Thử thay thành ngữ (in đậm) trong các câu sau bằng từ ngữ có ý nghĩa tương đương...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2023

Câu dùng thành ngữ

Câu dùng từ ngữ có nghĩa tương đương

Nhận xét (giống nhau, khác nhau)

a. Thành ra có bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch.

đều mất hết

những từ ngữ thay thế dài dòng hơn, đơn giản hơn những thành ngữ.

b. Giờ đây, công chúa là một chị phụ bếp, thôi thì thượng vàng hạ cám, việc gì cũng phải làm.

mọi thứ từ bé đến lớn, từ giá trị đến xoàng xĩnh

Giá trị biểu cảm giảm xuống, diễn đạt dài dòng không xúc tích.

1.Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong cau nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ. Trong những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì? a/ Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là một mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh […]. (Vũ Bằng) b/ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. (Vũ Tú Nam) c/ Tự...
Đọc tiếp

1.Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong cau nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ. Trong những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?

a/ Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là một mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh […].

(Vũ Bằng)

b/ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

(Vũ Tú Nam)

c/ Tự nhiên như thế : ai cũng chuộng mùa xuân

(Vũ Bằng)

d/ Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kỳ diệu

(Võ Quảng)

2. Tìm trạng ngữ trong các đoạn trích dưới đây:

a/ Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi tháy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một hạt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

(Thạch Lam)

b/ Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt với khả năng thích ứng hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.

(Đặng Thai Mai)

3. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học:

a/ Hãy phân loại các trạng ngữ vừa tìm được qua bài tập 2

b/ Kể thêm những loại trạng ngữ khác mà em biết. Cho ví dụ minh họa.

5
25 tháng 4 2017

1.

• Bốn VD trên đều có cụm từ “mùa xuân”. Tuy vậy, chỉ có cụm từ “mùa xuân” trong câu: “Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít” đảm nhiệm vai trò làm trạng ngữ chỉ thời gian.

- Ở các câu còn lại :

+ Câu a: “Mùa xuân của tôi - Mùa xuân Bắc Việt - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh...”. Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là chủ ngữ.

+ Câu c: “Tự nhiên như thế ai cũng chuộng mùa xuân”. Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là bổ ngừ cho động từ.

+ Câu d: “Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đối kì diệu.” Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là một câu đơn đặc biệt dùng đế bộc lộ cảm xúc của người viết.

2.

- Câu a gồm có các trạng ngữ sau:

+ Như báo trước mùa về một thứ quà thanh nhã và tinh khiết

+ Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi.

+ Trong cái vỏ xanh kia.

+ Dưới ánh nắng.

- Câu b gồm có trạng ngữ sau:

Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây.

3.

a. Các trạng ngữ vừa tìm được ở bài tập 2 chúng ta phân loại như sau:

+ Như báo trước mùa về một thứ quà thanh nhã và tinh khiết: Trạng ngữ chỉ cách thức.

+ Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi: Trạng ngữ chỉ thời gian.

+ Trong cái vỏ xanh kia: Trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chôn.

+ Dưới ánh nắng: Trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chốn.

+ Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây: Trạng ngữ chỉ cách thức.

b. Ngoài các loại trạng ngữ ở trên còn có các trạng ngữ sau:

- Trạng ngữ chỉ mục đích.

VD: Để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới, em phải ra sức ôn tập.

- Trạng ngữ chỉ phương tiện.

VD: Với trang sách và chiếc bút bi, Hoa miệt mài ghi chép.

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

VD: Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

(Xuân Quỳnh)

2 tháng 2 2018

1.

• Bốn VD trên đều có cụm từ “mùa xuân”. Tuy vậy, chỉ có cụm từ “mùa xuân” trong câu: “Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít” đảm nhiệm vai trò làm trạng ngữ chỉ thời gian.

- Ở các câu còn lại :

+ Câu a: “Mùa xuân của tôi - Mùa xuân Bắc Việt - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh...”. Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là chủ ngữ.

+ Câu c: “Tự nhiên như thế ai cũng chuộng mùa xuân”. Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là bổ ngừ cho động từ.

+ Câu d: “Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đối kì diệu.” Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là một câu đơn đặc biệt dùng đế bộc lộ cảm xúc của người viết.

2.

- Câu a gồm có các trạng ngữ sau:

+ Như báo trước mùa về một thứ quà thanh nhã và tinh khiết

+ Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi.

+ Trong cái vỏ xanh kia.

+ Dưới ánh nắng.

- Câu b gồm có trạng ngữ sau:

Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây.

3.

a. Các trạng ngữ vừa tìm được ở bài tập 2 chúng ta phân loại như sau:

+ Như báo trước mùa về một thứ quà thanh nhã và tinh khiết: Trạng ngữ chỉ cách thức.

+ Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi: Trạng ngữ chỉ thời gian.

+ Trong cái vỏ xanh kia: Trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chôn.

+ Dưới ánh nắng: Trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chốn.

+ Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây: Trạng ngữ chỉ cách thức.

b. Ngoài các loại trạng ngữ ở trên còn có các trạng ngữ sau:

- Trạng ngữ chỉ mục đích.

VD: Để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới, em phải ra sức ôn tập.

- Trạng ngữ chỉ phương tiện.

VD: Với trang sách và chiếc bút bi, Hoa miệt mài ghi chép.

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

VD: Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

(Xuân Quỳnh)

1.Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ? a/ Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng […]. Thường thường, vào khoảng đó, trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài...
Đọc tiếp

1.Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?

a/ Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng […].

Thường thường, vào khoảng đó, trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm tháy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa li, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng)

b/ Về mùa đông, lá bang đỏ như màu đồng hun.

(Đoàn Giỏi)

2. Trong bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luậ cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân- kết quả,…). Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?

2
26 tháng 4 2017

Câu hỏi 1: Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu 1, nhưng vì sao trong các câu văn trong SGK, tr. 45, 46, ta không nên hoặc không thể bỏ lược bỏ trạng ngữ?

Gợi ý: Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng trong các câu văn ta không thể bỏ được trạng ngữ vì các trạng ngừ ở 2 VD trên:

- Thường thường vào khoảng đó.

- Sáng dậy.

- Về mùa đông. (Giúp chúng ta xác định về thời gian)

- Trên giàn hoa lí.

- Trên nền trời trong trong. (Xác định về nơi chôn, địa điểm).

Như vậy, các trạng ngữ trên dùng để xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần là cho nội dung câu văn được đầy đủ, chính xác. Còn nếu chúng ta bỏ đi các trạng ngữ trên, câu văn sẽ không được bổ sung những thông tin cần thiết. Do đó làm cho đoạn văn miêu tả không được đầy đủ và không đúng với thực tế khách quan.

Câu hỏi 2: Trong một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân - kết quả,...). Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?

Gợi ý: Trong một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân - kết quả,...). Trạng ngữ có vai trò kết nối các câu văn, đoạn văn trong văn bản, góp phần làm cho đoạn vãn, bài văn mạch lạc hơn.

VD trong văn bản nghị luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả sắp xếp luận cứ theo trình tự thời gian, nguyên nhân - kết quả... . Ớ đó các trạng ngữ “từ xưa đến nay” , “ngày nay”... có tác dụng góp phần làm cho các câu văn, đoạn văn trở thành một khối thống nhất chặt chẽ với nhau, giàu sức thuyết phục.

26 tháng 4 2017

Câu hỏi 1: Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu 1, nhưng vì sao trong các câu văn trong SGK, tr. 45, 46, ta không nên hoặc không thể bỏ lược bỏ trạng ngữ?

Gợi ý:

Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng trong các câu văn ta không thể bỏ được trạng ngữ vì các trạng ngừ ở 2 VD trên:

- Thường thường vào khoảng đó.

- Sáng dậy.

- Về mùa đông.

(Giúp chúng ta xác định về thời gian)

- Trên giàn hoa lí.

- Trên nền trời trong trong.

(Xác định về nơi chôn, địa điểm).

Như vậy, các trạng ngữ trên dùng để xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần là cho nội dung câu văn được đầy đủ, chính xác. Còn nếu chúng ta bỏ đi các trạng ngữ trên, câu văn sẽ không được bổ sung những thông tin cần thiết. Do đó làm cho đoạn văn miêu tả không được đầy đủ và không đúng với thực tế khách quan.

Câu hỏi 2: Trong một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân - kết quả,...). Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?

Gợi ý:

Trong một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định (thời gian, không gian, nguyên nhân - kết quả,...). Trạng ngữ có vai trò kết nối các câu văn, đoạn văn trong văn bản, góp phần làm cho đoạn vãn, bài văn mạch lạc hơn.

VD trong văn bản nghị luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả sắp xếp luận cứ theo trình tự thời gian, nguyên nhân - kết quả... . Ớ đó các trạng ngữ “từ xưa đến nay” , “ngày nay”... có tác dụng góp phần làm cho các câu văn, đoạn văn trở thành một khối thống nhất chặt chẽ với nhau, giàu sức thuyết phục.

Các bạn lm giúp mik nhé mik sẽ tick choCâu  3. Cho đoạn văn sau: “Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát  của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như...
Đọc tiếp

Các bạn lm giúp mik nhé mik sẽ tick cho

Câu  3. Cho đoạn văn sau:

“Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát  của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”

 a. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu trong đoạn văn trên?

 b.Tìm các từ láy, từ ghép có trong đoạn văn?

 c. Giải nghiã từ “ thanh thoát, thỉnh thoảng”?

d. Đọc văn bản, em thấy người mẹ trong bài là người ngư thế nào?

 d.Viết đoạn văn khoảng 7 câu trình bày cảm nhận của em về nội dung đoạn văn trên?

Câu  4.

Câu văn nào trong văn bản nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? Nêu ý nghĩa của câu văn đó?

Câu  5:

Văn bản khép lại bởi câu nói động viên đầy lạc quan của người mẹ. Đó là câu văn nào?

Tại sao nhà văn Lý Lan lại gọi thế giới trường học là thế giới kì diệu?

0
19 tháng 6 2021

còn cái nịt