Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thế nhưng, vào những buổi trưa, khi ông mặt trời đang mỉm cười rải những tia nắng vàng xuống mặt sông trở nên rực rỡ, khỏe khoắn hẳn. những tia nắng tinh nghịch nhảy nhót, đùa giỡn trên mặt nước. Trong phút chốc, gương mặt sông trở nên hồng hào, lấp lánh thật nên thơ. Sông như một chiếc gương khổng lồ soi bống những con tàu viễn dương to lớn. Đó đây, tiếng còi vào cảng, tiếng còi ra khơi vang lên giữa khung cảnh trưa hè. Thỉnh thoảng chị gió đi qua vuốt ve mặt sông. Sông vui vẻ cười vang, vỗ sóng rì rào vào mạn thuyền, hoà cùng nhịp điệu sôi động của thành phố.
Tuổi thơ của tôi đã lớn lên bên con sông Hàn rộng lớn đẹp đẽ. Con sông bắc ngang thành phố, nối nhịp đôi bờ ngày ngày đua đón bao nhiêu người qua lại.Sông mãi là người bạn gắn bó với tuổi thơ của tôi. Mai đây, dù cố đi đến những miền xa, gặp những con sông mênh mông, hùng vĩ thì sông Hàn vẫn mãi là con sông mà tôi yêu quý nhất.
Nếu ai đã đến Đà Nẵng thì có lẽ không bao giờ quên được con sông Hàn nằm giữa lòng thành phố Đà Nẵng. Không đỏ nặng phù sa như sông Hồng, không dịu dàng, hiền hòa như sông Hương, con sông Hàn vừa khỏe khoắn, vừa thơ mộng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của thành phố Đà Nẵng năng động và phát triển từng ngày. Có lẽ, cái tên sông Hàn đã có từ rất lâu. khi tôi ra đời, biết quan sát cảnh vật xung quanh thì đã nghe người ta gọi nó là sông Hàn rồi. Tôi vẫn thường băn khoăn với bà: Bà ơi! Sao các vùng khác,sông đều mang những cái tên nghe rất đẹp như sông Hương, sông Hoài, sông Nhật Lệ ... mà con sông quê mình lại mang cài tên chẳng đẹp chút nào? Bà trầm ngâm bảo với tôi rằng: Tên sông không đẹp nhưng mang một ý nghĩa hào hùng về những ngày cha ông chống giặc. Qua lời kể của bà, tôi mới biết tên sông Hàn bắt nguồn từ chuyện ngày xưa cha ông ta đã khóa cửa sông bằng xích sắt để ngăn không cho tàu giặc vào thành phố Đà Nẵng. Từ đó, mỗi lần nhìn con sông Hàn lặng lờ trôi, tôi lại thấy yêu quý nó biết bao. Phải chăng, con sông Hàn là nhân chứng cho tinh thần kiên cường bất khuất của quê hương? Con sông Hàn là một nhánh sông lớn từ thượng nguồn chảy xuống đổ ra biển. Sông lững lờ trôi,chảy men giữa hai bờ phố xá tấp nập. Bến bờ sông,con đường Bạch Đằng chạy dài với những hàng cây xanh ngát soi bóng xuống dòng sông. Vẻ xanh mát của cây cùng với cái hiền hòa của sông Hàn tạo nên một bức tranh thật đẹp, thanh bình, thoát ra ngoài nhịp sống tấp nập của thành phố. Vào những buổi sáng sớm, sông Hàn dịu dàng như người thiếu nữ. Phố xá xây nồng trong giấc ngủ bỏ lại con sông Hàn thao thức cùng ánh đèn đường mờ ảo. Trong làn sương nắng mỏng, sông dường như không trôi, đứng lặn ngắm nhìn vẻ đẹp yên ả thanh bình của quê hương. Mặt sông phẳng lặng như không muốn làm tỉnh giấc những con tàu đang ngủ yên sau một ngày vất vả, chỉ có những con sóng vỗ nhẹ như đang hát khúc ca êm ái ngợi ca vẻ đẹp của thành phố. Giữa không gian yên ả, sông như một dãi lụa bạc thật đẹp .
Thế nhưng, vào những buổi trưa, khi ông mặt trời đang mỉm cười rải những tia nắng vàng xuống mặt sông trở nên rực rỡ, khỏe khoắn hẳn. những tia nắng tinh nghịch nhảy nhót, đùa giỡn trên mặt nước. Trong phút chốc, gương mặt sông trở nên hồng hào, lấp lánh thật nên thơ. Sông như một chiếc gương khổng lồ soi bống những con tàu viễn dương to lớn. Đó đây, tiếng còi vào cảng, tiếng còi ra khơi vang lên giữa khung cảnh trưa hè. Thỉnh thoảng chị gió đi qua vuốt ve mặt sông. Sông vui vẻ cười vang, vỗ sóng rì rào vào mạn thuyền, hoà cùng nhịp điệu sôi động của thành phố.
Chiều về, những tia nắng chạy trốn trở về nhà, để lại dòng sông trong bộ áo tím thẳm. Sông Hàn trở nên lặng lẽ hơn. Phải chăng, sông buồn vì phải chia tay người bạn nắng tinh nghịch? Thế nhưng, không để sông buồn lâu, thành phố thắp đèn khoác lên sông chiếc áo thật rực rỡ. Ánh sáng từ các nhà cao tầng, các biển quãng cáo, các cột đèn cao áp soi xuống mặt sông, ánh lên thật lộng lẫy với nhiều mảng sắc màu. Lúc này, nom mặt sông như nàng công chúa diện bộ cánh đẹp đẽ nhất để dự buổi dạ hội. Cứ thế, sông vươn mình khoe sắc, phô hết tất cả vẻ đẹp của mình cho mọi người chiêm ngưỡng. Trên sông, chiếc cầu sông Hàn hiện đại bắc qua với những dây cáp to, sáng lấp lánh như một chiếc vương lớn tô điểm thêm cho vẻ đẹp dòng sông. Lúc này, được đứng bên bờ sông mà tận hưởng nhũng ngọn gió mát rượi thổi vào thật là sảng khoái. Sông trở thành người bạn giúp con người xua đi những căng thẳng, mệt mỏi của một ngày làm việc vất vả.
Tuổi thơ của tôi đã lớn lên bên con sông Hàn rộng lớn đẹp đẽ. Con sông bắc ngang thành phố, nối nhịp đôi bờ ngày ngày đua đón bao nhiêu người qua lại.Sông mãi là người bạn gắn bó với tuổi thơ của tôi. Mai đây, dù cố đi đến những miền xa, gặp những con sông mênh mông, hùng vĩ thì sông Hàn vẫn mãi là con sông mà tôi yêu quý nhất.
bạn ơi, hình như bạn bị hỉu sai đề rồi á, là văn biểu cảm không phải là miêu tả nè, với đề muốn biểu cảm về BIỂN mà bạn >.<
Biết mõi vài câu,thông cảm:
_ Hội An bán gấm, bán điều
Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành .
- Học trò trong Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế, bỏ đi không đành
- Ðất Quảng Nam, chưa mưa đà thấm,
Rượụ hồng đào chưa nhấm đà say
Ðối vớI ai ơn trọng, nghĩa dày ,
Một hột cơm cũng nhớ ,
Một gáo nước đầy vẫn chưa quên ..
Là một công dân nhỏ tuổi của đất nước,tôi vô cùng bùi ngùi và xúc động khi biết đc sự kiện lịch sử hay những đổi thay có tính đột phá của Đà Nẵng cho thấy sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng trong 85 năm qua; đồng thời gợi ý một số đề xuất, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng ngày càng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại.Lòng trào dâng lên một sự tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam tươi đẹp này.Có những lúc,tôi tự hỏi mình,ông cha ta đã làm thế nào để đổi thay có tính đột phá của Đà Nẵng, cho thấy sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng trong 85 năm qua; đồng thời gợi ý một số đề xuất, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng ngày càng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại.Khi đó ba tôi lại nói:"Ông cha ta là người dùng cảm,kên cường".Tôi hứa sẽ cố gắng học thật tốt để có thể đưa Việt Nam đứng lên phát triển để sánh vai với tầm cao quốc tế
bài 1
I. Mở bài: Giới thiệu dòng sông (hay bãi biển) cần tả
- Ở đâu?
- Quan sát vào thời điểm nào trong ngày (Hoặc có thể đưa ra điểm nổi bật, nổi tiếng nhất của dòng sông hay bãi biển sẽ tả)
II. Thân bài:
*Tả bao quát: Nhìn từ xa, dòng sông (bãi biển) trông như thế nào?
* Tả chi tiết:
- Hình dáng: (dài, uốn khúc, thẳng tắp,...)
- Màu sắc: (sông: màu đỏ nặng phù sa..., biển: màu sắc thay đổi theo sắc mây trời) - Cảnh hai bên bờ sông (những lũy tre xanh, những rặng dừa trĩu nặng, nhà cửa ven sông,...) hoặc cảnh trên bãi biển ( bãi cát trải dài, hàng phi lao, hàng dừa, sóng vỗ bờ, gió biển ...)
- Cảnh trên dòng sông (thuyền, ghe, bạn nhỏ tắm sông, lục bình trôi,...) hoặc cảnh trên mặt biển (sóng biển nhấp nhô, thuyền bè chài lưới, những ghềnh đá giữa biển, ...)
- Hoạt động của con người trên dòng sông hay gần bãi biển: sông (buôn bán tấp nập trên chợ nổi, từng đoàn người trên tài du lịch trên sông,...) hoặc biển (những người dân kéo lưới, những ghe thuyền đầy ắp tôm cá, cảnh họp chợ hải sản tấp nập trên bãi biển v.v)
III. Kết luận: Cảm nghĩ về dòng sông hoặc bãi biển đã tả.
1.- Ðất Quảng Nam, chưa mưa đà thấm,Rươụ hồng đào chưa nhấm đà say, Ðối vớI ai ơn trọng, nghĩa dày ,Một hột cơm cũng nhớ ,Một gáo nước đầy vẫn chưa quên ..Câu nầy diễn tả rõ tánh tình người dân đất Quảng,bộc trực , bén nhạy, nhớ ơn,trọng nghĩa đối vơí các ân nhân của mình.2.- Học trò trong Quảng ra thi,Thấy cô gái Huế, bỏ đi không đànhCâu nầy nói lên tinh thần trọng mỹ thuật, về kinh đô đi thi, nhưng thấy các cô gái Huế thướt tha yểu điệu,đều đứng ngắm , không muốn rời bước.3.- Chiều chiều mây phủ Hải VânChim kêu gành đá, gẫm thân lại buồn .Gái Quảng Nam lấy chồng ra Ðà nẵng, chiều ngó lên Ðèo Hải Vân thấy mây phủ trên Ðèo ,lại nghe chim kêu trên gành đá , cảm thấy buồn thêm.4.- Ngó lên Hòn Kẽm, Ðá DừngThương cha, nhớ mẹ, quá chừng bạn ơi,Chiêù chiều, ra đứng ngõ sau,Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều,Hòn Kẽm ,Ðá Dừng là 2 trái núi đâù nguồn sông Thu Bồn ,ở giữa 2 huyện Quế Sơn và Ðại lộc,làm cho những cô gái lấy chồng xa nhà , mỗi khi ngó lên rất nhớ nhà.5.- Ai đi cách trở sơn khê,Nhớ tô mì Quảng,tình quê mặn nồng .Mì Quảng là món ăn chủ lực, bình dân của đất Quảng,nên đi đâu ở đâu , mà dân Quảng ăn được tô mì Quảng thì khoái khẩu, mặn mà nhất.6.- Hội An đất hẹp, người đông ,Nhân tình thuần hậu là bông đủ màu .Phố Hội an nhỏ hẹp ,nhưng ai đã ở Hội An một thời gian rồi ,khi rời Hội an không làm sao quên được tình cảm nồng hậu của cư dân ở đây.7.- Hội An bán gấm, bán điêùKim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành .Hội An, là thương cảng nên buôn bán hàng hoá sang đẹp , còn Kim Bồng,Trà Nhiêu là vùng ngoaị ô , chuyên sản xuất rau cải đem qua bán ở Hội An.8.- Ai đi phố Hội , Chùa Cầu.,Ðể thương, để nhớ, để sầu cho ai,Ðể sầu cho khách vãng lai,Ðể thương, để nhớ cho ai chịu sầu.Những người dân Hội an ,vì sinh kế phải đi làm ăn xa, tuy nhiên vẫn thương và nhớ phố Hội.9.- Ðưa tay hốt nhắm dăm bào,Hỏi thăm chú thợ bữa nào hồi công,Không mai thì mốt, hồi công,Hội An em ở, Kim Bồng anh dời chânKim Bồng là một xã bên kia sông, đôí diện với Hội.An,sản xuất nhiều nghệ nhân đồ mộc,hằng ngày qua phố Hôị làm việc, nên những cô gái đến hốt dăm bào về nấu bếp,bèn hát những câu trữ tình để ghẹo chú thợ mộc.10.- Năm hòn nằm đó không sai,Hòn Khô, Hòn Dài, lố nhố thêm vui,Ngó về Cửa Ðại, than ôi,Hòn Nồm nằm dưới mồ côi một mình.Cù Lao Chàm, nằm ngoài khơi tỉnh,gồm năm hòn đảo, hòn Nồm là đảo nằm riêng một mình ,không chen vơí các hòn đảo khác .11.- Sáng trăng, trải chiếu hai hàng,Cho anh đọc sách, cho nàng quay tơ. Quay tơ vẫn giữ mối tơ,Dù năm bảy mối vẫn chờ mối anh .Cảnh sinh hoạt ở thôn quê, dưới ánh trăng, chàng đọc sách, nàng quay tơ, chàng nhắn với nàng giữ tình chung thủy chờ chàng.L2.- Ai về nhắn với ngọn nguồn,Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên.Người miền biển có cá chuồn làm mắm , nguời miền núi có mít non gởi xuống để trao đổi lương thực giữa 2 miền,trong muà mưa gió .L3.- Lụt nguồn trôi trái lòn bon ,Cha thác, mẹ còn ,con chịu mồ côi .Mồ côi ba thứ mồ côi.Mồ côi có kẽ trâu đôi, nhà rườngLòn bon là môt loại trái cây,ngọt, sản xuất tại vùng núi huyện Ðại lộc, muà mưa lụt, nước lụt kéo trôi trái lón bon, mồ côi cha không quan trọng bằng mồ côi mẹ, vì bà mẹ biết lo cho gia đình, tuy mồ côi cha,nhưng nhờ mẹ mà nhà có trâu và nhà gỗ.14.- Trà My sông núi đượm tình,Nơi đây là chỗ Thượng Kinh chan hoà.Trà My là một huyện miền Thượng tỉnh Quảng Nam,có cả Thượng Kinh chung sống.15.- Quế Trà My thứ cay, thứ ngọt ,Nhờ tay thợ rừng mới lọt tay anh,Phân du, bạch chỉ rành rành ,Cân tiểu ly mới xứng, ngọc liên thành mới cân.Trà My là huyện chuyên sản xuất quế rừng, được các tay thợ rừng lột vỏ, cắt đoạn, và sắp xếp theo các hạng để định giá xuất khẩu.16.- Gập ghềnh Giảm thọ , Ðèo Le .Cu ngói cõng mè, cà cưỡng cõng khoai.Dốc Giảm thọ và Ðèo Le là 2 cao độ đi lên huyện lỵ Quế Sơn, trèo qua 2 đèo nầy thì chắc giảm thọ và mệt le lươĩ.17.-Ðứng bên ni sông, ngó qua bên kia sông.Thấy nước xanh như tàu lá,Ðứng bên ni Hà Thân, ngó qua Hàn ,Thấy phố xá nghinh ngangKể từ ngày Tây lại đất Hàn ,Ðào sông Câu Nhí, tìm vàng Bông Miêu ,Dặn tấm lòng, ai dỗ cũng đừng xiêu,Ở nuôi Thầy, Mẹ, sớm chiều cũng có Anh .Hàn tức là tên cũ cuả Ðà nẵng, Hà Thân là xã ở bên kia sông, Tây tức là người Pháp, sông Câu Nhí là sông do người Pháp lúc mới cai trị Ðànẵng cho đào chạy qua cầu Cẩm Lệ, chàng dặn dò người yêu cố gắng ở với cha mẹ,chờ chàng về.18.- Kể từ đồn Nhứt kể vô,Liên Chiêủ, Thuỹ Tú, Nam Ô , xuống Hàn,Hà Thân, Quán Cái, Mân Quang .Miếu Bông, Cẩm Lệ là đàng vô ra.Ngó lên chợ Tổng bao xa,Bước qua Phú Thượng, Ðai la, Cồn DầøuCẩm Sa, Chơ Vãi, Câu Lâu.Ngó lên đường cái, thấy cầu Giáp Năm.Bây chừ, thiếp viếng, chàng thăm ,Ở cho trọn nghĩa, cắn tăm nằm chờ .Ðồn Nhứt là đồn gác số 1 đóng trên đèo Hải Vân và từ đó kể vào toàn là những địa danh cho đến huyện Ðiện Bàn.19.- Kể cầu Ông Bộ kể ra,Cây Trâm ,Trà Lý, bước qua Bàu Bàu,Tam kỳ, Chợ Vạn bao lâu,Ngó qua đường cái, thấy lầu Ông Tây,Chiên Ðàn , Chợ Mới là đây,Kế Xuyên mua bán, đông, tây rộn ràngHà Lam gần sát Phủ Ðàng,Phiá ngoài bãi cát , Hương An nằm dài ,Cầu cho gái sắc, trai tài .Ðồng tâm xây dựng, tương lai huy hòangCác địa danh trên đây, kể từ trong kể ra, Lầu ông Tây tức là nhà lầu của Viên Ðại lý Hành Chánh Pháp đóng ở Tam Kỳ, còn Chợ Mới, Chợ Vạn, Kế Xuyên, Chiên Ðàn là những tụ điểm thương mãi quanh Tam kỳ.20.- Thương nhau chớ quá e dè,Hẹn nhau gặp lại bến Cầu Rô Be .Thiếp nói thì chàng phải nghe,Thức khuya, dậy sớm, làm che l ngày 12 xu,Mãn mùa chè, nệm cuốn sàn treo ,Ta về, bỏ bạn, cheo leo một mình,Bạn ơi, bạn chớ phiền tình,Mùa ni không gặp, xin hẹn cùng mùa sau,Lạy trời, mưa xuống cho mau.Chè kia ra đọt, trước sau cũng gặp chàng
Ok chưa
1. Học trò trong Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không đành .
2. Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
Lòng ta thương bạn , nước mắt và trộn cơm
3. Rằng xa : cửa ngõ cũng xa
Rằng gần : Vĩnh Điện , La Qua cũng gần
4. Quê em có núi Ngũ Hành
Có nghề khắc đá lừng danh khắp vùng
5. Bảo An có thợ nấu đường
Vừa vôi , thén khéo chẳng nhường nhịn ai
Nơi tôi sinh ra là một vùng biển nghèo, tiếng võng kẻo kẹt vọng lời ru của mẹ :
-“Se sẻ mà đẻ cột đình, bà ngoại đẻ má, má đẻ mình, em biết không em?”
Lời ru khắc sâu trong từng thớ thịt, thấm tận từng mạch máu như nhắc nhủ : “cây có cội, nước có nguồn”. Người dân quê tôi chịu thương, chịu khó, đa phần lớn lên từ vùng biển. Lập gia đình, sinh con đẻ cái từ đời này sang đời khác. Vì thế mà câu hát ru con của những thiếu phụ vùng gió cát hầu như đều mang nỗi khắc khỏai, đợi chờ giống nhau :
“Hò ơi… nghèo mà nghề ruộng em theo…
Lấy chồng đi biển …à…chứ lấy chồng đi biển…à…hồn treo cột buồm… hò ơi…”.
Những đêm trăng thơ mộng ở vùng biển cũng đã từng chứng kiến bao cuộc hẹn hò của những đôi nam thanh nữ tú, vì vậy biển và trăng cũng được lồng tả vào cảnh yêu đương của những đôi nam nữ thật chân quê, mộc mạc, nhằm ngụ ý nhắc nhở khuôn phép, lề thói của người dân quê ở đây.
“Trăng lên nước lớn anh tề ,
Nói chi thì nói em về kẻo mẹ la”
Từ ngàn xưa khi chưa có dự báo thời tiết bằng thông tin đại chúng trên truyền thanh truyền hình, người dân quê chỉ biết ngửa mặt lên trời nhìn mây, nhìn gió, nhìn con nước ròng, con nước lớn để đoán thời tiết. Và chính vì vậy mà nó đã trở thành những câu ca dao lưu truyền từ đời này sang đời khác:
“Ngó lên đỉnh núi Sơn Trà,
Mây phủ la đà không gió thì mưa.”
Đà Nẵng quê tôi ngày nay thật tươi đẹp, nhờ bàn tay con người góp phần tái tạo nên cảnh đẹp trữ tình ,lãng mạn càng trở nên lộng lẫy, sang trọng, long lanh như những vì tinh tú giữa đêm đen huyền hoặc.
Đến với quê tôi đi dọc bãi biển bằng đôi chân trần, bạn sẽ nghe lời thì thầm của cát. Vài con sóng nhỏ rượt đuổi, xô vào bờ làm ướt đẫm bàn chân nghe lành lạnh. Hãy cứ đi, đi mãi lên hướng núi Sơn Trà, quanh quanh sườn núi nhìn xa xa ra biển, Cù Lao Chàm ẩn hiện sau lớp sương mù đẹp tựa cảnh tiên!
Dọc bãi biển : bãi bụt, bãi rạng, bãi nam, bãi nờm, bãi bấc… những khu du lịch sinh thái sang trọng mọc nhiều lắm, ấy vậy mà không làm mất đi cảnh thanh thoát của ngôi chùa Linh Ứng vừa mới xây dựng trên lưng chừng sườn núi. Tượng phật Quan Âm sừng sững nhìn ra biển thật vĩ đại, bao dung và hiền hòa. Đúng là cảnh đời thoát tục!
Đi ngược lại bạn sẽ gặp núi Non Nước(Ngũ Hành Sơn). Một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Đà Nẵng. Những ngọn núi được thiên nhiên tạo thành địa thế trông giống như bàn tay của Phật Tổ Như Lai úp chụp xuống Tôn Hành Giả( trong Tề Thiên Đại Thánh truyện)hàng vạn vạn năm về trước.
Đỉnh núi Bà Nà là cả một huyền thoại của quê tôi. Bà Nà ngoài vẻ đẹp tựa trong tranh còn có thời tiết thật kì lạ. Vì nếu được ở một ngày tại Bà Nà bạn có thể tận hưởng được bốn mùa : xuân-hạ-thu-đông.
Đà Lạt đẹp huyền ảo trong sương thì Bà Nà mang vẻ đẹp kì ảo trong mây, thường những buổi chiều mây là đà, lạc vào vùng mây ấy, người đi trước cách người sau vài mét thôi , nhưng chỉ thấy phần trên di động, bên dưới là mây trắng xóa, giống như các vị Tiên đang lướt mây đi dự hội Bàn Đào do Vương Mẫu Nương Nương mở hội. Đó là vài địa danh tiêu biểu của Đà Nẵng!
Đến Đà Nẵng vào buổi tối, con đường Bạch Đằng hai bên bờ sông lộng lẫy ánh đèn màu, mà ngày xưa tôi đi học, chỉ có những chuyến phà lặng lẽ đón đưa, những con thuyền nhỏ với những mái dầm chèo kẻo kịt đưa đón khách qua sông mỗi lúc trễ phà, dưới ánh trăng vàng nay không còn nữa mà thay vào đó những chiếc cầu qua sông thật hùng vĩ và hoành tráng. Ánh điện màu nhấp nháy như những nốt nhạc nhảy trên sông mang một giai điệu, một giáng vẻ thật quý phái đẫy lùi thời gian ngày xa xưa ấy dần vào quên lãng .
Đà Nẵng quê tôi đẹp như thế đó!
Đến với Đà Nẵng không những bạn được ăn bằng mắt mà còn được ăn bằng miệng nữa. Nói về những món ăn quê tôi thì chỉ nghe thôi chắc hẵn bạn sẽ muốn ăn ngay. Đà Nẵng nổi tiếng với món bánh tráng thịt heo Khuê Trung, thịt heo thường thôi nhưng ở quê tôi món thịt heo bánh tráng lại đậm đà bởi kèm theo món mắm nêm được làm từ cá cơm mang từ biển về tươi rói. Thịt heo xắt lát dài hơn gang tay( nghệ thuật xắt thịt heo chỉ có tại vùng Khuê Trung quê mình ) bởi vì chỉ có một tý mỡ và da ở hai đầu mà thôi. Đặt bên cạnh là đĩa rau sống xanh mướt, tươi như vừa mới hái từ sau vườn gồm : xà lách, diếp cá, cần ngò, dưa leo, chuối chát…
Trải bánh tráng ra, đặt lên một lá mì mỏng, sắp thịt heo và rau sống lên, cuốn lại chấm với mắm nêm cay cay, cắn vào bạn sẽ nghe mùi vị quê hương Đà Nẵng thấm vào tận chân răng. Ngoài ra còn mì Quảng nữa, mì quảng Bà Vị. Một thương hiệu nổi tiếng truyền nhiều năm và nhiều đời con cháu. Nhìn tô mì quảng gồm vài con tôm đỏ tươi bên cạnh những lát thịt heo kho đậm đà, thêm một quả trứng vịt nữa chứ. Sau đó được rải lên một nắm đậu rang và hành lá kèm theo cái bánh tráng nướng. Eo ơi! Mì quảng Bà Vị ngon lắm !có lẽ là ngọt do những con tôm đỏ au, vớt từ hạ lưu dòng sông Vu Gia đổ ra biển hay ngọt do những chú heo nuôi bằng lá rau khoai vùng cát biển.
Bún chả cá Nguyễn Chí Thanh có mùi vị rất độc đáo. Những quán bún ở đây nổi tiếng từ thời tôi đi học cấp 2. Nói là quán chứ thực ra chỉ là những tấm vải bạt xanh che dọc đường thôi, gần 40 năm rồi còn gì…! Những quán ấy bây giờ rất khang trang, ấy vậy mà lần nào khi đến ăn bún chả cá tôi đều có cảm giác như mình mới chỉ ăn hôm qua thôi.
Đà Nẵng mùa đông đẹp lắm, đi dọc bờ sông để nhìn mưa rơi trên sông như lọn tơ trời thả xuống óng ả mượt mà. Và đó cũng là mùa ăn quà vặt. Món ăn vặt vào mùa mưa rất thú vị như : bánh tráng đập, bánh bèo, bánh bột lọc, bánh tráng tương, mực nướng, xoài, cốc , ổi , dầm chua chua, ngọt ngọt, mặn mặn , cay cay…
Ngồi nhìn ra mưa, thời tiết se se lạnh, nhâm nhi vị cay nồng của ớt, ngọt ngào của mực, chua chua của cốc ổi, giòn tan của bánh tráng tương, hít hít…hà hà …bạn sẽ thấy thật độc đáo!
Với tôi :
“Đi đâu loanh quanh cho đời mõi mệt…”
Vì thời gian luôn dừng lại khi tôi nhắm mắt nghĩ về vẻ đẹp quê mình và tưởng tượng những món ăn tuyệt chiêu trên mảnh đất yêu thương.
ko
ko:)