Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời
bạn qua link này nha, có các đáp án đúng đó ạ.
Chỉ có ý tốt mong đừng ném đá nha.
lazi.vn/edu/exercise/chung-ming-bach-co-loi-song-gian-di-thanh-bach.
Học tốt !
Hồ Chí Minh, vị Cha già của dân tộc Việt Nam, Người đã đời đời gắn bó, chiến đấu cùng nhân dân trong hai cuộc kháng chiến trường kì không ngại gian lao, không cần sự đền đáp. Bác đã hiến trọn cuộc đời mình cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam. Ở Người hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp mà thế hệ chúng ta cần noi theo và học hỏi. Một trong số đó là lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Người.
Bác Hồ giản dị từ cách ăn mặc và sinh hoạt thường ngày. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; lúc ăn, Bác không để rơi vãi một hạt cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này… Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Căn nhà cũng chỉ có vài ba phòng nhưng lúc nào cũng gió lộng, hòa hợp với thiên nhiên. Tiện nghi thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan, ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn. Trên bàn làm việc, Bác không bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết. Tất cả những vật dụng chỉ có thế nhưng Bác vẫn làm việc và sống vui vẻ với hoàn cảnh hiện tại của mình. Nỗi băn khoăn lớn nhất của Bác chỉ mong sao dân tộc ta thoát khỏi vòng lệ thuộc của các nước phương Tây để có một cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc. Bác luôn luôn quan tâm và gần gũi, cởi mở với người khác. Người giúp việc của Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay, Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi là những người may mắn được chăm sóc và gần gũi với Bác nhất. Thế nhưng, những gì Bác tự làm được thì Bác không cần ai giúp. Trong cái mặc hàng ngày, Bác Hồ cũng giản dị, gần gũi với nhân dân như thế. Nhắc đến Bác, ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh. Người trong bộ quần áo ka ki trắng, đôi dép lốp cao su đã sờn và chiếc gậy ba-toong. Trong kháng chiến gian lao, vào mùa đông rét mướt, Bác được một đồng chí nước ngoài tặng một chiếc áo ấm nhưng Bác lại lấy đó làm quà tặng những người chiến sĩ ngoài chiến trường. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
- "Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
- Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
- Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối
- Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn"
Người gần gũi thân tình như người bác, người cha, người ông, không hề có sự phân cách giữa lạnh tụ và nhân dân, Bác tặng kẹo cho trẻ thơ, tặng lụa cho cụ già, vỗ tay cất nhịp cùng hát bài kết đoàn.
Lối sống giản dị của Bác còn được thể hiện qua cả lời ăn, tiếng nói. Bác nói được với mọi người, hơn thế, nói được với mỗi người, bởi đó là tiếng nói chân thực, giản dị; giản dị vì trước hết là tiếng của một tấm lòng.
Về lĩnh vực văn nghệ, Bác rất giản dị ở sự nhìn nhận, đánh giá bản thân. Mặc dù, Người là nhà thơ, nhà văn lớn nhưng Người chưa một lần nhận mình là nhà thơ, nhà văn. Viết thơ, văn, Bác không câu nệ về đề tài, những gì có trong cuộc đời, đến như mất cái gậy, rụng chiếc răng… Người đều đưa vào thơ. Bác cũng rất giản dị về việc lựa chọn thể loại, không nhất thiết là truyện, ký, kịch hay thơ…; thơ thì thơ luật hay thơ tự do, làm thơ luật nhưng đâu có bị khuôn vào niêm luật, dùng cả văn ngôn lẫn bạch thoại, thơ tứ tuyệt mà vẫn viết quá bốn câu… (tập “Nhật ký trong tù”). Trong truyện, kết hợp nhiều yếu tố, đưa vào cả huyền thoại, viễn tưởng chính trị (“Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Con người biết mùi hun khói”…). Có thể nói, Bác viết văn, làm thơ một cách giản dị, làm chủ nghệ thuật như đã làm chủ thời gian, sinh hoạt, tiện nghi, tình thế, lịch sử… Người phá bỏ các quy phạm nghệ thuật gò bó mà chỉ giữ lại quy luật chung nhất của nghệ thuật mà thôi. Giọng điệu văn thơ cũng giản dị, chẳng thấy Bác cao đạo, đại ngôn, khẩu khí "vĩ nhân" bao giờ. Có những bài thơ của Bác ngay cả người giàu trí tuệ, am hiểu văn hóa, văn học, vẫn chưa hiểu hết. Ðể dịch "Ngục trung nhật ký" của Bác, Viện Văn học đã tập trung những nhà Hán học uyên thâm, những nhà thơ xuất sắc do ông Nam Trân đứng đầu, thế mà dù đã cố gắng, nhưng không ít bài dịch vẫn lạc giọng nguyên tác. Không phải là nhà nghiên cứu phê bình, dịch thuật thiếu tài năng, càng không phải thiếu tình với thơ Bác, mà chỉ do thơ Bác giản dị quá, tự nhiên đến mức không ngờ.
Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác là sự kết tinh của nhiều nền văn hóa. Bác làm chủ hoàn toàn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống "như trời đất của ta", hiểu được lẽ Trời Ðất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với thời gian hiện tại nhưng lại hướng về tương lai, nghĩa là Người là biểu tượng của nhân loại ở thời kỳ "từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của Tự do"
Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Người là một tấm gương sáng cho những thế hệ người Việt chúng ta noi theo.
#Nấm
Bài làm
Tuổi thơ là quãng thời gian tươi đẹp nhất của những đứa trẻ. Nhưng trong những kỷ niệm hạnh phúc, vô tình hay cố ý, mỗi đứa trẻ lại phải đối mặt với những vết thương khác nhau. Là một người mẹ, sai lầm trong quá khứ của vợ chồng tôi đã khiến hai đứa con bé bỏng của tôi tổn thương thời thơ ấu. Cuộc chia tay ngày ấy mãi mãi là kí ức ám ảnh trái tim tôi.
Chúng tôi có một cậu con trai và một cô con gái, đặt tên Thành và Thủy. Chung sống được vài năm sau khi hai đứa ra đời, tình cảm vợ chồng dần rạn nứt. Chúng tôi có những bất đồng gay gắt và đi đến quyết định li hôn, tôi sẽ đưa Thủy về quê ngoại, Thành ở lại với bố. Thành và Thủy rất yêu thương nhau, nghĩ đến tình cảm anh em bị chia lìa, tôi cũng không đành lòng. Đêm trước ngày chính thức rời đi, nhìn hai đứa trẻ quấn quýt, lưu luyến, lòng tôi nhói lên từng đợt.
Tôi chợt nhớ về ngày Thủy còn bé xíu, gia đình khá giá, anh em thương nhau, Thủy lại rất ngoan. Thành học lớp 5, đi đá bóng, áo bị xoạc một miếng to, dù vết rác đã được vá lại cẩn thận nhưng tôi vẫn nhận ra. Tôi biết Thủy đã khéo léo vá lại áo cho anh. Từ ngày đó, Thành cũng chú ý quan tâm đến Thủy nhiều hơn, khác hẳn lúc trước chỉ lo vui chơi với bạn. Từng kỉ niệm cứ ùa về, tôi không kìm được nước mắt. Mãi đến khuya, tôi cất giọng khàn đặc từ trong màn:
– Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.
Qua tấm màn mỏng, tôi đau xót thấy con gái mình run lên bần bật, nó kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn Thành. Thủy đã khóc suốt đến nỗi bờ mi sưng mọng lên. Cả đêm hôm qua, tôi biết con bé cứ khóc tức tưởi, nức nở mãi. Nhưng quyết định đã đưa ra, và cũng bởi vì sự ích kỉ của vợ chồng tôi ngày đó đã không để chúng tôi nghĩ lại. Thằng Thành cũng khóc, sáng dậy tôi thấy gối nó ướt đầm đìa nước mắt.
Hôm sau, hai đứa nhỏ đều dậy sớm, Thành ra vườn, Thủy cũng ra theo. Thủy đặt tay lên vai Thành, còn Thành lại khẽ vuốt mái tóc em. Khung cảnh đó ghim chựt vào trái tim tôi, tôi không nhìn nữa, quay vào nhà thu dọn đồ đạc để chiều đi. Không biết hai anh em chúng ngồi như vậy làm gì, đến khi trời hửng dần phía đông. Hoa nở rực rỡ, chim hót nhảy nhót, tiếng xe cộ và tiếng nói cười ríu ran, hai anh em vẫn ngồi như vậy. Tôi thấy thời gian đã muộn, cất tiếng gọi:
– Thằng Thành, con Thủy đâu?
Chúng giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy. Tôi cố gắng giữ giọng mình cương quyết hơn.
– Đem chia đồ chơi ra đi!
Nói xong tôi nhìn Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay Thành. Vừa dìu em vào nhà, thằng Thành vừa nói:
– Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
Thủy cứ ngẩn ngơ mãi, Thành nhắc lại lần thứ ba, con bé mới giật mình. Nó buồn bã lắc đầu từ chối, nó bảo để lại hết. Sự chần chừ của hai đứa khiến tôi khó chịu. Tôi quát:
– Lằng nhằng mãi. Chia ra!
Bước ra gần đến cổng tôi nghe tiếng Thủy sụt sịt:
– Thôi thì anh cứ chia ra vậy.
Đồ chơi của chúng không nhiều, Thành dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá nhựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy không để tâm, thỉnh thoảng con bé lại nấc lên. Vậy mà khi Thành tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì Thủy bỗng tru tréo lên giận dữ:
– Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế!
– Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả.
Tôi nghe tiếng thằng Thành buồn bã đáp lại. Nó lại đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ, Thủy dịu lại, rồi nó chợt kêu lên:
– Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?
Tôi nhớ, trước đây có thời kì Thành toàn mê ngủ thấy ma. Thủy bảo: “Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh”. Thủy buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường Thành. Đêm ấy, Thành không mơ thấy ma nữa. Từ đấy, Thủy luôn làm như vậy trước khi đi ngủ, trời sáng mới đem chia ra. Bây giờ, tự nhiên bắt hai con búp bê chia lìa, Thủy không chịu đựng nổi. Một lát sau, Thủy đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm như trước. Thủy bỗng trở nên vui vẻ:
– Anh xem chúng đang cười kìa!
Thành cố vui vẻ theo, nhưng nước mắt lại ứa ra. Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:
– Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.
Đã nhiều ngày, ông ấy không về nhà. Quyết định chia tay của vợ chồng tôi, có lẽ cũng khiến chính chúng tôi khó chấp nhận được. Tôi nghe tiếng hai anh em dẫn nhau xuống trường.
Hai anh em đi đến tầm giữa trưa mới dắt nhau về, mắt Thủy càng sưng hơn. Sau này, tôi mới biết, Thủy đến chào tạm biệt cả lớp, cô Tâm đã tặng con bé vở và bút nhưng nghĩ đến lời tôi nói quê ngoại nghèo lắm, sẽ sắm cho con bé một rổ hoa quả ra chợ bán nên nó không nhận. Cả cô và các bạn trong lớp đều khóc.
Khi hai anh em về đến nhà, tôi và hàng xóm đang khuân đồ đạc lên xe. Tôi không báo trước nên quá đột ngột, Thủy lại như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Nó chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi, lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường anh, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó:
– Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào…
Nó khóc nấc lên và chạy lại nắm tay Thành dặn dò:
– Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé…
Lúc ấy, Thành cũng khóc, hàng xóm cũng xúc động theo. Tôi đi vào, vuốt tóc Thành và nhẹ nhàng dắt tay Thủy:
– Đi thôi con.
Tôi dắt tay coin gái lên xe, không quay đầu nhìn con trai đang khóc. Bỗng Thủy tụt xuống chạy về phía sau, tay ôm con búp bê. Nó lại đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.
– Em để nó ở lại. Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi
– Anh xin hứa
Hai đứa nhỏ nói với nhau như vậy. Chúng tôi theo xe, hòa vào phía xa, mất hút. Nỗi đau tôi để lại phía sau, có lẽ chính là nỗi đau lớn nhất tuổi thơ hai đứa con của tôi.
# Học tốt #
MỞ BÀI
Lòng yêu nước là vẻ đẹp tâm hồn của mỗi con người sống trong một quốc gia, một lãnh thổ. Lòng yêu nước xuyên suốt qua thời gian, qua không gian là một tình cảm vĩnh hằng, vĩnh cửu. Qua từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử mà lòng yêu nước có những vẻ đẹp riêng. Bốn câu thơ sau đây có lẽ nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã nói hộ chúng ta về lòng yêu nước và trách nhiệm của chúng ta về đất nước:
“Em ơi em
Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời”
THÂN BÀI
1.Giải thích để hiểu ý nghĩa của 4 câu thơ:
Đất nước là một phần máu thịt của mỗi người. Vì thế, đương nhiên mỗi người là một phần gắn bó không thể tách rời, không thể thiếu của Đất nước. Mỗi người phải biết gắn bó, san sẻ, phải biết hi sinh. San sẻ trách nhiệm, san sẻ niềm vui, san sẻ hạnh phúc cho nhau; phải biết cống hiến, hi sinh cho đất nước, để làm nên sự trường tồn của đất nước. Bốn câu thơ đã nêu cao tinh thần trách nhiệm của tuổi trẻ với quê hương, tổ quốc của mình.
2.Chứng minh biểu hiện của lòng yêu nước và ý nghĩa của lòng yêu nước.
Tình yêu đất nước là thứ của cải quý giá, qua mỗi thời kỳ thì lòng yêu nước được biểu hiện khác nhau:
Trong chiến tranh đã có biết bao người con ưu tú của đất nước của dân tộc đã hi sinh bản thân mình vì sự tồn vong của dân tộc: Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời hi sinh vì dân vì nước. Chị Võ Thị Sáu, anh Lý Tự Trọng, anh Nguyễn Văn Trỗi hi sinh khi tuổi đời còn đang rất trẻ. Anh La Văn Cầu chặt đứt cánh tay mình để vượt qua hàng rào kẽm gai tiếp cận đồn địch cùng quả bộc phá, anh Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, anh Tô Vĩnh Diện dũng cảm lấy thân mình chèn pháo… những tấm gương liệt sĩ ấy là biểu hiện cao nhất của lòng dũng cảm và lòng yêu nước cao đẹp.
Trong thời bình, lòng yêu nước được thể hiện với hình ảnh của những con người ngày đêm cống hiến dựng xây và bảo vệ đất nước. Từ anh lính nơi hải đảo đến những vùng biên giới xa xôi đang ngày đêm canh giữ vùng trời yêu thương của tổ quốc. Đến các anh chị công nhân, các bác nông dân đang sản xuất ra nhiều sản phẩm làm giàu cho đất nước. Đến các thầy cô giáo cùng học sinh, các anh chị sinh viên đang miệt mài trên giảng đường trên bục giảng để đến chân trời tri thức, đưa tri thức phục vụ đất nước. Hoặc các chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ, hi sinh bản thân mình để truy quét tội phạm bảo vệ bình yên cho nhân dân… đó cũng là yêu nước.
Trong văn học, ta thấy một anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa đã một mình lên đỉnh Yên Sơn làm công tác đo gió đo nắng để kịp thời báo về trung tâm khí tượng nhằm dự báo thời tiết chính xác đặng phục vụ sản xuất. Là đoàn người hành hương lên Tây Bắc xây dựng vùng kinh tế mới sau chiến tranh “Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát/ Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu” (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên). Ý thức dựng xây ấy cũng là biểu hiện cao đẹp của lòng yêu nước.
Đất nước kết tinh, hóa thân trong mỗi con người. Con người phải có tinh thần cống hiến, hi sinh, có tinh thần trách nhiệm đối với sự trường tồn của quê hương xứ sở.Đúng như Nguyễn Khoa Điềm đã viết “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”. đó là lời thơ dung dị về tình yêu đất nước trong mỗi con người. Đất Nước là nơi ta sinh ra, nơi ta lớn lên, nơi ta được đến trường, được yêu thương và được làm người. Vì vậy, tình yêu đất nước là tình cảm thường trực trong mỗi con người chúng ta. Tôi còn nhớ đến một câu nói nổi tiếng của một cố tổng thống Mỹ “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn mà bạn phải hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc”. Đó là câu hỏi đặt ra với tất cả mọi người chúng ta. Vậy bạn đã làm gì cho tổ quốc ? Thời chiến tranh, mỗi con người của dân tộc Việt là một cây chông, cả dân tộc là một hầm chông. Chúng ta đã đem cả lương tâm và nhân phẩm bắn tỏa lên bầu trời đầy giặc giã, chiến đấu với kẻ thù lớn mạnh để giữ từng mảnh đất yêu thương. Ngày nay, đất nước không còn chiến tranh, chúng ta phải dốc lòng ra học tập và lao động, lấy tri thức là sức mạnh để xây dựng cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn. Lòng yêu nước suy cho cùng là một cuộc hóa thân.
3.Bài học nhận thức và hành động: Đất nước – dân tộc là thiêng liêng là sự hòa kết giữa nhiều tế bào sống. Vì vậy, sự tồn tại của cá nhân chỉ có ý nghĩa khi hòa nhập vào cộng đồng. Có như vậy mới đem lại sự thành công trong sự nghiệp chung. Mỗi cá nhân hãy là một mắt xích quan trọng trong sợi dây đoàn kết, hữu ái. Đặc biệt, trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay, thế hệ thanh niên đóng vai trò quyết định làm nên một đất nước giàu mạnh. Vì vậy trách nhiệm của chúng ta là ra sức học tập và không ngừng nâng cao nhận thức và trách nhiệm để sẵn sáng làm con người có ích cho xã hội và sẵn sàng xả thân vì tổ quốc trong những hoàn cảnh thử thách của lịch sử.
Bên cạnh đó chúng ta cần phải phê phán những người có lối sống ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân mình, vì cái lợi của cá nhân mà bất chấp tất cả, không nghĩ tới người khác, không nghĩ tới cộng đồng. Trong chiến tranh nhiều kẻ đã phản bội tổ quốc làm tay sai cho giặc, bán đứng đồng đội, bạn bè. Trong thời bình, nhiều kẻ còn mang ảo tưởng lật đổ chính quyền hoặc làm nội gián cho ngoại bang. Sự thật ấy thật chua xót biết dường nào.
III. KẾT BÀI
Lòng yêu nước là tình cảm cao đẹp và thiêng liêng, mỗi con người chúng ta cần nhận thức được tình cảm cao đẹp ấy để sống cho ra cuộc sống con người. Riêng bản thân tôi, tôi sẽ cố gắng học tập và ra sức lao động, đem tài năng và nhân phẩm của mình cùng muôn triệu con người dựng xây đất nước giàu mạnh, sánh vai cường quốc năm châu như lời dạy của Bác. Xin được lấy bốn câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên thay cho lời kết:
Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông
Va-ren là một chính khách Pháp nguyên là Đảng viên Đảng Xã hội Pháp, nhưng hắn đã phản bội lí tưởng của Đảng, sang Việt Nam nhận chức toàn quyền ở Đông Dương và hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu. Lúc đó nhà yêu nước Phan Bội Châu mới bị bắt giam và cả nước dấy lên một phong trào đấu tranh rộng khắp đòi thả tự do cho cụ. Va-ren là nhân vật lịch sử, hắn đã có những hành động gây sự căm hờn cho mọi người. Bằng ngòi bút châm biếm sắc sảo, Nguyên Ái Quốc đã vạch trần được bộ mặt của hắn.
Đến Việt Nam, hắn diễn ngay những trò lố, tuy không tận mắt nhìn thấy nhưng qua sự theo dõi tình hình thời cuộc cùng sự cam nhận của riêng mình, Bác đã chỉ rõ ra những trò lố của Va-ren. Trò lố dầu tiên của hắn chính là việc chăm sóc vụ Phan Bội Châu. Bởi sự chăm sóc này không phải là do hắn tự nguyện mà do sức ép của công luận Pháp và ở Đông Dương. Mặt khác, Va-ren cũng chỉ mới nửa chính thức hứa chứ chưa phải là chính thức hứa – mà nếu như có hứa chính thức thì chắc gì ông ta giữ được lời hứa (có mấy khi quan toàn quyền biết giữ lời hứa). Va-ren đã chăm sóc vụ ấy vào lúc nào và ra sao?
Bằng thái độ châm biếm, sau khi giới thiệu Va-ren, tác giả đã cho thấy rằng Va-ren là tay chính khách làm trò chính trị. Chi tiết Va-ren vừa mới xuống tàu và ngài chỉ muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã – cho ta thấy Va-ren chỉ vì bản thân của y mà thôi. Hứa là chăm sóc vụ Phan Bội Châu, thế mà sau những bốn tuần hắn mới đặt chân đến Đông Dương, rồi lại mất bao nhiêu thời gian nữa để hắn yên vị. Lúc đó liệu hắn có còn nhớ đến lời hứa không? Chỉ với chi tiết ấy, tác giả đã gây sự nghi ngờ lời hứa của Va-ren và mỉa mai giá trị lời hứa đó bằng thực tế. Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù. Khi đến Việt Nam, hấn rất thích thú với những trò hề của mình, hắn khoái chí trước sự ru vỗ, ấp ủ của lũ tay sai xu nịnh của chính quyền ở Sài Gòn và Huế. Hắn đâu còn nhớ gì ngoài việc vui say, sung sướng trước những lời chúc tụng, trước những mề đay ghi nhận chiến công; mà thật sự hắn chưa có một công cán gì. Nếu có chăng, hắn là kẻ phản bội lại giai cấp vô sản Pháp mà tên chính khách này đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn. Hắn chính là kẻ lòng lang dạ sói, ruồng bỏ lòng tin, kẻ phản bội nhục nhã. Tác giả đã biết rất rõ về hắn.
Và có lẽ đáng giận nhất là trố lố chính thức của Va-ren khi hắn gặp cụ Phan, sau khi hắn đã “yên vị thật xong xuôi”. Thật là lố bịch khi hắn tuyên bố mang lại tự do cho cụ Phan, một tay thì bắt, tay kia thì nâng cái gông to kếch và kèm theo đó là điều kiện có đi có lại. Va-ren tâng bốc Phan Bội Châu, rồi lấy tư cách toàn quyền bày tỏ sự quí trọng. Va-ren vòng vo, hứa hẹn, tất cả chỉ nhằm thuyết phục cụ Phan đầu hàng, phản bội. Y dưa gương Nguyễn Bá Trác, rồi các bạn y và cuối cùng là chính bản thân y dể khuyên can, thuyết phục cụ Phan đốt cháy những cái mà mình đã tôn thờ và tôn thờ những cái mà mình đã đốt cháy. Một kẻ phản bội nhục nhã, không biết nhục lại còn trâng tráo thuyết phục người khác hành động theo gương mình. Đó là trò lố bịch nhất của Va-ren mà tác giả gọi là trò lố chính thức.
Bằng ngòi bút châm biếm sắc sảo và trí tưởng tượng dồi dào, tác giả đã khắc họa được tính cách hèn hạ, bỉ ổi của một kẻ phản bội. Qua nhân vật Va-ren, chúng ta hiểu thêm về bộ mặt thật của những tên thực dân Pháp thời ấy. Bằng những trò lô’, tác giả đã để cho Va-ren từ từ lột mặt nạ, tự phơi bày cái xấu xa, đê tiện của hắn trước mọi người. Càng đọc, ta càng thêm căm ghét kẻ gây đau khổ cho dân và càng thêm khâm phục bậc anh hùng Phan Bội Châu, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, tự do cho Tổ quốc.
bạn zô thống kê hỏi đáp của mình là thấy bài này nhá . Mình chụp gửi lên nhưng chắc bạn ko thấy nên phải zô thông kế hỏi đáp của mình mới thấy
đây nha