Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tư tưởng:
+ Phê phán các phe cánh trong triều đình phong kiến vì lối sống xa hoa hay tham vọng quyền lực gây nên cảnh loạn lạc, lôi kéo dân chúng vào vòng bạo lực can qua.
+ Phê phán những người nghệ sĩ chỉ vì muốn thi thố tài năng nghệ thuật, thực hiện mộng lớn của bản thân mà đối lập với nhân dân, bị nhân dân xem là kẻ thù.
+ Bày tỏ niềm thông cảm, ái ngại với bi kịch của người nghệ sĩ và niềm tiếc nuối mộng lớn không thành của những người nghệ sĩ kì tài như Vũ Như Tô.
- Thông điệp:
+ Niềm băn khoăn về phẩm chất của người nghệ sĩ.
+ Niềm băn khoăn về mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và nghệ sĩ, giữa cái đẹp xa xỉ, cao sang và cái có ích, thiết thực,…
- Tư tưởng và thông điệp này vẫn còn có ý nghĩa đối với đời sống đương đại.
Nhân vật Đàm Thân:
- Cô là một người chiến sĩ dũng cảm không tiếc mình hi sinh cho nhân dân, đất nước.
- Cô yêu hết mình và rất chung thủy với người yêu.
- Khi không còn tình yêu bên cạnh cô quyết tâm không sống vì bản thân mình nữa mà sống vì đời, giúp đời.
Thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật chính - Đàm Thân là thái độ tôn trọng và yêu mến. Điều này được thể hiện qua một số chi tiết như:
+ Nhân vật tôi luôn coi Đàm Thân như vị "bồ tát" nhân từ.
+ Chi tiết "Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau... tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người."
Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa, nhưng ẩn sau đó lại là tình trạng phân biệt sắc tộc, màu da. Vì vậy qua văn bản, tác giả bày tỏ mong muốn tất cả mọi người trên thế giới đều có quyền được sống tự do và bình đẳng. Tác giả thể hiện sâu sắc tình cảm của mình với đất nước Mỹ và người dân Mỹ gốc Phi bị đối xử phân biệt. Vì thế, nước Mỹ cần có những chính sách và hành động quyết liệt.
Em tham khảo:
“Thương vợ” – một trong những bài thơ chất chứa nồng nàn bao cảm xúc của một người chồng dành cho vợ mình giữa cuộc đời bao vất vả, lo toan. Người chồng ấy không phải ai khác mà chính là tác giả của bài thơ: Trần Tế Xương. Ông đã dành cho vợ mình những tình cảm rất chân thành qua lời thơ giản dị mà sâu sắc.Trần Tế Xương là một trong những nhà thơ trẻ với những tác phẩm đã trở thành bất tử. Sáng tác của ông gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình, đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời. Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Thơ Trần Tế Xương lại khác. Trong sáng tác của ông, có hẳn một đề tài về bà Tú gồm cả thơ, văn tế, câu đối. Bà Tú từng chịu nhiều vất vả gian truân trong cuộc đời, nhưng bà lại có niềm hạnh phúc là ngay lúc còn sống đã được đi vào thơ ông Tú với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng. “Thương vợ” là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú. Trong những câu thơ đầu, ông miêu tả rất chân thực về cuộc sống và gánh vác nặng nhọ của vợ mình. Nghề của bà là buôn bán, quanh năm ngày tháng lặn lội ở “mom sông” – nơi có nhiều hiểm nguy rình rập. Ông Tú ngày đêm bận bịu với đèn sách, với thơ ca, vậy mà vẫn để tâm đến công việc của vợ mình, khác hẳn với những người đàn ông khác trong chế độ nam quyền cùng thời. Ông là người có tri thức, lại thấu hiểu sự đời. Vì thế, ông hiểu hơn ai hết những nỗi vất lo toàn mà vợ mình đang gánh. Ông đã dành cho vợ những lời thơ rất giản dị với hình ảnh và từ ngữ chân thành, giàu cảm xúc. Ông hiểu rằng, vợ mình vất vả như vậy là vì phải “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Đủ là đủ ăn đủ mặc, đủ ấm, đủ không thiếu thứ gì. Ông tự đặt mình cân xứng với “năm con” để khắc họa thêm trọng trách lớn lao mà bà Tú đang đảm đương. Không phải ông hạ mình trước vợ, càng không phải ông thấp hèn, kém cỏi mà vì cái nghiệp văn chương của ông lúc bấy giờ không phải là thời thịnh nên không thể dựa vào đó mà lo toan cuộc mưu sinh cơm áo gạo tiền được. Trong lời thơ của ông còn thầm có sự biết ơn, trân trọng sâu sắc đến người vợ đảm đang, tảo tần, giàu hi sinh. Bởi thế, ông mới hiểu những ngày bà “lặn lội”, “eo sèo” trong cuộc bán buôn, bon chen đầy vất vả, ganh đua. Có người đặt ra câu hỏi, tại sao ông hiểu vợ mình vất vả như vậy mà lại không đứng lên làm giúp bà? Những vần thơ của ông có mang lại cơm áo gạo tiền cho bà đỡ vất vả? Ông hiểu biết, ông có tri thức sao lại để vợ mình phải vất vả vậy? Câu hỏi trái ngang thật khó trả lời. Bởi trong thời thế ấy, ông không thể bỏ cây bút mà lao vào làm lụng chân tay cùng bà được. Mình bà gánh vác cả năm con đã là một gánh nặng lắm rồi, lại thêm cả một ông chồng. Liệu rằng người phụ nữ ấy có gục ngã, có kêu than? Một lần nữa, Tế Xương dành cho vợ mình những lời thơ rất đáng trân trọng, nâng niu. Ông cảm mến và cảm thông với nỗi niềm vất vả của vợ, ông thấu hiểu sự cam chịu của bà. Càng biết ơn vợ bao nhiêu, ông lại càng oán than bản thân mình bấy nhiêu. Ông tự chửi mình “Có chồng hờ hững cũng như không”. Ông không làm được gì giúp bà ngoài tình thương yêu và lòng thương cảm sâu sắc. Có lẽ đối với bà Tú như vậy cũng đã là đủ lắm rồi. Bởi thân phận người phụ nữ xưa ai cũng khổ, cũng chìm nổi long đong, nhưng chẳng mấy ai được chồng thương và thấu hiểu như bà. Chỉ là do thời thế nên ông không giúp được gì cho vợ. Bên cạnh những tình cảm chân thành dành cho bà Tú, Tế Xương cũng thầm bày tỏ niềm đồng cảm, xót xa với những thân phận đồng cảnh với bà. Bởi thế, ông ví vợ mình với “thân cò” – một hình ảnh quen thuộc trong ca dao Việt Nam khi nói về số phận vất vả của người nông dân. Dù họ có phải “lặn lội”, phải “eo sèo” hay dù thế nào đi chăng nữa, những “thân cò” vẫn ngày đêm miệt mài kiếm sống. Vậy, vì mục đích gì mà họ lại cam chịu như vậy? Không phải vì bị ép buộc, mà vì tình yêu thương lớn lao và cao cả họ dành cho gia đình. Sự hi sinh ấy thật đáng trân trọng và đáng quý biết bao. Nhưng không phải ai cũng có nỗi lòng thấu hiểu như nhà thơ Tế Xương. Sống trong xã hội nam quyền nhưng ông không tự cho mình được quyền thong dong, được hưởng thụ thoải mái mọi thứ và được trà đạp lên người phụ nữ. Ở xã hội ấy, có những người vợ bị coi là nô lệ, là người ở, nhưng Tế Xương thì không. Bà Tú đã đi vào thơ ông với ý nghĩa là một người vợ đích thực, một người vợ đảm đang, giàu đức hi sinh. Ông thương vợ và ngược lại cũng trách mình làm chồng mà “hờ hững cũng như không”. Đúng như cái tên mà tác giả đã đặt cho bài thơ “Thương vợ”, Tế Xương đã dành những tình cảm chân thành nhất dành cho vợ. Không giúp được vợ nhưng ông mong sao những tình cảm của mình sẽ làm bà vơi đi mệt mỏi sau bao ngày lặn lội vất vả mưu sinh.
Tác giả lại cho rằng Chữ người tử tù là "sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối" vì trong tác phẩm đó đã làm nổi bật sự đối lập giữa cái tài, cái đẹp với cái nhem nhuốc tục tằn, của thiên lương đối với cái ác.
Thân Nhân Trung (1418 – 1499) tên chữ là Hậu Phủ, người xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng, nay thuộc tỉnh Bắc Giang, ông đỗ tiến sĩ năm 1469, từng là thành viên trong Hội Tao đàn do vua Lê Thánh Tông sáng lập. Là người có tài văn chương nên năm 1484, ông đã được nhà vua tin cậy giao cho soạn thảo Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba. Văn bản này giữ vai trò quan trọng như lời Tựa chung cho cả 82 tấm bia tiến sĩ ở nhà bia Văn Miếu, Hà Nội. Bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trích từ bài kí này, trong đó có câu: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.
Vấn đề tác giả nêu ra trong đoạn trích là khẳng định vai trò, vị trí của các bậc hiền tài đối với đất nước. Đây là một nhận định sáng suốt và đúng đắn, được chiêm nghiệm và rút ra từ thực tế thăng trầm của lịch sử nước ta, chứng tỏ người viết có tầm nhìn xa trông rộng.
Vậy hiền tài là gì và tại sao hiền tài lại là nguyên khí của quốc gia?
Thế nào là hiền tài? Hiểu theo nghĩa hiển ngôn của từng từ thì hiền là ăn ở tốt với mọi người (phải đạo), hết lòng làm trọn bổn phận của mình đối với người khác; tài là khả năng đặc biệt làm một việc nào đó. Hiểu rộng ra theo nghĩa hàm ngôn thì hiền tài là người tài cao, học rộng và có đạo đức, một lòng một dạ vì lợi ích của nhân dân, Tổ quốc.
Thế nào là nguyên khí? Nguyên khí là khí ban đầu tạo ra sự sống của vạn vật. Hiểu rộng ra, nguyên khí là yếu tố quyết định sự sống còn và phát triển của xã hội, đất nước.
Vậy tại sao hiền tài là nguyên khí của quốc gia?
Hiền tài là sự kết tụ tinh hoa của đất trời, của khí thiêng sông núi, của truyền thống dân tộc. Người xưa đã nói: Địa linh sinh nhân kiệt, nên hiền tài là nguyên khí của quốc gia.
Những người được coi là hiền tài có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hưng vong của một triều đại nói riêng và của quốc gia nói chung. Có thể lấy rất nhiều ví dụ trong lịch sử nước ta để chứng minh cho điều đó như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Giang Văn Minh, Tô Hiến Thành, Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huệ… ở những thế kỉ trước và nhân vật nổi tiếng của thế kỉ XX là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại – người đã lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân, phong kiến, giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước và khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, có một số nhân sĩ, trí thức được đào tạo ở nước ngoài vì cảm phục đức hi sinh cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh nên đã sẵn sàng từ bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý, trở về nước trực tiếp đóng góp tài trí của mình cho sự nghiệp kháng chiến. Kĩ sư Trần Đại Nghĩa, người chế tạo ra nhiều thứ vũ khí lợi hại cho kháng chiến. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ Đặng Văn Ngữ… đã bỏ ra bao công sức nghiên cứu, tìm tòi và chế tạo ra những thứ thuốc kháng sinh quý giá để cứu chữa cho thương binh, bộ đội trên chiến trường. Nhà nông học Lương Định Của suốt đời trăn trở, nghiên cứu cải tạo ra những giống lúa mới có khả năng chống sâu rầy và cho năng suất cao để cải thiện cuộc sống nông dân, tăng nguồn lương thực tiếp tế cho chiến trường miền Nam đánh Mĩ… Đó là gương sáng của những bậc hiền tài một lòng một dạ vì quyền lợi chung của nhân dân và Tổ quốc.
Như đã nói ở trên, hiền tài có vai trò quan trọng đối với sự hưng vong của đất nước. Nhưng hiền tài không phải tự nhiên mà có. Ngoài thiên khiếu bẩm sinh, những người tài phải được phát hiện và giáo dục theo một quy củ nghiêm túc để họ nhận thức đúng đắn về mục đích học tập là rèn luyện đạo lí làm người, để bổi dưỡng lòng tương thân, tương ái và hiểu rõ trách nhiệm của bản thân đối với xã hội. Ngày xưa, theo quan niệm của Khổng giáo thì việc giáo dục con người phải lấy đức làm gốc (đức giả bản dã), còn tài là phần ngọn (tài giả mạt dã). Nguyễn Trãi cũng đặt đức lên trên tài: Tài thì kém đức một vài phân. Đại thi hào Nguyễn Du cũng khẳng định: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Quan niệm đúng đắn ấy còn giữ nguyên giá trị cho đến tận ngày nay. Bác Hồ trong một lần nói chuyện với học sinh đã nhấn mạnh: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Hiền tài trước hết phải là người có đức. Trong chế độ phong kiến trước đây thì đức chính là lòng trung quân, ái quốc. Mọi suy nghĩ và hành động của các bậc hiền tài đều không ngoài bốn chữ đó. Những mưu cầu, toan tính vun vén cho lợi ích cá nhân không thể tác động và làm ảnh hưởng đến lí tưởng cao quý giúp vua, giúp nước của họ. Xét theo chuẩn mực đạo đức Nho giáo thì họ xứng đáng là những bậc chính nhân quân tử: phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất (giàu sang không làm thay đổi, nghèo khó không thể chuyển lay, bạo lực không thể khuất phục). Hiền tài là những tấm gương quả cảm, tận trung với nước, tận hiếu với dân. Mạc Đĩnh Chi, trạng nguyên đời Trần được triều đình cử đi sứ phương Bắc đã tỏ rõ cho vua quan nhà Minh biết chí khí hiên ngang của người quân tử bằng tài ứng đối hùng biện của mình. Giang Văn Minh sẵn sàng hi sinh tính mạng để bảo vệ danh dự của vua Nam và quốc thể nước Nam, xứng đáng là sứ thần Đại Việt. Không thể kể hết tên tuổi các hiền tài của nước Nam, đúng như Nguyễn Trãi từng viết: Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có (Bình Ngô đại cáo).
Tuy nhiên, lịch sử mấy nghìn năm của đất nước ta có nhiều giai đoạn biến đổi thăng trầm, về đại cục, lịch sử luôn phát triển theo hướng đi lên; nhưng có lúc lịch sử gặp giai đoạn suy thoái, bi thương. Vận mệnh dân tộc, số phận đất nước đặt lên vai hiền tài, nhưng vì nhiều lí do, họ đã không đảm đương được trọng trách mà quốc gia giao phó. An Dương Vương oai hùng với thành Cổ Loa kiên cố và nỏ thần hiệu nghiệm, nhưng vì chủ quan khinh địch nên đã lâm vào cảnh nước mất nhà tan. Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống chỉ vì ham muốn lợi danh mà hèn nhát cam tâm làm tay sai cho quân xâm lược phương Bắc. Đó là lúc nguyên khí suy, thế nước yếu rồi xuống thấp.
Điều quan trọng nhất là hiền tài thì phải thực sự có tài. Có tài kinh bang tế thế thì mới nghĩ ra được những kế sách sáng suốt giúp vua và triều đình cai trị đất nước. Tài năng quân sự lỗi lạc của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã góp phần to lớn vào chiến công lừng lẫy của quân dân nhà Trần ba lần đánh thắng quân xậm lược Mông – Nguyên. Tài năng quân sự, ngoại giao xuất sắc của Nguyễn Trãi khiến ông trở thành vị quân sư số một của Lê Lợi, có vai trò quyết định chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, quét sạch mười vạn giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta.
Một gương sáng hiền tài đã trở thành thần tượng không chỉ trong phạm vi đất nước mà mở rộng ra phạm vi toàn cầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tên tuổi của ông gắn liền với hai cuộc kháng chiến đau thương và oanh liệt của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, ông đã làm vẻ vang cho lịch sử và truyền thống bất khuất, hào hùng của đất nước. Nhắc đến ông, nhân dân ta và bè bạn năm châu yêu mến, tự hào; còn kẻ bại trận cũng phải nghiêng mình kính phục.
Xưa nay, các triều đại phong kiến đều quan tâm đến việc mở trường học và tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài giúp nước.
Sau khi quét sạch quân xâm lược nhà Minh ra khỏi bờ cõi, mở ra nền thái bình muôn thuở, vua Lê Thái Tổ đã tỏ ra đặc biệt quan tâm đến vấn đề mở rộng và nâng cao nền giáo dục của nước nhà, trong đó có việc phát hiện và đào tạo nhân tài nhằm phục vụ cho mục đích chấn hưng đất nước. Các triều đại trước, việc tuyển chọn người ra làm quan chủ yếu thông qua con đường tiến cử, nhiệm cử…, nhưng đến thời Lê thì chủ yếu là thông qua khoa cử để chọn người tài giỏi giúp vua trị nước. Vua Lê Thánh Tông viết trong chiếu dụ như sau: Muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học. Phải chọn người có học thì thi cử là đầu. Nước ta, từ khi trải qua binh lửa, nhân tài ít như lá mùa thu, tuấn sĩ thưa như sao buổi sáng. Thái Tổ ta mới dựng nước đã lập ngay trường học, nhưng lúc mới mở mang chưa đặt khoa thi. Ta noi theo chỉ tiên đế, muốn cầu được hiền tài để thỏa lòng mong đợi. Trong sắc dụ của mình, vua Lê Hiển Tông cũng khẳng định: Các bậc thánh đế minh vương, chẳng ai không lấy việc gây dựng người tài, kén chọn kẻ sĩ, bồi đắp nguyên khí làm việc đầu tiên.
Người có tài, có đức giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay như thế nào?
Nếu hiểu theo nghĩa hiền tài là người tốt, có khả năng đặc biệt làm một việc nào đó thì hiền tài hiện nay trong lĩnh vực nào cũng có. Đó là những người vượt khó để thành đạt; là những doanh nhân có tâm, có tài, sản xuất ra những hàng hoá chất lượng cao đem lại lợi ích to lớn cho nhân dân, đất nước; là những nhà khoa học có nhiều công trình hữu ích, thiết thực; là những vị lãnh đạo có tư tưởng đổi mới, hoạch định các chính sách phù hợp, khả thi để thúc đẩy nền kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội ngày càng phát triển. Tất cả hợp lại tạo nên nguyên khí quốc gia.
Hiền tài không phải tự nhiên mà có. Ngoài năng khiếu bẩm sinh mang tính chất truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương… thì người tài phải được phát hiện, giáo dục, đào tạo một cách nghiêm túc và bài bản để thực sự trở thành hiền tài của đất nước.
Nhân tài của một đất nước không nhiều nhưng cũng không quá hiếm hoi. Để có được hiền tài, Nhà nước phải có chính sách đảo tạo và sử dụng đúng đắn cùng chính sách đãi ngộ trân trọng, hợp lí. Tạo điều kiện thuận lợi để hiền tài phát triển tài năng và cống hiến có hiệu quả nhất cho sự nghiệp phát triển đất nước giàu mạnh.
Nhận định của Thân Nhân Trung đúng với mọi quốc gia và mọi thời đại. Học sinh chúng ta cần phải rèn luyện, phấn đấu không ngừng để trở thành hiền tài, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong ước.
Đến nay nhiều người trong chúng ta đều biết Thân Nhân Trung trong một bài viết trên bia ở Văn Miếu Hà Nội vừa khẳng định “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và ngày càng lớn, nguyên khí suy thì nước yếu và ngày càng xuống cấp.” Rõ ràng, ông cha ta từ xưa vừa quan niệm nguyên khí của nước vừa là khát vọng, vừa là sức sống của dân tộc. Ngay từ khi còn nhỏ, mới cắp sách đến trường, tui đã được các thày cô dậy về lòng tự hào quê hương Thái Bình vừa sản sinh ra nhà bác học, nhà giáo Lê Quý Đôn. Ông vừa có những nhận định trở thành chân lý cho tất cả thời lớn “Phi nông bất ổn, bay công bất phú, bay thương bất hoạt, bay trí bất hưng” có nghĩa là đất nước muốn hưng vượng phải nhờ vào trí thức.
Hiền tài, theo định nghĩa như trên của Thân Nhân Trung, đương nhiên là trí thức. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trí thức. Theo từ điển thì: “Trí thức là người sử dụng trí tuệ làm việc, nghiên cứu, phản ánh, đoán trước hoặc để hỏi và trả lời các các câu hỏi liên quan hàng loạt những ý tưởng khác nhau”. C. Mac định nghĩa: “Trí thức là người nói sự thật, phê bình bất nhân nhượng về những gì hiện hữu. Không nhân nhượng với nghĩa rằng họ bất lùi bước trước kết luận của chính mình, hoặc xung đột với quyền lực, bất cứ quyền lực nào”.
Ngày nay, theo quan điểm chính thống, trí thức là những người lao động trí óc. Thái độ của trí thức là thước đo sự tiến triển của chế độ. Gs Cao Huy Thuần lớn học Picardie (Pháp) định nghĩa: “Ai đánh thức bất cho xã hội ngủ, người ấy là trí thức bất kỳ họ là ai”. J. P. Sartre, triết gia (nhà) lừng danh người Pháp vừa nói “Nếu ai đó chế làm ra (tạo) ra quả bom nguyên tử, thì người đó là bác học, chỉ khi nào ông bác học ý thức được cái khí giới giết ngươi ghê gớm ấy, đứng lên hô hào chống bom nguyên tử, lúc đó ông ta là trí thức”.
Lịch sử nhân loại, chuyện dùng người mỗi thời (gian) khác nhau tùy theo trả cảnh lịch sử, thời (gian) thế và vai trò, nhiệm vụ. Đông - Tây, kim - cổ người có thực tài và là người trí thức chân chính đều có “mẫu số chung” trong cách ứng xử với xã hội và tầng lớp cầm quyền. Người chân chính có thực tài thật là hiếm hoi, nên phải biết tìm, biết trân trọng. Thời Tam quốc, Lưu Bị được lên làm vua cai trị nước Thục nhờ sáng suốt biết thu phục nhân tâm và trọng dụng người tài. Điển hình là ông vừa 3 lần thực tâm lặn lội (tam cố thảo lư) đến mời Gia Cát Lượng về hợp tác với mình. Tần Thủy Hoàng vị Hoàng đế Trung Hoa đầu tiên có công thống nhất đất nước nhưng cai trị đất nước bằng bạo quyền, đốt sách, phỉ báng trí thức cho nên chỉ được thời (gian) gian ngắn nhà Tần vừa suy vong.
Đất nước ta, từ xưa đến nay lúc nào cũng nhiều người hiền tài, tuy nhiên từng thời (gian) kỳ, từng lúc mà nguồn hiền tài đó được khơi ra như thế nào. Có nghĩa là khi được quan tâm, trọng dụng thì hiền tài sẽ có, tri thức sẽ nhiều. Người có học vấn thường có tiềm năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn người thường. Thời phong kiến, ở nước ta vừa có biết bao bài học khi biết trọng dụng trí thức thì công cuộc bảo vệ tổ quốc, chống ngoạixâm và xây dựng đất nước phát triển rất hiệu quả nhờ tầng lớp trí thức lãnh đạo biết khơi dậy, hòa cùng cùng với nhân dân xả thân vì nghề lớn. Bài “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt xác định chủ quyền của đất nước “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” hay bản hùng văn lịch sử của Nguyễn Trãi: “Bình Ngô lớn cáo” là minh chứng cho sự sáng suốt của các trước nhân biết coi trọng và sử dụng trí thức là các nhà quân sự, nhà tư tưởng chiến lược của thời đại.
Mặc dù chế độ phong kiến chỉ cho phép sĩ phu tiến thân trong chốn quan trường nhưng các bậc trí thức hiền tài khi thấy ý kiến của mình bất được Vua tôn trọng, vừa sẵn sàng rũ áo, từ quan về ở ẩn. Ông Chu Văn An nổi tiếng là bậc Thánh hiền, ngay khi đỗ Thái học sinh, ông từ chối làm quan, bất màng danh lợi về quê mở trường dạy học có nhiều môn sinh. Vua Trần Minh Tông biết tài của Chu Văn An mời ông vào triều dạy học cho thái hi sinh và các con lớn thần. Đến đời vua Trần Dụ Tông thấy nhiều lớn thần xung quanh Vua là nịnh thần, tham quan, nhà giáo Chu Văn An vừa dũng cảm dâng sớ, hạch tội và xin chém 7 kẻ tội thần. Vua bất nghe, ông liền treo ấn, từ quan về ở ẩn. “Thất trảm sớ” nổi tiếng của nhà giáo Chu Văn An vẫn còn được truyền tụng mãi đến muôn đời sau. Thời Vua Quang Trung là bậc minh quân biết sử dụng người tài nhưng tiếc thay lại đoản thọ nên nghề lớn vẫn còn dở dang.
Thời kỳ cách mạng còn trong “trứng nước” Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với tư duy, tầm nhìn sáng suốt và uy tín to lớn vừa cảm hóa, thuyết phục được nhiều nhân sĩ, trí thức tiêu biểu tham gia (nhà) khối lớn đoàn kết dân tộc, sẵn sàng từ bỏ cuộc sống “nhung lụa”, bất chấp hiểm nguy đi theo cách mạng, hy sinh cho nghề lớn. Khi thành lập Chính phủ kháng chiến, một trong những bức công văn quan trọng đầu tiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đi là bài báo “Tìm người tài đức” đăng công khai. Trong đó Người bày tỏ sự quan ngại “không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những người tài đức không thể xuất thân”. Bác Hồ đã làm công tác cán bộ trên cơ sở dựa vào thành ý và minh tâm của dân để tuyển chọn và sử dụng người tài, chứ không cho rằng công tác tổ chức là chỉ thuộc về Đảng, làm trong nội bộ Đảng rồi đưa ra thuyết phục, để dân chấp nhận.
Dường như có một sự cộng hưởng kì lạ của những số phận ở bức tranh này. Pu-skin kết thúc sinh mệnh sau một cuộc đấu súng oái oăm, lúc mới ba mươi tám tuổi. Họa sĩ Páp-cốp cũng ngừng cuộc phiêu du trên trần gian do một sự cố phi lí khi tuổi đời mới chỉ bốn mươi hai.