Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cách chọn thịt lợn tươi sống:
Thịt lợn thường là nguyên liệu để chế biến món ăn chính trong bữa ăn gia đình Việt. Đối với các loại thịt lợn chủ yếu là nạc mà hầu như không có thịt mỡ, thịt có mầu đỏ sẫm như thịt bò là những loại thịt mà người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều hóa chất corticoid. Chất corticoid là chất gây rối loạn trao đổi chất và ung thư bàng quang.
- Cách chọn cá tươi sống:
Thịt cá được nuôi tự nhiên có vị ngon ngọt, thịt cá săn chắc. Còn đối với các loại các được nuôi bằng thức ăn công nghiệp có chứa chất kháng sinh thì thịt cá kém săn chắc, để lâu dễ bị ươn và ôi thiu. Khi chế biến cá sẽ bị teo tóp, thịt có vị “nhạt” và thường có vị tanh hơn bình thường.
- Cách chọn rau:
Những loại ra phổ biến như : rau muống, bắp cải, xà lách, mồng tơi … Bạn không nên mua những loại ra mà nhìn quá “ngon” như lá rau non hơn bình thường, lá mầu xanh đen, giòn và hầu như không có vết sâu bệnh hại, bởi đây là những loại rau đã được sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật gây hại tới sức khỏe con người.
Cái này mình không chắc nha bạn
chúc bạn học tốt
1. Chọn thịt và sản phẩm từ động vật
Đối với các loại thịt: Trước tiên cần tìm hiểu nguồn gốc cung cấp thịt hay người kinh doanh buôn bán, thịt và các sản phẩm từ động vật. Dấu hiệu nhận biết là dấu chứng nhận của cơ quan thú y trên sản phẩm và nhãn mác sản phẩm. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến vệ sinh của quầy bán thịt vì đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt và sự an toàn khi sử dụng.
Đối với thịt, nếu thịt tươi thì bề mặt khô mịn, không bị nhớt, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, ấn ngón tay vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Nếu thấy mặt thịt thô ráp, ngửi không có mùi thơm của thịt, đề nghị người bán rạch một lằn dao vào thớ thịt, xem bên trong có màu tươi hồng của thịt (thịt lợn) hoặc màu đỏ tươi (thịt bò) thì thịt đó vẫn còn tươi.
Lưu ý:
• Nếu thịt có màu sẫm, hoặc có vết bầm ở cơ hoặc các nốt hoặc đám xuất huyết trên da thì không nên mua vì đó là các dấu hiệu nghi thịt gia súc, gia cầm đã chết hoặc mắc bệnh hoặc do nhuộm màu.
• Không nên mua thịt có màu nhợt nhạt hoặc có các bọc trắng trong thớ thịt, đối với thịt lợn không nên mua thịt khi mỡ có màu vàng và mùi khét.
• Đối với thịt đông lạnh cần xem kỹ nhãn mác xuất xứ và hạn sử dụng ghi trên bao bì và thiết bị bảo quản.
Đối với trứng: Khi mua nên chọn những quả vỏ sạch, màu tươi sáng, vỏ dày không nứt vỡ, cầm trứng đưa lên gần tai lắc nhẹ nếu không nghe thấy tiếng kêu là trứng tươi, hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái cầm vào hai đầu của quả trứng giơ về phía ánh sáng, nhìn phía đầu to của quả trứng nếu thấy kích thước bóng khí càng nhỏ thì trứng càng tươi.
Trước khi chế biến, để biết trứng còn dùng được không thì có thể ngâm trứng vào nước, nếu thấy trứng chìm là trứng vẫn còn tươi, trứng lơ lửng trong nước là trứng không còn tươi nữa. Nếu trứng nổi hẳn lên mặt nước thì không nên sử dụng để chế biến thức ăn. Hoặc khi đập trứng, thấy lòng trắng trứng thu gọn quanh lòng đỏ (trong đặc, ngoài rìa hơi lỏng, lòng đỏ nguyên vẹn và nổi tròn hẳn) hoặc sau luộc trứng, bổ đôi quả trứng nếu thấy lòng đỏ nằm chính giữa, không sát vào bên nào là trứng mới.
2. Cách chọn rau, củ quả
Chọn rau, củ quả tươi:
• Nên chọn rau có màu tươi sáng không héo úa, dập nát, không dính bẩn. Đối với một số loại rau ăn lá không nên chọn rau có bề mặt nhẵn bóng, xanh mướt vì có thể sản phẩm đó được sử dụng các loại phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn tồn dư trong rau và bề mặt.
• Đối với các loại rau dạng củ, quả nên chọn các loại củ trơn nhẵn, da căng, không bị dập nát, màu sắc củ phải đồng nhất, không nên chọn mua các loại củ đã mọc mầm vì ảnh hưởng đến tiêu hóa.
• Khi chọn các loại đỗ quả, mướp đắng nên chọn quả có cuống to màu xanh tươi, thân mềm, hạt không lớn, không nhỏ.
Chọn các loại rau đã sơ chế:
• Đối với mộc nhĩ nên chọn loại cánh to, dày, màu vàng sáng khi nấu sẽ giòn và ngon, đối với các loại nấm khô nên chọn những nấm có màu vàng sáng, chân nấm nhỏ và ngắn.
• Đối với măng khô nên chọn mua măng non, có màu hanh vàng là măng phơi được nắng vì măng càng để lâu màu càng sẫm. Miếng măng ngắn, búp to sẽ ngon hơn.
chúc bạn học tốt nha
Tôm con tươi , vỏ sáng , cứng dai và trơn láng , màu xanh chứ không ngả sang màu đỏ .Tôm ươn màu sắc không bóng , vỏ rít , có mùi hôi , đầu rời ra và que càng dễ dụng
Cách lựa chọn thực phẩm tươi sống :
I) Thịt :
- Các loại thịt còn tươi ngon phải có màu sắc và mùi đặc trưng của từng loại
VD : + thịt heo : có màu hồng tươi, lớp mỡ dày 1,5 - 2cm
+ thịt bò : có màu đỏ tươi, thớ nhỏ mịn
+ thịt gà : có màu sắc tự nhiên, thớ thịt mịn
- Không có mùi hôi, mùi lạ, bề mặt khô ráo không rỉ nước, có độ đàn hồi tốt (khi ấn ngón tay vào bề mặt miếng thịt lúc bỏ ngón tay ra thì vết lõm nhanh chóng mất đi).
- Không nên mua thịt có những dấu hiệu bất thường, khác lạ.
II) Cách chọn các loại thủy hải sản (tôm, cua, ghẹ, mực, cá…)
- Cách chọn cá
Chọn con cá còn tươi, mình cá ít nhớt, có mùi tanh đặc trưng, mang khép kín màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Mắt cá sáng và hơi lồi. Thịt cá chắc, sự đàn hồi cao, thịt dính chặt với xương.
Không chọn loại cá có biểu hiện: mang cá không còn màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm nhưng nhìn bề ngoài cá vẫn rất tươi; bên trong thịt nhũn, lỏng lẻo, không dính chặt với xương; dễ tróc vẩy và có mùi tanh khác thường.
- Tôm, mực, bạch tuộc…
Nên chọn những con còn tươi, nguyên con, đầu dính chặt với thân; sờ vào có cảm giác mềm dẻo, căng tự nhiên, độ đàn hồi cao; ngửi có mùi tanh đặc trưng, không có mùi lạ (như mùi khai, mùi hắc, mùi hôi…).
Không mua loại hải sản nhìn bề ngoài rất tươi nhưng khi sờ vào thì mềm, nhão, độ đàn hồi kém. Khi ngửi có mùi lạ (như mùi khai, mùi hắc, mùi hôi…). Khi chế biến thịt nhão, không có độ ngọt, thơm đặc trưng.
III) Cách lựa chọn rau, củ quả
- Nên chọn rau có màu tươi sáng không héo úa, dập nát, không dính bẩn. Đối với một số loại rau ăn lá không nên chọn rau có bề mặt nhẵn bóng, xanh mướt vì có thể sản phẩm đó được sử dụng các loại phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn tồn dư trong rau và bề mặt.
- Đối với các loại rau dạng củ, quả nên chọn các loại củ trơn nhẵn, da căng, không bị dập nát, màu sắc củ phải đồng nhất, không nên chọn mua các loại củ đã mọc mầm, đặc biệt khoai tây mọc mầm vì độc chất có trong mầm khoai tây gây ngộ độc cho người ăn.
- Khi chọn các loại đỗ quả, mướp đắng nên chọn quả có cuống to màu xanh tươi, thân mềm, hạt không lớn, không nhỏ.
Chúc bạn học tốt
- Thực phẩm tươi sống: thịt, cá, rau,... không nên mua những thực phẩm ôi, ươn; sau khi đã chế biến thì bỏ vào hộp kín để trong tủ lạnh trong thời gian ngắn.
- Thực phẩm đóng hộp: kẹo, bánh, sữa,... không mua thực phẩm đã quá hạn sử dụng và mua với lượng đủ dùng hay HSD còn dài có thể để trong tủ lạnh.
- Thực phẩm khô: bột, gao, đậu hạt,... phơi khô đem để vào thùng, hộp kín để nơi khô ráo, thường xuyên kiểm tra để thực phẩm không bị ẩm mốc.
CHẮC CÂU TRẢ LỜI CÒN THIẾU SÓT. MONG BẠN THÔNG CẢM!!
- Thực phẩm phải tươi ngon
- Vừa đủ dùng
1 Đối với thực đơn thường ngày:
+ Giá trị dinh dưỡng
+ Đặc điểm các thành viên trong gia đình
+ Ngân quỹ gia đình
2 Đối với thực đơn dùng cho các bữa liên hoan chiêu đãi:
Tuỳ hoàn cảnh và điều kiện sẵn có mà chuẩn bị thực phẩm phù hợp, tránh hoang phí.
1, Đối với thực đơn dùng cho các bữa ăn hàng ngày:
- Chọn đủ loại thực phẩm
- Quan tâm đến số người, tuổi tác, tình trạng sức khỏe công việc
- Thực phẩm lựa chọn phải đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh trong ngày nhưng không chi tiêu nhiều hơn số tiền dự định cho việc ăn uống
2, Đối với thực đơn dungfcho bữa liên hoan, chiêu đãi
- Tùy theo hoàn cảnh và điều kiện sẵn có kết hợp với tính chất bữa ăn không nên cầu kì, tiêu xài, hoang phí.
+ Mua thực phẩm phải tươi ngon
+ Số thực phẩm vừa đủ dùng (kể cả gia vị)
...............
Lựa chọn thực phẩm là khâu quan trọng nhất. Vì nó góp phần tạo nên chất lượng của thực đơn
Việc lựa chọn thực phẩm cho thực đơn là rất quan trọng. Vì nó góp phần quan trọng trong việc đảm bảo chất dinh dưỡng có trong thực phẩm và khiến cho việc tổ chức thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy, khoa học.
Chúc bạn hok tốt
- Thực phẩm đã chế biến: để vào tủ lạnh để bảo quản.
- Thực phẩm đóng hộp: để vào tủ lạnh để bảo quản.
- Thực phẩm khô: để ở nơi khô thoáng, cao ráo, tránh chuột bọ.
1.Lựa chọn thực phẩm nhằm đảm bảo cho việc chế biến món ăn đạt yêu cầu về chất lượng, tạo cảm giác ngon miệng, yên tâm khi dùng và giúp người ăn phòng tránh được ngộ độc thực phẩm.
nếu ko lựa chọn thực phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng món ăn cũng như sức khỏe con người.
2.khi sơ chế thực phẩm cần làm những công việc sau:
loại bỏ phần ko ăn được
làm sạch,cắt thái tạo hình thực phẩm.
tẩm ướp gia vị cho thực phẩm.
Sơ chế thực phẩm nhằm làm cho thực phẩm trở nên sạch sẽ,có kích thước phù hợp vs yêu cầu chế biến, giữ được chất dinh dưỡng trong nguyên liệu thực phẩm, khi nấu sẽ chóng chín, tăng mùi vị thơm ngon và tạo sự hấp dẫn cho món ăn.
nếu ko sơ chế thực phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng món ăn cũng như sức khỏe con người.
cô mik dạy vậy tick mik nha
2/ Khi mua sản phẩm đóng hộp không nên mua sản phẩm hết hạn sử dụng và bị móp, bị phồng.
3/ Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với tỉ lệ thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về chất dinh dưỡng.
- Các loại thực phẩm dễ hư thối như rau, quả, thịt, cá phải mua loại tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh
- Các thực phẩm đóng hộp, có bao bì...phải chú ý đến hạn sử dụng có ghi trên bao bì
- Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống (rau, quả) với thực phẩm cần nấu chín (thịt, cá)).
=> Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm, cần phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, không quá hạn sử dụng, không bị ôi, ươn, ẩm mốc,...
trong sach