K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2021

levi là ng trông trẻ

13 tháng 5 2021

ĐÂY KHÔNG PHẢI NGỮ VĂN NGHEN

Bài 26: Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết: "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng" (Ngữ văn 9, tập một, NXB giáo dục - 2005) Từ mặt trời ở câu thứ hai là biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của nó? Bài 27: Tìm lời dẫn trong khổ thơ sau và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? a)...
Đọc tiếp

Bài 26: Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:

"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng"

(Ngữ văn 9, tập một, NXB giáo dục - 2005)

Từ mặt trời ở câu thứ hai là biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của nó?
Bài 27: Tìm lời dẫn trong khổ thơ sau và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?

a) Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay".

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
b) "Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện rảơ mỗi ngăn túi
là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi tôi bảo con: "Vì sao con mang tới hai đôi
găng tay trong túi áo?". Con tôi trả lời: "Con làm như vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không
có găng tay. Nếu con có thể cho bạn mượn và tay bạn sẽ không bị lạnh ".

(Theo Tuổi mới lớn, NXB Trẻ)

Bài 28:
Giáo dục tức là giải phóng (1). Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí (2). Những người
nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một
trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào
những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy (3).

(Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khóa của tương lai, Ngữ văn lớp 9, Tập 2)
a) Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa câu 1 và câu 2 của đoạn văn trên. Cho biết đó là phép liên kết gì?
b) Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong đoạn văn trên. Cho biết tên gọi của thành phần biệt lập đó.
Bài 29: Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập trong phần trích sau:
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đó thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đó nhợt
nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đó vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên
đậm sắc hơn.

("Bến quê"- Nguyễn Minh Châu)

1
13 tháng 4 2020

Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ

Tác dụng: Mặt trời đem lại ánh sáng, sự sống cho muôn loài. Còn con là hy vọng, là tương lai, niềm ấp ủ cho đời mẹ. Con là mặt trời bé nhỏ, gần gũi, trẻ trung và thân thương ngay trên lưng mẹ.

Chào các bạn! Không còn bao lâu nữa là chúng ta kết thúc học kì 2 rồi, bây giờ nên ôn tập lại là vừa :)) Sau đây, mình xin chia sẻ tài liệu ôn thi học kì 2 khối THCS nhé! [TÀI LIỆU ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI THCS] - Ngữ Văn 6: https://drive.google.com/file/d/1uHk7Ej_52whR_subLO0kO46vzf-JZXou/view?fbclid=IwAR1lYM589JtHrFJ29VdyBToivezmYRDe-8vMK93h6MJShi_N1iKbOO669uk - Ngữ Văn 7:...
Đọc tiếp

Chào các bạn!

Không còn bao lâu nữa là chúng ta kết thúc học kì 2 rồi, bây giờ nên ôn tập lại là vừa :))

Sau đây, mình xin chia sẻ tài liệu ôn thi học kì 2 khối THCS nhé!

[TÀI LIỆU ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI THCS]
- Ngữ Văn 6: https://drive.google.com/file/d/1uHk7Ej_52whR_subLO0kO46vzf-JZXou/view?fbclid=IwAR1lYM589JtHrFJ29VdyBToivezmYRDe-8vMK93h6MJShi_N1iKbOO669uk
- Ngữ Văn 7: https://drive.google.com/file/d/1nGXiRgdsgVEP6j5rYvIjQjcvI7Ellk1g/view?fbclid=IwAR1-Uxtub8PzfYnJ1WyMkS53XYQCj6k11HSY4hMbwSDiXZNrg-yzmmdbF7Y
- Ngữ Văn 8: https://drive.google.com/file/d/1K7x0RFAnf4rYFA87sHSKRnqprCuL5x9O/view?fbclid=IwAR3aCM2ZvkcFCj1GB50SdECgDKoQT72hfDyZwfsYfPi0bFDTF2WOsTgakvI
- Ngữ Văn 9: https://drive.google.com/file/d/1RtLOA9KlQI3dsiztQyUqw0C20Vur9M0M/view?fbclid=IwAR1io66Al1dPMqkSsc5CpyaJt5HLnUlkpRFjU7AoNia-lyg5JLB7Iit2L4M

LƯU Ý:

- Ngoài ra có thể xem những kiến thức về bộ môn Ngữ Văn tại đây: http://www.youtube.com/c/NguyễnThànhTrươngkienthuchoctap

- Bạn nào muốn tải xuống hoặc file word để thuận tiện bổ sung thì nhắn cho mình nhé!

12
29 tháng 4 2020

Nguyễn Thành Trương được rồi nè anh, cảm ơn anh.

29 tháng 4 2020

Nguyễn Thành Trương oki ah,cảm ơn ah vô cùng nhiều !!!

12 tháng 4 2020

a) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

Thành phần tình thái: chả nhẽ

b) Cụm từ "kể cả anh " bổ sung thêm đối tượng cho cho cụm từ "mọi người"

13 tháng 4 2020

1.

a. chẳng lẽ - tình thái

b. vốn dân Nam Bộ - phụ chú

c. Ôi - cảm thán

d. thưa ông - gọi đáp.

2. Trạng ngữ: Sau một hồi trống vang thúc dục cả lòng tôi

Chủ ngữ; mấy người học trò cũ

Vị ngữ: sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.

20 tháng 1 2019

Chơi lớp 9 cho nó sang nhỉ trần thị diệu linh UvU

20 tháng 1 2019

“ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Mỗi giờ đến lớp là một giờ sang tạo“ – câu khẩu hiệu của trường tôi là thế đấy. Đúng như vậy, trường chính là nơi nuôi dưỡng, giáo dục tâm hồn của mỗi người chúng ta. Là ngôi nhà thứ 2 của chúng ta. Chứa chan biết bao nhiêu thứ tình cảm của ta trong ấy. Và ngôi trường cũng là nơi mà tôi yêu quý nhất.

Trường tôi là một liên trường giữa cấp 2 và 3, vì thế trường rất rộng lớn và khang trang. Trường tôi đối diện với …(tự điền)…, nhìn từ xa thì trường tôi thật là to lớn như một vị thần. Đến gần thì một cổng vào thật to lớn làm sao! Cùng với đó là một bảng màu… xen lẫn với dòng chữ “ Trường THCS Hải Thái” màu …. Bước vào sân trường, sẽ thấy được trường tôi chia làm …(số dãy, dãy này thì là có gì, dãy kia có gì,…lồng sao cho nó hay vào)( vd trường a nhé:Ngôi trường tôi được các dãy ghép lại thành chữ U, ở dãy phía bên trái nhìn từ ngoài vào thì đó là những phong thí nghiệm ,… để các bạn có thể thực hành. Mặc dù tôi chưa được vào nhưng tôi vẫn có thể tưởng tượng nó thật tuyệt vòi làm sao! Còn nhìn thẳng vào thì là các lớp học xen lẫn với khối sáng, chiều. Mỗi lớp đều được trang bị đầy đủ các thiết bị như TV, bàn ghế,…để việc học được cải thiện hơn. Tôi cũng là học sinh trường này nên tôi biết được cảm giác thoải mái trong môi trường giáo dục tốt thế này!Còn bên phải là phòng hội đồng, phòng đội, thư viện,… để các thầy cô làm công tác chuyên môn làm việc, họp với nhau,…). Giữa trường là một cái sân rộng cùng những cây phượng, cây bàng to lớn rợp mát, nơi đây hằng tuần cũng là nơi chúng em vẫn làm lễ chào cờ. Trường tôi là một trường từ những năm tiên tiến đã từ từ vươn lên thành một trường đạt chuẩn quốc gia. Đó chính là nhờ sự siêng năng, chăm chỉ của học sinh. Đồng thời cũng nhờ sự tận tình giảng dạy, chỉ bảo học sinh của những “người lái đò”đầy tấm lòng cao cả. Ngôi trường cũng là nơi để tôi sẽ chia buồn vui, là nơi tôi có thể gặp gỡ nhiều người bạn, và cũng là nơi giáo dục tâm hồn tôi

Ngôi trường sẽ là người bạn, là ngôi nhà thứ hai của tôi. Dù có đi đâu xa chăng nữa, ngôi trường vẫn sẽ khắc mãi trong tim tôi. Ôi! Ngôi trường mến yêu ơi!

23 tháng 10 2017

“Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về”

Nguyễn Du đã sử dụng từ láy “tà tà” vừa gợi ra hình ảnh trời chiều lại vừa gợi ra nhịp vận động chậm dãi, từ từ như muốn níu kéo thêm một chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân trước khi chìm hẳn vào bóng đêm. Có lẽ hình ảnh bóng chiều tà này cũng đồng điệu với tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi trở về từ lễ hội mùa xuân “Chị em thơ thẩn dang tay ra về”. Từ thơ thẩn gợi ra trạng thái tự do, vô thức của chị em Thúy Kiều lại vừa gợi ra chút nuối tiếc, lưu luyến của hai chị ems au lễ hội mùa xuân.

“Bước dần theo ngọn tiểu kê

Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”

Hai chị em Thúy Kiều bước theo dòng suối nhỏ ven đường, tuy không trực tiếp miêu tả nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được những bước chân nhẹ nhàng chậm dãi như muốn đi, như muốn ở của hai nàng Vân, Kiều. Không khí náo nhiệt buổi sáng đã lùi lại nhường chỗ cho không gian rộng vắng nhưng không kém phần thơ mộng của cảnh vật “Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”, cảnh vật đẹp trong chính cái vẻ tĩnh lặng của nó.

“Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc qua”

Tác giả sử dụng từ láy “nao nao” gợi ra dòng chảy nhẹ, từng nhịp nhẹ nhàng uốn theo dòng suối bên đường tạo ra khung cảnh động mà có vẻ tĩnh. Cuối con suối là nhịp cầu nhỏ bắc ngang qua. Mọi khung cảnh đều rất giản dị, quen thuộc không có gì quá mới lạ nhưng lại mang đến nhiều cảm xúc cho chị em Thúy Kiều cũng như cho chính người đọc.

Bức tranh chiều tà như đối lập hoàn toàn với sự náo nhiệt, sôi nổi ban sáng nhưng dù ở thời điểm nào, bức tranh mùa xuân đều có những hấp dẫn của riêng nó, đó là cái nồng nhiệt của ngày xuân, nhưng đó cũng có thể là cái tĩnh lặng nhưng thơ mộng của chiều tà.

23 tháng 10 2017

"Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước lần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang" ...

Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đều là những từ láy có tính giảm nhẹ. "Tà tà" diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; "thơ thẩn" lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn "tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn" của Xuân Diệu sau này) "thanh thanh" vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ "nao nao" trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ "nho nhỏ" gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: "ngọn tiểu khê" - dòng suối nhỏ, phong cảnh thanh thoát, dịp cầu "nho nhỏ" lại nằm ở "cuối ghềnh" ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mơ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.

2 tháng 10 2018

* 6 câu thơ đầu

'' Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

...........

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia .''

- Cảnh có cả '' vẻ non xa lẫn tấm trắng gần'' nhưng cảnh ấy ko gợi lên 1 chút tười vui hay ấm áp , vs Kiều núi xa hay trăng gần chẳng khác j nhau and càng kcj đặc biệt . Lầu Ngưng Bích trơ trọi giữa ko gian hoang vắng , mênh mông .

- Trong ko gian ấy , Kiều chỉ ps làm bạn vs non xa trăng gần , 1 ko gian mênh mông trải rộng ra trước mắt nàng khiến Kiều càng cảm thấy nhỏ bé , lẻ loi , đơn độc .

'' Bẽ bàng mây sớm đền khuya,

Nữa tình nữa cảnh như chia tấm lòng''

Kiều có tâm trạng bẽ bàng ( xấu hổ , tủi nhục ) vì tấm thân mk đã bị hoen hố , tâm trạng ấy nhuốm vào cảnh vật , khiến cho cảnh vật càng thêm ảm đạm , thê hương.

18 tháng 5 2019

*6 CÂU ĐẦU

- Không gian: rộng lớn với “non xa”, “trăng gần” ⇒ sự bát ngát của không gian càng làm cho con người trở nên cô đơn, lẻ loi.

- Từ “xa trông”: biểu lộ rất rõ tâm trạng thẫn thờ, đón đợi.

- Không gian, vũ trụ bao la.

- Từ “khóa xuân”: Kiều ý thức được mình không còn trẻ tuổi, đoạn tuyệt với tuổi trẻ khi đã rơi vào chốn lầu xa.

- Từ láy “bẽ bàng”: sự hổ thẹn, sự tự vấn, nỗi chán nản hòa với buồn tủi đang tràn ngập trong tâm trạng Kiều.

*8 CÂU CUỐI

- Cặp lục bát 1: Phân tích hình ảnh “cửa bể chiều hôm”, “cánh buồm xa xa”: gợi tả nỗi buồn của Kiều khi nghĩ về cha mẹ, những người sinh thành ra mình, nàng cảm thấy xót xa.

- Cặp lục bát 2: Phân tính hình ảnh “ngọn nước mới sa”, “hoa trôi man mác”: gợi tả nỗi mông lung lo lắng của Kiều không biết cuộc đời sẽ trôi đi đâu về đâu. Tâm trạng của Thúy kiều lại trở về với thực tại của đời mình, trở về với nỗi đau hiện thực.

- Cặp lục bát 3: Phân tích hình ảnh “nội cỏ rầu rầu”, “chân mây mặt đất”: gợi tả sự vô định của Kiều. Từ láy rầu rầu gợi cho ta sự tàn úa đến thảm thương, màu xanh tàn úa, héo hắt.

- Cặp lục bát 4: Phân tích hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh”, “tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: sự sợ hãi, hoảng hốt của Kiều. Sự lênh đênh trên chặng đường đời nhiều sóng gió trước mặt Kiều, cũng là những phong ba, gập ghềnh mà Kiều sẽ phải đi qua.

=> Điệp từ “buồn trông” được nhắc đi nhắc lại trong khổ thơ. Nó như tâm trạng của Kiều lúc này, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

* Tổng kết nghệ thuật:

- Điệp cấu trúc với điệp ngữ “buồn trông”

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

- Hình ảnh có sự tăng tiến gợi tả sự tăng tiến của cảm xúc

5 tháng 6 2021

Các bạn tham khảo Hình thức + Nội dung của bài này này :

- Về hình thức: Bài làm phải xác định đúng yêu cầu cần nghị luận, đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.  Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.

- Về nội dung: Xác định vấn đề cần nghị luận, vai trò của tính tự lập đối với giới trẻ. Khi triển khai vấn đề, bài viết phải giải thích được: “Tính tự lập là khả năng tự thực hiện mọi việc, không dựa dẫm vào người khác, sử dụng tài năng, bản lĩnh của cá nhân để làm chủ cuộc sống của mình”. Trong phần bàn luận, học sinh nêu rõ được vai trò của tính tự lập: Tính tự lập giúp chúng ta thể hiện sự tự tin, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, nỗ lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

- Tự giác chăm lo cho bản thân, hoàn thành các công việc giúp chúng ta trưởng thành, bản lĩnh, vững vàng hơn trong cuộc sống.

- Tính tự lập giúp chúng ta làm chủ cuộc sống của chính mình, sớm xây dựng kế hoạch hoàn thiện và phát triển bản thân, không trở thành gánh nặng hay sự ràng buộc cho những người xung quanh.

\(\rightarrow\) Từ đó, bài học nhận thức và hành động của mỗi em: Cần vững tin vào bản thân và những điều mình tin tưởng, chủ động tự kiểm soát cuộc sống trong mọi việc: học tập, sinh hoạt,... Lắng nghe ý kiến của những người xung quanh để hoàn thiện bản thân. Kiên cường vượt qua mọi khó khăn, tránh thụ động, ỷ lại trong cuộc sống.

5 tháng 6 2021

👏🏼👏🏼👏🏼