Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các từ trên đều là các từ mượn của Anh.
=> nên dùng trong giao tiếp với bạn bè, hoặc người nước ngoài và cũng không nên lạm dụng quá nhiều.
Các từ in là từ mượn Tiếng Anh, chỉ nên dùng vs bạn bè, để đăng báo,.........Không nên dùng trong những cuộc gặp mặt quan trọng hay dùng vs những người lớn hơn.
a. Các từ láy từ "Hồng vàng trắng":
Hồng vàng
Vàng trắng
Hồng trắng
b. Các từ ghép từ "Hồng vàng trắng":
Hồng vàng trắng
Trắng vàng hồng
Vàng trắng hồng
c. Đoạn văn ngắn:
Trong ngày hè nóng nực, em thường tận hưởng cảm giác của những bông hoa "hồng vàng trắng" nở rộ trong vườn nhỏ của mình. Màu sắc tươi tắn của hoa hồng kết hợp với vẻ đẹp thanh khiết của hoa trắng và sự quý phái của hoa vàng tạo nên một khung cảnh đầy thú vị. Bông hoa "hồng vàng trắng" không chỉ là một sự kết hợp mà còn là biểu tượng cho sự đa dạng và sự hoà quyện trong cuộc sống, giống như tất cả chúng ta đều có thể tồn tại hòa hợp với nhau.
a. Hồng: Hồng hồng, Hồng hào
Vàng: Vàng vàng
Trắng: Trăng trắng
b) Hồng: Hoa hồng, đỏ hồng
Vàng: Vàng hoe, vàng ươm
Trắng: Trắng tinh, trắng muốt
+ tròn: tròn tròn, tròn trĩnh, tròn trịa
+ dài: dài dài, dài dặc,dài dòng
+đen: đen đen, đen đét, đen đúa, đen đủi
+ trắng: trăng trắng, trắng trẻo, trong trắng
+ thấp: thâm thấp, thấp thấp,
đặt câu:
- quả bóng của em tròn tròn
- Sao hôm nay lại đen đủa thế ?
- Cái màu áo này trăng trắng
- bạn Lan trông cứ thâm thấp
- Tròn: Tròn trịa.
Đặt câu: Gương mặt của Châu thanh thoát và tròn trịa.
- Dài: dài dòng.
Đặt câu: Bài văn của Lan thật dài dòng và nhàm chán.
-Đen: đen đủi.
Đặt câu: Cô ta tuyệt vọng vì mình toàn đen đủi.
- Trắng: trắng trẻo.
Đặt câu: Tuy Châu không có làn da trắng trẻo và hồng hào nhưng cậu ấy rất tốt bụng.
- Thấp: thâm thấp.
Đặt câu: Đứng từ xa nhìn về trước, tôi cảm thấy dáng cậu ấy thâm thấp.
Chúc bạn học tốt
Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...
Phân loại
- DT chỉ khái niệm: Đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…
- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''
Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.
- Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)
- Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:
+ DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).
+ DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )
+ DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.
+ DT chỉ hiện tượng:
Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)
+ DT chỉ khái niệm:
Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…
+ DT chỉ đơn vị :
Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:
- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…
- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…
- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những , nhóm,...
- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…
- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…
Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạy, đi, đọc), trạng thái (tồn tại, ngồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.
Bé Hà là em gái của tôi, vừa tròn mười hai tháng tuổi. Bé Hà có thân hình bụ bẫm, khuôn mặt bầu bĩnh trông rất dễ thương. Bé đang tuổi tập nói, tập đi nên bé hoạt động suốt ngày, nhất là hai bàn tay, thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay. Bé đi chưa vững, bước đi chập chững trông thật đáng yêu. Mẹ em đứng cách bé khoảng hai mét vỗ tay gọi bé đến. Đôi chân non nớt của bé tập đi từng bước. Đến gần mẹ, bé cười toe toét sà vào lòng mẹ như sợ ngã. Đôi tay của bé mũm mĩm nổi những đường ngấn. Mẹ đỡ vội, bồng lên hôn hít, cưng nựng, bé cười nắc nẻ, sung sướng. Bé đang tập nói, nên rất thích nói nhưng nói chưa được nhiều. Bé bập bẹ những tiếng nhỏ “ba...ba...”, “mẹ... mẹ” nghe thật vui tai. Bé Hà rất thích chơi búp bê, nhưng chơi một lúc rồi bé cũng chán. Bé thích tắm, vì ngồi vào thau nước là em lấy tay đập làm nước bắn tung tóe, rồi mắt nhắm, miệng cười để lộ hai chiếc răng mới nhú ra trông thật dễ thương.
Trường em đang học là một ngôi trường bình dị nằm bên cạnh con đường làng, xung quanh trường là những hàng tre cao vút che bóng mát cho em mỗi khi đến trường.Trường của em có mái ngói dù đã bạc màu nhưng vẫn chắc chắn, gồm có hai dãy phòng học và 3 phòng dành cho khu hành chính. Trong lớp học của em rất sạch sẽ và gọn gàng vì chúng em rất ý thức giữ gìn vệ sinh sạch đẹp.Ngôi trường của em đang học có nhiều bóng mát cây xanh và ghế đá ở sân trường, em mến yêu ngôi trường của em và em đến đây để học hằng ngày.Cô giáo dặn chúng em phải luôn chấp hành nội quy của nhà trường, và chúng em không viết bậy lên bàn học để giữ cho trường lớp em sạch đẹp.Em rất thích mỗi khi đến trường vì được gặp nhiều bạn bè, được gặp thầy cô giáo. Ngôi trường này là nơi thắp sáng ước mơ cho em, em mơ ước sau này sẽ trở thành cô giáo về dạy tại ngôi trường này.
Em tên là_________, em học lớp___, , trường______. Lớp học của chúng em khá rộng rãi, thoáng mát. Những bức tranh, khẩu hiệu về học tập được treo ngay ngắn, trang trí đẹp mắt trên những bức tường sơn màu vàng nhạt. Trường em không còn mới nhưng vẫn khang trang, sạch sẽ, thoáng mát nhờ nhiều bóng cây phượng, cây si, cây đa cổ thụ che phủ khắp khoảng sân chơi rộng rãi. Những luống hoa và cây cảnh được trồng xung quanh trường. Phong trào học tập của trường em hăng say và sôi nổi. Các thầy cô giáo thương yêu học sinh, chăm sóc và dạy bảo học sinh tận tình. Ở trường, em cảm thấy thoải mái, dễ chịu và hào hứng học tập. Em yêu trường, lớp, cô giáo và các bạn của em. Em luôn cố gắng học tập chuyên cần, vâng lời thầy cô và đoàn kết với các bạn.