K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2022

- Sự hiện diện của 2 dòng sông Hoàng Hà và Trường Giang đã có nhiều tác động tích cực và tiêu cực tới cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại:

+ Tác động tích cực:

·         Cung cấp nguồn nước dồi dào cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.

·         Cung cấp nguồn thủy sản phong phú.

·         Bồi tụ nên các đồng bằng, màu mỡ (đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam) thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp.

·         Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ, thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc.

·         Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.

+ Tác động tiêu cực: lũ lụt do 2 con sông gây nhiều khó khăn cho nhân dân đồng thời đặt ra nhu cầu phải tiến hành trị thủy (đào – đắp kênh/ mương; xây các công trình thủy lợi…).

18 tháng 11 2023

Người Trung Quốc đã xây dựng nền văn minh đầu tiên ở lưu vực sông Hoàng Hà, sau đó mở rộng đến lưu vực sông Trường Giang (Duơng Tử).

– Thuận lợi:

+ Phù sa của hai dòng sông này đã tạo nên đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam rộng lớn, phì nhiều, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

+ Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ nên chăn nuôi đã phát triển từ sớm.

+ Giao thông đường thủy

+ Hệ thống tưới tiêu

+ Đánh bắt cá làm thức ăn

– Khó khăn: Tuy nhiên, lũ lụt do hai con sông cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống của người dân.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

Vùng cư trú chủ yếu của cư dân Trung Quốc thời cồ đại ở trung và hạ lưu Hoàng Hà về sau mới mở rộng dần địa bàn cư trú xuống lưu vực Trường Giang

Hoàng Hà và Trường Giang  có tác động đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại:

+ Ở lưu vực Hoàng Hà: Bồi đáp phù sa tạo nên vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt

+ Ở lưu vực Trường Giang: Đất đai, phì nhiêu, khí hậu ấm áp thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng

Bài 8. Ấn Độ cổ đại1. Những điều kiện về tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành của nền văn minh sông Ấn và sông Hằng thời cổ đại?…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………1.  Chế độ đẳng cấp Varna đã quy định xã hội Ấn...
Đọc tiếp

Bài 8. Ấn Độ cổ đại

1. Những điều kiện về tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành của nền văn minh sông Ấn và sông Hằng thời cổ đại?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

1.  Chế độ đẳng cấp Varna đã quy định xã hội Ấn Độ được chia ra thành mấy đẳng cấp? Đẳng cấp nào là cao quý nhất và thấp nhất?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

2.  Người Ấn Độ đã tạo lập được những giá trị như thế nào về văn hóa thời cổ đại? Tại sao nói Ấn Độ là quốc gia của tôn giáo và sử thi?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Bài 9. Trung Quốc từ thời Cổ đại đến thế kỉ VII

1.  Nền văn minh Trung Quốc thời cổ đại được tạo lập ở khu vực nào? Nhà Tần đã có vai trò như thế nào trong lịch sử?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

2.   Người Trung Quốc đã có những sáng tạo gì về văn hóa? Nêu sự hiểu biết của em về Vạn lý trường thành.

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Bài 10. Hy Lạp và Ro ma

1.   Những điều kiện về tự nhiên ở Hy Lạp và Roma có điểm gì khác so với các quốc gia phương Đông cổ đại? Vì sao ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp lại trở thành ngành kinh tế chính ở Hy Lạp và Roma thời cổ đại?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

2.   Người Hy Lạp và Roma đã có những sáng tạo gì về văn hóa? Những thành tựu tiêu biểu còn lại đến ngày nay.

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
Bài 11 và 12. Sự hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á và quá trình phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á từ TK VII đến thế kỉ X

1.  Các quốc gia cổ đại sơ kì ở Đông Nam Á được hình thành trên cơ sở nào về điều kiện tự nhiên?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

2.  Trong thời kì cổ đại và thời kì phong kiến, các nước Đông Nam Á đã có sự giao lưu về kinh tế và văn hóa như thế nào?

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

0
10 tháng 4 2022

C

1. Điều kiện tự nhiên

- Hy Lạp và La Mã là hai bán đảo ở phía Bắc của biển Địa Trung Hải. Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều thành bang với phần lãnh thổ không rộng lắm gồm bán đảo Ban căng và vô số các đảo trên biển Ê-giê, vùng ven biển Tiểu Á. Còn bán đảo La Mã dài và hẹp, lãnh thổ lớn hơn Hy Lạp. Như vậy cả Hy Lạp và La Mã đều ở vị trí tương đối thuận lợi trong việc tiếp xúc, giao lưu kinh tế, văn hóa với các nền văn minh lớn của phương Đông cổ đại như Ai Cập, Lưỡng Hà,…

- Cả Hy Lạp và Lưỡng Hà đều không có những dòng sông lớn và dài như các quốc gia phương Đông. Do vậy, đồng bằng ở đây nhỏ và hẹp, đều có những vũng vịnh sâu và kín gió, biển lại hiền hòa, ít giông bão, rất thuận lợi cho việc ra vào, neo đậu của thuyền bè trên vùng Địa Trung Hải.

- Do đất đai khô cằn, ít màu mỡ, nên các quốc gia ở đây bước vào xã hội có giai cấp và Nhà nước, muộn hơn nhiều so với các quốc gia ở phương Đông. Mãi tới đầu thiên nhiên kỉ I TCN, khi công cụ đồ sắt bắt đầu sử dụng thì mới bước vào xã hội có giai cấp và Nhà nước. 



 

26 tháng 1 2022

Refer:

Điều kiện tự nhiên tác động đến sự phát triển của Hi Lạp cổ đại:

• Nằm ở phía nam bán đảo Ban-căng, các đảo trong vùng biển E-gie và miền ven biển phía tây Tiểu Á. Địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn thuận lợi cho trồng nho và ô liu

• Nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch giúp phát triển các ngành nghề như luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá

• Khí hậu ấm áp với nhiều ngày nắng trong năm thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và sinh hoạt văn hóa của người dân

• Đường bở biển dài, phía đông khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh khí gió tạo nên các cảng biển tự nhiên thuận tiện cho giao thương buôn bán.

Tác động :
+ Phát triển kinh tế, ổn định sinh hoạt của người dân
+ Nông nghiệp và công nghiệp ổn định , đầy đủ cho người dân

3 tháng 1 2022

a.đồng bằng Hoa Bắc

3 tháng 1 2022

cảm ơn

1.      Truyền thuyết chùa Dâu cho thấy người Việt đã tiếp thu văn hoá bên ngoài như thế nào để phát triển văn hoá dân tộc?1.      Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc văn hoá Trung Hoa như thế nào?2.      Viên quan Lưu An từng tâu với vua Hán Vũ Đế: “Việt là đất ở ngoài cõi. Dân cắt tóc vẽ mình, không thể lấy pháp độ của nước đội mũ mang đai mà cai...
Đọc tiếp

1.      Truyền thuyết chùa Dâu cho thấy người Việt đã tiếp thu văn hoá bên ngoài như thế nào để phát triển văn hoá dân tộc?

1.      Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc văn hoá Trung Hoa như thế nào?

2.      Viên quan Lưu An từng tâu với vua Hán Vũ Đế: “Việt là đất ở ngoài cõi. Dân cắt tóc vẽ mình, không thể lấy pháp độ của nước đội mũ mang đai mà cai trị được.” Lời tâu của viên quan đô hộ người Hán cho em biết điều gì?

3.      Nêu những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo hay những kĩ thuật tiếp thu được từ Trung Quốc còn duy trì đến ngày nay.

4.      Nhân dân ta đã làm gì để phát triển văn hoá dân tộc trong hơn 1000 năm Bắc thuộc?

Nhân dân ta đã làm gì để phát triển văn hoá dân tộc trong hơn 1000 năm Bắc thuộc?

 

0
12 tháng 11 2021

tham khảo

 

C1 

Nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn của nước Văn Lang và trên một phạm vi rộng lớn hơn của người Việt và người Tây Âu. Tổ chức bộ máy nhà nước và các đơn vị hành chính dưới thời Âu Lạc vẫn chưa có gì thay đổi khác với thời Văn Lang của các Vua Hùng. Đứng đầu nhà nước là Thục An Dương Vương. Dưới đó, trong triều vẫn có các Lạc hầu giúp vua cai quản đất nước. Ở các địa phương (bộ) vẫn do các Lạc tướng đứng đầu quản lý. Đơn vị hành chính cấp cơ sở vẫn là các công xã nông thôn (kẻ, chiềng, chạ).

Mặc dù nước Âu Lạc tồn tại không lâu, chỉ trong khoảng từ năm 208 đến năm 179 tr.CN, nhưng về các mặt vẫn tiếp tục được phát triển trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được thời Văn Lang, nhất là trên lĩnh vực quân sự.

Theo tài liệu khảo cổ thì An Dương Vương xây dựng được một đạo quân khá mạnh sử dụng thành thạo cung tên. Các loại vũ khí phong phú, đa dạng và hơn vạn mũi tên đào được ở chân thành Cổ Loa đã chứng tỏ điều đó. Âu Lạc còn có thuỷ quân và được luyện tập khá thường xuyên. Sau khi nước Âu Lạc ra đời, Thục An Dương Vương đã chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm Kinh đô và cho xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, trở thành trung tâm của nước Âu Lạc và là một căn cứ quân sự vững chắc, lợi hại.

2.

 Cũng có thể đó là hình những chiến binh đang cầm vũ khí, trên vũ khí lại được cắm lông chim vì chim dường như là vật tổ của cộng đồng người Việt cổ khi đó, hình ảnh này được miêu tả đáng yêu và phổ biến trên trống đồng. Cũng có cảnh đôi trai gái giã gạo, người con trai được miêu tả như mặc khố chứ không phải mặc áp ngày hội. Hình ảnh trang phục còn được thể hiện hết sức sống động và duyên dáng nơi tượng người phụ nữ khắc họa trên cán dao găn thời này: mặc áo chẽn, bó gọn lưng ong, váy dài chấm gót, có nhiều hoa văn đẹp trên váy áo, thắt lưng ngang hông, đầu đội mũ cao, thắt dải ngang trán.

Đối với trang phục thường ngày thời kỳ này không khác biệt nhiều so với trang phục của người dân Văn Lang - Âu Lạc nói chung: Nam mình trần, đóng khố, thân thể, chân tay đều có xăm hình giao long (rồng) và các hình khác. Nữ mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực bó sát vào người, phía trong mặc yếm che kín. Hai loại áo này có thể là chui đầu hoặc cài khuy bên trái, trên áo cũng có hoa văn trang trí. Thắt lưng có ba hàng chấm trang trí cách đều nhau quấn ngang bụng làm cho thân hình tròn lẳn. Đầu và cuối thắt lưng thả xuống phía trước và sau người, tận cùng bằng những tua rủ. Váy bó sát thân với mô típ chấm tròn, những đường gạch chéo song song và hai vòng tròn có chấm ở giữa. Màu sắc thường là màu vàng, đen, đỏ nâu, xám nhạt, vàng nhạt.

Các loại vòng tay, vòng cổ chân và vòng tai bằng đá, bằng đồng cũng là những vật liệu trang sức phổ biến cả ở nam và nữ. Đặc biệt, có những vòng hoa tai bằng đá gắn quả nhạc hay hình con thú. Những chuỗi hạt thường thấy gồm các hạt hình trụ, trái xoan hay hình cầu. Đàn ông đàn bà đều nhuộm răng đen và có tục ăn trầu cho đỏ môi.

 

3.

- Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống bình thường. Xã hội đã có giai cấp và có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng hơn thời Vua Hùng.

- Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Hàng năm, vào ngày 6 tháng Giêng Âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, tạo dựng lên Khu Di tích Cổ Loa.

Từ những đặc điểm đã nêu ở trên về vị trí, ý nghĩa của thành Cổ Loa cho thấy đó là một thành cổ ra đời từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên do Thục Phán An Dương Vương khởi dựng. Tích hợp vào Thủ đô Hà Nội bây giờ, Cổ Loa vừa tăng sự lâu đời của đô thị Hà Nội thêm lên hàng nghìn tuổi, vừa bổ sung cho vị trí và vai trò trung tâm, đầu não, phồn thịnh của miền đất Thượng kinh này. Những tính chất đặc trưng một thời vàng son của thành cổ: Kinh thành, quân thành, thị thành cổ đại, cùng với những giá trị của một quá trình rất lâu dài đấu tranh bảo vệ - bảo tồn bản sắc - bản lĩnh của mình đã làm tôn lên giá trị của Cổ Loa và Thăng Long - Hà Nội một ngàn năm tuổi.

2 tháng 11 2022

Trình bày hiểu biết về Hà Nội thời Văn Lang

2 tháng 1 2023

Những điều kiện tự nhiên ở sông Ấn, sông Hằng ảnh hưởng đến văn minh Ấn Độ là:
+Ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông
 

+Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a

+Dãy Vin-di-a vùng Trung Ấn chia đia hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn

+Ở sông Ấn chịu khí hậu khô nóng, mưa ít do tác động của sa mạc

+ Ở lưu vực sông Hằng đất đai màu mỡ, mưa nhiều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc.