Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nước có cấu tạo từ Hidro và Oxi, công thức hóa học là H2O, phân tử nước là một phân tử phân cực (- O), (+H) do đó các phân tử nước có thể hình thành được các liên kết Hidro. Theo khảo sát qua các đợt thí nghiệm ta thấy bình thường ở nhiệt độ lớn hơn 4oC do chuyển động nhiệt của các phân tử nước mạnh vì vậy các liên kết Hidro bị bẻ gẫy các phân tử nước ép xát vào nhau do chuyển động nhiệt và lực hút tĩnh điện.
Khi hạ thấp nhiệt độ của nước xuống dưới 4oC, chuyển động nhiệt giữa các phân tử nước giảm các liên kết hidro hình thành cầu nối giữ các phân tử nước. Do cấu tạo hình dạng nguyên tử góc giữa hai nguyên tử Hidro là 104,450. Khi tạo thành liên kết tinh thể lục giác mở các các phân tử nước phải rời xa nhau.Vì lí do này mà thể tích của nước đá tăng lên khi chuyển từ pha lỏng sang pha rắn, dẫn tới khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng. Do đó mà nước đá nổi lên trên nước lỏng!
a)Nước đá (rắn) =>Nước lỏng (lỏng) => hơi nước (khí)
là hiện tượng vật lý vì không có sự thay đổi và tạo ra chất mới
b)Điện phân nước trong bình điện phân
là hiện tượng hóa học vì có sự thay đổi và tạo ra chất mới
Trong thực tiễn, đá nổi trên mặt nước chứng tỏ rằng ở cùng một khối lượng tương đương, thể tích của đá phải lớn hơn thể tích nước thường để khối riêng của đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng.
a) Nướcc đá ( rắn )→→ Nước lỏng (lỏng)→→ Hơi nước( khí) là hiện tượng vật lý vì không có sự thay đổi chất .
b) Điện phân nước trong bình điện phân là hiên tượng hóa học vì có sự thay đổi chất
cam on bạn nha
mk cảm thấy rất bưc mk khi tra loi rat nhieu ma van ko dc tick
– Hiện tượng quan sát được là khi P đỏ cháy, đĩa thủy tinh dâng lên từ từ do mực nước trong bình dâng lên.
- Giải thích:vì thể tích khí trong chai giảm, áp suất bên trong bình nhỏ hơn áp suất bên ngoài không khí nên đẩy nước dâng lên cao hơn trước.
- Phương trình phản ứng: 4 P + 5 O 2 → 2 P 2 O 5
a) Nước lỏng có thể chảy ra trên khay đựng theo sự phân bố phân tử, ở trạng thái lỏng, các hạt gần nhau và có thể chuyển động trượt lên nhau.
b) Một mililit nước lỏng khi chuyển sang thể hơi, tuy số phân tử giữ nguyên, nhưng lại chiếm một thể tích ở nhiệt độ thường khoảng 1300ml là do sự phân bố phân tử của chất ở trạng thái lỏng khác với chất ở thể khí. ở thể khí, các hạt có vị trí rất xa nhau, luôn chuyển động hỗn độn nên chiếm thể tích lớn hơn trong trường hợp chất ở thể lỏng.
a) Do nhiệt độ của cốc nước lạnh, làm giảm nhiệt độ không khí xung quanh cốc, khiến hơi nước trong không khí ngưng tụ, bám lên mặt ngoài cốc nước
b) Dưới áp suất khí quyển 1atm thì nước sôi ở 100oC. Nếu cho thêm một ít muối ăn vào nước thì nhiệt độ sôi cao hơn 100oC. Khi đó luộc rau sẽ mau mềm, xanh và chín nhanh hơn là luộc bằng nước không. Thời gian rau chín nhanh nên ít bị mất vitamin. (Tham khảo)
c) Do đồ ăn có chất chua có tính axit, nếu đựng trong đồ dùng bằng kim loại sẽ khiến đồ dùng bị ăn mòn Nên sử dụng đồ dùng bằng thủy tinh để đựng vì thủy tinh bền, không bị ăn mòn bởi axit có trong đồ ăn có chất chua
Khi nước lỏng bị làm lạnh, đông đá và tạo thành tinh thể lục giác mở (tinh thể của tuyết), các phân tử nước phải rời xa nhau. Vì lí do này mà thể tích của đá tăng lên khi chuyển từ lỏng sang rắn, dẫn tới khối lượng riêng của nước đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước lỏng. Do đó mà đá nổi lên trên nước lỏng!