Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Nhiệt độ thấp nhất tháng của ba trạm: trạm Hà Nội, Huế (tháng 1); trạm Tp. Hồ Chí Minh (tháng 12).
– Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm: trạm Hà Nội (tháng 1), trạm Huế (tháng 3), trạm TP. Hồ Chí Minh (tháng 2).
– Nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông: mùa gió đông bắc tạo nên mùa đông lạnh mưa phùn ở miền Bắc. Còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng ẩm, ổn định suốt mùa. Riêng duyên hải Trung Bộ có mùa mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.
câu 1
Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều:
- Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng, ven biển các quốc gia Việt Nam, In-đô- nê-xi-a, Phi-lip-pin…Mật độ dân số cao trên 100 người/km2.
- Các khu vực còn lại dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số phổ biến mức từ 1 – 50 người/km2.
Nguyên nhân: Do điều kiện sống thuận lợi ở các khu vực đồng bằng, ven biển.
Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều:
- Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng, ven biển các quốc gia Việt Nam, In-đô- nê-xi-a, Phi-lip-pin…Mật độ dân số cao trên 100 người/km2.
- Các khu vực còn lại dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số phổ biến mức từ 1 – 50 người/km2
Nguyên nhân: Do điều kiện sống thuận lợi ở các khu vực đồng bằng, ven biển.
câu 2
Vẽ biểu đồ:
(Xử lí số liệu: chuyển số liệu về dạng tương đối (%). So với thế giới, lúa ở Đông Nam Á chiếm 26,2%, lúa của châu Á chiếm 71,3%. So với thế giới, cà phê ở Đông Nam á chiếm 19,2%, cà phê của châu Á chiếm 24,7%)
Biểu đồ cơ cấu sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và châu Á so với thế giớ năm 2000
- Giải thích: các nước ở Đông Nam Á có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó do điều kiện tự nhiên thuận lợi: đồng bằng phù sa màu mở, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nước tươi dồi dào và do truyền thống canh tác lâu đời (cây công nghiệp cũng đã được đưa vào các nước Đông Nam Á từ vài tram năm nay).
câu 3
* Lợi thế:
- Tăng cường buôn bán trao đổi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, mở rộng thị trường xuất khẩu.
+ Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.
+ Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
+ Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.
- Tăng cường hợp tác toàn diện với các nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng....
- Dự án phát triển hành lang Đông – Tây góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh ở miền Trung nước ta, đổi mới cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
* Khó khăn:
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
- Sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...
Trả lời
* Cam-pu-chia:
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích), chỉ có một số dãy núi, cao nguyên ở vùng biên giới như dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Các-đa-môn ở phía tây, tây nam; cao nguyên Chư-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến. Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa mang không khí khô hanh đến, do vị trí ở gần Xích đạo nên Cam-pu-chia không có mùa đông lạnh như miền Bắc Việt Nam mà chỉ có 2 mùa khô, mưa (tương tự như miền Nam Việt Nam, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
- Sông Mê Công, Tông-lê Sáp và Biển Hồ nằm giữa đất nước, giàu nguồn nước. Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều (thông tin từ hình 16.1 - SGK trang 56).
- Nhận xét điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Cam-pu-chia:
+ Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm năm có điều kiện phát triển ngành trồng trọt. Có Biển Hồ, sông Mê Công, Tông-lê Sap cung cấp nước vừa cung cấp cá.
+ Khó khăn: mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.
*Tìm hiểu Lào:
-Địa hình: Chủ yếu là núi và cao nguyên chiếm 90% diện tích. Các dãy núi tập trung ở phía bắc, cao nguyên trải dài từ bắc xuống nam.
-Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa:
.Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió tây nam từ biển thổi vào gây mưa nhiều.
.Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ lục địa thổi đến mang theo không khí khô, lạnh.
-Sông, hồ lớn: Sông Mê Công và hồ Nậm Ngừm.
=> Nhận xét:
. Khí hậu nhiệt đới ấm áp quanh năm, sông Mê Công giàu nguồn nước, nguồn thủy điện, đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều.
. Tuy nhiên, do không có đường biên giới biển, đất canh tác ít, mùa khô gây khó khăn cho sản xuất
Câu 1: Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông ở nước ta:
Biển Đông ở Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nên có những đặc điểm khí hậu và hải văn sau:
- Khí hậu nhiệt đới độ ẩm: Biển Đông thường có môi trường khí hậu nhiệt đới độ ẩm với mùa mưa và mùa khô rõ ràng. Mùa mưa diễn ra vào mùa hè, còn mùa khô vào mùa đông.
- Biến đổi nhiệt độ và thời tiết: Biển Đông có biến đổi nhiệt độ và thời tiết mùa vụ rõ rệt, đặc biệt là trong mùa bão. Sự xuất hiện của cơn bão có thể gây ra sóng biển lớn và cuộn sóng nguy hiểm.
- Vùng hải văn đa dạng: Biển Đông nằm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nên nó có độ sâu lớn và đa dạng về hải văn. Vùng biển này là nơi sống của nhiều loài cá quý hiếm và đa dạng sinh học biển.
Câu 2: Thuận lợi và khó khăn của biển Đông đối với sự phát triển kỹ thuật và đời sống:
Thuận lợi:
- Nguồn thực phẩm và nguyên liệu: Biển Đông cung cấp nguồn thực phẩm quý báu như cá, mực, và tôm, là nguồn sống chính của nhiều cộng đồng ven biển và nguồn thực phẩm quan trọng cho người dân.
- Giao thông và thương mại: Biển Đông là một trong những tuyến giao thông biển quan trọng của thế giới, kết nối các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu. Nó cung cấp đường đi tới các cảng biển quốc tế và thúc đẩy thương mại quốc tế.
- Nguồn năng lượng: Dưới đáy biển Đông có tiềm năng năng lượng lớn, đặc biệt là dầu khí và khí đốt tự nhiên, giúp cung cấp nguồn năng lượng cho sự phát triển kinh tế.
Khó khăn:
- Môi trường và biến đổi khí hậu: Sự khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường đã gây ra sự suy thoái môi trường biển Đông. Biến đổi khí hậu, tăng nhiệt độ biển, và nâng cao mực nước biển có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho đời sống và kinh tế của người dân ven biển.
- Xung đột lãnh thổ: Biển Đông đã trở thành một vùng nhiều xung đột lãnh thổ và chủ quyền giữa các quốc gia, gây ra căng thẳng và an ninh khu vực.