K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2018

Thực vật tự tổng hợp được chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ diệp lục và ánh sáng.

Đời sống cố định.

Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.

hok tốt

25 tháng 11 2018

Đặc điểm chung của thực vật là:

+ Tự tổng hợp chất hữu cơ

+ Phần lớn không có khả năng di chuyển

+ Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài

Mình chỉ bít thế thui

câu 1

So sánh tảo với rêu: 
-Giống nhau: +Đều là thực vật bậc thấp. 
-Khác nhau: *Tảo:+Có thể có dạng đơn bào hoặc đa bào. 
+Cơ thể chưa phân hoá rễ, thân, lá. 
*Rêu:+Chỉ có dạng đa bào. 
+Cơ thể đã phân hoá thành thân, lá. Cấu tạo vẫn đơn giản và có rễ giả. 
So sánh cây có hoa, rêu có gì khác?: 
*Cây có hoa:+Có rễ, thân, lá thật sự. 
+Có hoa. 
+Cơ quan sinh sản hoa, quả, hạt. 
+Sống ở nhiều môi trường khác nhau. 
*Rêu: +Có thân, lá thật sự, nhưng chưa có rễ chính thức. 
+Chưa có hoa. 
+Sống ở môi trường ẩm ướt. 
+Cơ quansinh sản: túi bào tử, có rêu sinh sản là bào tử. 

6 tháng 11 2018

Đặc điểm chung của thực vật là:

+ Tự tổng hợp chất hữu cơ

+ Phần lớn không có khả năng di chuyển

+ Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.

học tốt nhé

6 tháng 11 2018

Câu 1: Đặc điểm chung của thực vật là:

+ Tự tổng hợp chất hữu cơ

+ Phần lớn không có khả năng di chuyển

+ Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.

Câu 2 : Không hoàn toàn như vậy, vì có những thực vật có hoa và có thực vật không có hoa.

Câu 3 :

  • Cấu tạo tế bào cơ bản giống nhau gồm:
    • Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
    • Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
    • Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.
      • Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
      • Ngoài ra tế bào còn có không bào (chứa dịch tế bào), lục lạp (nơi quang hợp).

Câu 4 : Có hai loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm.

Rễ cọc có rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa

Rễ chùm gồm nhiều rễ con, dài gần bằng nhau, thường mọc tỏa ra từ gốc thân thành 1 chùm.

+ Có rễ cọc: cây bưởi, cây hồng xiêm

+ Có rễ chùm:cây tỏi tây, cây cải, cây mạ .

Câu 5 : Cấu tạo miền hút gồm hai phần chính :

Vỏ gồm biểu bì có nhiêu lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan. Phía trong là thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.

Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất. Ruột chứa chất dự trữ.

học tốt.

phần cuối bài 4 mik xin lỗi nhưng mik ko bít, bài 4 ko chắc nhé.

 

18 tháng 3 2020

1Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nếu lược bớt các đoạn văn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc, ... không được vì thiếu miêu tả thì sự vật sẽ ko được sinh động, tính cách nhân vật không được bộc lộ rõ nét, và không tái hiện được những chuyện đã xảy ra.

2- Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng trong cuộc sống. Đặt biệt, việc miêu tả chú Dế Mèn có đôi càng, cái vuốt ở chân, ở khoeo; tiếng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; đôi cánh; cái đầu nổi từng tảng, rất bướng; cái răng đen nhánh; sợi râu ... là hết sức chính xác và sinh động.

- Tuy nhiên viết về Dế Mèn và thế giới loài vật cũng là viết về thế giới con người. Cho nên Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gán cho chúng những đặc điểm của con người.

Ví dụ:

  • Về hình dáng: người ốm người mập cũng như ở đây Dế Mèn to khỏe, mập mạp còn Dế Choắt gầy gò ốm yếu.
  • Về tính cách: người hiền lành, yếu ớt nhưng cũng có người mạnh mẽ, hung hăng…

=> Chính vì vậy, có thể nói thề giới con vật mà tác giả kể đến ở đây thực ra cũng là thế giới của con người.

- Một số tác phẩm viết về loài vật có cách viết tương tự như:

  • Đeo nhạc cho mèo (truyện ngụ ngôn)
  • Chú đất nung (Nguyễn Kiên)   

3- Vì đây là sự việc đầu tiên kể từ khi Dế Mèn bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình. (mình nghĩ thế :rolleyes:)
- Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.

4 tháng 5 2019

TỤC NGỮ: 
- Đất chăng dây, cây cắm sào. 
- Đất chẳng chịu trời, trời chẳng chịu đất. 
- Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay. 
- Đất có gấu thì gấu lại mọc. 
- Đất cũ đãi người mới. 
- Đất đen trồng dưa, đất đỏ trồng bầu. 
- Đất khách quê người. 
- Đất lạ đồng xa. 
- Đất lành chim đỗ, đất ngỗ chim bay. 
- Đất mọc Thổ Công, sông mọc Hà Bá. 
- Đất nặn nên bụt. 
- Đất ruộng be bờ. 
- Đất thiếu trồng dừa, đất thừa trồng cau. 
- Đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt. 
- Đất xấu vắt chẳng nên nồi. 
- Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen. 
CA DAO: 
- Thôi con còn nói chi con 
Sống nhờ đất khách thác chôn đất người. 
- Dưa gang một, chạp thì trồng 
Chiêm cấy trước tết thì lòng đỡ lo 
Tháng hai đi tậu trâu bò 
Cày đất cho ải mạ mùa ta gieo. 
- Đất Bình Dương vốn thật quê chàng 
Lánh nơi thành thị tìm đàng du sơn 
Xuân xanh hai tám tuổi tròn 
Hoa còn ẩn nhụy, chờ bình đơm bông. 
- Mưa xuân lác đác vườn đào 
Công anh đắp đất ngăn rào vườn hoa. 
Ai làm gió táp mưa sa 
Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn. 
- Mưa xuân phơi phới vườn hồng 
Ta về đập đất, ta trồng lấy cây 
Trồng lấy cây mong ngày ăn quả 
Can chi mà vất vả như ai.

4 tháng 5 2019

1. Đất lành chim đậu

2. Tấc đất tấc vàng

3. Người ta là hoa đất 

4. Đất lề quen thói

5. Rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu

~ Hok tốt ~

25 tháng 10 2022

Hello

I

2 tháng 5 2021

Câu trần thuật đơn không có từ ''là'' gồm những kiểu câu nào ?

- Câu trần thuật đơn không có từ là thuộc '' Câu miêu tả và câu tồn tại ''

Nêu đặc điểm nhận biết những kiểu câu ấy.

- Chủ ngữ kiểu câu này thường do danh từ ( hoặc cụm danh từ ) đảm nhiệm và trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?.

- Vị ngữ thường do động từ (hoặc cụm động từ) hoặc tính từ ( hoặc cụm tính từ ) và trả lời cho câu Làm gì? hoặc Thế nào?

23 tháng 9 2018

Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngôn ngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa. Tuy nhiên, việc tạo mới và sử dụng các từ mượn cũng cần hết sức quan tâm để tránh làm mất đi bản sắc ngôn ngữ nhận, đánh mất sự đa dạng của ngôn ngữ; để tránh điều đó chỉ nên sử dụng từ mượn trong một ngôn ngữ khi ngôn ngữ đó không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp.

23 tháng 9 2018

Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận. ... Từ mượn xuất hiện trong một ngôn ngữ khi từ đó được nhiều người nói ngôn ngữ đó sử dụng và mang một ý nghĩa nhất định.

quan trọng là phải hiểu bài tiếp thu mới dễ !