K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2018

=> Đáp án C

23 tháng 10 2019

Hình ảnh thể hiện lý tưởng, biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng:

- Câu thơ mở đầu đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời nhà thơ

+ Nắng hạ: ánh nắng đẹp và chói chang nhất, mạnh mẽ nhất → lý tưởng cách mạng sức mạnh soi sáng đối với nhà thơ

+ Động từ “bừng” như một nguồn sáng mang lại sự sống mãnh liệt

- Mặt trời chân lý: biện pháp nghệ thuật ẩn dụ lý tưởng cách mạng như ánh mặt trời kết hợp với động từ “chói” thể hiện sức mạnh chiếu sáng thức tỉnh

- Niềm vui được đứng trong hàng ngũ Đảng khiến tâm hồn nhà thơ “rộn tiếng chim”, ngập tràn sự sống “một vườn hoa lá”.

→ Khổ thơ đầu thể hiện niềm hân hoan, tự hào khi được đứng trong hàng ngũ Đảng. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhà thơ

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: HỎI Tôi hỏi đất: - Đất sống với đất như thế nào ? - Chúng tôi tôn cao nhau. Tôi hỏi nước: - Nước sống với nước như thế nào ? - Chúng tôi làm đầy nhau. Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau. Làm nên những chân trời. Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào ? Tôi hỏi người: - Người...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
HỎI
Tôi hỏi đất:
- Đất sống với đất như thế nào ?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nước như thế nào ?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau.
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào ?”
(Hữu Thỉnh)

Câu 1: Anh (chị) hãy giúp nhà thơ trả lời câu hỏi trong bài thơ trên bằng một, hai câu
ngắn gọn? (0.5đ)
Câu 2: Hãy nêu thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến cho bạn đọc? (0.5đ)
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản? Tác dụng? (1đ)
Câu 4: Cụm từ “đan vào nhau” có ý nghĩa gì? (0.5đ)
Câu 5: Tại sao nhà thơ lại đặt nhan đề bài thơ là “hỏi”? (0.5đ)
Câu 6: Từ thông điệp của nhà thơ, anh(chị) hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ gì
của mình về lối sống của con người trong xã hội hiện nay? (1đ)

1
10 tháng 3 2020

Câu 1 :

- Con người sống với nhau cần lòng vị tha và tình đoàn kết.

- Nhân ái và đoàn kết là sức mạnh của con người.

- Sống trên đời cần có một tấm lòng: nhân ái, vị tha, đoàn kết.

Câu 2 :

Với các câu trả lời nhắc tới thông điệp của nhà thơ về lối sống vị tha

của con người.

- Nhà thơ khuyên con người xây dựng cho mình lối sống đẹp: nhân

ái, vị tha, đoàn kết.

- Nhà thơ gủi gắm triết lý về lẽ sống cao đẹp.

- Nhà thơ phê phán lối sống cá nhân ích kỉ

Câu 3:

- Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu: Lặp cấu trúc, điệp ngữ, câu

hỏi tu từ

- Tác dụng: nhấn mạnh, khẳng định sự gắn bó tốt đẹp của con người

bằng tình yêu thương, lòng vị tha, tấm lòng chân thành.

Câu 4:

- Nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, đoàn kết tạo nên sức mạnh.

Câu 5 :

- Niềm băn khoăn, trăn trở của nhà thơ về mối quan hệ giữa con

người với con người trong xã hội hiện nay.

Câu 6 :

- Mặt tích cực trong quan hệ giữa con người với con người: nhiều

con người trong xã hội đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, tình yêu

thương, vị tha họ làm cho cuộc sống con người tốt đẹp hơn như:

giúp đỡ người nghèo, những người lầm lỡ trở lại hoàn lương…

- Bên cạnh đó còn không ít người mất lương tâm đối xử tàn nhẫn

với con người cả trong gia đình và ngoài xã hội(dẫn chứng)

- Quan điểm cá nhân về cách ứng xử giữa con người với con người.

phân tích bài thơ một nhành xuân của Tố Hửu Năm 20 của thế kỉ 20 Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ. Ồi những ngày xưa… Mưa xứ Huế Mưa sao buồn vậy, quê hương ơi! Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời Đất lai láng những là nước mắt… Có lẽ vậy thôi… Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt Trên dòng sông mù sương Tôi đã khô như cây sậy bên...
Đọc tiếp

phân tích bài thơ một nhành xuân của Tố Hửu

Năm 20 của thế kỉ 20
Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người
Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ.
Ồi những ngày xưa… Mưa xứ Huế
Mưa sao buồn vậy, quê hương ơi!
Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời
Đất lai láng những là nước mắt…
Có lẽ vậy thôi… Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt
Trên dòng sông mù sương
Tôi đã khô như cây sậy bên đường
Đâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt
Tôi đã chết, lặng im, như con chim không bao giờ được hót
Một tiếng ca lảnh lót cho đời
Nếu chậm mùa xuân ấy, em ơi!

(Một nhành xuân, Tố Hữu)

Câu 1. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
(2.0 điểm)
Câu 2. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh mặt trời và nước mắt trong đoạn thơ.
(2.0 điểm)
Câu 3. Từ nội dung bài thơ ở phần trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu danh ngôn: “Hãy hướng về phía mặt
trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn”.

2
24 tháng 4 2020

Câu 1. Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh:
– Mặt trời: Tượng trưng cho tự do/ ánh sáng của lí tưởng/ cuộc sống tươi đẹp.
– Nước mắt: Tượng trưng cho sự thương đau/ mất mát/ nô lệ/ lẩm than/ cuộc sống tối tăm.

24 tháng 4 2020

Năm 20 của thế kỉ 20
Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người
Nước đã mất. Cha đã làm nô lệ.
Ồi những ngày xưa… Mưa xứ Huế
Mưa sao buồn vậy, quê hương ơi!
Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời
Đất lai láng những là nước mắt…
Có lẽ vậy thôi… Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt
Trên dòng sông mù sương
Tôi đã khô như cây sậy bên đường
Đâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt
Tôi đã chết, lặng im, như con chim không bao giờ được hót
Một tiếng ca lảnh lót cho đời
Nếu chậm mùa xuân ấy, em ơi!

(Một nhành xuân, Tố Hữu)

Câu 1. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (2.0 điểm)

PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 2. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh mặt trời và nước mắt trong đoạn thơ. (2.0 điểm)

Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh:
– Mặt trời: Tượng trưng cho tự do/ ánh sáng của lí tưởng/ cuộc sống tươi đẹp.
– Nước mắt: Tượng trưng cho sự thương đau/ mất mát/ nô lệ/ lẩm than/ cuộc sống tối tăm.
Câu 3. Từ nội dung bài thơ ở phần trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu danh ngôn: “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn”.

*Bạn có thể tham khảo các nội dung sau đây để viết đoạn văn:
– Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận và trích dẫn câu nói.
– Mặt trời: chỉ ánh sáng rực rỡ, vẻ đẹp. Hướng về phía mặt trời: hướng về những điều tốt đẹp. Bóng tối: chỉ những xấu xa, u ám, đen tối.
– Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn: Khi hướng về những điều tốt đẹp, những gì xấu xa, khó khăn, u tối sẽ lùi lại phía sau.
– Ý nghĩa câu nói: Khuyên con người xây dựng thái độ sống lạc quan, tích cực.
– Hướng về những điều tốt đẹp là hướng về lí tưởng, ước mơ, mục đích, việc làm hướng thiện… (Dẫn chứng)
– Khi hướng về những điểu tốt đẹp, con người có động lực, có mục đích, sự phấn chấn, niềm tin, lạc quan,… Đó là sức mạnh giúp họ mau đi đến thành công, đẩy lùi những khó khăn thử thách, nỗi sợ hãi, chán nản, tuyệt vọng. (Dẫn chứng)
– Câu danh ngôn bao hàm một triết lí, một nhân sinh quan đúng đắn: Phải lạc quan tin tưởng ở tương lai, ở mục đích sống tốt đẹp.
+ Phê phán những con người thiếu niềm tin, không dám bước tới để hướng về phía mặt trời – những điểu tốt đẹp. Họ dễ bị nhấn chìm trong bóng đêm của sự thất vọng, sợ hãi, trì trệ…
+ Khẳng định ý nghĩa câu danh ngôn và rút ra bài học cho bản thân.

Zhihu ask: Tại sao bạn lại ủng hộ tử hình? —————Group: Weibo Việt Nam "( ͡° ͜ʖ ͡°)"Người dịch: Lý Dương————Cảnh báo: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh bình luận. Tôn trọng quan điểm của người khác. ————-1, Năm 2006, có một bé gái tên là Gia Gia (biệt danh) bị lừa đến một công trường, sau đó bị cưỡng hiếp đến...
Đọc tiếp

Zhihu ask: Tại sao bạn lại ủng hộ tử hình? 

—————

Group: Weibo Việt Nam "( ͡° ͜ʖ ͡°)"

Người dịch: Lý Dương

————

Cảnh báo: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh bình luận. Tôn trọng quan điểm của người khác. 

————-

1, 

Năm 2006, có một bé gái tên là Gia Gia (biệt danh) bị lừa đến một công trường, sau đó bị cưỡng hiếp đến chết. Trong mông của cái xác còn bị cắm vào một cái ống nhựa PVC. Vụ án này xảy ra ở Bắc Kinh, bố mẹ của người bị hại là người từ nơi khác đến đây làm công nhân. Bây giờ vẫn tìm được mấy bài báo về vụ án này ở trên mạng. Mẹ của Gia Gia ôm quần áo của cô bé khóc không thành tiếng.

Tôi không hiểu được tại sao hung thủ lại có thể tàn nhẫn đến mức đó. Lúc Gia Gia chết, cô bé mới chỉ 4 tuổi. 

Mở thanh công cụ tìm kiếm, search những vụ án cưỡng hiếp và giết hại trẻ em, bạn sẽ phải kinh ngạc vì những tên tội phạm kia có thể làm được cái loại chuyện này với những đứa bé chỉ mới 4, 5 tuổi. Có những bé gái sau khi bị làm hại, có đến mười mấy centimet phần ruột bị kéo ra ngoài cơ thể. 

Tôi không chấp nhận được loại chuyện này, trong lòng tôi chất đầy lo sợ, kinh hoàng. Tôi không cần biết những quốc gia khác sẽ xử phạt loại tội phạm này như thế nào, tôi chỉ cần biết ở đất nước của chúng ta, loại tội phạm này nhất định phải bị xử bắn. Khỏi cần phải lập luận phân tích nói có sách mách có chứng một là, hai là, ba là, bốn là... gì đó, chỉ cần một cái vụ án này, Trung Quốc có tội phạm cưỡng hiếp và giết hại trẻ em, như vậy, tôi không đồng ý loại bỏ tử hình. 

Nếu như không có tử hình, vậy mấy người định trừng trị những tên tội phạm cưỡng hiếp và giết hại trẻ em này như thế nào? 

Comment: 

 - Tôi từng xem được một bình luận và nhớ mãi đến tận bây giờ: Thực ra tôi ủng hộ việc thi hành tử hình ở Trung Quốc là bởi vì có những người, phạm phải những tội căn bản không xứng dùng thời gian đến để đền bù. 

2, 

Hỏi: Anh có ủng hộ tử hình không? 

Cảnh sát hình sự: Ủng hộ. 

Hỏi: Anh không bị mất ngủ hả?

Cảnh sát hình sự: Có. Tôi đọc hồ sơ các vụ án chưa bị phá xong là không ngủ được.

Hỏi: Ý tôi muốn nói là hành hình phạm nhân. 

Cảnh sát hình sự: À, sau cái ngày mà tôi được tự tay bắn chết những tên chó chết đó, tôi không còn mất ngủ nữa. Ăn được, ngủ được. 

Hỏi: Anh không thương xót cho những tên phạm nhân đó sao? 

Cảnh sát hình sự: Vậy bạn không thương xót cho người nhà của người bị hại à?

3,

Tôi không những ủng hộ tử hình. 

Tôi còn ủng hộ cả việc trẻ vị thành niên phạm tội cũng phải bị trừng trị giống như người lớn. 

Hàng xóm nhà tôi có một cô gái, da trắng mặt mũi xinh đẹp, thành đạt, đa tài. Tính cách ấm áp, nhiệt tình, cũng hay làm từ thiện. Chị ấy còn từng tham gia hoạt động xoá đói giảm nghèo ở địa phương nữa. 

Một con người ấm áp như vậy, thế mà vào một buổi tối của một ngày tháng 6/2009, trên đường tan làm về nhà bị 5 đứa học sinh cưỡng hiếp rồi giết hại. Tên lớn nhất 17 tuổi, nhỏ nhất 13 tuổi. 

3 ngày sau khi vụ việc phát sinh mới tìm được thi thể, cơ thể trần chuồng, trên người toàn là vết tích tình dục, mặt bị đánh đến mức không nhìn ra hình người nữa. Mẹ của chị ấy sau khi xác nhận danh tính xong, trở về nhà tự sát luôn trong ngày. Bố của chị ấy cũng phát điên, đến bây giờ vẫn ở trong bệnh viện tâm thần. 

Thế nhưng mọi người có đoán được kết quả như thế nào hay không? Chỉ có 3 tên tội phạm đã đủ 16 tuổi bị phán tội, còn lại 2 tên chưa đủ 14 tuổi nên không phải chịu trách nhiệm hình sự, chỉ bị theo dõi giám sát và đền tiền là xong chuyện. 

Tại sao lại còn lại 2 tên vô tội, không phải chịu bất cứ trách nhiệm hình sự nào vậy? Có phải vì những tên đấy chưa đủ 14 tuổi? Cái mạng 13 tuổi của bọn nó là mạng người, thế cái mạng của chị gái 26 tuổi kia không phải là mạng người? Mạng của mẹ chị ấy 50 tuổi không phải là mạng người? Mạng của bố chị ấy 52 tuổi cũng không phải là mạng người hả? 

Tôi thật sự là không hiểu nổi, giữ lại cái mạng của những tên đó để làm cái gì? 

Mấy người nghĩ rằng mấy chuyện như thế này đến năm 2018 chắc không còn nữa đâu đúng không? Mấy người sai rồi. Đứa trẻ 12 tuổi giết hại mẹ nó một cách dã man, sau đó còn dám nói: “Tao cũng đâu có giết người khác. Tao giết là mẹ tao cơ mà”. 

Loại trẻ con như thế này có bị trừng trị gì không? Không. Không chỉ như thế, nhà nước còn phải bảo đảm giáo dục cho bọn chúng nữa. 

Có những người, không xứng làm người, càng không xứng sống tiếp. 

4, 

“ Lúc tao giết mày, đến chớp mắt cũng chả buồn chớp lấy một cái. Mặc kệ mày có quỳ xuống khóc lóc cầu xin tao như thế nào. Một bãi cứt đái mà thôi. Tao chỉ cần một dao đâm vào sọ mày. 

Tao làm đéo gì có thời gian mà đi lo nhà mày có còn vợ con hay gia tài bạc triệu hay cuộc sống tươi đẹp chưa kịp hưởng. Tao lấy đi cái mạng của mày, chẳng qua cũng chỉ là tiện tay mà thôi.

Lúc tao bị bắt, bị phán quyết, tao chỉ cần đau khổ khóc lóc chịu nhận tội, cuối cùng tao vẫn được miễn tử hình đấy thôi. Mặc dù tao vẫn bị phán ở tù (20 năm), nhưng mà thực ra thì chỉ cần tao tuỳ tiện biểu hiện tốt một tí, thế là 10 năm gì đấy là tao lại được ra tù. 

Bầu trời mới đẹp làm sao, con đường rộng thênh thang...

Mà mày, sẽ mãi mãi nằm lại trong cái quan tài rách nát”. 

Nói như vậy chắc mọi người cũng hiểu được tại sao nên ủng hộ tử hình rồi đúng không? Thực ra những cái gọi là bảo vệ nhân quyền đều là nói về lợi ích cả. Khi thực ra xảy ra ở trên người của bạn, thế mà lại tính nó là loại hành vi khác. 

(Cho bạn nào không hiểu đoạn này, đầu tiên giả thuyết bạn chính là kẻ giết người, và đây là suy nghĩ của bạn khi giết người. Bạn là hung thủ, bạn cảm thấy mình chẳng qua chỉ tiện tay mà thôi, không phải là tội gì nặng, căn bản không biết hối cải. Người bị bạn giết, chết thì thôi, cũng bình thường, có một mạng người thì có gì phải xoắn.
Sau đó nghĩ ngược lại, nếu bạn là người bị hại thì sao? -> Lí do ủng hộ tử hình). 

5, 

Giam giữ những người phạm tội nặng, chi phí quá cao. 

Là một công dân có nộp thuế, tôi không bằng lòng bỏ tiền ra nuôi bọn họ. 

6, 

Có một lần có một nhóm bạn cùng nhau đi du lịch, bởi vì những người ngồi ở đây đều là luật sư, thẩm phán, cảnh sát, cho nên nói chuyện linh tinh một lúc liền nói đến vấn đề này. 

Đối với việc tử hình, thái độ của mọi người có sự khác nhau rất lớn. Có người cảm thấy nên loại bỏ tử hình, có người lại ủng hộ tử hình. 

Sau đó, có một người bạn là cảnh sát của tôi kể hai câu chuyện. 

 - Một: 

Có một người đàn ông, từ lúc còn là thiếu niên đã thường xuyên trộm cắp ăn cướp, gia đình không thể dạy dỗ được. Sau này trưởng thành càng không có cách nào quản lí. 

Là khách quen của trại cải tạo, trại tạm giam, cũng từng bị phạt ngồi tù 2 năm. 

Sau khi ra tù lại phạm phải tội trộm cướp + cưỡng hiếp nên bị phán ngồi tù chung thân. Lúc vào tù chưa đến 30 tuổi. 

Mọi người đều biết, lúc ở trong tù chỉ cần cải tạo tốt là được giảm án. 

Lúc tên đó ra tù đã 40 tuổi. 

Hai tháng sau, tên đó lại vào tù cũng với hai tên đồng bọn, tội trộm cướp, cưỡng hiếp giết người. 

Lần này, chỉ có tên đó bị phán tử hình. 

Nghe nói tên đó trước khi bị thi hành tử hình từng tán dóc với mấy vị cảnh sát. 

Có người hỏi hắn ta sau khi ra tù tại sao lại không cố gắng làm người mà lại đi làm mấy cái chuyện này. 

Hắn ta nói mấy câu, khiến cho vị cảnh sát kia nhớ mãi đến tận bây giờ: 

“Lúc ra tù tôi cũng hơn 40 tuổi rồi, không biết dùng điện thoại, không biết dùng máy tính, tìm công việc thì không có ai chịu nhận. Tôi không muốn cả đời này phải vất vả làm việc ở công trường. Nghĩ đi nghĩ lại, trừ việc trộm cướp tôi chẳng biết làm gì cả, cũng không muốn làm. Chỉ có thể tiếp tục đi ăn cắp mà thôi”. 

(Cười) “Thực ra tôi không muốn hiếp chết cô ta, mà hơi quá đà. Vốn dĩ muốn chơi cô ta thêm 2 ngày nữa”. (Người bị hại là một cô gái, sống một mình). 

“Chuyện này, sai cũng sai rồi. Đáng ra không nên làm cô ta chết. Thực ra tôi nghĩ rất đơn giản, tôi cảm thấy trong tù vẫn tốt hơn cả, tôi cũng không sợ bị phán tù chung thân. Ở trong tù dưỡng lão so với ở công trường cực khổ làm việc vẫn tốt hơn nhiều”. 

Cuối cùng, người bạn là cảnh sát kia của tôi hỏi mọi người: “Mọi người cảm thấy loại người này có nên bị phán tử hình hay không? Hoặc là đổi cách nói khác, không phán tử hình, để bọn họ ngồi tù 10 năm, 20 năm rồi ra tù, bọn họ sẽ tiếp tục phạm tội lại thôi. Bởi vì bọn họ đã mất đi niềm tin và nhẫn nại đối với cuộc sống bên ngoài xã hội này rồi. Loại bỏ tử hình? Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm cho tính mạng của cô gái kia? Còn có lần sau nữa thì sao?”. 

 - Hai: 

Một vụ án của rất nhiều năm về trước. 

Một người phụ nữ ngoại tình bị chồng bắt được cho nên phải li hôn, bởi vì không giành được quyền nuôi hai đứa con (là song sinh), lại còn bị tình nhân bỏ rơi cho nên trở nên điên rồ. 

Tâm lí của người phụ nữ này bắt đầu trở nên vặn vẹo, trong lòng ôm suy nghĩ ngọc nát đá tan. Đầu tiên giả vờ muốn thương lượng, hẹn tình nhân đến nhà ăn cơm. Sau khi đầu độc tình nhân bằng thuốc chuột, còn siết cổ tình nhân đến chết. 

Tối hôm đó, nhân lúc chồng trước chưa đi làm về, cô ta chạy đến nhà cũ quỳ xuống cầu xin mẹ chồng tha thứ, còn xin mẹ chồng cho vào nhà nấu cơm cho mẹ chồng với con nhỏ, sau đó tiếp tục trộn thuốc độc vào thức ăn. 

Đứa con gái bị độc chết, mẹ chồng bởi vì ăn khá ít, sau khi người phụ nữ kia vội vàng bỏ chạy lại đột nhiên tỉnh lại và kêu cứu, cho nên giữ được một mạng. 

Đứa con trai bởi vì đi quán net chơi game với bạn học không về nhà cho nên tránh thoát được lần này. 

Lúc cảnh sát bắt được người phụ nữ kia, cô ta đang ở trong nhà của một bạn học của đứa con trai hỏi thăm con trai cô ta đang ở chỗ nào. Cảnh sát còn tìm thấy một cái búa trong chiếc túi nhựa mà cô ta mang theo. 

Lúc thẩm vấn, người phụ kia cũng rất thẳng thắn: Tìm con trai trước, tìm được rồi thì lấy búa đập chết con trai. Sau đó về nhà đợi trời sáng, chồng trước về thì lấy búa đập chết chồng. Sau đó sẽ uống thuốc độc và treo cổ tự sát. 

Chồng trước, mẹ chồng và đứa trẻ đều không có tội. Tại sao lại muốn độc chết bọn họ? 

Người phụ nữ kia nói: Chồng trước sai ở chỗ đã bắt gian cô ta ngoại tình, mẹ chồng sai ở chỗ ủng hộ chồng trước li hôn, đứa trẻ sai ở chỗ sau khi biết cô ta ngoại tình thì không chịu gọi cô ta là mẹ nữa. 

Hổ dữ không ăn thịt con, tại sao lại nhẫn tâm như vậy? 

Bởi vì cảm thấy sống tiếp không có ý nghĩa gì cả, không muốn sống nữa, muốn con cái cũng chết cùng với cô ta. 

”Chủ nghĩa nhân đạo không phải lúc nào cũng đúng, bởi vì có một số người căn bản còn chẳng phải người, cũng không thể trở lại thành người được nữa”. 

______Đây là câu nói của người bạn cảnh sát kia của tôi. 

————

Hồi xưa bọn tôi có học một bài về tử hình, cô giáo để bọn tôi làm báo cáo về những hình phạt có thể thay thế tử hình.
Mà tôi cảm thấy, tử hình là cách tốt nhất rồi. Bên phương Tây đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nói tử hình là vô nhân đạo, tàn nhẫn. Xoá bỏ tử hình còn được tính là một trong những điều kiện để gia nhập liên minh Châu Âu nữa. Bên phương Tây cảm thấy lấy đi tự do của một người là hình phạt nặng nhất. 

Nhưng mà đây là châu Á, tôi cảm thấy trong suy nghĩ của người châu Á, mạng người mới là quan trọng nhất. Giết một mạng nên đền một mạng. Cho nên tử hình vẫn là hình phạt hợp lí. 

————

Nhắc nhở lần hai: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra vài ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh comment. Tôn trọng ý kiến của người khác.

 

0
Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha. Những bài học một đời cay đắng. Cha gởi cho con chút nắng. Hãy giữ giữa tim con. Để khi con cất bước vào cuộc hành trình đầy gai và cạm bẫy. Con sẽ bớt thấy đau và đỡ phải tủi hờn. Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời, con ạ. Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn. Con hãy thong dong dù là người đến muộn. Dù phần con chẳng ai nhớ...
Đọc tiếp

Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha.
Những bài học một đời cay đắng.
Cha gởi cho con chút nắng. Hãy giữ giữa tim con.
Để khi con cất bước vào cuộc hành trình đầy gai và cạm bẫy.
Con sẽ bớt thấy đau và đỡ phải tủi hờn.

Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời, con ạ.
Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn.
Con hãy thong dong dù là người đến muộn.
Dù phần con chẳng ai nhớ để dành!

Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa.
Đừng hững hờ trước chuyện bất nhân.
Và hãy tin vào điều có thật:
Con người - sống để yêu thương.
a, xác định thể thơ của đoạn thơ
b, từ " chút nắng" trong câu thơ "cha gửi cho con chút nắng" có ý nghĩa gì ?
c, xác định và nêu tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau :
Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa.
Đừng hững hờ trước chuyện bất nhân.
Và hãy tin vào điều có thật:
Con người - sống để yêu thương.
d, anh/chị có đồng ý với cách nghĩ của nhà thơ trong đoạn thơ trên không? Vì sao ?

0
LUYỆN TẬP BÀI TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng không được thể hiện ở phương diện nào dưới đây? A. Những quy tắc nhất định trong việc kết hợp âm và thanh. B. Quy tắc cấu tạo các kiểu câu. C. Việc tạo ra các từ mới dựa trên những chất liệu có sẵn và các phương thức chung. D. Các phương thức chuyển nghĩa...
Đọc tiếp

LUYỆN TẬP BÀI TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI
CÁ NHÂN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng không được thể hiện ở phương diện nào dưới đây?
A. Những quy tắc nhất định trong việc kết hợp âm và thanh.
B. Quy tắc cấu tạo các kiểu câu.
C. Việc tạo ra các từ mới dựa trên những chất liệu có sẵn và các phương thức chung.
D. Các phương thức chuyển nghĩa từ.
Câu 2: Cho đoạn văn:
“Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là một nỗi ủ kín bực dọc bưng bít.”
(Nguyễn Tuân – Chùa đàn)
Biện pháp tu từ thể hiện rõ dấu ấn phong cách cá nhân của nhà văn trong đoạn trích trên là gì?
A. Hoán dụ C. Ẩn dụ
B. Câu hỏi tu từ D. Lặp cú pháp
Câu 3: Trong các cách kết hợp sau, cách kết hợp nào thể hiện rõ nhất dấu ấn riêng của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ ?
A. Vì trời mưa nên chúng tôi được nghỉ học.
B. Tôi muốn tắt nắng đi.
C. Công ti đã đầu tư hàng tỉ đồng cho công trình thế kỉ ấy.
D. Chúc anh lên đường thuận buồm xuôi gió.
Câu 4: Cho đoạn văn sau:
- Tiếng ngựa quan châu thì không kể mùa hồi hay mùa lúa. Quan đi bắt phu làm đường, xẻ núi hầm xe lửa. Quanh năm.
(Tô Hoài)
Dấu ấn cá nhân trong đoạn văn sau được thể hiện ở điểm nào ?
A. Sự chuyển đổi sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc.
B. Việc tạo ra các từ mới.
C. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những quy tắc chung, phương thức chung.
D. Gồm A và B.
Câu 5: Nguyên nhân trực tiếp nào góp phần hình thành và xác lập những yếu tố ngôn ngữ mới trong ngôn ngữ chung?
A. Do yêu cầu của xã hội.
B. Do sự thay đổi của thời đại.
C. Do trình độ của con người ngày càng tiến bộ hơn.
D. Những sự biến đổi và chuyển hoá trong ngôn ngữ cá nhân.
Câu 6: Điền lần lượt những cụm từ còn thiếu vào nhận định sau.
Thông qua..., những “hạt ngọc ngôn ngữ mới nhất” ra đời, góp phần làm phong phú thêm..., thúc đẩy.... phát triển.
A. lời nói cá nhân/ ngôn ngữ chung/ ngôn ngữ chung.
B. lời nói cá nhân/ lời nói cá nhân/ ngôn ngữ chung.
C. ngôn ngữ chung/ lời nói cá nhân/ lời nói cá nhân.
D. lời nói cá nhân/ ngôn ngữ chung/ lời nói cá nhân.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Phân tích cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh của từng tác giả trong những câu, đoạn trích sau đây.
a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
(Hồ Chí Minh - Cảnh khuya)
b) Tiếng hát trong như tiếng ngọc tuyền.
(Thế Lữ - Tiếng gọi bên sông)
c) Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ,
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa.
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa,
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Chế Lan Viên - Tiếng hát con tàu)

Mọi người giúp em sớm với ạ pls:(

0