K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2023

- Cơ chế phát sinh hội chứng đao : Trong giảm phân, 1 bên bố hoặc mẹ hình thành giao tử có cặp NST số 21 không phân li trong giảm phân tạo ra giao tử mang cặp NST 21 và giao tử không mang cặp NST 21. Qua thụ tinh tổ hợp tạo hợp tử có bộ NST thừa 1 chiếc ở cặp NST 21 (2n + 1) biểu hiện bệnh đao

P : 2n                       x           2n

G : (n + 1) ; (n - 1)                 n

F :     2n - 1         ;         2n + 1 -> Biểu hiện tính trạng hội chứng Đao

- Cơ chế phát sinh hội chứng claiphento : Trong giảm phân, ở NST giới tính : 

+ Cặp NST XY ở người bố không phân li trong giảm phân I tạo ra giao tử XY và O, người mẹ tạo giao tử X bình thường; qua thụ tinh với sự tổ hợp giữa giao tử XY và X tạo nên hợp tử XXY biểu hiện bệnh claiphento

+ Cặp NST XX ở người mẹ không phân li trong giảm phân tạo giao tử XX và O, người bố tạo giao tử X và Y bình thường; qua thụ tinh với sự tổ hợp giữa giao tử XX và Y tạo nên hợp tử XXY biểu hiện tt bệnh

P :  XY         x         XX

G : XY; O                 X

F :  OX      ;  XXY -> Bệnh claiphento

hoặc :

P :   XY         x         XX

G : X ; Y                  XX

F :  XXX      ;  XXY -> Bệnh claiphento

12 tháng 12 2018

Di truyền và biến dị - Chương IV. Biến dịCơ chế phát sinh ở phần đầu tiên sau đầu bài bệnh và tật đi truyền ở người sgk trang 82. Mk chỉ có đặc điểm nó đi truyền hai bệnh này thôi

19 tháng 1 2017

Có 2 trường hợp

1. Bố giảm phân ko bình thường

Trong phát sinh giao tử mẹ giảm phân bình thường cho giao tử X, bố cặp XY ko phân ly trong giảm phân 1 tạo giao tử XY và 0. Giao tử X kết hợp vs XY tạo hợp tử XXY (claiphento)

2. Mẹ giảm phân ko bình thường

Trong phát sinh giao tử bố giảm phân bình thường tạo giao tử X và Y, Cặp XX của mẹ ko phân ly tạo giao tử XX và 0, giao tử XX kết hợp vs Y tạo hợp tử XXY ( claiphento)

19 tháng 1 2017

Người nam đó có cặp NST giới tính là: XXY

Cơ chế phát sinh thể XXY:

- Trong quá trình giảm phân tạo giao tử: Tế bào sinh giao tử của bố (mẹ) chịu ảnh hưởng của tác nhân đột biến cho giao tử không bình thường XY (XX)

- Trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử: Giao tử XY kết hợp với giao tử X (hoặc giao tử XX kết hợp với giao tử Y) tạo hợp tử XXY

29 tháng 11 2016

Cả hai loại thể dị bội 2n + 1 và 2n - 1 đều là những thể dị bội được hình thành từ những hợp tử không bình thường. Các hợp tử không bình thường đó được tạo ra do sự kết hợp của những giao tử đực hoặc giao tử cái không bình thường. Cơ chế hình thành hai thể đó như sau:
Trong quá trình giảm phân tạo giao tử có một cặp NST nào đó của tế bào không phân ly dẫn đến hình thành hai loại giao tử: một trong hai loại giao tử đó có thừa một NST trong cặp NST tương đồng (loại giao tử này mang (n + 1) NST và loại giao tử còn lại thiếu 1 NST trong cặp NST tương đồng nên bộ NST của giao tử đó sẽ là (n - 1) NST (n là bộ NST đơn bội của loài).
Trong quá trình tái tổ hợp tạo thành hợp tử, các giao tử không bình thường này kết hợp với các giao tử bình thường (mang n NST) tạo thành những hợp tử không bình thường, cụ thể:
* Giao tử (n + 1) NST kết hợp với giao tử có n NST tạo thành hợp tử có (2n + 1) NST và hợp tử này hình thành nên thể dị bội 2n + 1.
* Giao tử (n - 1) NST kết hợp với giao tử có n NST tạo thành hợp tử có (2n - 1) NST và hợp tử này hình thành nên thể dị bội 2n - 1.
Ở người có bệnh Đao là do thừa NST số 21 gây nên. Đây là một dạng biến dị di truyền có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng phát triển bình thường của cơ thể.

29 tháng 11 2016

Cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 1) và (2n - 1)

Trong quá trình giảm phân ở tế bào sinh dục đực hoặc cái, một cặp nhiễm sắc thể không phân ly sinh ra giao tử mang cả hai nhiễm sắc thể ( n + 1) và giao tử thiếu hẳn nhiễm sắc thể đó (n - 1) . Khi thụ tinh, giao tử mang cả hai nhiễm sắc thể (n + 1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo ra hợp tử hợp tử 2n + 1 (thể ba nhiễm) , giao tử không mang nhiễm sắc thể nào (n - 1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo ra hợp tử 2n - 1 (thể một nhiễm).

 

Trong cơ thể bố hoặc mẹ có 1 cặp NST không phân li tạo ra 2 giao tử bất bình thường là 1 giao tử chứa 2 NST của 1 cặp NST tương đồng nào đó còn 1 loại giao tử không chứa NST nào của cặp NST tương đồng nào đó. _ Sự kết hợp giữa giao tử bình thường và giao tử bất bình thường thì tạo ra thể dị bội (2n+1) và (2n-1).

21 tháng 6 2021

nhanh cái mn ơi

 

HN
Hương Nguyễn
Giáo viên
21 tháng 6 2021

- Cơ chế hình thành thể đa bội: Dưới tác động của các tác nhân vật lí hoặc tác nhân hoá học vào tế bào trong quá trình phân bào hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong cơ thể gây ra sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình phân bào. 
- Cơ chế hình thành thể 4n 

+ trong giảm phân do các NST nhân đôi nhưng không phân li dẫn đến hình thành giao tử 2n  sự kết hợp 2 loại giao tử này trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử tạo nên thể tứ bội 4n. 
+ quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường tuy nhiên hợp tử sau khi hình thành thực hiện quá trình nguyên phân nhưng các NST không tách nhau ở tâm động sẽ tạo nên cơ thể tứ bội 4n  

 

 

$P:$  $2n$       \(\times\)        $2n$

$Gp:$ $(n-1),(n+1)$       $n$

$F:$ $2n-1;2n+1$

- Bệnh đao: $2n+1$

- Tocno: $2n-1$

18 tháng 12 2021

Tham Khảo:

Cả hai loại thể dị bội 2n + 1 và 2n - 1 đều là những thể dị bội được hình thành từ những hợp tử không bình thường. Các hợp tử không bình thường đó được tạo ra do sự kết hợp của những giao tử đực hoặc giao tử cái không bình thường. Cơ chế hình thành hai thể đó như sau:
Trong quá trình giảm phân tạo giao tử có một cặp NST nào đó của tế bào không phân ly dẫn đến hình thành hai loại giao tử: một trong hai loại giao tử đó có thừa một NST trong cặp NST tương đồng (loại giao tử này mang (n + 1) NST và loại giao tử còn lại thiếu 1 NST trong cặp NST tương đồng nên bộ NST của giao tử đó sẽ là (n - 1) NST (n là bộ NST đơn bội của loài).
Trong quá trình tái tổ hợp tạo thành hợp tử, các giao tử không bình thường này kết hợp với các giao tử bình thường (mang n NST) tạo thành những hợp tử không bình thường, cụ thể:
* Giao tử (n + 1) NST kết hợp với giao tử có n NST tạo thành hợp tử có (2n + 1) NST và hợp tử này hình thành nên thể dị bội 2n + 1.
* Giao tử (n - 1) NST kết hợp với giao tử có n NST tạo thành hợp tử có (2n - 1) NST và hợp tử này hình thành nên thể dị bội 2n - 1.
Ở người có bệnh Đao là do thừa NST số 21 gây nên. Đây là một dạng biến dị di truyền có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng phát triển bình thường của cơ thể.

18 tháng 12 2021

Tk:

 

Cơ chế NST dẫn đến sự hình thành thể 3 nhiễm (2n + 1) và thể một nhiễm (2n - 1), là do sự không phân li của một cặp NST tương đồng nào đó ở một phía bố hoặc mẹ. Kết quả tạo một giao tử có cả 2 NST của một cặp (n+1), và một giao tử không mang NST nào của cặp đó (n-1)

Hai loại giao tử đột biến trên kết hợp với giao tử bình thường (n) trong thụ tinh tạo thể 3 nhiễm (2n+1) và thể một nhiễm (2n-1)