Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu hỏi 1: Theo em, đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng, hư câu? Căn cứ vào đâu đế kết luận?
Gợi ý:
Đây là một tác phẩm tưởng tượng hư cấu, ra đời từ một sự kiện lịch sử có thật lúc bây giờ. Câu chuyện được bắt đầu từ việc tác giả tưởng tượng ra cuộc hành trình của Va-ren từ đất Pháp sang Việt Nam. Đầu tiên đến Sài Gòn rồi qua kinh thành Huế và kê tiếp đến Hà Nội đế thăm Phan Bội Châu.
Sở dĩ chúng ta kết luận như vậy là vì tác phẩm này ra đời trước khi Va-ren đến thăm Việt Nam. Tác phẩm được đăng trên báo Người cùng khổ, phát hành vào tháng 9 và tháng 10 năm 1925, giữa lúc Va-ren xuống tàu sang nhậm chức ở Đông Dương.
Câu hỏi 2: Đọc đoạn đầu tác phẩm và trả lời câu hỏi:
a- Va - ren đã hứa gì về vụ Phan Bội Châu?
b- Thực chất của lời hứa đó là gì?
Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thử cứ cho rằng [...] sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và làm ra sao” có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ thực chất lời hứa của Va-ren?
Gợi ý:
a. Do sức ép và công luận ở Pháp và Đông Dương, ông Va-ren đã hứa nửa chính thức chăm sóc vụ Phan Bội Châu.
b. Thực chất của lời hứa đó là một sự bịp bợm vì thực tế trong thời gian này Phan Bội Châu vẫn nằm tù.
Cụm từ “nứa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thư cứ cho rằng [...] sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và làm ra sao” có ý nghĩa bộc lộ, vạch trần bản chất dôi trá, bịp bợm đế làm yên dư luận của Va-ren.
Câu hỏi 3: Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu:
a. Số lượng lời văn dành cho việc khắc hoạ tính cách của từng nhân vật nhiều ít như thế nào? Sự nhiều ít đó thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả khi khắc hoạ tính cách của từng nhận vật?
b. Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại của Va-ren, trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên như thế nào?
c. Qua sự im lặng của Phạn Bội Châu và lời bình của tác giả, nhận xét về khí phách, tư thế của Phạn Bội Châu trước Va-ren.
Gợi ý:
a. Phần lớn từ ngữ dùng đế khắc hoạ tính cách nhân vật Va-ren, còn tác giả nói rất ít về Phan Bội Châu, ông hiện lên lấy sự im lặng làm phương tiện đôi lập. Việc dành khôi lượng từ ngữ nhiều ít cho từng nhân vật, thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đó là một cách viết thâm thuý và sâu sắc, thế hiện một bút pháp, một lối viết gợi nhiều hơn tả độc đáo và lí thú.
b. Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách, bản chất của Va-ren đã hiện lên là một kẻ thống trị bất lương, là một kẻ tiếu nhân đắc chí, vừa liến thoắng vừa dụ dồ và bịp bợm một cách trắng trợn.
c. Qua sự im lặng của Phạn Bội Châu và lời bình của tác giả về sự im lặng đó, em thấy là một người có bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù
Câu hỏi 4: Theo em, ví thử truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phạn Bội Châu dừng lại ở câu: “...chỉ là vì Phạn Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiếu Phan Bội Châu” thì có được không? Nhưng ở đây lại có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm của tác giả thì giá trị câu chuyện được nâng lên như thê nào?
Gợi ý:
Theo em, câu chuyện Những trò lô hay là Va-ren và Phan Bội Châu nếu dừng lại ở câu: “...chỉ là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu Phan Bội Châu” thì cũng được rồi. Nhưng nêu dừng lại ở đấy thì tính cách và thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu đối với Va-ren chưa được bộc lộ lên đến đỉnh điếm và đồng thời người đọc cũng chưa thấy những trò lô lăng của Va-ren rơi vào tình trạng thảm hại.
Do vậy, câu chuyện hẳn không thế dừng lại mà tác giả đã có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm cùa tác giả thì giá trị câu chuyện được nâng lên rất nhiều. Tác giá đã tiếp tục nâng cấp tính cách, thái độ của Phan Bội châu trước kẻ thù.
Câu hỏi 5: Ngoài ra lại còn tái bút với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai. Vậy giá trị của lời tái bút này là gì? Có điều gì thú vị trọng sự phôi hợp giữa lời kết với lời tái bút?
Gợi ý:
Những trò lô hay là Va-rcn và Phan Bội Châu không chỉ dừng lại ở việc có thêm đoạn kết, trong đó có chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và chi tiết về lời đoán thêm của tác giả mà còn có thêm lời tái bút với sự quả quyết của nhân chứng thứ hai đã thế hiện một sự chống trả quyết liệt: Nhố vào mặt Va-ren.
Cách viết như vậy vô cùng thú vị, tạo nên một giọng điệu hóm hỉnh nhưng cũng rất sâu cay
Câu hỏi 6: Sau những phân tích trên, em hãy nêu lên tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu.
Gợi ý:
Bằng khả năng tưởng tượng và hư cấu vô cùng phong phú, với giọng văn sắc sảo, tác giả đã thành công trong việc khắc hoạ hai nhân vật, đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. Phan Bội châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là” vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam. Va-ren là một kẻ gian trá, lố bịch, đại dỉện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương.
1. Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài.
2. PTBĐ: Biểu cảm
3. Ngôi kể thứ nhất. Giúp làm rõ tâm trạng của nhân vật người anh.
4. NDC: Thủy quyết định để con Em Nhỏ ở lại. Giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình thương mà Thủy dành cho anh của mình.
5. Từ láy: mếu máo, liêu xiêu
Trong kho tàng văn học Việt Nam có câu ca dao: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Thật vậy, tình cảm anh em là tình cảm thiêng liêng. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài cũng đã ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy. Thành và Thủy là anh em ruột thịt. Họ rất yêu thương nhau, luôn nhường nhịn, quan tâm và lo lắng cho nhau. Điều đó khiến người đọc vô cùng cảm động. Nếu như gia đình họ không tan vỡ, hai anh em được sống với nhau thì hạnh phúc biết bao. Thật là đáng thương hai anh em họ đành phải xa lìa nhau. Họ không được ở cùng nhau nhưng tình cảm anh em không gì chia cắt được. Qua đó mỗi người càng biết trân trọng tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.
1. Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài.
2. PTBĐ: Biểu cảm
3. Ngôi kể thứ nhất. Giúp làm rõ tâm trạng của nhân vật người anh.
4. NDC: Thủy quyết định để con Em Nhỏ ở lại. Giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình thương mà Thủy dành cho anh của mình.
5. Từ láy: mếu máo, liêu xiêu.
C1: PTBĐ chính là biểu cảm
C2:
-các cặp từ trái nghĩa: ngày nắng-ngày mưa; khi cạn-khi đầy; khi xuôi-khi ngược
-Khái niệm: từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau
C3: Sự nhớ nhung của người con xa quê với dòng sông quê hương
C4:(TỰ LÀM BẠN NHÉ)