Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Ông cha ta từ xưa đến nay vẫn thường dạy "Tiên học lễ, hậu học văn". Trong lời dạy ấy, lễ chính là lễ nghĩa và lời chào là một trong số những lễ nghĩa quan trọng hàng đầu. Lời chào là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong những lần gặp gỡ, nó là cầu nối quan trọng đầu tiên đối với tất cả mỗi người. Lời chào hỏi chính là phép lịch sự tối thiểu nhất mà mỗi người chúng ta cần có và nên có. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là ngày nay, lời chào đang ngày dần mất đi giá trị của nó, trẻ con gặp người lớn tìm cách lảng tránh thay vì cất tiếng chào. Phải chăng việc nói lời chào trở thành quá khó?. Những điều ấy xuất phát từ sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của bản thân mỗi người, do môi trường giáo dục thiếu sự quan tâm, dạy dỗ. Đó là một thực trạng đáng buồn mà chúng ta cần lên án, phê phán. Có thể thấy, dẫu trong bất cứ thời đại nào, lời chào vẫn luôn có giá trị, ý nghĩa to lớn và quan trọng, nó là một nét đẹp trong cách ứng xử của con người.
Câu nghi vấn: in đậm nghiêng
tham khảo:
Trong xã hội hiện đại ngày nay có nhiều thứ thay đổi. Từ nhà cửa, phố xá, xe cộ cho đến những công trình tầm cỡ. Có phải vì thế mà những văn hóa truyền thống tốt đẹp, cụ thể như văn hóa chào hỏi trong mỗi người, nhất là trong giới trẻ ngày nay, đang thay đổi theo cuộc sống hiện đại ấy? Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tại sao cha ông ta lại ví như vậy?
Lời chào có giá trị to lớn trong truyền thống văn hóa không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. "Mâm cỗ" là thứ cao sang thể hiện sự tôn trọng với người được mời đến ăn. Tuy nhiên lại không bằng lời chào vì lời chào thể hiện thái độ tôn trọng người của bản thân mình với mọi người, có thể là: ông, bà, bố, mẹ, thầy, cô, bạn bè… Nhận được lời chào chúng ta cảm thấy mình được tôn trọng, cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Như vậy ta có thể khẳng định lời chào có một ý nghĩa quan trọng và to lớn. Chẳng vì thế mà khi mới biết nói bố mẹ đã dậy chúng ta chào ông, chào bà, chào những người xung quanh.
Văn hóa chào hỏi là văn hóa ứng xử thể hiện sự lễ phép, lịch sự của cho ông ta. Lời chào cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm gắn bó, thân thiết của người chào đối với người được chào hỏi. Thế nhưng, có một số người, trong đó có giới trẻ hiện nay cho rằng chào hỏi là một lời lẽ màu mè, đã quen nhau rồi sao còn phải chào nhau nữa. Một số khác thì lại cho rằng mình đã chào nhiều lần mà người kia không để ý, thì thôi không phải chào nữa. Một số khác thì lại chào kiểu chống đối chào quá to như hét vào mặt người ta. Lại cso những người ngại giao tiếp, không thích chào hỏi, thấy người quen đi qua lờ đi, giả vờ như không quen biết, sợ tốn mất một lời chào. Một câu chào chỉ đơn giản thôi, sao lại khó đến vậy?
Không chào hỏi là một hành động tự biến mình thành một người vô lễ, không biết cách chào hỏi biến mình thành một người không biết cách tôn trọng người khác. Hậu quả của nó không chỉ dừng ở đó, mà việc không chào hỏi hay không biết cách chào hỏi sẽ làm rạn nứt tình cảm vốn có của hai bên. Đành rằng chào hỏi mình không được gì, nhưng nếu không chào hỏi mình sẽ mất nhiều thứ. Chúng ta có thể đánh mất niềm tin của mọi người đặt vào chúng ta, việc có niềm tin của mọi người là vô cùng khó. Không những vậy chúng ta còn đánh mất đi bản chất vốn có của mình đó là sự tôn trọng người khác, cũng như tôn trọng bản thân mình. Tại sao giới trẻ bây giờ lại quên mất văn hóa chào hỏi như vậy?
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nước ta đã mở cửa và tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau, nhưng làm sao để hòa mà không tan thì là một câu hỏi lớn đặt ra. Bên cạnh đó với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ai cũng bộn bề lo toan, miếng cơm manh áo, dường như văn hóa ứng xử, văn hóa chào hỏi bị lãng quên, xem nhẹ, thay vào đó là việc kiếm tiền. Chính vì bận rộn nên việc giáo dục con cái từ khi còn nhỏ cũng rất ít, ở thành phố mọi việc đều giao cho người giúp việc, giao cho cô giáo vì vậy việc giáo dục con càng khó hơn. Chính vì vậy mà ra đường, đến trường chúng ta không thấy ngạc nhiện vì trẻ nhỏ không chào người quen biết, học sinh không biết chào thầy cô, thậm chí còn không để ý là thầy cô đang đi hoặc đứng trước mặt mình. Chạy nhảy, đùa nghịch đâm sầm cả vào thầy cô rồi cũng không biết nói lời xin lỗi. Có bạn nhìn thấy thầy cô thì quay đi, có bạn thì chào vội vàng, có bạn thì chào nhanh quá còn phat âm sai "Em chào cô ạ" thì biến thành "quạ ạ" đã chào ngắn, chào tắt rồi, lại còn chào sai. Những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, nhưng nó lại có giá trị to lớn về mặt nhân văn, về giá trị chuẩn mực đạo đức trong xã hội.
Thế nhưng không phải ai cũng vậy, ai cũng quên đi cách chào hỏi. Có những người một phần vì được giáo dục tốt, một phần vì ý thức của họ mà gặp ai họ cũng lễ phép chào hỏi. Họ không mất gì, nhưng lại được nhiều thứ họ được sự yêu mến, tôn trọng, kính nể. Chào hỏi khiến quan hệ giữa người với người trở nên gần gũi, thân thiết, xây dựng nên một xã hội tốt đẹp, văn minh.
Thế nên, mỗi người nhất là giới trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần tự tạo cho mình một kỹ năng chào hỏi. Để nó là hành trang bên mình khi còn là học sinh, lời chào có thể xây dựng nên một tình bạn đẹp, tình thầy trò gắn bó. Khi ra ngoài xã hội sẽ được mọi người tôn trọng. Chẳng gì tuyệt vời hơn khi chúng ta là một người có văn hóa, có lịch sự, chúng ta được mọi người yêu mến kính trọng.
Một lời chào đơn giản thôi phải không nào, nhưng nó lại mang một ý nghĩa to lớn. Sẽ chẳng có gì phải ngại ngần khi nói ra lời chào của chính bạn, bởi một chào được nói ra bạn sẽ có thêm rất nhiều thứ. Hi vọng trong tương li khi nền kinh tế nước ta phát triển hơn nữa thì văn hóa của nước ta, đặc biệt là văn hóa chào hỏi, sẽ không bị lãng quên, bị bóp méo, xô lệch.
Đây là đoạn văn sao ạ? Mình hỗ trợ cũng nên đặt chữ "tâm" lên hàng đầu nhé ạ!
1. Giới thiệu vấn đề
- Giới thiệu câu nói của M. Gorki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”
- Giới thiệu vấn đề văn hóa đọc trong giới trẻ ngày nay.
2. Giải thích
a. Giải thích câu nói của M.Gorki
- Sách: Sách là một sản phẩm xã hội, là một công cụ để tích lũy, truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.
- “Chân trời mới”: những giá trị mới mẻ, tích cực mà con người có thể chạm tới. Chân trời mới có thể là chân trời tri thức, là chân trời cảm xúc, chân trời nhân cách.
=> Ý nghĩa cả câu: Lời nhận định của M.Gorki đề cập đến tầm quan trọng của sách trong đời sống tinh thần của con người. Sách giúp con người ta trau dồi tri thức, rèn luyện tình cảm, từ đó hình thành nhân cách tốt đẹp.
b. Văn hóa đọc là gì?
Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức.
3. Bàn luận vấn đề
a. Vai trò của sách với con người
- Sách là phương tiện chuyên chở kho tàng tri thức của nhân loại: sách cung cấp cho con người tri thức, hiểu biết, giúp con người nhận thức và chiếm lĩnh thế giới.
- Mỗi cuốn sách hay như một người bạn tốt, giúp chúng ta giãi bày cảm xúc, tâm tư; khơi gợi trong ta nhiều cảm xúc mới mẻ, giúp ta đồng cảm với người khác.
- Sách dạy cho ta những bài học cuộc sống tốt đẹp, những bài học đạo đức, để ta trở thành con người lịch sự, có văn hóa.
b. Thực trạng đọc sách của giới trẻ
- Hiện nay, các phương tiện nghe nhìn ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ và lấn át văn hóa đọc. Văn hóa đọc ngày càng tỏ ra yếu thế trước những hình thức giải trí khác. Các bạn thích đọc những tin tức ngắn, thông tin nhanh, nhưng khi đọc xong hầu như không đọng lại được bất cứ điều gì trong đầu.
- Đọc sách theo “Mốt” , theo xu hướng chung của cộng đồng. Khi có bất cứ cuốn sách nào được cộng đồng mạng tung hô, tất thảy các bạn thi nhau đọc nó, mặc cho chúng có phù hợp với nhu cầu của bản thân hay không.
- Không chỉ vậy, hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú, có những cuốn sách với nội dung không lành mạnh vẫn được các bạn truyền tay nhau đọc, gây ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi, ứng xử của mỗi cá nhân.
- Các bạn ngày càng lười đọc, chỉ thích đọc truyện tranh, lời ít, tranh ảnh nhiều, có nội dung nhảm nhí mà ít thấy ai đọc nghiền ngẫm, say mê một cuốn sách cổ điển nào đó.
Với mỗi ý học sinh lấy dẫn chứng, phân tích ngắn gọn để làm cho vấn đề phân tích sâu sắc hơn.
c. Nguyên nhân
- Sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin khiến các em bị hút vào thế giới ảo của: facebook, instagram, viber,… cập nhật tin tức nóng hổi chỉ bằng một cú click chuột.
- Các kênh truyền hình giải trí nở rộ, là món ăn nhanh rất thu hút thị hiếu của người xem.
- Các bạn học sinh không ý thức được tầm quan trọng của việc đọc một cuốn sách hay, có ích, chỉ đua đòi chạy theo mốt chung của xã hội.
- Các nhà xuất bản không đầu tư kĩ lưỡng vào nội dung mà chỉ chú trọng doanh số, xuất bản những cuốn sách tầm thường, không có giá trị.
d. Hệ quả
- Lười đọc, hoặc đọc những cuốn sách vô bổ sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng: diễn đạt kém, hay mắc các lỗi chính tả, vốn ngôn từ ít ỏi, hiểu biết hạn hẹp, …
- Lười đọc còn khiến tâm hồn nghèo nàn, ứng xử thiếu văn hóa, không biết cảm thông, chia sẻ với người khác.
e. Cách khắc phục
- Tự bản thân các bạn học sinh phải ý thức được tầm quan trọng của việc đọc những cuốn sách tốt, đúng, phù hợp với lứa tuổi.
- Cha mẹ ngay từ nhỏ nên rèn luyện thói quen đọc sách cho con.
- Nhà trường và xã hội cần xây dựng thêm những thư viện sách, tuyên truyền cho các em thấy những ích lợi to lớn của việc đọc sách, truyền cảm hứng đến cho các em.
f. Liên hệ bản thân
Cuộc sống được nâng lên, miếng cơm manh áo không còn quá chật vật, người ta có điều kiện hơn để chăm sóc trẻ em, trước hết là con em mình, sau đến mọi trẻ em trong xã hội. Người Việt chăm lo cho mình một thì chăm lo cho con cái ba bốn. Chăm cho các em được sống trong hòa bình, được lớn lên bình yên, đời sống vật chất, đời sống tinh thần ngày một tốt hơn.Trẻ em như búp trên cành, Bác Hồ dạy như vậy. Búp non là phần dễ b***** tổn thương nhất nhưng cũng là phần sáng đẹp nhất, giàu sức sống nhất. Cây có xanh tươi, có thân cành vạm vỡ cũng nhờ từ búp.
Chính vì thế mà từ trong đạo lý truyền thống đến các chủ trương, chính sách cụ thể, chúng ta luôn dành cho trẻ em mọi ưu tiên, mọi sự che chở, bảo vệ cao nhất. Nước ta không chỉ tham gia các công ước quốc tế mà còn có một bộ luật riêng và hàng chục điều trong các luật khác nhằm chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Khi đất nước còn chiến tranh, còn thiếu cơm rách áo, chúng ta đề cao gương phụ nữ ”ba đảm đang” tay cày tay súng; trẻ em chăm học chăm làm. Ngày nay, người phụ nữ đang được khuyến khích và tạo điều kiện để trở về với thiên chức chăm lo hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái là chính đồng thời với lao động và tham gia hoạt động xã hội. Trẻ em ngày nay chăm làm là phụ, chính là học hành, vui chơi ngoan ngoãn. Không chỉ Nhà nước đã chi những khoản tiền rất lớn để chăm sóc, giáo dục trẻ em từ khi còn trong bào thai cho đến khi trưởng thành mà việc chăm sóc, giáo dục trẻ em còn là một phong trào xã hội rộng lớn mang lại hiệu quả thiết thực và vô cùng quan trọng. Hàng năm, nhân dân đã chi hàng nghìn tỷ đồng vào việc dạy dỗ, bảo vệ sức khỏe cho con em. Các đoàn thể xã hội, cơ quan, xí nghiệp, các nhà hảo tâm đã góp hàng triệu mét vuông đất xây trường, nơi vui chơi cho các em và nhiều trăm tỷ đồng lập quĩ khuyến học, quĩ học bổng, các giải thưởng cho những ý tưởng sáng tạo, giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó. Quan trọng hơn cả tiền bạc là công lao dạy dỗ, rèn luyện đạo đức, văn hóa, sức khỏe ...cho các em của hàng triệu con người vì thế hệ tương lai, vì tiền đồ giống nòi, dân tộc. Những cố gắng bền bỉ và vô cùng lớn lao ấy đã mang lại những thành tựu đáng tự hào, Việt Nam được Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác đánh giá là một trong những quốc gia thành công trong việc giảm tỷ lệ đói nghèo, giảm suy dinh dưỡng, có tiến bộ trong nâng cao sức khỏe sơ sinh, phổ cập giáo dục, bảo vệ quyền trẻ em...
Nhưng không vì niềm vui trước những thành tựu mà quên những yếu kém, thách thức trong vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Bao trùm lên tất cả là chừng nào chúng ta còn là một nước nghèo thì trẻ em Việt Nam chưa thể coi là đã hoàn toàn sung sướng và quá trình thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu còn rất lâu dài, gian khổ. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, không ít những yếu kém, bất cập do chủ quan. Thật đau lòng khi còn nhiều nguy cơ như trẻ em chưa được chăm sóc sức khỏe tốt; trẻ em b***** bóc lột và lạm dụng kể cả lạm dụng tình dục; trẻ em lang thang, nghiện hút, hư hỏng vì b***** bạo hành, ngược đãi và những bất hạnh khác; trẻ em b***** tha hóa đạo đức vì các nguyên nhân xã hội... còn cao, có những nguy cơ đang trong xu hướng tăng lên
Chỗ nào không hiểu thì bạn hỏi lại mk nha! Đây là bài tham khảo ! Chúc bạn học tốt!
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 nên nhiều người đã quên đi những thú vui thường nhật mà trước vẫn thường làm. Thay vào đó chính là việc sử dụng smartphone, máy tính bảng,... để lên mạng đọc tin tức, đọc sách báo, giải trí, mua sắm. Bây giờ chỉ cần một nút chạm thôi là cả thế giới thay đổi liền. Đặc biệt là những bạn trẻ ngày nay, hình như các ban đã quên hẳn đi việc đọc sách. Đọc sách đem đến cho chúng ta một nguồn tri thức dồi dào. Học và đọc nhiều không bao giờ là thừa hết. Chúng ta càng hiểu biết nhiều, có kiến thức càng rộng thì con đường tương lai càng rộng mở và có thể thực hiện được tâm nguyện của Bác Hồ đưa đất nước " sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không?". Việc đọc sách ít, hay không đọc sách khiến cho giới trẻ có năng lực đọc kém, viết sai chính tả, nói năng không đúng mực. Có thể cho rằng vốn từ của các bạn ngày càng hạn hẹp hơn so với những người có thói quen đọc sách. Một thực tế nữa là giới trẻ ngày nay thường yêu thích những thứ có tính thuần giải trí như game, mạng xã hội, thần tượng, …Việc tiếp cận và say mê nguồn thông tin này khiến giới trẻ trở nên lười biếng, mất dần các thói quen bổ ích. Chẳng hạn như là việc đọc sách hằng ngày. Nhà chính trị Mahatma Gandhi (Ấn Độ) đã nói để nhấn mạnh giá trị của việc đọc sách, đặc biệt là với các bạn trẻ “Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi”.
Câu 1. Cần nêu được quan điểm của bản thân về anh Nguyễn Quang Thạch và ý nghĩa của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam". Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
- Anh Nguyễn Quang Thạch: là một người có tâm huyết với cộng đồng, có lí tưởng sống đẹp, biết chăm lo cho sự phát triển của thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em nông thôn.
- Chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": là một chương trình thiết thực, ý nghĩa, giúp cho mỗi người có nhận thức đúng hơn về sách và quan tâm nhiều hơn đến việc đọc sách.