Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Trong cuộc đời mỗi người ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm bạn bè. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý giá, nó có thể giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, hơn nữa đó còn là chỗ dựa tinh thần giúp ta quên đi những nỗi buồn, những vất vả khó khăn trong cuộc sống.
Trong văn chương, chúng ta cũng bắt gặp những tác phẩm ca ngợi tình bạn như Lưu Bình – Dương Lễ. Một người sẵn sàng đưa vợ mình đến giúp đỡ bạn trong lúc bạn gặp khó khăn, bế tắc. Hay như sự tích Trung Quốc có Bá Nha Tử Kì: Một người bạn ra đi, người ở lại không muốn đánh đàn nữa vì nghĩ rằng chẳng còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình như người bạn đã mất. Hay như Tú Xương cũng có bài thơ Khóc Dương Khuê để nói lên tình cảm của mình với bạn. Đó có được những mối thâm tình ấy chắc chắn họ đã có những kỉ niệm sâu sắc bên nhau và hơn thế đó là sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn.
Và trong cuộc sống đời thường chúng ta cũng bắt gặp những tình bạn chân thành và đáng quý. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường em cũng chứng kiến những tình bạn như thế. Đó là những đôi bạn cùng giúp nhau học tập. Em đã từng chứng kiến hai người bạn chơi rất thân với nhau, song giữa họ lại có điểm khác là người thì học giỏi Văn, người thì học giỏi Toán. Tuy nhiên, trong những lần kiểm tra, họ không hề cho nhau chép bài dẫu hai người ngồi cùng bàn và sát nhau. Sau một thời gian, em thấy cả hai đều học tốt cả hai môn. Lúc đầu ai cũng tưởng họ cho nhau chép bài, nhưng sự thực thì họ đã giúp nhau khắc phục nhược điểm của từng người. Bạn học giỏi Toán thì giúp người giỏi Văn học Toán tốt hơn và ngược lại. Hai bạn đã giúp cho nhau có được kiến thức một cách chắc chắn. Như vậy trong học tập cũng như trong công việc, giúp nhau không có nghĩa là cho nhau một sự vật cụ thể mà có thể giúp nhau con đường, phương pháp để đạt được hiệu quả. Đó mới chính là một tình bạn chân chính, chân thành.
Ngoài ra tình bạn tốt còn giúp cho nhau vượt qua những nỗi buồn về tinh thần. Đó là khi người bạn của mình gặp chuyện không vui mình có thể đến để chia sẻ, động viên, an ủi họ.
Điều đó cũng được minh chứng qua tình bạn của em với Ngọc. Em với Ngọc học cùng lớp, ngồi cùng một chỗ và cùng chung khu tập thể. Hàng ngày em và Ngọc cùng nhau đi học, khi về cả hai cùng về và ăn cơm trưa xong em sang nhà Ngọc ôn bài, cùng nhau làm bài tập, và cùng bàn bạc, suy tính trước những bài khó. Trước đây, trong các môn học em ngại nhất là môn tiếng Anh, thế nhưng có Ngọc động viên, giúp đỡ nên chỉ trong một thời gian ngắn em đã tiến bộ hơn nhiều. Em còn nhớ có hôm Ngọc bỏ cả bữa trưa để giảng giải cho em hiểu và thuộc bằng được một số cấu trúc ngữ pháp. Nhờ sự tận tình chỉ giúp của Ngọc đến giờ em đã thích học môn tiếng Anh.
Ngoài việc giúp đỡ nhau trong học tập em và Ngọc còn thường xuyên chia sẻ với em những chuyện vui buồn trong gia đình, trong lớp học. Mỗi khi buồn mà được chia sẻ với Ngọc em cảm thấy nỗi buồn của em như vơi đi một nửa.
Tình bạn của em và Ngọc dường như mỗi ngày lại gắn bó hơn. Và em tin rằng đó là tình bạn chân thành nhất.
Em nhận ra rằng: Tình bạn chân thành là một tình bạn được xây dựng xuất phát từ lòng quý mến, đồng cảm, không chút vụ lợi, tính toán. Tình bạn đó có thể đem đến cho nhau niềm vui và hạnh phúc, đặc biệt là trong những lúc khó khăn, hoạn nạn.
Bạn tham khảo nha:
Văn học hiện thực Việt Nam những năm 1930-1945 có xu hướng phản ánh những mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam, đó là mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn giữa nhân dân ta và thực dân Pháp. Viết về hiện thực ấy, bên cạnh những cây bút như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, … thì Ngô Tất Tố cũng đóng góp một phần không nhỏ cho nền văn xuôi lúc bấy giờ. Nhắc đến Ngô Tất Tố thì không thể không nhắc đến hình ảnh chị Dậu trong tiểu thuyết ‘Tắt Đèn’. Một trong những đoạn trích tiêu biểu thể hiện rõ nhất con người chị là đoạn trích ‘Tức Nước Vỡ Bờ’.
Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Tất Tố đã mở ra khung cảnh chị Dậu chăm sóc anh Dậu. Vì nạn sưu cao thuế nặng ghì trên đôi vai, gia đình chị không đủ tiền đóng thuế nên anh Dậu đã phải trải qua những ngày bị bọn cường hào đánh đập. Trước cảnh túng quẫn và chồng chị thì đang phải chịu sự hành hạ, chị phải rứt ruột đem bán đi đàn chó con và phải đem bán cả đứa con đầu lòng của mình. Đó là nỗi đau đớn tủi nhục đến nhường nào khi người mẹ phải đứt từng khúc ruột mà đem bán đi đứa con mà mình yêu thương hết mực. Nhưng chẳng còn cách nào khác, với chị lúc này quan trọng hơn là phải cứu được người chồng vốn đau ốm của mình, nay anh lại phải chịu sự hành hạ đau đớn nữa thì quả là lành ít dữ nhiều. Vậy nên, chị phải chạy vạy ngược xuôi đủ đường, tất cả cũng chỉ vì chị muốn nộp đủ thuế thân để anh Dậu được quay trở về nhà. Đến lúc anh Dậu đã trở về nhà rồi thì gia đình cũng không còn gì nữa, chị phải đi vay chút gạo của hàng xóm để nấu cho anh Dậu một nồi cháo loãng. Hình ảnh chị rón rén bưng bát cháo vào, chị quạt cháo cho chóng nguội, chị nhẹ nhàng gọi anh Dậu dậy để ăn cháo: ‘Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột’, chị ngồi chờ xem chồng có ăn ngon miệng hay không, tất cả chi tiết ấy đã phản ánh những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, dù hoàn cảnh có éo le, có khốn khó đến nhường nào thì ở chị vẫn ngời lên tình yêu thương chồng tha thiết. Thế nhưng, mọi sự đâu có dừng lại ở đó. Không những phải chịu gánh nặng thuế thân của chồng mình, chị còn phải chịu một thứ thuế vô lí và ngược đời hơn bao giờ hết, đó là thuế thân của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Cũng vì cớ ấy mà bọn tay sai lại đến nhà chị thúc thuế, chèn ép gia đình chị đến đường cùng.
Khi bọn chúng vừa đến, chị ý thức được thân phận nhỏ bé của mình nên dù có bất bình chị vẫn phải tỏ thái độ thiết tha, van nài. Người nông dân trong cái cảnh xã hội Việt Nam những năm 1930-1945 chỉ như cây rơm cọng cỏ, là những người thấp cổ bé họng, không có tiếng nói. Bởi vậy, chị đã ‘run run’, ‘tha thiết’, chị vẫn giữ thái độ van nài, thành khẩn: ‘Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu’, ‘ xin ông trông lại’, ‘cháu van ông’, ‘ông tha cho’. Nhưng dù chị có thiết tha, có da diết cầu khẩn đến thế nào thì bè lũ tay sai vẫn chỉ giữ một thái độ dửng dưng, vô tình, thậm chí là chúng còn cất cái giọng hầm hè, đe dọa. Tên cai lệ còn cầm cái thừng chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu, mặc cho chị Dậu có nài nỉ xin tha thì hắn vẫn quyết không động một chút lòng thương nào. Vì can ngăn mà chị Dậu đã bị tên cai lệ bịch cho mấy cái vào ngực. Lúc này, hình như tức quá không chịu được nữa, chị Dậu liều mình cự lại, chị đã nâng mình lên ngang hàng với bọn tay sai:’Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ’. Nhưng tên cai lệ hình như đã coi thường lời nói ấy, hắn tát bốp vào mặt chị và cứ nhảy đến chỗ anh Dậu. Quả thật là con giun xéo lắm cũng quằn, cây muốn lặng mà gió không yên, lúc này, chị Dậu đã ‘tức nước’ mà ‘vỡ bờ’. Chị nghiến răng, cất lên những lời nói đanh thép, đe dọa: ‘Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày biết tay’. ‘Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức khoẻo lẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp kịp với sức xô của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng hai kẻ thiếu sưu’. Rõ ràng, ở chị đã có sự chuyển biến tâm lí, từ sự nhún nhường, khúm núm, chị đã trở nên ngang hàng với bọn tay sai và thậm chí sự phản kháng ấy không chỉ còn trong suy nghĩ, lời nói mà nó đã chuyển hóa thành hành động phản kháng mãnh liệt. Điều đó thể hiện rất rõ cho câu nói ‘có áp bức ắt có đấu tranh’, cái kết của đoạn trích thể hiện rõ tâm thế, cái ý chí phản kháng ngùn ngụt của người phụ nữ nông dân. Tuy nhiên, đó chỉ là hành động bộc phát của cá nhân và nó chưa được đặt trong sự định hướng đấu tranh của đoàn thể, tập thể. Và rồi sau ngày hôm ấy, cuộc đời của người phụ nữ ấy lại trở về bế tắc, lại chịu sự đè ép bóc lột của giai cấp và cuối cùng chị vẫn phải lao vụt đi trong bóng tối, tối tăm như chính cái tiền đồ của chị. Có thể thấy, đoạn trích ‘Tức Nước Vỡ Bờ’ đã thể hiện thật sâu sắc vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân nơi làng quê Việt Nam những năm 1930-1945. Dù cho hoàn cảnh có đẩy họ vào đường cùng thì ở họ vẫn ngời lên những phẩm chất tốt đẹpNhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là hình ảnh tiêu biểu về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám chịu nhiều bất hạnh nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm sáng rõ nhận định trên.
Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Trong cuộc đời cầm bút ngắn ngủi của mình, ông đã kịp để lại cho dân tộc ta những sáng tác vô giá, những kiệt tác văn chương bất hủ mà truyện ngắn Lão Hạc là một tác phẩm tiêu biểu.
Lão Hạc là một truyện ngắn viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Nhân vật chính của tác phẩm là lão Hạc, một con người mà cuộc đời đã nếm trải bao đắng cay, bất hạnh, một con người luôn tỏa rạng những phẩm chất cao đẹp.
Cuộc đời lão Hạc là một chuỗi những đau khổ và bất hạnh, một kiếp đời chua chát và đắng cay! Góa vợ từ lúc còn trẻ, một mình lão gà trống nuôi con trong cảnh đói nghèo, lam lũ, những mong con khôn lớn trưởng thành làm chỗ nương tựa lúc ốm đau, khi tuổi già. Nhưng hạnh phúc nhỏ nhoi ấy đã không đến với lão. Vì không đủ tiền cưới vợ, anh con trai phẫn chí đăng tên làm phu đồn điền cao su. Cảnh chia ly của cha con. Lão Hạc không hẹn ngày sum họp. Lão Hạc đã mất vợ, nay lại mất con. Cảnh khổ vật chất hòa trong nỗi đau tinh thần thành dòng lệ chảy trong trái tim chờ đợi khắc khoải của người cha.
Cuộc đời dường như vẫn chưa buông tha lão. Bất hạnh rồi bất hạnh dồn dập giáng xuống cuộc đời của một lão già khốn khổ. Kiệt sức vì lam lũ, lầm than, vì mòn mỏi đợi chờ, lão ôm nặng. Trận ốm hai tháng mười tám ngày đã ngốn sạch số tiền mà lão chắt chiu, gom góp, cướp đi luôn cả cái ước vọng nho nhỏ của người cha muốn dành dụm để cưới vợ cho con. Thật tội nghiệp cho lão Hạc!
Bất hạnh này kéo theo bất hạnh khác. Sau trận ôm nặng, lão yếu đi nhiều, không thể làm được những việc nặng. Làng mất nghề sợi, đàn bà rỗi rãi nhiều, có việc nhẹ nào họ đều tranh hết. Lão Hạc đâm ra thất nghiệp. Lão Hạc đã rơi vào cảnh bần cùng hóa hoàn toàn, lão sống vật vờ với con ốc, con trai, củ ráy, sung luộc… Những thứ ấy cũng chẳng dễ gì kiếm được với một lão già đã cạn kiệt sức lực. Cùng đường sống, lão Hạc tìm đến cái chết, lấy cái chết để tự giải thoát cho mình. Cái chết của lão Hạc mới đau đớn, vật vã làm sao. Nó như bóp nghẹt trái tim người đọc!
Lão Hạc sống nghèo khổ về vật chất nhưng rất giàu tình cảm. Tình yêu thương con nồng nàn sâu sắc của lão là câu truyện cảm động về tình cha con. Thương con sớm mồ côi mẹ lão Hạc không nỡ tục huyền. Nhìn con đau khổ vì không có đủ tiền cưới vợ, lão Hạc khổ tâm vô cùng. Lão thấy mình có lỗi với con và điều này làm cho lão day dứt mãi. Khi người con phẫn chí đăng tên làm phu đồn điền cao su, trái tim người cha thật sự tan nát. Nỗi thương nhớ mong chờ con thường trực trong lòng người cha biến thành sự khắc khoải ngóng trông: Thằng cháu nhà tôi dễ hơn một năm nay không có giấy má gì đấy ông giáo ạ. Ta đọc được trong câu nói ấy cái tình cảm ấm áp của người cha. Thương nhớ con, lão dồn tình cảm âu yếm vào cậu Vàng, kỉ vật của người con để lại. Cái tên cậu Vàng (tên lão Hạc đặt cho con chó) đă chứa đựng tất cả tình quý mến và thân thiết đối với một con vật. Hình ảnh lão Hạc: Miệng méo xệch, khóc hu hu, khi nghĩ rằng mình đánh lừa một con chó, là hiện thân của tấm lòng nhân ái cao cả.
Bao nhiêu tình thương yêu con, lão dồn vào việc quyết giữ bằng được mảnh vườn cho con. Khi đã hết đường sinh nhai, Lão Hạc có thể bán vườn đi, nhưng lão không làm thế, thà chết chứ không chịu bán đi một sào. Thậm chí, trước khi chết, lão còn tìm nơi nhờ cậy, gửi gắm mảnh vườn ấy. Thật xúc động biết bao cái tình của một người cha!
Cuộc đời lão Hạc thật bi thương. Nhưng giữa cuộc đời khốn khổ, lão Hạc vẫn ý thức được nhân phẩm của mình. Lòng tự trọng của một người cha không cho phép lão tiêu vào mảnh vườn do người mẹ để lại cho đứa con. Lòng tự trọng của một con người không cho phép lão nhận sự giúp đỡ của ông giáo mà lão biết cũng chẳng sướng gì hơn lão, càng không cho phép lão làm phiền lụy đến bà con lối xóm. Lão biết họ đã khốn khổ lắm rồi, lão không thể là gánh nặng cho họ. Ý thức được điều đó một cách sâu sắc, Lão Hạc đã nhịn ăn để dành tiền làm ma cho mình. Thật là một tấm lòng cao thượng và vị tha hiếm có! Ta nhận thấy ở lão Hạc một triết lí sống giản dị nhưng đẹp biết nhường nào.
Dưới một chế độ xã hội đen tối, ngột ngạt, không ít người đã đánh mất nhân phẩm, tha hóa, biến chất. Ta dễ dàng tìm thấy họ trong một loạt các sáng tác của Nam Cao. Khác với họ, dù nghèo đến đâu, lão Hạc vẫn sống trong sạch và lương thiện. Chính nhân vật ông giáo đã nhận xét về lão: Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa gì lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Cùng kế sinh nhai, lão có thể chọn con đường theo Binh Tư. Nhưng lão Hạc không làm thế. Lão thà chết chứ không bán linh hồn mình cho quỷ dữ. Cuối cùng lão đã chọn cái chết để giữ trọn sự trong sạch và lương thiện trong tâm hồn mình. Một cách sống và xử thế thật đáng trân trọng, phù hợp với đạo lí: Chết trong hơn sống đục của nhân dân ta.
Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã gửi gắm vào đó những triết lí sống đẹp và bộc lộ thái độ yêu thương và trân trọng con người.
Nhân vật lão Hạc là một hình tượng điển hình bất hủ về người nông dân lao động Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Cùng với nhân vật chị Dậu (trong tác phẩm Tát đèn của Ngô Tất Tố), nhân vật lão Hạc làm sáng ngời thêm những nét đẹp trong tâm hồn và phẩm chất của người nông dân lao dộng Việt Nam.
Chân lí đường đời được nói đến trong bài thơ khiếm em nghĩ tới vẻ đẹp phẩm chất: không bao giờ bỏ cuộc trước khó khăn của con người.
Phẩm chất này giúp cho con người đạt đến đỉnh cao chiến thắng. Cuộc đời không tránh khỏi khó khăn và gian nan, chỉ những người kiên định mới đạt được ước vọng của mình. Đây là phẩm chất mà mỗi người nên có để luôn giữ trái tim vững vàng... ( bạn có thể viết thêm vài ý nữa nhé )
Tham Khảo
Truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công