Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
"Sông núi nước Nam" - Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn " Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân(Từ ghép) nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền. Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh mạnh mẽ(Từ láy) cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù.
“Nam đế cư” khẳng định sự bình đẳng giữa hai nước, nước có vua là nước độc lập. Người xưa coi trời là đấng tối cao và vua (thiên tử - con trời) mới có quyền định đoạt mọi việc ở trần gian. Nước Nam có “Nam đế cư” – có Thiên tử chứ không phải là “vua nhỏ” dưới quyền cai trị của Hoàng đế Trung Hoa.
Lí Thường Kiệt dùng từ "nam đế cư" để nói rằng nước Nam ta có vua chúa cai trị, có chủ quyền, có sơn hà xã tắc, có đầy đủ đặc điểm của một quốc gia độc lập, không phải là đất hoang để cho quân giặc xâm chiếm. Nếu dùng là "nam nhân cư", thì chỉ cho biết nước Nam chỉ có người ở, mà không có người cai trị, vậy thì còn đâu là quốc gia, còn đâu một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc
- Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời).
- Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao
- Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.
- Như vậy, tác giả nói "Nam đế cư" để hàm ý rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập.