Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp so sánh bằng cặp từ quan hệ "bao nhiêu" - "bấy nhiêu"
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.
- Nỗi nhớ sâu sắc của người cháu dành cho ông bà đã khuất của mình.
- Nhắc nhở người đọc đạo lý "uống nước nhớ nguồn", trân trọng người ông, người bà của mình.
Em tham khảo:
Trong phần (2) của bài nghị luận, tuy hai câu đầu bài ca dao không nhắc đến cô gái nhưng hình ảnh cô đã xuất hiện hết sức sống động: “Hình ảnh cô gái thăm đồng hiện lên với tất cả dáng điệu của một con người năng nổ, tích cực. Đứng “bên nỉ” rồi lại đứng “bên tê” để ngắm nhìn, quan sát cánh đồng từ nhiều phía, dường như cô muốn thâu tóm, nắm bắt, cảm nhận cho thật rõ tất cả cái “mênh mông bát ngát” của đồng lúa quê hương”.
Tham khảo cách làm của mình nha cậu !
Bài làm
Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học
+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta
Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…
Biện pháp tu từ: " là " - so sánh ngang bằng
Cảm nhận đoạn thơ:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay."
(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.
tham khảo:
Từ hè đến giờ, trời chẳng đổ mưa làm cây cối, đất đai héo mòn. Rồi đến tối thứ Bảy, tôi đang say mê học bài thì bỗng có một tiếng sấm vang trời kéo theo một cơn mưa đầu mùa vù đến. Vui mừng biết bao, tôi ghé qua cửa sổ mong chờ ngày mai - buổi bình minh trong vườn.Sáng sớm, vừa thức dậy tôi đã vọt ra khu vườn cạnh nhà. Đó là nơi tôi thường chơi đùa cùng chú chó Mực thân thương. Chao ôi! khu vườn hôm nay thật đẹp. Đẹp đến lộng lẫy với bầu trời trong xanh mát dịu. Sau cơn mưa, bầu trời thật sáng. Những hạt sương long lanh như những viên pha lê đậu nhẹ trên cây lấp lánh như những chiếc đèn pha lê. Cơn mưa đêm qua như chiếc khăn hồng nhè nhẹ lau hết mây hết bụi cho bầu trời hôm nay thật sáng sủa.Nào là bác chào mào, chị chích chòe, anh cú,.. bay qua vỗ cánh nhịp nhàng như vẫy chào ông mặt trời, chào cây cối, chào tất cả mọi thứ chúng nhìn thấy. Hàng cây đằng ngà vàng bóng cao vút tầng mây. Trên cao ấy, những làn mây hồng hào, trong xanh trôi bồng bềnh bốn phía. Phía dưới, những hàng cây reo hò mừng cho ngày mới đẹp tươi. Hàng chuối đu đưa bế lũ con nhọn hoắt xanh xanh. Gió thì thầm qua kẽ lá, nắng dịu dàng rọi sáng nơi nơi. Mùi mít chín xa xa thơm lựng quyện với hương hoa hồng ngào ngạt ngát hương.Một ngày chủ nhật thật đẹp. Ông Mặt trời lên với muôn ngàn màu sắc tươi. Và đã đến lúc vào nhà để ăn bữa sáng với tâm hồn thật thoải mái. khoan khoái lạ thường
So sánh: in đậm
Nhân hóa: in nghiêng
Từ hè đến giờ, trời chẳng đổ mưa làm cây cối, đất đai héo mòn. Rồi đến tối thứ Bảy, tôi đang say mê học bài thì bỗng có một tiếng sấm vang trời kéo theo một cơn mưa đầu mùa vù đến. Vui mừng biết bao, tôi ghé qua cửa sổ mong chờ ngày mai - buổi bình minh trong vườn.Sáng sớm, vừa thức dậy tôi đã vọt ra khu vườn cạnh nhà. Đó là nơi tôi thường chơi đùa cùng chú chó Mực thân thương. Chao ôi! khu vườn hôm nay thật đẹp. Đẹp đến lộng lẫy với bầu trời trong xanh mát dịu. Sau cơn mưa, bầu trời thật sáng. Những hạt sương long lanh như những viên pha lê đậu nhẹ trên cây lấp lánh như những chiếc đèn pha lê.( So sánh ) Cơn mưa đêm qua như chiếc khăn hồng nhè nhẹ lau hết mây hết bụi cho bầu trời hôm nay thật sáng sủa. Nào là bác chào mào, chị chích chòe, anh cú,.. bay qua vỗ cánh nhịp nhàng như vẫy chào ông mặt trời, chào cây cối, chào tất cả mọi thứ chúng nhìn thấy.( Nhân hóa ) Hàng cây đằng ngà vàng bóng cao vút tầng mây. Trên cao ấy, những làn mây hồng hào, trong xanh trôi bồng bềnh bốn phía. Phía dưới, những hàng cây reo hò mừng cho ngày mới đẹp tươi. Hàng chuối đu đưa bế lũ con nhọn hoắt xanh xanh. Gió thì thầm qua kẽ lá, nắng dịu dàng rọi sáng nơi nơi. Mùi mít chín xa xa thơm lựng quyện với hương hoa hồng ngào ngạt ngát hương.Một ngày chủ nhật thật đẹp. Ông Mặt trời lên với muôn ngàn màu sắc tươi. Và đã đến lúc vào nhà để ăn bữa sáng với tâm hồn thật thoải mái. khoan khoái lạ thường
- Biện pháp tu từ từ vựng: In đậm
nghị luận
sử dụng nhiều biện pháp tu từ (điệp ngữ, so sánh)