Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
#Nguồn: Băng
+ Học sinh phải tự giác, vượt khó, đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủtrước khi đến lớp, không quay cóp trong kiểm tra, thi cử.
+Tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội kiến thức, tự giác lập kế hoạch, tự bồi dưỡng, học hỏi để đạt mục tiêu kế hoạch học tập, không để thầy cô bố mẹ phiền lòng.
+Tự giác hoàn thành những công việc được giao, có trách nhiệm đối với mọi công việc chung và mọi người xung quanh, không bị sa ngã và bị cám dỗ bởi các tệ nạn xã hội, biết điều chỉnh kế hoạch cá nhân khi cần thiết.
* Pháp luật là các quy tắc xử sự chung , có tính bắt buộc , do Nhà nước ban hành , được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục , cưỡng chế
* Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội ( nhà trường , cơ sở sản xuất , cơ quan , ... ) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng , hiệu quả trong công việc
Pháp luật là để điều chỉnh hành vi của con người, duy trì trật tự xã hội.
Nếu không co pháp luật thi chẳng có xã hội nữa.
Luật pháp là do Nhà nước của giai cấp cầm quyền xây dựng nên để duy trì, quán lý xã hội nhằm bảo đảm lợi ích của gc cầm quyền(lợi ích của quốc gia đó). Được bảo đảm thực hiện bởi tòa án, cảnh sát và Quân đội.
Nếu không có pháp luật thì không cần Nhà nước, ko có giai cấp, ko có xung đột lợi ích giữa các tập đoàn người. Thực tế chưa bao giờ có chuyện đó(trừ thời kỳ công xã nguyên thủy)
Nhắc nhở bản thân và mọi người chấp hành tốt qui định về pháp luật và kỉ luật, nói cho mọi người biết tác hại của việc không chấp hành tốt qui định về pháp luật và kỉ luật
*Để bản thân và mọi người xung quanh chấp hành tốt quy định pháp luật, kỉ luật :
-Biết tôn trọng người khác
- Không làm hại tới môi trường
-Biết lắng nghe, học hỏi
-Biết giúp đỡ, cảm thông, đứng về phía những người kém may mắn hơn.
-hải luôn có ý thức giữ gìn hình ảnh dân tộc bằng cách tôn trọng, đối xử bình đẳng với người nước ngoài hay người từ các dân tộc khác, người từ thành phần xã hội khác...
Em cần phải thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng và nhà nước để tôn trọng pháp luật và kỉ luật
ôi bạn này, cho mình hỏi cái ạ, cái câu trả lời của câu hỏi này lù lù ở trong sách giáo khoa thế mà bạn vẫn phải hỏi sao? chậc châc!
Đặc điểm của pháp luật là:
-Tính giai cấp (tính ý chí): pháp luật bao giờ cũng là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Pháp luật trước hết và luôn luôn là hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội. So với các bộ phận khác thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội có các giai cấp như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật…Thì tính giai cấp của pháp luật được thể hiện một cách mạnh mẽ, trực tiếp, rõ ràng và sâu sắc. Pháp luật của mỗi Nhà nước đều chỉ rõ chuyên chính với ai ? Dân chủ với ai ? Bảo vệ cái gì ? Và xoá bỏ cái gì ?
-Tính quy phạm phổ biến: Tính quy phạm là đặc trưng vốn có của mọi pháp luật. Bởi pháp luật là hệ thống các quy tắc mang tính chất mẫu mực, khuôn thước cho mọi người trong cách xử sự, chính thông qua những khuôn mẫu, những mô hình xử sự chung đó mà người ta “đo” được hành vi của mình, người ta biết được mình có thể và không cần phải làm gì, không được làm gì và phải làm như thế nào ?
Tính bắt buộc chung: Pháp luật là những quy tắc chuẩn mực về ứng xử của giai cấp thống trị, cho nên pháp luật mang tính bắt buộc chung. Điều đó thể hiện ở chỗ: việc thực hiện pháp luật không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của mỗi người. Khi pháp luật được Nhà nước đặt ra thì dù muốn hay không muốn tất cả mọi người trong trường hợp đó đều phải chấp hành một cách nghiêm chỉnh và triệt để, không phân biệt giữa người này hay người khác.
-Tính được đảm bảo bằng Nhà nước: Khác với các quy phạm xã hội khác, pháp luật do Nhà nước ban hành và vì vậy được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Điều này có nghĩa là Nhà nước đã trao cho các quy phạm pháp luật tính quyền lực bắt buộc với mọi cơ quan, tổ chức và công dân. Có như vậy pháp luật mới trở thành các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và pháp luật mới thực sự là công cụ hữu hiệu có trong tay Nhà nước để Nhà nước quản lý và điều hành mọi quan hệ, hoạt động của xã hội.