K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu hỏi 1

Mô tả nào sau đây về riboxom là đúng?

 

A.

 

Gồm hai tiểu phần hình cầu kết hợp lại

 

B.

 

Riboxom là một túi hình cầu, bên trong chứa các enzim thủy phân

 

C.

 

Gồm hai tiểu phần hình cầu lớn và bé kết hợp lại, mỗi tiểu phần được hình thành từ sự kết hợp giữa rARN và các protein đặc hiệu

 

D.

 

Là thể hình cầu được cấu tạo từ rARN và protein đặc hiệu

 

Câu hỏi 2

Khung xương tế bào không có đặc điểm nào sau đây?

 

A.

 

Tạo hình dạng xác định cho tế bào động vật

 

B.

 

 Giúp tế bào di chuyển

 

C.

 

Bảo vệ tế bào và các cơ quan

 

D.

 

Gồm các thành phần: vi ống, vi sợi, sợi trung gian

 

Câu hỏi 3

Ủ 10 hạt ngô (các hạt đều có khả năng nảy mầm) trong hai ngày, sau đó tách lấy phôi. Cho 5 phôi vào ống nghiệm, đun sôi cách thủy trong 5 phút. Tiến hành ngâm cả 10 phôi lên kính hiển vi để quan sat, mẫu thí nghiệm có màu xanh là

 

A.

 

Các phôi được đun cách thủy bắt màu xanh

 

B.

 

Cả 10 phôi đều bắt màu xanh

 

C.

 

Có một số phôi của cả hai loại trên bắt màu xanh

 

D.

 

Các phôi không được đun cách thủy bắt màu xanh

 

Câu hỏi 4

Khi hàm lượng colesteron trong máu vượt quá mức cho phép, người ta dễ bị các bệnh về tim mạch. Colesteron được tổng hợp ở

 

A.

 

Lưới nội chất trơn

 

B.

 

Bộ máy Gôngi

 

C.

 

Lưới nội chất hạt

 

D.

 

Lizoxom

 

Câu hỏi 5

Có các nhận định sau về lục lạp và ti thể. Nhận định nào là không đúng?

 

A.

 

 Lục lạp là nơi chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng trong ATP

 

B.

 

Lục lạp cung cấp nguyên liệu (glucozo) cho quá trình hô hấp tế bào

 

C.

 

Ti thể của tế bào thực vật là nơi chuyển hóa năng lượng trong glucozo thành ATP

 

D.

 

Chu trình Crep và chuỗi truyền electron hô hấp được thực hiện ở trong ti thể

 

Câu hỏi 6

Trình tự di chuyển của protein từ nơi được tạo ra đến khi tiết ra ngoài tế bào là:

 

A.

 

Lưới nội chất hạt → bộ máy Gôngi → màng sinh chất

 

B.

 

Lưới nội chất trơn → lưới nội chất hạt → màng sinh chất

 

C.

 

Lưới nội chất hạt → riboxom → màng sinh chất

 

D.

 

Bộ máy Gôngi → lưới nội chất trơn → màng sinh chất

 

Câu hỏi 7

Ở ruột non, các axit amin đi từ dịch ruột vào tế bào lông ruột chủ yếu theo con đường

 

A.

 

khuếch tán gián tiếp

 

B.

 

khuếch tán trực tiếp

 

C.

 

hoạt tải

 

D.

 

nhập bào

 

Câu hỏi 8

Ở ống thận, nồng độ glucozo trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng glucozo trong nước tiểu vẫn được thu hồi trở về máu. Phương thức vận chuyển được sử dụng ở đây là

 

A.

 

Thẩm thấu

 

B.

 

Vận chuyển chủ động

 

C.

 

Khuếch tán

 

D.

 

Xuất bào

 

Câu hỏi 9

Nếu màng của lizoxom bị vỡ thì hậu quả sẽ là

 

A.

 

Tế bào bị chết do tích lũy nhiều chất độc

 

B.

 

Tế bào mất khả năng phân giải các chất độc hại

 

C.

 

Hệ enzim của lizoxom sẽ bị mất hoạt tính

 

D.

 

Tế bào bị hệ enzim của lizoxom phân hủy

 

Câu hỏi 10

Điều nào dưới đây không phải là chức năng của bộ máy Gôngi?

 

A.

 

Tổng hợp một số hoocmon và bao gói các sản phẩm tiết

 

B.

 

Tổng hợp nên các phân tử pôlisaccarit

 

C.

 

Tổng hợp lipit

 

D.

 

Gắn thêm đường vào phân tử protein

0
14 tháng 8 2017

Đáp án: B

30 tháng 11 2016

Giúp mình với nhé hihi

2 tháng 11 2021

A/Đ

B/S

C/S

D/Đ

E/Đ

F/Đ

19 tháng 10 2016

1.a)

Cấu trúc không gian của phân tử ADN

Mỗi phân tử ADN gồm có hai chuỗi polinucleotit song song ngược chiều nhau( chiều 3'\rightarrow5' và chiều 5'\rightarrow3') . Các nucleotit của hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.

- A – T liên kết với nhau bằng 2 liên kết H

- G - X liên kết với nhau bằng 3 liên kết H

Từ hệ quả của nguyên tắc bổ sung thì ta có thể suy ra được số lượng nucleotit và thành phần của nucleotit ở mạch còn lại.

Khoảng cách giữa hai cặp bazo là 3,4A0

Một chu kì vòng xoắn có 10 cặp nucleotit ( 20 nucleotit)

Đường kính của vòng xoắn là 20 A0

Chức năng của phân tử ADN

ADN có chức năng lưu giữ truyền đạt và bảo quản thông tin di truyền giữa các thế hệ.

2. cấu tạo :

1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.

a. Thành tế bào:

- Thành tế bào là Peptiđôglican

- Vai trò: Quy định hình dạng tế bào

b. Màng sinh chất:

- Cấu tạo từ 2 lớp photpholipit và Prôtêin

- Vai trò: Bảo vệ tế bào

c. Vỏ nhày (ở 1 số vi khuẩn):

- Bảo vệ vi khuẩn → Ít bị bạch cầu tiêu diệt

d. Lông và roi

- Lông (Nhung mao): Giúp vi khuẩn bám vào tế bào chủ

- Roi (tiên mao): Giúp vi khuẩn di chuyển

2. Tế bào chất:

- Nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân

- Không có: Khung tế bào, hệ thống nội màng, bào quan có màng, chỉ có Ribôxôm

- 1 số vi khuẩn có plasmit (là ADN dạng vòng nhỏ nằm trong tế bào chất của vi khuẩn)

3. Vùng nhân:

- Chưa có màng nhân

- Vật chất di truyền là 1 phân tử ADN dạng vòng

3. SO SÁNH :

Giống nhau:
Đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân hoặc nhân.

Khác nhau:
Tế bào nhân sơ:
Có ở tế bào vi khuẩn
Chưa có nhân hoàn chỉnh, ko có màng nhân.
Ko có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.
Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực.
Ko có khung xương định hình tế bào.
Tế bào nhân thực:
Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
Nhân được bao bọc bởi lớp màng, chứa NST và nhân con.
Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt.
Kích thước lớn hơn.
Có khung xương định hình tế bào

-- tế bào biểu bì .



 

23 tháng 1 2022

Câu 1 : Lục lạp chỉ tồn tại ở tế bào nào ?

A. Tế bào vi khuẩn

B. Tế bào động vật

C. Tế bào thực vật

D. Tế bảo nấm

  • Giải thích : Vì thực vật quang hợp nên cần phải có lục lạp.

Câu 2 : Bào quan được hình thành do quá trình nội cộng sinh ?

A. Mạng lưới nội chất 

B. Ti thể

C. Trung thể

D. Không bào

  • Giải thích : Ti thể được hình thành từ phương pháp nội cộng sinh, tổ tiên của nó có thể là 1 loài vi khuẩn xa xưa, sau các quá trình thâm nhập vào tế bào nhân thực, ti thể đóng vai trò có ích cho tế bào nhân thực đó là cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
24 tháng 1 2022

Câu 1 : Lục lạp chỉ tồn tại ở tế bào nào ?

A. Tế bào vi khuẩn

B. Tế bào động vật

C. Tế bào thực vật

D. Tế bảo nấm

Câu 2 : Bào quan được hình thành do quá trình nội cộng sinh ?

A. Mạng lưới nội chất 

B. Ti thể

C. Trung thể

D. Không bào

25 tháng 1 2022

Câu 1 : Bộ phân nào dưới đây không xuất hiện trong tế bào nhân sơ ?

A. Vùng nhân

B. Ribôxôm

C. Màng sinh chất

D. Bộ máy Gôngi

Câu 2 : Khi có vết thương xuất hiện, bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn để tiêu hoá chúng là phương thức nào ?

A. Vận chuyển thụ động

B. Vận chuyển chủ động

C. Sự thực bào

D. Sự ẩm bào

19 tháng 4 2017

Câu 4: Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?

a. Tế bào hồng cầu b. Tế bào hồng cầu

c. Tế bào biểu bì d. Tế bào cơ

19 tháng 4 2017

Đáp án: b.

10 tế bào sinh dục của một cơ thể nguyên phân liên tiếp 1 số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 NST đơn mới tương đương. Các tế bào con đều trải qua vùng sinh trưởng bước vào vùng chín, giảm phân tạo nên các giao tử, môi trường nội bào đã cung cấp thêm nguyên liệu tạo nên 2560 NST đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử 10% tạo nên 128 hợp tử lưỡng...
Đọc tiếp

10 tế bào sinh dục của một cơ thể nguyên phân liên tiếp 1 số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 NST đơn mới tương đương. Các tế bào con đều trải qua vùng sinh trưởng bước vào vùng chín, giảm phân tạo nên các giao tử, môi trường nội bào đã cung cấp thêm nguyên liệu tạo nên 2560 NST đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử 10% tạo nên 128 hợp tử lưỡng bội bình thường

a.Xác định bộ NST lưỡng bội của loài

b. Xác định giưới tính của cơ thể tạo nên các giao tử trên

c. Các hợp tử được chia thành 2 nhốm A và B có số lượng bằng nhau. Mỗi hợp tử trong nhóm A có số đợt nguyên phân gấp 2 lần số đợt nguyên phân trong nhóm B. Các hợp tử trong mỗi nhóm có số đợt nguyên phân bằng nhau. Tổng số NST đơn có trong toàn bộ các tế bào con sinh ra từ 2 nhóm bằng 10240 NST đơn lúc chưa nhân đôi.Tìn số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử trong mỗi nhóm tế bào

2
27 tháng 10 2016

a)theo.đề ta có

10×2n×(2^k-1)=2480(1)

10×2n×2^k=2560->2^k=2560/(20n)

thay 2^k vào (1)

-> n=4>2n=8

b) 2^k=2560/80=32

số tb tạo ra sau NP là 32×10=320

gọi x là số gtử mỗi tbsduc tạo ra ta có

10=(128/x×320)×100

->x=4

vậy tbsduc trên là ddực

27 tháng 10 2016

câu c k hiểu .đề lắm sr :)

1 tháng 6 2016

chữ của cậu hả việt

16 tháng 12 2016

c1

hóa năng, nhiệt năng, cơ năng, quang năng, điện năng,...

c2;

cấu tạo ATP:phân tử đường 5C đc dùng làm bộ khung để gắn adenin và 3 nhóm photphat

vai trò ATP: cung cấp năng lượng phổ biến cho tế bào (đồng tiền năng lương);tổng hợp chất vận chuyển các chất

c3:

cấu tạo của enzim: có bản chất là Pr

cơ chế tác động : làm giảm nl hoạt hóa bằng cách tạo nhiều phản ứng trung gian thoạt đầu enzim liên kết với cơ chất để tạo hợp chất trung gian(ezim-cơ chất). cuối phản ứng, hợp chất đó sẽ phân giải để cho sản phẩm của phản ứng và giải phóng enzim nguyên vẹn. enzim đc giải phóng lại có thể xúc tác phản ứng vs cơ chất mới cùng loại.

c4:

vai trò của enzim: làm giảm năng lượng hoạt hóa của các chất tham gia phản ứng do đó làm tăng tốc độ của phản ứng.

c5:

hiện tượng ngâm mơ trong đường 1 thời gian thì mơ quắt: khi ngâm mơ tong đường 1 thờ gian thì: do trong quả mơ có H20 nhưng không có chất tan (đường). cồn ở đường thì bản chất là chất tan nhưng k có H2O. Nên H2O dịch chuyển từ thế nước cao ---> thế nước thấp, và từ chất tan ít---> chất tan nhiều. vì thế mơ khi ngâm đường 1 thời gian sẽ bị quắt do mất nước

tương tự như hiện tượng của rau