K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc bài thơ

- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu

- Áp dụng vào bài thơ → tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với Tổ Quốc.

Lời giải chi tiết:

Xã hội ta, đất nước ta hiện nay đã không còn những khói lửa, bom đạn của chiến tranh, mà thay vào đó là bầu trời xanh của hòa bình, của độc lập, tự do. Thời kì yên bình này, thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, và nhất là của mỗi con người trẻ tuổi đã không còn chỉ là bảo vệ đất nước, mà là bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu, đẹp và mạnh. Để làm được điều đó, mỗi một con người, mỗi một thanh niên, mỗi một tuổi trẻ phải luôn rèn luyện về tri thức, tôi luyện về nhân phẩm, phải luôn quan tâm, chú ý đến những sự kiện, sự việc trong nước nhà và quan trọng hơn hết, phải biết yêu thương người thân, bạn bè, quê hương, đất nước…

5 tháng 3 2023

   Xã hội ta, đất nước ta hiện nay đã không còn những khói lửa, bom đạn của chiến tranh, mà thay vào đó là bầu trời xanh của hòa bình, của độc lập, tự do. Thời kì yên bình này, thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, và nhất là của mỗi con người trẻ tuổi đã không còn chỉ là bảo vệ đất nước, mà là bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu, đẹp và mạnh. Để làm được điều đó, mỗi một con người, mỗi một thanh niên, mỗi một tuổi trẻ phải luôn rèn luyện về tri thức, tôi luyện về nhân phẩm, phải luôn quan tâm, chú ý đến những sự kiện, sự việc trong nước nhà và quan trọng hơn hết, phải biết yêu thương người thân, bạn bè, quê hương, đất nước…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Chúng ta, thế hệ trẻ ngày nay được sống trong một xã hội đã không còn những khói lửa, bom đạn của chiến tranh, mà thay vào đó là bầu trời xanh của hòa bình, của độc lập, tự do. Thời kì yên bình này, thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, và nhất là của mỗi con người trẻ tuổi đã không còn chỉ là bảo vệ đất nước, mà là bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu, đẹp và mạnh. Để làm được điều đó, mỗi một con người, mỗi một thanh niên, mỗi một tuổi trẻ phải luôn rèn luyện về tri thức, tôi luyện về nhân phẩm, phải luôn quan tâm, chú ý đến những sự kiện, sự việc trong nước nhà và quan trọng hơn hết, phải biết yêu thương người thân, bạn bè, quê hương, đất nước…

30 tháng 4 2024

Từ nội dung bài thơ đường ra mặt trận, em hãy nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước ( khoảng 3-5 câu )

9 tháng 2 2022

Tham Khảo

Đối với mỗi quốc gia, dân tộc thì thế hệ trẻ có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển những giá trị tốt đẹp của quê hương, quốc gia đó. Thật vậy, trong xã hội hiện đại ngày nay thì vai trò, trách nhiệm của người trẻ càng được đề cao hơn. Đầu tiên, thế hệ trẻ có vai trò trong việc bảo vệ quê hương, đất nước khỏi các thế lực thù địch và xâm lăng. Ngay trong thời bình thì quê hương, đất nước vẫn bị đe dọa bởi những mối hiểm họa khôn lường như: bè lũ phản động, những thế lực xúi giục người dân gây rối, làm loạn, chống đối Đảng và nhà nước,... Chính vì vậy, người trẻ là những người hiểu biết, cần có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, nâng cao dân trí cho những người kém hiểu biết cũng như học tập và trau dồi bản thân mình để có thể thể hiện được tình yêu đất nước 1 cách không mù quáng. Thứ hai, thế hệ trẻ có trách nhiệm học tập và rèn luyện để xây dựng và phát triển các lĩnh vực khác nhau của quê hương, đất nước. Chỉ có bằng tri thức, con người mới có thể từng bước thành công và tạo nên được những thành tựu cho quê hương mình, từ đó mang tiếng nói của quê hương đất nước ra ngoài thế giới. Những cống hiến của người trẻ sẽ góp phần làm cho quê hương thêm giàu đẹp. Thứ ba, người trẻ cần có sự kế thừa và tiếp thu đối với những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh kế thừa, bảo vệ khỏi sự xâm hại thì ta còn cần phát triển những giá trị ấy sao cho bạn bè quốc tế cũng có thể biết đến những giá trị đó của nước nhà. Tóm lại, thế hệ trẻ đóng 1 vai trò to lớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, quê hương.

20 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp... 

9 tháng 2 2022

Tham Khảo 

Đối với mỗi quốc gia, dân tộc thì thế hệ trẻ có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển những giá trị tốt đẹp của quê hương, quốc gia đó. Thật vậy, trong xã hội hiện đại ngày nay thì vai trò, trách nhiệm của người trẻ càng được đề cao hơn. Đầu tiên, thế hệ trẻ có vai trò trong việc bảo vệ quê hương, đất nước khỏi các thế lực thù địch và xâm lăng. Ngay trong thời bình thì quê hương, đất nước vẫn bị đe dọa bởi những mối hiểm họa khôn lường như: bè lũ phản động, những thế lực xúi giục người dân gây rối, làm loạn, chống đối Đảng và nhà nước,... Chính vì vậy, người trẻ là những người hiểu biết, cần có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, nâng cao dân trí cho những người kém hiểu biết cũng như học tập và trau dồi bản thân mình để có thể thể hiện được tình yêu đất nước 1 cách không mù quáng. Thứ hai, thế hệ trẻ có trách nhiệm học tập và rèn luyện để xây dựng và phát triển các lĩnh vực khác nhau của quê hương, đất nước. Chỉ có bằng tri thức, con người mới có thể từng bước thành công và tạo nên được những thành tựu cho quê hương mình, từ đó mang tiếng nói của quê hương đất nước ra ngoài thế giới. Những cống hiến của người trẻ sẽ góp phần làm cho quê hương thêm giàu đẹp. Thứ ba, người trẻ cần có sự kế thừa và tiếp thu đối với những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh kế thừa, bảo vệ khỏi sự xâm hại thì ta còn cần phát triển những giá trị ấy sao cho bạn bè quốc tế cũng có thể biết đến những giá trị đó của nước nhà. Tóm lại, thế hệ trẻ đóng 1 vai trò to lớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, quê hương.

9 tháng 2 2022

Tham khảo

Đối với mỗi quốc gia, dân tộc thì thế hệ trẻ có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển những giá trị tốt đẹp của quê hương, quốc gia đó. Thật vậy, trong xã hội hiện đại ngày nay thì vai trò, trách nhiệm của người trẻ càng được đề cao hơn. Đầu tiên, thế hệ trẻ có vai trò trong việc bảo vệ quê hương, đất nước khỏi các thế lực thù địch và xâm lăng. Ngay trong thời bình thì quê hương, đất nước vẫn bị đe dọa bởi những mối hiểm họa khôn lường như: bè lũ phản động, những thế lực xúi giục người dân gây rối, làm loạn, chống đối Đảng và nhà nước,... Chính vì vậy, người trẻ là những người hiểu biết, cần có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, nâng cao dân trí cho những người kém hiểu biết cũng như học tập và trau dồi bản thân mình để có thể thể hiện được tình yêu đất nước 1 cách không mù quáng. Thứ hai, thế hệ trẻ có trách nhiệm học tập và rèn luyện để xây dựng và phát triển các lĩnh vực khác nhau của quê hương, đất nước. Chỉ có bằng tri thức, con người mới có thể từng bước thành công và tạo nên được những thành tựu cho quê hương mình, từ đó mang tiếng nói của quê hương đất nước ra ngoài thế giới. Những cống hiến của người trẻ sẽ góp phần làm cho quê hương thêm giàu đẹp. Thứ ba, người trẻ cần có sự kế thừa và tiếp thu đối với những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh kế thừa, bảo vệ khỏi sự xâm hại thì ta còn cần phát triển những giá trị ấy sao cho bạn bè quốc tế cũng có thể biết đến những giá trị đó của nước nhà. Tóm lại, thế hệ trẻ đóng 1 vai trò to lớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, quê hương.

14 tháng 3 2022

phân tích:

Lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.

Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu được Danh tiếng: Nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực

Có 1 đoạn nhỏ dành cho bạn :

Bao đời nay ông cha ta đã hi sinh để giành lại độc lập và hòa bình của đất nước. Và giờ đây đất nước đã được hòa bình, nơi nơi đều ấm êm. Mỗi công dân phải chung tay bảo vệ đất nước, bảo vệ tổ quốc của chúng ta. Xây dựng tổ quốc ngày giàu mạnh. Là một công dân chúng ta phải làm việc và học tập thật tốt để góp phần xây dựng tổ quốc. Mỗi việc làm của công dân chung ta là quyết định cho sự phát triển đất nước. Vì vậy chúng ta phải có trách nhiệm xây dựng đất nước đi lên, bền vững và thịnh trị.

14 tháng 11 2019

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ là một truyền thuyết đặc sắc vể chủ đề giữ nước của dân tộc ta. Nội dung kể về cha con An Dương Vương vì chủ quan, nhẹ dạ cả tin nên đã bị cha con Triệu Đà, Trọng Thuỷ lấy cắp lẫy thần, dẫn đến cảnh nhà tan, nước mất.

Thông qua thất bại đau đớn của An Dương Vương, sự tan vỡ của tình cha con và kết cục bi thảm của đôi lứa Mị Châu – Trọng Thuỷ, nhân dân ta đã biểu lộ tư tưởng phản kháng chiến tranh xậm lược và rút ra bài học giữ nước sâu sắc: không nên chủ quan, tự mãn, ỷ lại vào vũ khí, phải luôn sáng suốt phân biệt rõ bạn thù, mài sắc cảnh giác trước mọi âm mưu thâm độc của kẻ địch.

Truyện có thể chia làm hai phần. Phần một (từ đầu đến... không dám đốc chiến bèn xin hoà): An Dương vương xây thành, chế nỏ giữ nước. Phần còn lại: Bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thuỷ gắn liền với thất bại của nước Âu Lạc. Cả hai phần của truyện đều thể hiện rõ nhận thức và thái độ của nhân dân đối với vai trò và trách nhiệm của cha con An Dương Vương trước lịch sử.

An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của mười tám đời Hùng Vương. Thời ấy, Văn Lang đã cố bờ cõi và nền văn hiến riêng. Vì vậy, việc chống giặc giữ nước là vấn để sống còn của dân tộc. An Dương vương đã tiến hành dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh, Phong Châu (Phú Thọ) vể vùng đổng bằng Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội ngày nay) để phát triển sản xuất và mò rộng lưu thông rồi bắt tay ngay vào việc xây thành. Đó là quyết sách đúng đắn chứng tỏ trí tuệ sáng suốt và bản lĩnh vững vàng của An Dương Vương.

Việc xây thành bằng đất gặp nhiều khó khăn. Chuyện kể rằng thành cứ đắp ban ngày thì ban đêm lại đổ, xây mãi không xong. Người xưa giải thích hiện tượng ấy là do sự phá hoại của ma quỷ. Lược bỏ yếu tố hoang đường, ta có thể thấy những khó khăn trong thực tế mà An Dương vương gặp phải khi tiến hành công việc xây thành. Đó là do ông chưa nắm được đặc điểm của đất đồng bằng, do kĩ thuật còn hạn chế và chưa biết dựa vào sức dân.

Sau này, được sứ Thanh Giang tức Rùa Vàng giúp đỡ, An Dương Vương xây thành chi trong vòng nửa tháng là xong. Hành động lập đàn trai giới, đón mời cụ già vào điện hỏi kế xây thành, ra cửa Đông đợi sứ Thanh Giang, nghe lời Rùa Vàng diệt trừ yêu quái,... thể hiện thái độ trân trọng hiền tài của An Dương Vương trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự giúp đỡ của Rùa Vàng chứng tỏ việc xây Loa Thành của An Dương vứơng là hợp ý trời, hợp lòng người, cho nên được dân chủng ủng hộ.

An Dương Vương trước hết là một nhà quân sự xuất sắc. Ông đã biết xây thành cao, đào hào sâu để bảo vệ kinh đô. An Dương Vương được Cao Lỗ hỗ trợ trong việc chế tạo ra cung nỏ để chống quân xâm lược. Sức mạnh của thứ vũ khí ấy đã được các tác giả dân gian kì diệu hoá, thần thánh hoá bằng hình tượng nỏ thần.

Hình tượng then chốt của truyện là chiếc lẫy thần. Rùa Vàng giúp vua xây xong Loa Thành và cho nhà vua vũ khí để bảo vệ đất nước. Nỏ thắn tượng trưng cho sức mạnh của nhà nước Âu Lạc, tượng trưng cho trí tuệ, sức mạnh và khát vọng chiến thắng ngoại xâm của tổ tiên ta thuở ấy.

Chiếc nỏ thần có khả năng bắn một phát giết hàng vạn giặc vừa là sản phẩm của trí tưởng tượng bay bổng, vừa phản ánh trình độ chế tạo và sử dụng vũ khí chiến đấu của người Âu Lạc. Quân ta đã chế tạo ra cung nỏ và đúc được mũi tôn bằng đồng. Vũ khí ấy tuy thô sơ nhưng không kém phần lợi hại trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng.

Khi Triệu Đà kéo quân sang xâm lược, vì An Dương Vương có nỏ thần trong tay nên quân Triệu Đà thua to, không dám đối đầu, bèn xin hoà. Chiến thắng của An Dương vương chứng tỏ sức mạnh quân sự của nhá nước Âu Lạc lúc bấy giờ, đồng thời khẳng định ý chí, tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Đây là bài học tích cực trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Sau chiến thắng, An Dương Vương sinh ra chủ quan, quên rằng nguy cơ xâm lược của kẻ thù phương Bắc luôn luôn tồn tại.

Chúng ta đau xót cho cha con An Dương Vương vì sai lầm tai hại nên dẫn đến thảm hoạ mất nước. Nhà vua không phân tích được hành động cầu hoà rồi cầu hôn cho con trai của Triệu Đà thực chất là âm mưu thâm độc, chuẩn bị cho cuộc xâm lược tiếp theo. Thất bại của An Dương Vương không phải chờ tới khi quân giặc tiến đến chân thành mới bộc lộ, mà bộc lộ ngay từ khi nhà vua mất cảnh giác, đồng ý cho Trọng Thuỷ vào thành.

Ông đã bằng lòng gả Mị Châu cho Trọng Thuỷ, lại còn cho ở rể, việc đó có khác chi "Nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà"?! Đây là sự hoà hiếu thiếu cảnh giác, tạo cơ hội thuận lợi cho kẻ thù phá từ trong phá ra. Mầm mống mất nước khởi nguồn từ đây.

Sau chiến thắng, An Dương Vương không quan tâm đến việc củng cố lực lượng, không dựa vào sức mạnh đoàn kết toàn dân để chống giặc mà lại ỷ vào vũ khí, vào sự hỗ trợ của thần linh, Những nhược điểm ấy khi kẻ thù nắm được tất dẫn đến thất bại không thể tránh khỏi.

Nghe tin báo Triệu Đà lại cất quân sang đánh Âu Lạc, An Dương Vương cậy có nỏ thần vẫn điểm nhiên ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng: "Đà không sợ nỏ thần sao?". Thái độ chủ quan khinh địch đó đã dẫn An Dương Vương nhanh chóng đến thất bại thảm hại. Tới khi giặc đã tiến sát chân thành, An Dường Vương mới cầm lấy nỏ, thấy lẫy thần đã mất bèn bỏ chạy. Trong cơn cùng quẫn, An Dương Vương chi còn cách đem theo con gái lên ngựa, bỏ thành mà chạy về phương Nam.

Cha con An Dương Vương đã cùng đường mà quân thù thì cứ theo dấu lông ngỗng của Mị Châu rắc dọc đường truy đuổi sát sau lưng. Quả là cha con An Dương Vương đã mất thế trời che, đất chở.

Khi Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: "Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó" thì An Dương Vương mới tỉnh ngộ. Đây là lời kết tội đanh thép của công lí, của nhân dân về hành động vô tình phản quốc của Mị Châu. Nhà vua tự tay chém chết cô con gái yêu dấu, cũng là tự xử một cách nghiêm khắc, quyết liệt đối với sai lầm của bản thân. Nhưng tất cả đểu đã quá muộn màng. Câu chuyện kết thúc thật bi thảm!

Hành động rút gươm chém Mị Châu thể hiện lập trường dứt khoát của An Dương Vương lá đứng về phía công lí và quyền lợi dân tộc để xử án, đổng thời thể hiện sự tĩnh ngộ muộn màng trước lỗi lầm nghiêm trọng của mình.

Đây là cái giá mà ông phải trả cho sai lầm không thể sửa chữa, liên quan đến vận mệnh đất nước và dân tộc.

Hai cha con An Đương Vương vì chủ quan, mất cảnh giác nên đã trực tiếp làm tiêu vong sự nghiệp và đẩy Âu Lạc vhò thảm hoạ mất nước. Đó là bài học xương máu về thái độ mất cảnh giác dối với kẻ thù dành cho những người đứng đầu, chịu trách nhiệm về sự tổn vong của quốc gia.

Hình ảnh An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc, theo Rùa Vàng xuống thuỷ phủ là yếu tố kì ảo phản ánh thải độ và tìm cảm của nhân dân đối với ông. Nhân dân thương tiếc vị vua tài ba, ann dũng nên không muốn ông chết. Chi tiết lòng biển bao dung đón người anh hùng bất tử thể hiện sự ngưỡng mộ và thương tiếc của người xưa.

Sai lầm của An Dương Vươrg là nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của Mị Châu. Mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ là mối tình éo le, nó không phải là sản phẩm của tình yêu tự nhiên mà là sân phẩm của một âm mưu thâm hiểm trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Mị Châu sai lầm ở tình yêu mù quáng nên vô tình đã tự biến mình thành tòng phạm với giặc. Nàng ngây thơ chân thật đến mức nhạ dạ cả tin. Nàng dám giấu cha cho Trọng Thuỷ xem trộm nỏ thần mà quên rằng đó là con trai của kẻ thù. Từ đó, Mị Châu đã tiếp tay cho Trọng Thuỷ đánh cắp bí mật vũ khí lợi hại của quốc gia, dẫn tới thảm hoạ đất nước rơi vào tay giặc. Trên đường trốn chạy, nàng lại tiếp tục rắc lông ngỗng chỉ đường cho giặc truy đuổi vua cha. Hai hành động ấy của Mị Châu là trọng tội. Nhiều người cho rằng những hành động trên là vô tình nhưng xét cho cùng thì vì Mị Châu quá tin yêu Trọng Thuỷ nên đã mù quáng nghe theo lời chồng. Rùa Vàng gọi đích danh nàng là giặc quả không sai vì nàng đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Triệu Đà, chúa đất Nam Hải mang quân sang cướp đất Âu Lạc nhưng thất bại vì An Dương Vương có nỏ thần. Biết dùng sức không được, hắn chuyển sang đùng kế. Triệụ Đà xin giảng hoà, sau đó cầu thân rồi cầu hôn cho con trai. (Ngày xưa, trong quan hệ bang giao, các quốc gia hay dùng con tin hoặc cầu hôn để giữ hoà hiếu)

Đây là âm mưu hết sức thâm độc. Người giúp Triệu Đà phá nỏ thần và chiếm được Âu Lạc chính là Trọng Thuỷ. Trọng Thuỷ là nhân vật đáng thương nhưng cũng thật đáng ghét. Chàng chấp nhận làm công cụ thực hiện ý đồ xâm lược của cha. Tuy là con rể An Dương vương nhưng thực chất Trọng Thuỷ là tên gián điệp lợi hại cài vào đất Âu Lạc. Bằng mọi thủ đoạn xảo quyệt, Trọng Thuỷ đã lừa Mị Châu để đánh tráo lẫy thần, sau đó nói dối là về thăm cha để mang lẫy thần về nước. Triệu Đà có được lẫy thần, cả mừng liền cất binh sang đánh chiếm Âu Lạc một lần nữa.

Trong khi Mị Châu ngây thơ hết lòng tin chổng thì Trọng Thuỷ lại lừa dối nàng và rắp tâm chiếm đoạt lẫy thần. Tuy vậy, những ngày ở Loa Thành, sống bên người vợ đẹp người, ngoan nết, Trọng Thuỷ đã nảy sinh tình yêu thật sự với Mị Châu. Mâu thuẫn giữa hai tham vọng lớn cùng tồn tại trong con người Trọng Thuỷ là tham vọng chiếm được Âu Lạc và tham vọng trọn tình với người đẹp cũng bắt đầu nảy sinh. Nhưng hai tham vọng đó không thể dung hoà. Vì vậy sau khi chiến thắng, đáng lẽ Trọng Thuỷ phải vui hưởng vinh quang thì chàng lại đau khổ đến mức tự tử vì ân hận và thương tiếc Mị Châu. Trọng Thuỷ tự tử vì hiểu ra rằng không thể giải quyết mâu thuẫn gay gắt trong con người mình. Cái chết của chàng đã gợi chút xót xa, tội nghiệp trong lòng mọi người.

Mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ éo le là do luôn bị âm mưu xâm lược của Triệu Đà chi phối. Vì vậy, kết thúc bi thảm của mối tình đó thực sự mang ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa.

Tình yêu Mị Châu – Trọng Thuỷ thắm thiết nhưng bi thảm. Nhân dân ta không ca ngợi, mà chỉ dành cho họ một niềm thương xót vì hạnh phúc lứa đôi của họ bị chiến tranh làm cho tan vỡ. Mối oan tình ấy đã được đển bù bằng hình ảnh ngọc trai, giếng nước. Đây là hình ảnh thể hiện thái độ phản kháng chiến tranh xâm lược, là tiếng nói nhân đạo và cũng là cách kết thúc có hậu của truyện cổ.

Người Việt vốn trọng đạo lí và giàu lòng nhân ái nên mới giảm nhẹ tính bi thương của truyện bằng những hình ảnh có tính chất kì ảo: An Dương Vương được Rùa Vàng đưa xuống thuỷ cung ; lời khấn nguyện của Mị Châu ứng nghiêm máu nàng chảy xuống biển, một loài trai ăn phải hoá thành ngọc; ngọc Mị Châu đem rửa bằng nước giếng nơi Trọng Thuỷ trầm mình thì sẽ sáng ngời.

Truyện An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thuỷ được nhiều thế hệ người Việt Nam yêu thích bởi giá trị nội dung sâu sắc và giá trị nghệ thuật độc đáo của nó. Thông qua truyện, chúng ta có thể hình dung được phần nào về bi kịch mất nước của dân tộc ta thời kì Âu Lạc và càng thấm thía hơn bài học giữ nước mà tổ tiên ta đã đúc kết. Câu chuyện còn nhắc nhở chúng ta bài học về bạn và thù; mối quan hệ giữa nước và nhà... Những bài học lớn rút ra từ truyền thuyết này luôn luôn nóng hổi ý nghĩa giáo dục trong mọi hoàn cảnh và mọi thời đại.haha