Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao sồm tất cả những gì bao quanh chúng.
Phân biệt các nhóm nhân tố sinh thái:
- Các nhân tố vô sinh: Bao gồm các điều kiện sống như nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng...
- Các nhân tố hữu sinh: Bao gồm các tác động của sinh vật đến sinh vật như thức ăn, kẻ thù...
- Nhân tố con người: Bao gồm các hoạt động của con người tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sinh vật.
Câu 2:
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được
- Ví dụ: Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6 đến 42 độ C
+ Nhiệt độ 5,6 độ C là giới hạn dưới
+ Nhiệt độ 42 độ C là giới hạn trên
+ Khoảng thuận lợi là 20 - 35 độ C
ên cây | Đặc điểm | Nhóm cây |
---|---|---|
Bạch đàn | Thân cao, lá nhỏ xếp xiên, màu lá xanh nhạt, cây mọc nơi quang đãng | Ưa sáng |
Lá lốt | Cây nhỏ, lá to xếp ngang, lá xanh sẫm, cây mọc dưới tán cây to nơi có ánh sáng yếu | Ưa bóng |
Xà cừ | Thân cao, nhiều cành lá nhỏ màu xanh nhạt, mọc ở nơi quang đãng | Ưa sáng |
Cây lúa | Thân thấp, lá thẳng đứng, lá nhỏ, màu xanh nhạt, mọc ngoài cánh đồng nơi quang đãng | Ưa sáng |
Vạn niên thanh | Thân quấn, lá to, màu xanh đậm, sống nơi ít ánh sáng | Ưa bóng |
Cây gừng | Thân nhỏ, thẳng đứng, lá dài nhỏ xếp so le, màu lá xanh nhạt, sống nơi ít ánh sáng | Ưa bóng |
Cây nhãn | Thân gỗ, lớn, lá màu xanh đậm, mọc nơi ánh sáng mạnh. | Ưa sáng |
Cây phong lan | Mọc dưới tán cây, nơi có ánh sáng yếu, lá màu xanh nhạt. | Ưa bóng |
Câu 20.Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A.Ánh sáng chỉ ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái của cây
B.Ảnh hưởng của ánh sáng không tác động lên các đặc điểm sinh lý của cây.
C.Nhóm cây ưa bóng bao gồm những cây chỉ tồn tại được ở nơi có ánh sáng mạnh.
D.Ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động quang hợp, hô hấp.
- Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng:
+ Thành phần vô sinh: đất, nước, ánh sáng,…
+ Thành phần hữu sinh: nấm, động vật, thực vật,…
- Lá và cành cây mục là thức ăn của các sinh vật phân giải: vi khuẩn giun đất, nấm,…
- Cây rừng có ý nghĩa quan trọng việc cung cấp nơi ở, thức ăn, oxi,… cho động vật rừng.
- Động vật ăn thực vật, phán tán hạt phấn, thụ phấn và bón phân cho thực vật.
- Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì động vật sẽ mất nơi ở, thiếu nguồn thức ăn, khí hậu thay đổi,… dẫn đến số lượng động vật giảm.
Tham khảo:
Trong tự nhiên, các sinh vật tồn tại không tách biệt với các sinh vật khác mà chúng luôn luôn có quan hệ qua lại với nhau một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Mối quan hệ giữa các sinh vật gồm :
- Quan hệ cùng loài gồm có quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh.
Các sinh vật cùng loài thường có xu hướng tụ tập bên nhau thành nhóm để hỗ trợ nhau chống đỡ với những điều kiện bất lợi của môi trường. Ví dụ, quần tụ cây có tác dụng chống gió bão, giữ được nước tốt hơn, chống được xói mòn đất và giữ cho cây không bị đổ... hoặc trâu rừng tụ tập thành bầy đàn có khả năng cao hơn khi chống lại kẻ săn mồi.
Tuy nhiên, khi điều kiện môi trường trở nên bất lợi như thiếu nơi ở, thiếu thức ăn... thì dẫn tới sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài. Trong cuộc cạnh tranh đó, một số cá thể có thể tách ra khỏi nhóm và đi tìm nơi sống mới.
- Quan hệ khác loài chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng và nơi ở, gồm có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch.
+ Quan hệ hỗ trợ là quan hệ hợp tác và ít nhất một bên có lợi còn bên kia không bị hại. Quan hệ hỗ trợ giữa các sinh vật khác loài gồm các mối quan hệ cộng sinh (sự hợp tác hai bên cùng có lợi) và hội sinh (sự hợp tác trong đó một bên có lợi và bên kia không có lợi và cũng không bị hại).
+ Quan hệ đối địch là quan hệ mà trong đó một bên có lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên đều bị hại. Quan hệ đối địch giữa các sinh vật khác loài gồm các mối quan hệ : cạnh tranh về thức ăn và chỗ ở cũng như các điều kiện sống khác trong môi trường và dẫn tới, các loài kìm hãm lẫn nhau ; kí sinh và nửa kí sinh, trong đó vật chủ là sinh vật bị hại ; sinh vật này ăn sinh vật khác, trong đó sinh vật bị làm thức ăn là sinh vật bị hại.
a) _ Cây lá tốt, cây lá dong sinh trưởng và phát triển tốt dưới các tán lá, góc vườn : lá xanh tốt
_ Cây bạch đàn, phi lao sinh trưởng tốt ở nơi quang đãng
b) Có những cây chỉ sống được ở nơi ít ánh sáng như cây lá tốt, cây lá dong => đó là cây ưa bóng.
Có những cây sinh trưởng tốt ở những nơi quang đãng như cây phi lao, cây bạch đàn, các cây họ đậu => đó là các cây ưa sáng.
Câu 1:
a) Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là định hướng di chuyển trong không gian.Tuỳ theo khả năng thích nghi của thực vật với nhân tố ánh sáng
b)
* Sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng:
-Thực vật ưa sáng
+ Lá nhỏ, hẹp , màu xanh nhạt.
+ Có tầng cu tin dày, mô giậu phát triển
+ Thân cây thấp, số cành nhiều (khi mọc riêng rẽ) hoặc thân cao,thẳng, cành tập trung ở ngọn ( khi mọc trong rừng).=> mục đích hứng nhiều ánh sáng
+ Cường độ quang hợp cao khi ánh sáng mạnh.Điều tiết thoát hơi nước linh hoạt.=> Lấy CO2 qua khí khổng và thải nhiệt cho cây
-Thực vật ưa bóng
+ Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.
+ Có mô giậu kém phát triển.
+ Cây thấp và thường bò sát đất
+ Cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh, cây có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu.
+ Điều tiết thoát hơi nước kém=> Do k ảnh hưởng nhiệt độ từ á mặt trời
* Ví dụ:
- thực vật ưa sáng: cây bưởi, vải,nhãn, bạch đàn,mít
- 5 thực vật ưa bóng: lá lốt,trầu không,vạn niên , cây dương xỉ,cây lưỡi hổ,...
Câu 2:
- Ánh sáng mặt trời chiếu xuống thì cành phía trên nhận được nhiều ánh sáng, cành phía dưới nhận được ít ánh sáng.
- Khi đó lá của cành phía dưới bị thiếu ánh sáng dẫn tới quang hợp yếu, ít chất hữu cơ, không đủ năng lượng bù tiêu hao cho hô hấp, hút nước kém
- Dẫn tới cành duois khô héo nên rụng sớm ( tỉa cành tự nhiên) để tập trung năng lượng nuôi cành phía trên.