Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Tổ quốc là nơi ta sinh ra và lớn lên. Tổ quốc cũng là cơ đồ do tổ tiên, ông bà, cha mẹ chúng ta dày công vun đắp từ bao đời nay. Mỗi người dân đều có trách nhiệm và nghĩa vụ phải bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ mỗi một tấc đất, ngọn sóng, vùng trời thuộc về chúng ta. Như Bác Hồ đã từng nói: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước/Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước." "Giữ lấy nước" nhất định là việc mà chúng ta phải cùng nhau gánh vác, làm thế nào cho xứng đáng với Tổ tiên, với các Vua Hùng đã có công dựng nước.
Dân tộc Việt Nam có tinh thần yêu nước nồng nàn. Nhờ tinh thần yêu nước ấy, chúng ta đã giành được độc lập tự do, giành được chủ quyền của lãnh thổ mà tổ tiên ta từ ngàn đời gây dựng. Để xứng đáng là con cháu của các Vua Hùng, mỗi người dân phải có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc phòng, ra sức xây dựng quê hương mỗi ngày một giàu đẹp hơn. Ngày nay, thế hệ trẻ chúng em ra sức thực hiện lời dạy của Bác, ra sức học tập để sau này trở thành những người có ích cho Tổ quốc.
Tổ quốc Việt Nam ta đã trải qua nghìn năm vản hiến . Các Vua Hùng đã có công đấu tranh để giành lại non sông . Và chúng ta - nhưng người con đất Việt có trách nhiệm giữ gìn đất nước để luôn xứng đáng với những gì mà tổ tiên ta để lại !
Đất nước ta tự hào với bốn ngàn năm lịch sử, là bốn ngàn năm không ngừng đấu tranh để dựng xây và bảo vệ từng tất đất tổ tiên. Được khởi nguồn từ thời đại của các vua Hùng, nước Việt ta ngày càng được mở mang, bền vững chính nhờ biết bao máu xương cha ông xây đắp. Công lao của những vị anh hùng ấy thật quý giá, lớn lao với lớp lớp con cháu sau này. Tiếp nối truyền thống ấy, ngay từ thế hệ măng non chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn và nhận thức được trọng trách bảo vệ, giữ vững nước nhà ngày sau. Noi theo thế hệ cha ông, vâng lời Bác Hồ dặn, thế hệ trẻ chúng ta quyết tâm dốc sức để xứng đáng là tương lai bền vững của quê hương đất nước sau này.
Chào bạn ^ ^ Bạn có thể tham khảo vài ý dưới đây nha
Đất nước ta tự hào với bốn ngàn năm lịch sử, là bốn ngàn năm không ngừng đấu tranh để dựng xây và bảo vệ từng tất đất tổ tiên. Được khởi nguồn từ thời đại của các vua Hùng, nước Việt ta ngày càng được mở mang, bền vững chính nhờ biết bao máu xương cha ông xây đắp. Công lao của những vị anh hùng ấy thật quý giá, lớn lao với lớp lớp con cháu sau này. Tiếp nối truyền thống ấy, ngay từ thế hệ măng non chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn và nhận thức được trọng trách bảo vệ, giữ vững nước nhà ngày sau. Noi theo thế hệ cha ông, vâng lời Bác Hồ dặn, thế hệ trẻ chúng ta quyết tâm dốc sức để xứng đáng là tương lai bền vững của quê hương đất nước sau này.
Bạn tham khảo và bổ sung thêm nha ;)
Dân tộc Vỉệt Nam có tinh thần yêu nước nồng nàn. Nhờ tinh thần yêu nước ấy, chúng ta đã giành được độc lập tự do, giành được chủ quyền của lãnh thổ mà tổ tiên ta từ ngàn đời gầy dựng. Để xứng đáng là con cháu của các Vua Hùng, mỗi người dân phải có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc phòng, ra sức xây dựng quê hương mỗi ngày một giàu đẹp hơn. Ngày nay, thế hệ trẻ chúng em ra sức thực hiện lời dạy của Bác, ra sức học tập để sau này trở thành những người có ích cho Tổ quốc.
Đất nước ta tự hào với bốn ngàn năm lịch sử, là bốn ngàn năm không ngừng đấu tranh để dựng xây và bảo vệ từng tất đất tổ tiên. Được khởi nguồn từ thời đại của các vua Hùng, nước Việt ta ngày càng được mở mang, bền vững chính nhờ biết bao máu xương cha ông xây đắp. Công lao của những vị anh hùng ấy thật quý giá, lớn lao với lớp lớp con cháu sau này. Tiếp nối truyền thống ấy, ngay từ thế hệ măng non chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn và nhận thức được trọng trách bảo vệ, giữ vững nước nhà ngày sau. Noi theo thế hệ cha ông, vâng lời Bác Hồ dặn, thế hệ trẻ chúng ta quyết tâm dốc sức để xứng đáng là tương lai bền vững của quê hương đất nước sau này.
Ngàn đời sau chúng ta vẫn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ về nghĩa vụ "cùng nhua giữ lấy nước". Bởi vì, có thực hiện được lời dạy đó, chúng ta mới không phụ công dựng nước của các cua Hùng. Tuổi nhỏ chúng em phải cố gắng học hành, có nhiều kiến thức, thành người tài giỏi đi xây dựng tổ quốc giàu đẹp. Chúng em luôn nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng để chống mọi sự phá hoại của kẻ thù. Chúng em tham gia tùy theo sức của mình để cùng cha anh xây dựng đất nước phồn vinh.
Võ Thị Sáu là nữ anh hùng, sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa.
Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào, chị Sáu đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách mạng.
Thiếu nữ ném lựu đạn diệt giặc
14 tuổi, Võ Thị Sáu theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế.
Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp.
Người con gái Đất Đỏ còn nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.
Tháng 7/1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Biết đây là nhiệm vụ gian nan, nguy hiểm, chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này.
Chị nhận lựu đạn, giấu vào góc chợ gần khán đài từ nửa đêm. Sáng hôm đó, địch lùa người dân vào sân. Khi xe của tỉnh trưởng tới, chị tung lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh.
Hai tổ công an xung phong ở gần đấy đồng loạt nổ súng yểm trợ tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh, đồng thời hỗ trợ cho chị Sáu rút an toàn. Người của Việt Minh được bố trí trong đám đông hô to "Việt Minh tiến công" và hướng dẫn người dân giải tán.
Sau chiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và được giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian, bao gồm việc tiêu diệt tên cai tổng Tòng.
Vo Thi Sau, nu anh hung huyen thoai vung Dat Do hinh anh 1
Chị Võ Thị Sáu nhiều lần được khen ngợi nhờ không ngại gian khó, dũng cảm tham gia chiến đấu, bảo vệ quê hương.
Tháng 11/1948, Võ Thị Sáu mang theo lựu đạn, trà trộn vào đám người đi làm căn cước. Giữa buổi, chị ném lựu đạn vào nơi làm việc của Tòng, hô to “Việt Minh tấn công” rồi kéo mấy chị em cùng chạy.
Lựu đạn nổ, tên Tòng bị thương nặng nhưng không chết. Tuy nhiên, vụ tấn công khiến bọn lính đồn khiếp vía, không dám truy lùng Việt Minh ráo riết như trước.
Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu tiếp tục nhận nhiệm vụ ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ điểm viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay rồi không may bị bắt.
Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa.
Chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù.
Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt của Võ Thị Sáu, thực dân Pháp và tay sai mở phiên tòa, kết án tử hình đối với nữ chiến sĩ trẻ. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo.
Nhờ sự kiên cường, dũng cảm, trung thành, Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là Đảng viên chính thức ngày đêm trước khi hy sinh.
Kiên cường đến phút cuối
Trong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, Võ Thị Sáu luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản.
Khi mới bị bắt, địch tra tấn chị chết đi sống lại nhưng không moi được nửa lời khai báo.
Sự kiên trung ấy một lần nữa thể hiện tại phiên tòa đại hình khi chị Sáu (khi đó mới 17 tuổi) hiên ngang khẳng định: “Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”.
Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.
Năm 1952, trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa rội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”.
Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước.
Giai thoại kể rằng khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt.
“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố.
Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Võ Thị Sáu là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam, người nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhắm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác đắc lực với chính quyền thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam.
Do bị chỉ điểm, cô bị quân Pháp bắt được và bị tòa án binh Quân đội Pháp xử tử hình khi chưa đến 18 tuổi.
Chính quyền Việt Nam xem cô như một biểu tượng liệt nữ anh hùng tiêu biểu trong cuộc Kháng chiến chống Pháp và đã truy tặng cho cô danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1993.
Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, người Việt Nam đã thành lập chính phủ riêng và tuyên bố độc lập, thống nhất, thoát ly khỏi quyền thống trị của thực dân Pháp đã ngót 80 năm; và sau đó tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp để chống lại sự tái lập quyền thống trị của thực dân Pháp như trước kia. Các anh trai của cô, sau khi quân Pháp tái chiếm vùng Đất Đỏ, đã thoát ly gia đình, hoạt động kháng chiến cho phong trào Việt Minh. Cô bỏ dở việc học, ở nhà giúp mẹ cha kiếm sống và bí mật tiếp tế cho các anh, vốn công tác trong Chi đội Giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa.
Năm 1946, cô theo anh trai là Võ Văn Me vào khu kháng chiến, và trở thành liên lạc viên của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1947, cô chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ khi mới 14 tuổi.[3]Từ đó, cô tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn, ám sát các sĩ quan Pháp và Việt gian cộng tác với quân Pháp; đặc biệt là trận tập kích bằng lựu đạn tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Pháp ngày 14 tháng 7 năm 1949 tại Đất Đỏ, gây được tiếng vang trong vùng.[1]
Theo trang thông tin của huyện Đất Đỏ, thì vào tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, cô bị quân Pháp bắt được.[3] Một số tài liệu khác ghi cô bị bắt vào tháng 2 năm 1950, sau khi cô và đồng đội dùng lựu đạn tập kích giết chết Cả Suốt và Cả Đay, là hương chức người Việt cộng tác đắc lực với quân Pháp, ở ngay phiên chợ Tết Canh Dần tại chợ Đất Đỏ.[1][2][4]
Bị bắt và tử hình[sửa | sửa mã nguồn]
Sau khi bị bắt, cô lần lượt bị đưa đi thẩm vấn và giam giữ tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hòa. Tháng 4 năm 1950,[2] tòa án binh của quân đội Pháp đã đưa cô ra xét xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác với Pháp.
Ngay tại phiên tòa đại hình, Võ Thị Sáu đã thể hiện sự dũng cảm bằng những tuyên bố mạnh mẽ tại phiên tòa. Cô tuyên bố: "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Và khi quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: "Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản", chị thét lớn: "Ta còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!". Tiếp đó là tiếng hô: "Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!"
Vào thời điểm xử án, cô chưa tròn 18 tuổi, vì vậy các luật sư bảo vệ cô căn cứ vào điểm này để tranh biện nhằm đưa cô thoát khỏi án tử hình. Mặt dù vậy, tòa án binh Pháp vẫn tuyên án tử hình cô.[4] Bản án này đã gây chấn động dư luận, gây ra sự phản đối mạnh mẽ cả tại Việt Nam và ngay tại nước Pháp. Chính vì vậy, chính quyền quân sự Pháp không thể công khai thi hành bản án. Cô tiếp tục bị giam cầm tại khám Chí Hòa cho đến tận giữa tháng 1 năm 1952 thì bị chính quyền quân sự Pháp chuyển ra Côn Đảo để bí mật thi hành án tử hình khi cô đã đủ 18 tuổi.
Theo các lời chứng của các cựu tù Côn Đảo, cô được đưa ra đến Côn Đảo vào chiều ngày 21 tháng 1 năm 1952, và bị giam trong Sở Cò (đối diện với văn phòng giám đốc đảo).
Rạng sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, lúc khoảng 5 giờ, cô bị đưa đến văn phòng giám thị trưởng đặt trước sân Banh I để làm lễ rửa tội. Đến 7 giờ sáng, cô bị đưa đến sân Banh III phụ và bị xử bắn tại đây. Thi hài cô được đưa ra Hàng Dương và được chôn tại huyệt đào sẵn. Trong "Sổ giám sát tử vong 1947 – 1954" còn lưu tại Côn Đảo, có dòng chữ ghi bằng tiếng Pháp: "Le 23 Janvier 1952: 195 G.267 Võ Thị Sáu dite CAM mort 23/1/1952 7h P.Condor Par balles..." (Tù nhân số G 267 Võ Thị Sáu bị xử bắn vào ngày 23/1/1952).[1]
Những giờ phút cuối[sửa | sửa mã nguồn]
Khi bị đưa ra Côn Đảo để chuẩn bị xử bắn, trước hôm bị hành hình, cô liên tục hát cho bạn tù nghe những bài ca cách mạng như Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hồng binh... Khi biết cô chuẩn bị đưa ra pháp trường, các bạn tù đồng thanh hô vang: “Phản đối xử bắn Võ Thị Sáu. Phản đối! Phản đối! Đả đảo thực dân Pháp”.[5]
Khi cô bị giải ra nơi hành hình, các bạn tù đứng dậy cùng hát bài Chiến sĩ ca để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa người đồng đội ra pháp trường. Khi linh mục làm lễ rửa tội, cô từ chối và trả lời: "Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội". Khi vị linh mục nói: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?", cô đã đáp lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước". Khi đến pháp trường, chị nói: "Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!". Nói xong, Võ Thị Sáu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, cô ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng: "Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!" Một chuyện khác kể, khi nhóm đao phủ bảo quỳ xuống, cô đã quát lại: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!".
Theo đại tá Lê Văn Thiện, một cựu tù Côn Đảo, trong quyển sách "Tình đất đỏ", dẫn lời kể của cựu tù Côn Đảo lâu năm là ông Tám Vàng, quê Trà Vinh, người đã chứng kiến buổi hành hình và tự tay chôn cất Võ Thị Sáu thì khi lính Pháp trói chị Sáu vào gốc bàng, hướng về nghĩa địa Hàng Dương. Quân Pháp lấy khăn bịt mắt nhưng chị Sáu phản đối không cho bịt, rồi chị nhìn thẳng vào bọn lính sắp bắn và hát bài “Chiến sĩ Việt Nam”, “Lên Đàng”[5]
Sau khi quân Pháp bắn Võ Thị Sáu, ông Tám Vàng cởi dây trói cho Võ Thị Sáu, mắt cô vẫn mở, cơ thể còn ấm nóng. Chính tay ông Tám Vàng đã vuốt mắt cho cô. Và cũng vì nể phục Võ Thị Sáu, nên thay vì lấp đất chôn xác như với những tù nhân khác, ông Tám Vàng đã bí mật tìm 4 tấm ván làm hòm dã chiến để chôn cất.
- Ngô quyền
- Nguyễn huệ
- Hồ Chí Minh
Phan Bội Châu
Hai Bà Trưng
Bà Triệu
Lý Thường Kiệt
Đinh Bộ Lĩnh
Lý Tự Trọng
Võ Thị Sáu
Lê Lơi, Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo