K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Bài 1: Đọc hai câu thơ sau

“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều).

Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa đ­ược dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tư­ợng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa đư­ợc không? Vì sao?

Bài 2: Em hãy xác định câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”

Bài 3: Xác định điệp ngữ trong bài cao dao

Con kiến mà leo cành đa

Leo phải cành cụt, leo ra leo vào.

Con kiến mà leo cành đào

Leo phải cành cụt, leo vào leo ra.

Bài 4: Tìm các phép tu từ từ vựng và tác dụng của nó trong những câu thơ sau:

a) Gác kinh viện sách đôi nơi

Trong gang tấc lại gấp mười quan san

b) Còn trời còn nước còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa

Bài 5: Xác định biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

(Tế Hanh - Quê hương )

Bài 6: Em hãy xác định những câu sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

a) Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần

b) Trẻ em như búp trên cành

c) Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Bài 7: Trong các câu thơ sau, tìm các phép tu từ từ vựng được sử dụng và ý nghĩa nghệ thuật của nó.

a) Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

b) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

Bài 8: Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm trong các câu sau:

a) Nhưng những điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đó nhào nặn với cỏi gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người.

b) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

c) Không lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn - xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.

Bài 9: Chỉ ra các thành phần câu trong mỗi câu sau:

a) Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang.

b) Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.

c) Thế à, cảm ơn các bạn!

d) Này ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn.

Bài 10: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây :

a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

c) Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.

Bài 11: Chú ý những từ in nghiêng trong các câu sau:

- Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng.

- Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng

- Tên riêng bao giờ cũng được viết hoa.

a) Chỉ ra từ nào dùng nghĩa gốc, từ nào dùng nghĩa chuyển?

b) Nghĩa chuyển của từ “lệ hoa” là gì?

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Bài 1: Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các ví dụ sau:

a) Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp.

b) Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như có ai đang bóp nghẹt tim tôi.

c) Kẹo đây, con lấy mà chia cho em.

Bài 2: Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.

Bài 3: Nêu tên các phép tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau và chỉ ra những từ ngữ thực hiện phép tu từ đó :

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài 4: Xét theo mục đích giao tiếp, các câu được gạch chân trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu nào?

Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào. (1) Ông cất tiếng hỏi:

- Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày ? (2)

Không để đứa con kịp trả lời, ông lão nhỏm dậy vơ lấy cái nón:

- Ở nhà trông em nhá ! (3) Đừng có đi đâu đấy. (4).

Bài 5: Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của các thành phần biệt lập đó.

a) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

b) Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đó về.

Bài 6: Trong các từ ngữ: nói móc, nói ra đầu ra đũa, nói leo, nói hớt, nói nhăng nói cuội, nói lóng, hãy chọn một từ ngữ thích hợp điền vào mỗi chỗ trống sau: Cho biết mỗi từ ngữ vừa chọn chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào?

a) Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là ...

b) Nói nhảm nhí, vu vơ là ...

Bài 7: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:

Vừa lúc ấy, tôi đó đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động...

a. Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ.

b.Xác định những từ láy được dùng trong đoạn trích.

c. Hãy cho biết câu thứ nhất và câu thứ hai của đoạn trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?

d) Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” đó được dùng như từ thuộc từ loại nào?

Bài 8:

a) Câu ca dao khuyên chúng ta thực hiên tốt phương châm hội thoại nào khi giao tiếp?

Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

b) Xác định thành phần phụ chú trong câu: Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga … và Người đã làm nhiều nghề.

Bài 9:

a) Từ “xuân” trong câu thơ sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Trước lầu Ngưng bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

b) Tìm khởi ngữ trong các câu sau:

Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghàn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

c) Xác định thành phần biệt lập trong câu sau và gọi tên thành phần biệt lập ấy?

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

1
13 tháng 2 2020

Bài 1:

- Dùng nghĩa chuyển.

- Có thể xem đây là hiện tượng chuyển nghĩa là xuất hiện từ nhiều nghĩa vì thềm hoa không đơn thuần là hoa trên cành nữa mà là nhiều hoa kết lại. Còn lệ hoa là giọt nước mắt đẹp được ví như hoa.

Bài 2: - Nhân hóa

Bài 3: - Con kiến, leo phải cành cụt, leo cành

Bài 4:

a) Gác kinh viện sách đôi nơi

Trong gang tấc lại gấp mười quan san

- Nói quá

b) Còn trời còn nước còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa

- Điệp ngữ, liệt kê

Bài 5: - So sánh, nhân hóa

Bài 6:

a) Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần

- Chơi chữ

b) Trẻ em như búp trên cành

- So sánh

c) Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

- Điệp ngữ

Bài 7:

a) Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

- Nhân hóa, điệp từ

b) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

- Ẩn dụ

Bài 8:

a) Nhưng những điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đó nhào nặn với cỏi gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người.

- Những ảnh hưởng quốc tế

b) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

- Chạy xô vào lòng, ôm chặt lấy cổ

c) Không lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn - xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.

- Phức tạp, phong phú, sâu sắc

Bài 9:

a) Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang.

- Trạng ngữ, chủ ngữ/ vị ngữ

b) Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.

- Chủ ngữ/ vị ngữ

c) Thế à, cảm ơn các bạn!

- Hô ngữ

d) Này ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn.

- Hô ngữ ! Chủ ngữ/ vị ngữ

Bài 10: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây :

a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

c) Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.

Bài 11: Chú ý những từ in nghiêng trong các câu sau:

- Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng. (1)

- Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng (2)

- Tên riêng bao giờ cũng được viết hoa. (3)

a) Chỉ ra từ nào dùng nghĩa gốc, từ nào dùng nghĩa chuyển?

- Nghĩa gốc: (1)

- Nghĩa chuyển: (2), (3)

b) Nghĩa chuyển của từ “lệ hoa” là gì?

- Nước mặt của người đẹp, gợi sự thuần khiết, thanh cao

14 tháng 2 2020

bạn ơi giúp mk cả phần 2 nữa nhé thank bạn nhìu

Bài 1: Đọc hai câu thơ sau “ Nỗi mình thêm tức nỗi nhà , Thêm hoa một bước lệ hoa mấy hàng” Từ “hoa” trong “ thềm hoa , lệ hoa “ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao? Bài 2 Em hãy xác định câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc hai câu thơ sau

“ Nỗi mình thêm tức nỗi nhà ,

Thêm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”

Từ “hoa” trong “ thềm hoa , lệ hoa “ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?

Bài 2 Em hãy xác định câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

“ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

Bài 3 Xác định đẹp ngữ trong bài ca dao

Con kiến mà leo cành đa

Leo phải cành cụt, leo ra leo vào.

Con kiến mà leo cành đào

Leo phải cành cụt leo vào leo ra

Bài 4 Tìm các phép tu từ từ vựng và tác dụng của nó trong những câu thơ sau:

Tìm các phép tu từ từ vựng và tác dụng của nó trong những câu thơ sau:

a) Gác kinh viện sách đôi nơi

Trong gang tấc lại gấp mười quan san

b) Còn trời còn nước còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa

1
3 tháng 4 2019

1)-Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.
-Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, vì nghĩa chuyển này của từ hoa chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.

2)

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"

BPNT:-Ẩn dụ:nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

-Nhân hóa:chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Với BPNT tinh tees con thuyến vô tri vô giác trở nên có hồn 1 tâm hồn thật tinh tế con thuyền nằm im trên bến sau một cuộc hành trình lao động vất vả, khong những thế nó cn cảm nhận được chất muối thấm dần vào cơ thể mình.Phải là người có tâm hồn nhạy cảm tinh tế tình yêu quê hương sâu nặng mới có thể viết được nhứng vần thơ hay như vậy

3)

- Các điệp ngữ là : con kiến ; leo ; cành cụt; cành .

Tác dụng :

+ Là điệp ngữ vòng tròn hay chuyển tiếp có tác dụng nhấn mạnh đối tượng ,hành động ... của bài thơ, sự bế tắc của sự việc

+ Làm tăng tính biểu cảm, sinh động củ bài thơ ...

24 tháng 5 2019

Điệp từ 'leo'  được gạch chân    

Con kiến mà leo cành đa

Leo phải cành cụt, leo ra leo vào.

Con kiến mà leo cành đào

Leo phải cành cụt, leo vào leo ra.

~Study well~

Có điệp từ : Leo phải cành cụt, cành , leo , leo ra , leo vào,
_" leo phải cành cụt là điệp ngữ cách quảng, cành là điệp ngữ cách quảng, leo ra leo vào là điệp ngữ đảo, cành là điệp ngữ cách quảng, leo là điệp ngữ nối tiếp

26 tháng 4 2017

Điệp một từ: leo, cành, con kiến

Điệp một cụm từ: leo phải cành cụt, leo ra, leo vào.

3 tháng 4 2021

điệp một từ:leo cành con kiến

điệp một cụm từ:leo phải cành cụt,leo ra,leo vào

30 tháng 9 2016

"Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
Câu thơ mở ra một bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân với hình ảnh cỏ non xanh mướt tới tận chân trời và hoa lê đang bắt đầu nở khi xuân sang. Bức tranh có sự hài hòa đến tuyệt diệu. Màu trắng tinh khôi của hoa lê hòa cùng với màu xanh non mỡ màng của cỏ. Không gian rộng lớn bạt ngàn ngút ngàn với những bãi cỏ “rợn chân trời” kết hợp với không gian thu nhỏ trên một cành hoa xuân. Tất cả gợi lên một sức sống tràn đầy, một bầu khí quyển trong trẻo, nên thơ, dịu nhẹ của tiết thanh minh. Xuân về khoác áo xanh cho cỏ, mặc áo trắng cho hoa. Cỏ và hoa bừng dậy sau giấc ngủ đông dài lạnh lẽo để rồi cỏ non nối tiếp chân trời xanh, và hoa lê bừng sắc trắng trên cành. Còn gì đẹp hơn thế, còn gì trong trẻo hơn thế! Câu thơ của Nguyễn Du làm ta chợt nhớ tới câu thơ của thi nhân Ức Trai ngay trước :
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
(Độ đầu xuân thảo lục như yên
Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên)
(Bến đò xuân đầu trại – Nguyễn Trãi)
Cùng đặc tả màu xanh của cỏ nhưng mỗi thi nhân lại có cảm nhận rất khác nhau. Nếu đến với thơ Nguyễn Trãi, cỏ dưới làn mưa xuân giăng nhè nhẹ “xanh như khói” thì trong thơ của Nguyễn Du màu xanh của cỏ vẫn vẹn nguyên có cảm giác như cỏ nối liền chân trời tạo làm không gian được mở rộng tới vô cùng. Đó phải chăng chính là sức hấp dẫn của thơ ca, cùng viết một hình ảnh nhưng ở mỗi một bài thơ, qua những lăng kính nhìn khác nhau sẽ đem đến những cách cảm nhận riêng biệt, không trộn lẫn.
Câu thơ của Nguyễn Du được lấy tứ từ câu thơ cổ Trung Hoa:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành lê có mấy bông hoa)
Câu thơ mở ra một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp có màu sắc, có đường nét đặc biệt lại có cả hương thơm. Đó là hương thơm của cỏ non “phương thảo”. Đó là màu xanh mướt của cỏ nối liền với trời xanh “liên thiên bích”. Đó còn là đường nét của cành lê điểm nhẹ vài bông hoa mới nở “sổ điểm hoa”. Câu thơ của Nguyễn Du rất gần với tứ của câu thơ này. Nhưng chúng có nét giống nhau chứ không hề đồng nhất. Nguyễn Du đã có những sáng tạo của riêng mình để đem lại sức hấp dẫn cho câu thơ của Truyện Kiều. Nếu như câu thơ cổ Trung Hoa chỉ miêu tả một cách đơn thuần: cành lê có một vài bông hoa thì câu thơ trong Truyện Kiều lại nhấn mạnh màu sắc của hoa “trắng điểm”. Ở đây tính từ “trắng” đã được động từ hóa, câu thơ không chỉ nói lên màu sắc của hoa mà còn cho thấy được cả một sức sống mãnh liệt đang bừng dậy. Câu thơ không hề tĩnh tại mà có tính chất động. Chúng ta không chỉ cảm nhận được một màu trắng tinh khôi của hoa lê mà còn dường như thấy được cả những mạch sống đang cựa mình trỗi dậy theo bước chuyển mình của mùa xuân. Hai câu thơ cổ Trung Quốc chỉ gợi mà không tả, còn hai câu thơ của Nguyễn Du tả rõ màu sắc khiến câu thơ sinh động, có hồn. Từ câu thơ ngũ ngôn mang phong vị Đường thi, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du thành câu thơ lục bát uyển chuyển mang đậm hồn thơ dân tộc. Chỉ đôi câu thơ nhưng cũng đủ cho ta thấy sự sáng tạo, sức bút kì diệu của thiên tài Nguyễn Du. Đó phải chăng chính là một trong những yếu tố làm nên sức sống bất diệt của Truyện Kiều,Truyện Kiều của Nguyễn Du nằm ngoài sự “băng hoại” của thời gian.

4 tháng 2 2019

Từ “hoa” trong “lệ hoa” được sử dụng theo nghĩa chuyển, chỉ giọt lệ của người con gái đẹp như Thúy Kiều

14 tháng 7 2019

- Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.

- Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, vì nghĩa chuyển này của từ hoa chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.

Đọc hai câu thơ sau

"Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng !"

Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện tuef nhiều nghĩa được không?Vì sao?

Trả lời:

- Nghĩa chuyển

-Không. Vì từ hoa chỉ có tính tạm thời, không làm thay đổi nghĩa của từ

Đọc hai câu thơ sau

"Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng !"

Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện tuef nhiều nghĩa được không?Vì sao?

Trả lời:

- Nghĩa chuyển

-Không. Vì từ hoa chỉ có tính tạm thời, không làm thay đổi nghĩa của từ

28 tháng 8 2017

- Trường hợp thứ nhất :

a. Đuề huề lưng túi gió trăng.

Sau chân theo một vài thằng con con.

( Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Từ chân: được dùng theo nghĩa gốc.

- Trường hợp thứ hai :

b. Buồn trông nội cỏ rầu rầu.

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

( Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Từ chân: được dùng theo nghĩa chuyển ,theo phương thức ẩn dụ .

29 tháng 8 2017

a) Đuề huề lưng túi gió trăng,

Sau chân theo một vài thằng con con. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

chân:chân người

b) Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

chân:chân trời