Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
* Hô hấp ngoài:
- Sự thở ra và hít vào ( thông khí ở phổi)
- Trao đổi khí ở phổi:
+ O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
+ CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
* Hô hấp trong
- Trao đổi khí ở tế bào:
+ CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
+ O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
2.
Cơ sở sinh lí của tiếng khóc chào đời.
- Đứa trẻ khi chào đời bị cắt bỏ dây rốn lượng CO2 thừa ngày càng nhiều trong máu sẽ kết hợp với nước tạo thành H2CO3 => I on H+ tăng => Kích thích trung khu hô hấp hoạt động, tạo ra động tác hít vào, thở ra. Không khí đi ra tràn qua thanh quản tạo nên tiếng khóc chào đời.
1.- Hô hấp ngoài: thực hiện ở phổi trao đổi khí vs môi trường ngoài bằng sự thở ra và hít vào ( thông khí ở phổi) , đem O2 khuếch tán từ phế nang vào máu và CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
- Hô hấp trong: thực hiện ở tế bào , là quá trình CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
O2 khuếch tán từ máu vào tế bào
2. Cơ sở sinh lí của tiếng khóc chào đời.
- Đứa trẻ khi chào đời bị cắt bỏ dây rốn lượng CO2 thừa ngày càng nhiều trong máu sẽ
kết hợp với nước tạo thành H2CO3 => Ion H+ tăng => Kích thích trung khu hô hấp
hoạt động, tạo ra động tác hít vào, thở ra. Không khí đi ra tràn qua thanh quản tạo nên
tiếng khóc chào đời.
(m tham khảo cách làm dưới thử ik)
a.
- Trong một phút tâm thất trái đã co và đẩy :
7560 : (24. 60) = 5,25 lít.
- Số lần tâm thất trái co trong một phút là :
(5,25. 1000) : 70 = 75 ( lần)
Vậy số lần mạch đập trong một phút là : 75 lần.
b.
- Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là :
( 1 phút = 60 giây) \(\rightarrow\) ta có : 60 : 75 = 0,8 giây.
Đáp số: 0,8 giây.
c.
Thời gian của các pha :
- Thời gian của pha dãn chung là : 0,8 : 2 = 0,4 (giây)
- Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây \(\rightarrow\) thời gian pha thất co là 3x .
Ta có x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4
\(\Rightarrow\) x = 0,1 giây.
Vậy trong một chu kỳ co dãn của tim:
Tâm nhĩ co hết : 0,1 giây.
Tâm thất co hết : 0,1 . 3 = 0,3 giây.
Câu hỏi của Khánh Thi - Sinh học lớp 8 | Học trực tuyến
Bạn ơi bài này mk làm ở đây rồi nhé! chúc bạn hc tốt!
Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho vì trg nhóm máu O chỉ có kháng thể, ko có kháng nguyên nên khi truyền cho các nhóm máu khác kháng thể ko đủ để gây kích thích cho cơ thể nên ko kết dính hồng cầu ng` nhận.
Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận vì trg nhóm máu AB chỉ có kháng nguyên, ko có kháng thể nên khi truyền cho các nhóm máu khác sẽ gây kích thích cơ thể, kết dính hồng cầu.
O là nhóm chuyên cho vì trong hồng cầu ko có kháng nguyên nên ko bị kháng thể của bất cứ nhóm máu nào làm ngưng kết
AB là nhóm chuyên nhận vì trong huyết tương ko có kháng thẻ nên ko gây ngưng kết hồng cầu của nhóm máu nào
a. Trình bày thí nghiệm của Các lanstâynơ?
- Thí nghiệm: Các lanstâynơ đã dùng hồng cầu của người này và trộn với huyết tương của những người khác và ngược lại, lấy huyết tương của một người và trộn với hồng cầu của những người khác.
- Ông đã nhận thấy rằng:
+ Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B
+ Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α (gây kết dính A) và β (gây kết dính B)và
+ Tổng hợp lại có 4 nhóm máu là: O; A; B; AB
+ Kết quả thí nghiệm trong hình 15 SGK tr 49
* Đặc điểm các nhóm máu:
-Nhóm máu O: Hồng cầu không có kháng nguyên A và B, huyết tương có kháng thể α, β
-Nhóm máu A: Hồng cầu chỉ có A, huyết tương không có α, chỉ có β,
-Nhóm máu B; Hồng cầu chỉ có B, huyết tương không có β, chỉ có α,
-Nhóm máu AB: Hồng cầu có cả A,B, huyết tương không có α, β
- Nhóm máu O là chuyên cho bởi vì: Hồng cầu của nhóm máu O không có kháng nguyên A, B. Nên khi cho các nhóm máu khác dù nhóm máu đó có huyết tương chứa kháng thể α hoặc β hoặc có cả hai thì không gây kết dính.
- Nhóm máu AB là chuyên nhận bởi vì: Trong huyết tương không có kháng thể α, β nên dù nhận một nhóm máu bất kì nào có kháng nguyên A,B thì vẫn không gây kết dính.
- Máu, nước mô và bạch huyết là môi trường trong cơ thể vì: Nhờ máu, nước mô và bạch huyết trong cơ thể mà tế bào và môi trường ngoài liên hệ thường xuyên với nhau trong quá trình trao đổi các chất dinh dưỡng, oxi, khí cacbonic và các chất thải khác.
(Pham Thi Linh coi hộ em lại câu b ạ.)