Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2
Tại sao xã hội nguyên thủy tan rã ?
-Khoảng 4000 năm TCN,con người đã phát hiện ra kim loại,dùng kim loại làm công cụ lao động. -Công cụ kim loại ra đời,sản xuất phát triển,của cải dư thừa. -Xã hộixuất hiện kẻ giàu người nghèo,hình thành giai cấp.
9/ Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm cơ bản của xã hội nguyên thủy:
a/ Của cải chung b/ Làm chung
c/ Hưởng thụ bằng nhau d/ Phân chia giai cấp
10/ Người nguyên thủy dùng lửa để:
a/ Sưởi ấm b/ Nướng thức ăn
c/ Nấu nước d/ Sưởi ấm và nướng thức ăn
11/ Cùng với sự phát triển của công cụ đá mài, trồng trọt, chăn nuôi và thuần dưỡng động vật, người nguyên thủy đã bắt đầu:
a/ Sống định cư b/ Sống du mục
c/ Sống phụ thuộc vào tự nhiên d/ Du canh, du cư
12/ Khi chôn cất người chết, người nguyên thủy chôn theo:
a/ Vật nuôi b/ Công cụ lao động
c/ Cây trồng d/ Vàng, bạ
13/ Sắp xếp đúng về quá trình tiến hóa của con người là:
a. Vượn người, Người tinh khôn, Người tối cổ.
b. Người tối cổ, Vượn người, Người tinh khôn.
c. Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn.
d. Người tinh khôn, Người tối cổ, Vượn người
14/ Đầu thiên niên kỉ II TCN, người nguyên thủy đã luyện được:
a/ Đồng thau và kẽm b/ Sắt và chì
c/ Vàng d/ Đồng thau và sắt
15/ Nguyên nhân vào cuối thời nguyên thủy, con người có thể làm ra một lượng sản phẩm dư thừa là do:
a/ Công cụ bằng kim loại ra đời b/ Con người trở nên to, khỏe hơn
c/ Công cụ bằng đá ra đời d/ Con người ăn ít hơn
16/ Công cụ lao động và vũ khí bằng kim loại ra đời sớm nhất ở:
a/ Tây Á và châu Âu b/ Tây Á và Đông Nam Á
c/ Tây Á, Bắc Phi, sau đó là châu Âu d/ Bắc Phi và châu Mỹ
9/ Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm cơ bản của xã hội nguyên thủy:
a/ Của cải chung b/ Làm chung
c/ Hưởng thụ bằng nhau d/ Phân chia giai cấp
10/ Người nguyên thủy dùng lửa để:
a/ Sưởi ấm b/ Nướng thức ăn
c/ Nấu nước d/ Sưởi ấm và nướng thức ăn
11/ Cùng với sự phát triển của công cụ đá mài, trồng trọt, chăn nuôi và thuần dưỡng động vật, người nguyên thủy đã bắt đầu:
a/ Sống định cư b/ Sống du mục
c/ Sống phụ thuộc vào tự nhiên d/ Du canh, du cư
12/ Khi chôn cất người chết, người nguyên thủy chôn theo:
a/ Vật nuôi b/ Công cụ lao động
c/ Cây trồng d/ Vàng, bạ
13/ Sắp xếp đúng về quá trình tiến hóa của con người là:
a. Vượn người, Người tinh khôn, Người tối cổ.
b. Người tối cổ, Vượn người, Người tinh khôn.
c. Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn.
d. Người tinh khôn, Người tối cổ, Vượn người
14/ Đầu thiên niên kỉ II TCN, người nguyên thủy đã luyện được:
a/ Đồng thau và kẽm b/ Sắt và chì
c/ Vàng d/ Đồng thau và sắt
15/ Nguyên nhân vào cuối thời nguyên thủy, con người có thể làm ra một lượng sản phẩm dư thừa là do:
a/ Công cụ bằng kim loại ra đời b/ Con người trở nên to, khỏe hơn
c/ Công cụ bằng đá ra đời d/ Con người ăn ít hơn
16/ Công cụ lao động và vũ khí bằng kim loại ra đời sớm nhất ở:
a/ Tây Á và châu Âu b/ Tây Á và Đông Nam Á
c/ Tây Á, Bắc Phi, sau đó là châu Âu d/ Bắc Phi và châu Mỹ
nhóm người vài gia đình có quan hệ họ hàng sống chung với nhau.
TL:
=> Đặc điểm căn bản trong quan hệ của con người vs nhau thời kì nguyên thủy : con người ăn chung, ở chung và giúp đỡ lẫn nhau.
_HT_
1. Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì:
- Kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp với tình hình đất nước.
- Muốn chọn một nơi có địa thế thuận lợi (Đại La nằm trung tâm đồng bằng Bắc Bộ), để ổn định về chính trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.
2. Tháng 7 năm Thuận Thiên nguyên niên (1010), Lý Thái Tổ khởi sự dời đô ra thành Đại La. Đoàn dời đô của nhà vua vừa đến đất Đại La, vua trông thấy có hình ảnh rồng vàng bay lên trời, bèn quyết định đặt tên cho vùng đất này là Thăng Long. ... La Thành là vòng thành rộng hơn, bao quanh Hoàng thành.
3. Hơn 1 năm sau khi lên ngôi Hoàng đế, tháng 7 năm Canh Tuất, Lý Thái Tổ bắt đầu dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Từ việc tìm đất, nghị bàn đến việc chuẩn bị để dời đô diễn ra tương đối khẩn trương. Từ Hoa Lư về thành Đại La có thể đi theo đường bộ hoặc theo đường thủy. Sử cũ không ghi chép chi tiết nhà Lý dời đô bằng đường nào. Các nhà nghiên cứu đã kết luận: nhà Lý dời đô bằng đường thủy. Và chỉ có dời đô bằng đường thủy thì mới an toàn và tải được cả bộ máy triều đình đông đảo cùng vật chất bảo đảm đồ sộ đi kèm.
( Em học trường mang tên Sử gia Ngô Sĩ Liên mà hỏi câu ổng viết trong Đại Việt Sử Kí Toàn Thư thì kì quá ;) )
chịu nha bẹn hum ko biết coái nhớ tui nói từ kia ko ta từ gì mà cái gì mà mà mà đồ ngugi mà ăn hại đó sao kick tui goài
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, kết cấu của thành Thăng Long theo kiểu “tam trùng thành quách”. Khu vực lõi của thành là vòng một, còn gọi là Nội điện (sau gọi là Cấm thành). Đây là chỗ ở và làm việc của vua. Trong Nội điện có điện Càn Nguyên - nơi hằng ngày các quan trong triều chầu vua báo cáo công việc và nghe khẩu dụ. Sau điện Càn Nguyên có điện Long An, Long Thụy để vua nghỉ. Phía sau hai điện này là cung Thúy Hoa - chỗ ở cho cung nữ. Ngoài ra, còn có rất nhiều điện khác phục vụ cho nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng. Một đặc điểm của Nội điện là có thềm rồng - biểu trưng cho quyền lực.
Để đáp ứng nhu cầu của triều đình, khu vực Nội điện triều Lý được sửa chữa nhiều lần và xây dựng mới. Trong lần tu bổ năm 1029, điện Càn Nguyên được đổi thành Thiên An, người ta xây thêm thềm rồng (Long trì) trước hai điện Tuyên Đức và Diên Phúc. Triều đình cho đặt lầu chuông đối nhau để ai có việc kiện tụng oan uổng thì đánh chuông. Nội điện được bảo vệ bằng vòng thành gọi là Long thành, có lính canh nghiêm ngặt. Bên ngoài Long thành là vòng hai, đây là nơi ở của quan và thái tử. Các vua Lý quan niệm không bao bọc thái tử bên trong tường thành, cho phép thái tử kết giao với cuộc sống bên ngoài.
Bảo vệ khu vòng hai có tường gọi là Hoàng thành. Nội điện và vòng hai gọi là Hoàng thành Thăng Long. Bên ngoài Hoàng thành là nơi sinh sống của dân chúng, có chợ, các cơ sở sản xuất thủ công, sản xuất nông nghiệp gọi là “thị”. Bao bọc thành và thị có lũy đất bảo vệ và cũng là đê ngăn lũ. Dưới chân lũy có hào nước, mục đích là ngăn kẻ thù tấn công thành. Vòng lũy này gọi là thành Đại La hay La thành (vòng thành bên ngoài). Vì lũy, đê thấp nên thời Lý, nhiều lần nước lũ lớn trên sông Hồng và Tô Lịch tràn qua cửa Đại Hưng (khu vực Cửa Nam hiện nay) vào Hoàng thành.
Dù có nhiều biến cố nhưng Thăng Long thời Lý có địa giới cơ bản ổn định cho đến khi nhà Nguyễn phá đi xây thành mới vào đầu thế kỷ XIX. Thời Lý, mặt Đông thành chạy dọc theo sông Hồng, từ đầu Hàng Than qua Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Trống kéo ra ô Đống Mác. Dấu tích của lũy, đê chính là dốc Báo Khánh (từ Hàng Trống ra hồ Hoàn Kiếm). Mặt Bắc dựa theo sông Tô Lịch ở phía nam hồ Tây kéo dài đến Yên Thái (nay thuộc phường Bưởi). Mặt Tây của thành từ Yên Thái ra ô Cầu Giấy và mặt Nam theo sông Kim Ngưu qua Giảng Võ, ô Chợ Dừa đến ô Cầu Dền ăn ra đê sông Hồng.
Tuy không biến đổi về địa giới nhưng căn cứ vào chính sử, bản đồ qua các thời kỳ, các nhà nghiên cứu đưa ra nhận định: Cấm thành, Hoàng thành thời Lý được xây dựng về phía Đông thành Đại La. Gần 20 năm kể từ lần khai quật đầu tiên (12-2002) tại vị trí 18 Hoàng Diệu đã cho thấy, nhận định vị trí của các nhà sử học khá chính xác. Tuy nhiên, vì chưa thể khai quật rộng hơn các vị trí xung quanh nên chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng.
Về hành chính, nhà Lý chia Thăng Long làm 61 phường. Cũng từ thời Lý, nhà nước phong kiến có bộ luật đầu tiên gọi là Hình thư để quản lý xã hội. Về kinh tế, đã có các hoạt động sản xuất thủ công và thương mại, nhiều chợ được hình thành như chợ Tây Nhai (chợ Ngọc Hà ngày nay), chợ Đông (khu vực Hàng Đường, Hàng Buồm hiện nay). Hai chợ này là nơi trao đổi giữa thành và thị. Qua các hiện vật được khai quật như đồ gốm sứ, đồng, sắt, có thể khẳng định nghề dệt, nhuộm, vàng bạc, đúc đồng, rèn sắt... đã phát triển.
Về văn hóa, Thăng Long thấm đẫm tinh thần dung hợp tôn giáo mà các nhà nghiên cứu gọi là “tam giáo đồng nguyên” (Phật - Nho - Đạo). Phật giáo rất hưng thịnh bởi nhà Lý lấy đạo Phật làm quốc đạo, với hai công trình tiêu biểu về kiến trúc là chùa Diên Hựu, tháp Báo Thiên. Một trong những hoạt động văn hóa lớn nhất thời Lý là lễ hội Quảng Chiếu do vua tổ chức với các hoạt động: Hát chèo, đốt pháo bông, múa rối nước... bên bờ sông Hồng và Tô Lịch. Ngoài ra, thời Lý còn có hội thề Trung hiếu trên tinh thần Nho giáo “làm bề tôi phải trung với vua” diễn ra tại đền Đồng Cổ bên hồ Tây.
Nhờ những giá trị nổi bật từ thời Lý đến đời Nguyễn nên năm 2010, UNESCO đã trao tặng danh hiệu Di sản văn hóa thế giới cho khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Ngoài trách nhiệm gìn giữ, phát huy, cần tiếp tục khai quật để tìm thêm giá trị di sản từ thời Lý hiện vẫn bị thời gian phủ lấp.