Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Hạnh phúc của anh thanh niên là :
-Với anh, hạnh phúc là niềm vui được cống hiến, làm việc có ích cho đất nước.
- Niềm hạnh phúc của anh thanh niên còn là được sống, làm việc cùng những người thân yêu nhất vì mục đích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
=> Anh có lí tưởng sống đẹp, là người yêu gia đình, nhiệt tình cống hiến cho đất nước , đồng thời anh cũng là người rất khiêm tốn, vô tư, đáng yêu.
*Với em , hạnh phúc đơn giản chỉ là khi :
- Được thấy nụ cười của mẹ, được điểm cao trong môn học, được thấy cây hoa hồng em trồng nở rộ trước hiên nhà,…
Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Trong cuộc sống, việc cho đi và nhận lại không chỉ đơn thuần là sự giúp đỡ giữa con người với nhau, hay là vì một mục đích nào đó. Hơn tất cả, việc cho đi và nhận lại là một lẽ tất yếu trong xã hội, góp phần làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp, mang nhiều màu sắc nhân văn nhân bản hơn cả, từ đó con người tìm thấy được những vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống nhờ những giá trị tốt đẹp xuất phát từ tấm lòng chân thành giữa một xã hội hỗn độn, đầy mệt mỏi. Đúc rút được ý nghĩa của việc cho đi nhận lại đầy tốt đẹp ấy, một nhà diễn giả nổi tiếng người Mỹ gốc Canada Brian Tracy đã có một phát ngôn rất ấn tượng tạo động lực cho nhiều người đó là: "Hãy luôn cho mà không ghi nhớ và luôn nhận mà không lãng quên".
Toàn bộ câu nói đều mang bóng dáng của một lời khuyên bổ ích, câu nói ấy khuyên mọi người hãy làm điều tốt hướng đến những giá trị khác ngoài giá trị vật chất, đó là lời khuyên về thái độ của con người đối với việc cho đi và nhận lại trong cuộc sống. Trước hết, ta cần hiểu "hãy cho đi mà không ghi nhớ", ở đây "cho" có rất nhiều khía cạnh, từ việc trao tặng ai đó một món quà nhỏ, một bông hồng đẹp, một cuốn sách hữu ích, chia đôi phần ăn sáng cho cô bạn cùng bàn, hay cũng có thể là sự giúp đỡ người khác khi họ cơ nhỡ gặp khó khăn trong cuộc sống,... Ngoài ra, việc cho đi không chỉ thể hiện ở những giá trị vật chất chúng ta đã trao tặng, mà đôi lúc cho đi còn là cho những giá trị tinh thần, có thể đó là những lời động viên, an ủi, là những lời khuyên, lời chia sẻ tâm tình xuất phát từ tận trái tim. Quan trọng hơn cả, việc cho đi bất cứ một thứ gì thì cũng phải xuất phát từ lòng tự nguyện, từ trái tim yêu thương, ước mong được cống hiến, được giúp đỡ người khác. Có thế thì việc cho đi mới thực sự có ý nghĩa nhân văn, tốt đẹp. Còn nếu như khi chìa tay ra và trao cho người khác một thứ gì đó, mà trong tâm hồn vẫn luôn tơ tưởng về việc sẽ được nhận lại cái gì đó xứng đáng thì chúng ta đã vô tình đánh mất đi cái ý nghĩa tốt đẹp của việc cho đi, đó đơn thuần chỉ là trao đổi, vì mục đích vụ lợi mà thôi còn đâu cái ý nghĩa của việc cho mà không cần hồi đáp.
Việc nhận lại hay không thuộc về những cảm nhận trong tâm hồn của chúng ta, chẳng phải khi bạn cho đi với một tâm hồn trong sáng lương thiện, thì chính bản thân bạn cũng đã nhận lại được niềm vui sướng hạnh phúc vì vừa làm được một việc hết sức có ý nghĩa hay sao. Theo tôi đó là sự đền đáp quá xứng đáng cho mỗi hành động tốt đẹp ấy rồi, cũng giống như việc ta trao tay người khác một bông hồng đẹp, cái còn lại nơi bàn tay ta chính là mùi hương vấn vương mãi không rời. Việc sẵn sàng cho đi mà không cần nhận lại là minh chứng cho tấm lòng cao thượng, một tâm hồn đẹp đẽ, nhân hậu của chính chúng ta. Không phải ai cũng có thể dễ dàng cho đi, nhưng một khi đã cho đi, chúng ta bỗng sống có ý nghĩa hơn trong cuộc đời, thoát khỏi cái gông cùm của sự ích kỷ, của cái tôi có nhân yếu đuối, để thả hồn vào cái vui sống, an nhiên, hạnh phúc bằng những hành động tốt đẹp, nhân văn. Có câu, bạn càng tính toán chi ly bạn càng cảm thấy cuộc sống bế tắc, nhưng một khi bạn thong thả, chịu hi sinh một phần lợi ích của bản thân cho người khác thì bỗng nhiên cuộc sống của bạn như được mở ra vậy. Giờ đây, cuộc sống không còn chỉ quẩn quanh ở những giá trị vật chất tầm thường, mà còn là những giá trị tinh thần cao quý, mà cho dù có bao nhiêu tài sản cũng chẳng thể mua nổi, chính những giá trị ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn bạn thành một vườn hồng thơm ngát. Bàn tay xinh đẹp của bạn ngày ngày thu hoạch rồi trao tặng cho người cần, thật sự ý nghĩa và hạnh phúc vì cuộc đời ta bỗng trở nên thơm mát lạ kỳ.
Với vai trò của người nhận, cho dù khi bạn nhận được một thứ gì đó nhỏ nhắn thôi, ví như cây kẹo mút, tờ khăn giấy, hay một món quà, một bông hoa,... Thì cái cốt yếu nhất mà chúng ta phải làm được đó là sự ghi nhớ không quên, là lòng biết ơn với những gì chúng ta được nhận, với người đã trao tặng cho chúng ta những thứ đó một cách chân thành. Hãy luôn tâm niệm rằng trong cuộc đời dài ngót nghét 60, 70 năm ấy chắc chắn ít nhiều cũng sẽ có đôi lần chúng ta vấp ngã, gặp khó khăn trong cuộc sống, những khi ấy người chịu chìa đôi tay ra kéo bạn đứng lên, chịu ngồi nghe bạn tâm tình thủ thỉ, cho bạn chiếc khăn tay lau nước mắt, thậm chí giúp bạn bước qua khó khăn bằng năng lực của họ thì chẳng còn gì sung sướng hạnh phúc hơn cả. Sao chúng ta có thể quên người đã từng giúp đỡ, từng có ơn nghĩa với mình được chứ, làm thế chẳng khác nào kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác, vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván chăng? Chúng ta cần tự ý thức được rằng, người giúp đỡ ta lúc khó khăn dù họ có ý nghĩ gì thì chí ít rằng, lúc ấy cũng chỉ có họ chịu chìa tay ra kéo chúng ta dậy, họ thực sự muốn giúp chúng ta trong khoảnh khắc ấy. Những con người như vậy thứ nhất là chúng ta đã nợ họ một ân tình, thứ hai là họ xứng đáng được chúng ta trân trọng và dành những tình cảm chân thành nhất để đối đãi. Làm được như vậy, chứng tỏ chúng ta có một tâm hồn và nhân cách đẹp đẽ, sẽ khiến chúng ta được sống hạnh phúc, vui vẻ, không phải vướng mắc hay cắn rứt lương tâm về hành động của mình. Người ta đã cho bạn một, thì bạn hãy cố gắng đền đáp họ lại 10, bằng lòng chân thành, yêu thương và biết ơn sâu sắc nhé, tuyệt đối đừng lãng quên lòng tốt của người khác mà chỉ thản nhiên nhận, đó gọi là vô sỉ, không có thể diện, đạo đức.
Câu nói của Brian Tracy đã đem đến cho chúng ta nhiều nhận thức mới mẻ về hành động cho đi và nhận lại trong cuộc sống. Cuộc đời chúng ta là một vườn hồng thơm ngát, chúng ta hãy hãy những bông hoa đẹp nhất đem trao tặng cho người đời mà đừng tiếc chi những ngày dài chăm sóc, bởi khi được cho đi thì sâu trong tâm hồn chúng ta đã cảm thấy thật hạnh phúc và ý nghĩa đang đong đầy trái tim. Và vườn hồng ấy của chúng ta cũng sẽ được nhận lại những tấm lòng đẹp đẽ, tựa nguồn phân bón tốt, nguồn nước sạch từ những người khác, khi ấy bạn tuyệt đối đừng quên đi những nhân tố đã vun đắp cho vườn hồng của mình nhé. Cuộc sống vốn là sự cho đi và nhận lại không cưỡng cầu, mà chúng diễn ra một cách tự nhiên tất yếu, nên đừng băn khoăn mà hãy sống thật thoải mái, bỏ đi cái tính ích kỷ hẹp hòi trong lòng, đó mới là chìa khóa của hạnh phúc.
2 câu trên đều vi phạm phương châm lịch sự:
Câu a: khi nói chúng ta nên nói lịch sự, không nên bảo họ sống thọ được bao lâu hay khi nào chết vì như thế ảnh hưởng tâm lý của đối phương rằng muốn sống thọ hơn
Câu b: khi nói không nên phân biệt đối xử, nên tôn trọng cả 2 phía dù là giàu hay nghèo,... chúng ta nên tôn trọng, không phân biệt cấp độ.
Tham khảo:
Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời , yêu nghề , ở tinh thần trách nhiệm cao với công vịc lắm gian khổ của mình . Trong lời giới thiệu với ông họa sĩ và cô gái , bác lái xe gọi anh là"người cô độc nhất thế gian" . Đã mấy năm nay anh "sống một mình trên đỉnh yên sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo".Công việc hàng ngày của anh là " đo gió , đo mưa , đo chấn động mặt đất "rồi ghi chép , gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm . Nhiều đêm anh phải đối chọi với "gió tuyết và lặng im đáng sợ ". Vậy mà anh rất yêu công việc của mình .
Anh quan niệm :"Khi ta làm việc ta với công việc là đôi , sao gọi là một mình được ?"Anh hiểu rõ :Công việc của cháu gian khổ thế đấy , chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất ". Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi "lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện . Nghĩa là sách ấy mà ".
Tuy sống điều kiện thiếu thốn nhưng thanh niên ấy vẫn đam mê công việc , biết sắp sếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp ổn định . Anh nuôi gà , trồng hoa , đọc sách , thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lái xe cùng hành khách trò chuyện cho bớt nỗi nhớ nhà .
Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có nhiếu người dần thu mình trong nỗi cô đơn.Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở chỗ " thèm người ",lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo . Ngay từ những phút gặp khách ban đầu , lòng mến khách , nhiệt tình của anh đã gaay được thiện cảm tự nhiên đối với người họa sĩ và cô kỹ sư trẻ . Niềm vui được đón khách dáo dạt trong anh , toát lên qua nét mặt , cử chỉ : anh biếu bác lái xe củ tam thất mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ , hồ hởi đón mọi người lên thăm "nhà",hồn nhiên kể về công việc , đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa Pa lặng lẽ.Khó người đọc nào có thể quên việc lám đầu tiên của anh khi có người thăm nơi ở của mình là : hái một bó hoa rực rỡ sắc máu tặng người con gái lần đầu quen biết . Bó hoa cho cô gái , nước chè cho ông họa sĩ , làn trứng ăn đường cho hai bác cháu ,....Tất cả không chỉ chứng tỏ đó là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm của một tấm lòng sốt sắng , tận tình đáng quý .
Công việc vất vả , có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn . Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường , nhỏ bé so với bao người khác . Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông họa sĩ phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay.Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông những người đáng vẽ hơn mình : "Không,không bác đừng mất công vẽ cháu , để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn ".Đó là ông kĩ sư ở vườn rau vượt qua bao nhiêu vất vả để tạo ra củ su háo ngon hơn , to hơn . Đó là "người cán bộ nghiên cứu sét 11 năm không xa cơ quan lấy 1 ngày ". Dù còn trẻ nhưng anh đã thấm thía cái nghĩa , cái tình của mảnh đất Sa Pa , thấm thía sự hi sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước .
Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng nhưng chi tiết , chân thực , tinh tế , ngôn ngữ đối thoại sinh động Nguyễn Thành long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa Pa lặng lẽ . Chưa đầy 30 phút tiếp xúc với anh thanh niên , khiến người họa sĩ suy nghiw về vẻ đẹp của cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được và còn làm cô kĩ sư trẻ lòng bao cảm mến bâng khuâng ....
Với chuyện ngắn này , phải chăng nhà văn muốn khẳng định : Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu , hi sinh lớn lao và thầm lặng . Những con người cần mẫn ,nhiệt thành như anh thanh niên ấy , khiến cuộc sống thật đáng trân trọng , thật đáng yêu.
Câu hỏi đâu?
câu hỏi đâu mà trl bạn.ko đăng bài linh tinh.Mình sẽ báo cáo đấy!