K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2016

a) Khắp cánh đồng nở rộ những bông lúa

c)Trên bầu trời, đang bay tới những đàn chim

d) Lấp loáng ánh trăng sau đám mây

e) Ngoài cửa, thập thò những đứa trẻ

g) Trong phòng, không còn tất cả những đồ vật

(mình nghĩ thế)

10 tháng 4 2016

a)khắp cánh đồng nở rộ những bông lúa

c)trên bầu trời,đang bay tới những đàn chim

d)lấp loáng ánh trăng sau đám mây

e)ngoài cửa, thập thò những đứa trẻ

q) trong phòng, không còn tất cả những đồ vật

b) xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau và trả lời câu hỏi :-Đằng cuối bãi, gai cậu bé con tiến lại.-Đằng cuối bãi tiến lại hai cậu bé con Trong hai câu trên , câu nào nhấn mạnh sự xuất hiện (tồn tại hay tiêu biến ) của con người (sự vật )c)đọc ô chữ sau và thực hiện yêu cầu :Trong tiếng Việt , những câu dùng để miêu tả hành động , trạng thái, đặc điểm ,... của sự...
Đọc tiếp

b) xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau và trả lời câu hỏi :

-Đằng cuối bãi, gai cậu bé con tiến lại.

-Đằng cuối bãi tiến lại hai cậu bé con 

Trong hai câu trên , câu nào nhấn mạnh sự xuất hiện (tồn tại hay tiêu biến ) của con người (sự vật )

c)đọc ô chữ sau và thực hiện yêu cầu :

Trong tiếng Việt , những câu dùng để miêu tả hành động , trạng thái, đặc điểm ,... của sự vật nêu ở chủ ngữ đc gọi là câu miêu tả ;trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ

Những câu dùng để thông báo về sự việc xuất hiện , tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật đc gọi là câu tồn tại;một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo chủ ngữ xuống sau vị ngữ

Xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu sau , cho biết câu nào là câu miêu tả , câu nào là câu tồn tại :

(1) Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản ,xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa , thấp thoáng mái đình , mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời.

(2) Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt . Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế.

(3) Dưới gốc tre , tua tủa những mầm măng . Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy.

5
21 tháng 3 2017
a) Tìm vị ngữ, chủ ngữ của các câu sau:
(1) Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại.
(2) Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.
- (1):
Đằng cuối bãi, / hai cậu bé con / tiến lại.
Trạng ngữ C V
- (2):
Đằng cuối bãi, / tiến lại / hai cậu bé con.
Trạng ngữ V C

Xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu sau , cho biết câu nào là câu miêu tả , câu nào là câu tồn tại :

(1) Bóng tre trùm lên âu yếm làng , bản ,xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa , thấp thoáng mái đình , mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh , ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời.

(2) Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt . Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế.

(3) Dưới gốc tre , tua tủa những mầm măng . Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy.

1
Bóng tre / trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
C V
..., thấp thoáng / mái đình, mái chùa cổ kính.
V C
..., ta / gìn giữ một nền văn hoá lâu đời.
C V
2
Bên hàng xóm tôi có / cái hang của Dế Choắt.
C V
Dế Choắt / là tên tôi đã đặt... và trịch thượng thế.
C V
3
Dưới gốc tre, tua tủa / những mầm măng.
V C
Măng / trồi lên nhọn hoắt như một... trỗi dậy.
C V

Căn cứ vào vị trí của chủ ngữ, vị ngữ để xác định câu miêu tả và câu tồn tại. Ở câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau; đối với câu tồn tại thì ngược lại.

câu miêu tả

+ Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

+ ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời

+ Bên hàng xóm tôi có / cái hang của Dế Choắt.

+ Dế Choắt là tên tôi đã đặt... và trịch thượng thế.

+ Măng trồi lên nhọn hoắt như một... trỗi dậy

câu tồn tại :

+ thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.

+ Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.

24 tháng 3 2016

giúp mình vớihihi

28 tháng 3 2016
- Không chỉ giới thiệu người thợ mộc - nhân vật chính của truyện (có một người thợ mộc), tác giả dân gian còn kể chuyện anh ta "dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày".

- Không chỉ giới thiệu một người nào đó "ở huyện Lạng Giang", mà còn cho ta thấy người này "đang bổ củi", trông "thấy một con hổ"; và miêu tả hình dạng, hoạt động của con hổ - nhân vật chính của truyện: trán trắng, cúi đầu cào bới, nhảy lên, vật xuống,...

 

Như vậy, ngoài tác dụng giới thiệu, đồng thời, các câu trần thuật trên còn dùng để tả, kể về hành động, hình dạng của nhân vật.


 
 
27 tháng 4 2016

        a giới thiệu anh thợ mộc.                      

        b miêu tả hình dạng hoạt động của con hổ

14 tháng 4 2016

a) nơi đây, cất lên những tiếng chim ríu rít

b)xa xa, xuất hiện những đàn cò, đàn sếu đông nghịt

28 tháng 4 2016

Thêm trạng ngữ cho câu là

Về ý nghĩa : trạng ngữ đc thên vào để xác định thời gian nơi chốn nguyên nhân mục đích phương tiên cách thức diễn ra sự việc trog câu

Về hình thức : trạng ngữ đứng ở đầu câu cuối cau hay giữa câu. Giữa trạng ngữ vs chữ ngữ và vị ngữ thường có 1 quãng nghỉ khi ns hoặc 1 dấu phẫy khi viết

Công dụng : xác định hoàn cảnhthời gian  diễn ra sự việc trog câu góp phần làm cho nội dung của câu đc đầy đủ chính xác. Nối kết các câu các đoạn vs nhau góp phần lm cho đoạn văn bài văn đc mạch lạc

Trog 1 số trường hợp để nhấn mạnh ý chuyển ý hoặctheer hiện những cảm xúc nhất định người ta có thể tách trạng ngữ đặc biệt là trạng ngữ đứng ở cuối câu thành những câu riêng

5 tháng 2 2017

câu này khó quá mà mk cũng chưa học qua

23 tháng 4 2016

''2 mặt trời, mặt trời bằng đầu'' có nghĩa là 2 ''chữ nhật'' đứng = nhau=>ráp lại

''4 trái núi, trái núi đảo điên'' có nghĩa là 4 chữ ''sơn'' đứng nghiêng ngả=>ráp lại

''2 ông vua tranh nhau 1 nc'' có nghĩa là 2 chữ ''vương'' đứng chéo nhau=>ráp lại

''4 cái miệng trong khoảng dọc ngang có nghĩa là 4 chữ ''khẩu'' đứng dọc ngang=>ráp lại

*Lưu ý: các chữ trên như chữ

chữ nhật

sơn

vương 

khẩu

đều viết = chữ Hán, sau khi ráp 4 chữ trên kia lại thì cả 4 chữ đều ra chữ ''điền'' (ruộng)

Câu này mk cx hok bít giải thik thế nào cho rõ nữagianroigianroigianroi, thông cảm nhaok

23 tháng 4 2016

chữ ''ruộng'' (điền)

17 tháng 3 2016

dễ lắm mọi nguời trả lời đi 

17 tháng 3 2016

dễ akhuhu

14 tháng 2 2016

  Có một bài thơ rất mộc mạc, giản dị đã đi vào lòng bao thế hệ học trò và cả những người dân quê chân chất như một bài ca dao. Đó là bài thơ “Mây và Bông” của nhà thơ Ngô Văn Phú.

 

     Mà ca dao thật, ca dao từ giọng điệu, màu sắc, ngôn từ, chất liệu, lối so sánh giản dị, mộc mạc hồn nhiên đến việc ca ngợi vẻ đẹp chân chất của con người lao động với những giá trị lao động sáng tạo.

 

     Không giống như nhiều bài thơ khác của ông, “Mây và Bông” ngay khi vừa ra đời đã trở thành một bài ca dao, khi được làm theo thể lục bát truyền thống. Bài thơ được lưu truyền trong đời sống nhân dân, mà nhiều người không biết đến tác giả:

 

“Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây”

 

     Chất liệu tạo nên những câu thơ thật mộc mạc, gần gũi và giản dị, chỉ là thiên nhiên xung quanh mỗi người, những thứ mà ai cũng nhìn thấy hàng ngày. Đó là mây và bông, những thứ không bao giờ thiếu trong những quan sát thường nhật của người nông dân khi mà họ luôn phải “trông trời, trông đất, trông mây” và trông mong cho thành quả lao động của họ là cánh đồng bông được mùa, nhanh chóng thu hoạch để mang lại cho họ một cuộc sống no ấm, bình yên.

 

     Cái làm nên ca dao, làm nên hồn cốt của ca dao cũng thường mộc mạc, dung dị và hết sức đời thường như thế. Đó là những chất liệu dân gian được chưng cất, được ủ men từ trong cuộc sống hăng say lao động, từ trong tình yêu lao động của những người dân quê chân chất một nắng hai sương. Chất liệu ấy đã trở nên trong sáng hơn, lung linh hơn, đằm thắm hơn khi mang những sắc màu tươi mới với sự kết hợp hài hoà của những gam màu cuộc sống nơi thôn dã. Người đọc nó nhiều khi quên vấn đề kỹ thuật, vần điệu đã làm nên một bài lục bát:

 

“Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng”

 

     Hình ảnh những áng mây trắng xốp như bông, trải rộng dài trên bầu trời đầy nắng và cánh đồng bông trải rộng mênh mông, mang màu trắng tinh khiết của mây trong những ngày thu hoạch được chấm phá bởi những bóng thôn nữ đang độ xuân thì má “hây hây” đỏ, đang đội bông trên đầu vừa chân thật, vừa lãng mạn, vừa lung linh như những thiên thần.

 

     Ngôn ngữ trong “Mây và Bông” vì thế cũng không cầu kỳ, chau chuốt, không ẩn ý cao xa, không bóng bẩy nhiều nghĩa mà khá tuềnh toàng, nôm na, dễ hiểu:

 

 “Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng”

 

     Đơn giản như một lời kể chuyện thủ thỉ, một lời thông báo về một mùa thu hoạch bông được mùa. Cả một cánh đồng bông phơi một màu trắng mênh mông, ngút ngát tận chân trời chính là thành quả lao động đạt được của người nông dân sau những tháng ngày vất vả. Điều đó làm cho mọi người vui hơn, nên các cô thôn nữ cười tươi hơn, má hây hây đỏ dưới ánh nắng trời nhàn nhạt và phủ trắng những đám mây trắng xốp bồng bềnh. Cách nói thật thà, đơn giản và nôm na như thế là cách nói của ca dao. “Trên trời”, “Ở dưới cánh đồng”, “Mấy cô”, “như thể”, “Mây trắng như bông”, “Bông trắng như mây”,  … là cách nói, cách so sánh theo kiểu ước lệ, hồn nhiên trong ca dao, mang theo những lời nói chân thành, mộc mạc trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của người lao động nơi làng quê. Cách nói ví von, so sánh đến thật thà, đến đơn giản, thậm chí còn như luẩn quẩn thì chỉ trong ca dao, trong lời ăn tiếng nói của những người nông dân xưa kia mới có.

 

     Bài thơ đã mượn hình ảnh và lối nói, ngôn ngữ của ca dao để làm phép so sánh giống ca dao khi ca ngợi vẻ đẹp của thành qủa lao động bằng lối so sánh, liên tưởng rất trong sáng. Ca dao luôn là sự ca ngợi sự cần cù lao động, ca ngợi những con người thật thà, chất phác, ca ngợi những thành quả của lao động sáng tạo bằng những hình ảnh đầy ước lệ như thế. Cho nên, bài thơ mang đậm chất ca dao khi nó mang trong mình cả hồn cốt, chất liệu, ngôn ngữ, màu sắc, hình ảnh, sự so sánh, liên tưởng của ca dao.

 

     Hình ảnh mấy cô thôn nữ đội bông về làng thật đẹp và lãng mạn, một vẻ đẹp của sự tin tưởng, của sự thanh tao, lung linh toát lên từ cuộc sống lao động thường ngày. Những cô thôn nữ, người lao động chính trên cánh đồng bông mang cả vẻ xuân thì của mình lẫn vào trong màu trắng bạt ngàn của thiên nhiên là hình ảnh người lao động đang vui vẻ hạnh phúc trong niềm vui được mùa.

 

     Với ca dao, “Mây và Bông” đã hoà vào làm một, còn với “Mây và Bông”, nhà thơ Ngô Văn Phú đã thổi được vào đó cái hồn của ca dao, màu sắc của ca dao, giọng điệu của ca dao nên người đọc đã chấp nhận bài thơ như một bài ca dao thực sự. Càng đọc “Mây và Bông”, càng thấy yêu hơn cái tinh tế, cái hay của ca dao, càng thấy rõ màu sắc ca dao đậm nét trong một bài thơ mộc mạc.

10 tháng 10 2016

mạng à má

30 tháng 3 2016

1.Mẹ em là công nhân =>dùng để giới thiệu
2.Mẹ em là người mà em yêu quý nhất=>dùng để kể
3.Buổi sáng hôm nay là một buổi sáng rất đẹp =>dùng để tả
4.Ăn quà vặt là một tật xấu=>nêu ý kiến
5.Chăm chỉ là một đức tính tốt=>nêu ý kiến

24 tháng 3 2017

Mùa thu dịu dàng đã đến (Dùng để kể việc mùa xuân đã đến)

Mẹ em là một người vô cùng tuyệt vời (Tả về mẹ)

Lan không làm bài tập hôm nay (Kể về việc hôn nay Lam không làm bài tập)

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe (Nêu ý kiến)

Chúng ta không nên sử dụng bao bì ni lông vì nó vô cùng độc hại (Nêu ý kiến)