ nữ càng trở nên bất định, hạnh phúc như một ván bài hên xui, nếu may mắn tìm được người chồng tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không may gặp phải người chồng xấu thì họ vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng, không có quyền phản kháng.

    Bởi vậy mà nhân vật trữ tình trong câu ca dao này đã ví mình như một tấm lụa đào, tức là một món hàng được bày bán ở giữa chợ, không biết người mua là ai, người quân tử hay kẻ tiểu nhân, một số phận đầy bi đát, đáng thương. Ở bài ca dao sau lại là lời tâm sự đầy tha thiết của một người phụ nữ về bản thân mình, đó là người phụ nữ không có nhan sắc nhưng lại là một người có vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong. Lời ca như một lời thuyết minh, giới thiệu đầy xót xa của người phụ nữ ấy về con người của mình:

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”

    Xã hội xưa thường đề cao hình thức, những người con gái có diện mạo ưa nhìn, đoan trang thường được coi trọng và nhiều người để ý hơn, ngược lại những người phụ nữ không có lợi thế về nhan sắc thì bị rẻ rúng, coi thường. Nhân vật trữ tình đã tự ví mình như củ ấu gai, để nói về diện mạo xù xì, gai góc, không ưa nhìn. Nhưng bên trong củ ấu ấy lại là phần ruột trắng trong, câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp khó nhận biết, nếu không chân thành thì khó có thể cảm nhận được, đó chính là những người con gái không có lợi thế về diện mạo nhưng lại là những con người thực sự đẹp về tâm hồn.

“Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

    Nếu như những câu ca dao trên viết về chủ đề than thân trách phận thì đến câu ca dao này lại gợi nhắc về thứ tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó mà dẫu có xa nhau vẫn hướng về nhau, dù có biến cố cũng không cắt chia được tình cảm. Gừng và muối là hai biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn, ở trong câu ca dao này chúng được dùng biểu tượng cho sự khăng khít, bất biến trong tình cảm của vợ chồng, đó là thứ tình cảm sâu nặng, không dễ chia lìa, mà dẫu có ngày phải chia lìa thì đó cũng là một tương lai rất xa thực tại, khó có thể xảy ra.

    Người Việt Nam xưa thường mượn những câu ca dao để giãi bày những tình cảm sâu kín, đó chính là những lời than khóc, những tâm sự nặng trĩu của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng hạnh phúc ấy với họ là một thứ xa xỉ, vận mệnh của họ nằm trong tay của người khác, không có lấy một chút tự chủ nào.

Ca dao chính là phương tiện để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn. Đó không chỉ là tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, sự sâu sắc, nhân văn trong ca dao về tình cảm gia đình mà còn là những nỗi niềm chua xót, đắng cay của con người. Nỗi niềm ấy, sự xót xa ấy được thể hiện sâu sắc qua chùm những bài ca dao viết về đề tài than thân, yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội xưa.

    Ca dao than thân là một hình thức ca dao khá phổ biến, đó là những lời ca than thân trách phận của những con người trong xã hội xưa, mà nhiều hơn cả là những người phụ nữ, bởi họ phải chịu những bất công, đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Sự rẻ rúng của thân phận những người phụ nữ trở thành một đề tài quen thuộc trong ca dao, họ bị xã hội vùi dập, tước đoạt đi quyền được sống, quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

    Trong xã hội phong kiến xưa có quan niệm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ đến tuổi lập gia đình không có quyền lựa chọn người mình yêu, đối tượng làm chồng của mình, mà mọi thứ đều được quyết định bởi cha mẹ. Đối với những người đề cao quan điểm môn đăng hộ đối thì số phận của những người phụ nữ càng trở nên bất định, hạnh phúc như một ván bài hên xui, nếu may mắn tìm được người chồng tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không may gặp phải người chồng xấu thì họ vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng, không có quyền phản kháng.

    Bởi vậy mà nhân vật trữ tình trong câu ca dao này đã ví mình như một tấm lụa đào, tức là một món hàng được bày bán ở giữa chợ, không biết người mua là ai, người quân tử hay kẻ tiểu nhân, một số phận đầy bi đát, đáng thương. Ở bài ca dao sau lại là lời tâm sự đầy tha thiết của một người phụ nữ về bản thân mình, đó là người phụ nữ không có nhan sắc nhưng lại là một người có vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong. Lời ca như một lời thuyết minh, giới thiệu đầy xót xa của người phụ nữ ấy về con người của mình:

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”

    Xã hội xưa thường đề cao hình thức, những người con gái có diện mạo ưa nhìn, đoan trang thường được coi trọng và nhiều người để ý hơn, ngược lại những người phụ nữ không có lợi thế về nhan sắc thì bị rẻ rúng, coi thường. Nhân vật trữ tình đã tự ví mình như củ ấu gai, để nói về diện mạo xù xì, gai góc, không ưa nhìn. Nhưng bên trong củ ấu ấy lại là phần ruột trắng trong, câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp khó nhận biết, nếu không chân thành thì khó có thể cảm nhận được, đó chính là những người con gái không có lợi thế về diện mạo nhưng lại là những con người thực sự đẹp về tâm hồn.

“Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

    Nếu như những câu ca dao trên viết về chủ đề than thân trách phận thì đến câu ca dao này lại gợi nhắc về thứ tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó mà dẫu có xa nhau vẫn hướng về nhau, dù có biến cố cũng không cắt chia được tình cảm. Gừng và muối là hai biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn, ở trong câu ca dao này chúng được dùng biểu tượng cho sự khăng khít, bất biến trong tình cảm của vợ chồng, đó là thứ tình cảm sâu nặng, không dễ chia lìa, mà dẫu có ngày phải chia lìa thì đó cũng là một tương lai rất xa thực tại, khó có thể xảy ra.

    Người Việt Nam xưa thường mượn những câu ca dao để giãi bày những tình cảm sâu kín, đó chính là những lời than khóc, những tâm sự nặng trĩu của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng hạnh phúc ấy với họ là một thứ xa xỉ, vận mệnh của họ nằm trong tay của người khác, không có lấy một chút tự chủ nào.

hơi ngắn mong bạn thông cảm mik ko giỏi văn cho lắm

...... ngày ........ tháng ......... năm .......

Bạn ........... thân mến!

Chắc bạn rất ngạc nhiên khi nhận được bức thư này vì bạn chưa biết mình một người Việt Nam, nhưng mình lại biết bạn qua xem chương trình truyền hình về nước Nga. Chính vì thế mà mình muốn viết thư làm quen với bạn.

Mình tự giới thiệu nhé: Mình tên là Nguyễn Trần Phương Nhi, học lớp 3A trường Tiểu học vạn Thắng 2 ở Vạn Ninh - Khánh Hòa, nước Việt Nam. Mình viết thư này để mong bạn cho mình biết về bạn: bạn năm học lớp mấy? Học giỏi môn nào? Thích chơi môn gì? Gia đình bạn ra sao?... Mình còn muốn biết thêm về đất nước, về cuộc sống của người dân Nga... Được như thế, mình và bạn trên thế giới sẽ được cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: Trái đất này là của chúng mình ...

Chúc bạn luôn học giỏi và tràn đầy sức khỏe nhớ viết thư cho mình nhé!

Người bạn Việt Nam.

........tự điền 

8 tháng 3 2020

bạn viết bằng cả trái tim nhé sẽ hay hơn đấy

8 tháng 3 2020

Là sao bạn?

11 tháng 9 2016

      Mình đã nhận được thư của bạn rồi, mình cảm thấy rất vui, mình cũng cảm thấy hạnh phúc sau khi nghe bạn giới thiệu về đât nước yêu dấu của bạn. những hình ảnh ấy cứ hiện ra trong đầu mình. Đó là những căn nhà đồ sộ những âm thanh xe cộ văng vẳng bên tai mình. Còn có những con đường kéo dài đến vô tận với sự tấp nập và rộn ràng của những người qua lại trên cái mảnh đát mà bạn đã sinh ra và lớn lên. 

        Mình rất là hứng thú để đến lượt mình giới thiệu cho bạn nghe về đất nước tuyệt đẹp, đất nước vĩ đại không gì sánh bằng. 

Tổ quốc mình mang tên hai chữ Việt Nam, nghe thật oai hùng và tự hào với những truyền thống lịch sử vẻ vang.đó là các cuộc đấu tranh giành độc lập như cuộc chiến đấu của Hai Bà Trưng. Để mình kể cho bạn nghe về diễn biến của cuộc chiến đấu này. Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn(Hà Tây) tức thuộc thủ đô Hà Nội bây giờ. Nghĩa quân làm chủ Mê Linh đến Tam Đảo nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu. Kết quả là cuộc khởi nghĩa thắng hoàn toàn. Thế đấy nhân dân Việt Nam,dân tộc Việt Nam chúng mình sẽ không để cho người khác dễ dàng chiếm vậy đâu.         Không chỉ là những truyền thống lịch sử vẻ vang mà nơi đây có những cảnh đẹp thiên nhiên kì vĩ nữa. Như Vịnh Hạ Long, các bãi biển như Nha Trang, cửa Tùng,… thành phố Đà Lạt với những loài hoa đẹp được gọi là thành phố hoa, khu di tích Mỹ Sơn,….         ở đất nước mình còn có các phong tục tập quán độc đáo như ăn trầu, nhuộm răng đen,…         là một người con của đất nước Việt Nam, mình tự hào nói rằng mình rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất hình chữ S này. Nếu có cơ hội thì bạn hãy ghé thăm đát nước Việt Nam yêu quý này nhé, mình muốn bạn tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây. Bài viết cũng đã dài rồi, mình hi vọng chúng ta sẽ tiếp tục giữ liên lạc qua thư từ nhé. Tạm biệt nhé !

22 tháng 9 2016

hay lắm !!!