Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cán chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.”
Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
=> Đoạn trích được kể theo ngôi thứ ba. Vì người kể không nhắc tới bản thân và gọi tên nhân vật bằng chính tên gọi của họ
Câu 2 Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Đặt một câu có sử dụng phép tu từ so sánh.
=> Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh:
+Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc
+Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
+Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà.
Đặt một câu có sử dụng phép tu từ so sánh:
Linh xinh đẹp như bông hoa hướng dương
Câu 3. Nêu nội dung đoạn trích?
=> Phác hoạ hình ảnh dũng cảm của người phụ nữ mạnh mẽ : ''dượng Hương Thư '' trong cuộc vượt thác. Làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và ý chí mãnh liệt của người lao động cũng như người phụ nữ anh dũng trong những phút giây hùng vĩ cùng thiên nhiên,núi rừng
Bạn tham khảo nha!
“Tôi van ông... Tôi xin ông... Đó là nguyện vọng cuối cùng của tôi... mong ông chấp nhận... Trời ơi! Các con tôi chết đói mất!”.
Tiếng van xin não ruột từ đâu vọng đến khiến em chú ý. Em vùng dậy ra mở cửa. Đến gần ao cá đầu làng, em nghe thấy trong lều trông cá có tiếng người lao xao. Trước cửa lều, một con cò mình mẩy ướt đẫm đang nằm thoi thóp. Em chợt hình dung ra câu chuyện về mẹ con nhà cò...
- Mẹ ơi! Chúng con đói quá!
- Ngủ đi các con! Cố ngủ cho quên đói. Sáng mai mẹ về sẽ có cá cho các con ăn.
Cò mẹ vừa nói vừa âu yếm vuốt nhẹ lên đầu từng đứa con. Trong đầu cò mẹ cứ xoáy lên câu hỏi: “Làm thế nào bây giờ? Biết tìm đâu ra mồi trong lúc đêm hôm khuya khoắt như thế này?”.
Bỗng có tiếng lao xao của mấy chị vạc bay ngang qua. Cò mẹ nghĩ: “Hay là mình thử đi kiếm ăn đêm như họ xem sao. Biết đâu may ra mình lại kiếm được chút gì cho lũ con chăng?!”.
Nhìn các con ngủ chập chờn trong cơn đói, lòng cò mẹ như lửa đốt. Cò mẹ thầm thì:
- Các con ngủ ngoan nhé! Mẹ đi một lát sẽ về ngay!
Lũ cò con nhao nhao:
- Mẹ cố kiếm cái gì cho chúng con ăn mẹ nhé!
Hướng về phía cánh đồng, cò mẹ bay đi. Khung cảnh ban ngày thân quen là thế mà sao ban đêm trở nên lạ hẳn. Cò không biết là mình đã bay đến đâu. Bỗng thấy ở dưới có vệt đen mờ, trông như một cành cây, cò mẹ nghĩ bụng: “Ta nghỉ chân một chút đã”.
Cò mẹ vừa đặt chân lên thì rơi tùm xuống nước. Hoá ra đó chỉ là một nhánh cây mềm bên bờ ao. Cò mẹ cố bay lên nhưng không sao nhấc nổi mình. Càng vùng vẫy, đôi cánh càng nặng trĩu.
Nghĩ đến đàn con đang trông ngóng, cò mẹ trào nước mắt. Chợt một vệt sáng đèn pin lia đến chỗ cò cùng với tiếng quát:
- A! Con cò này định ăn trộm cá phải không? Thật đáng đời! Cho mày chết!
- Không! Không phải như thế! Tôi không ăn trộm cá...
Người coi ao cá vớt cò lên rồi vứt trước cửa lều.
Cò cố thanh minh nhưng không ai chú ý đến cả. Người ta giục nhau làm thịt cò để xáo măng.
Cầm chắc cái chết, cò mẹ lo sợ hoảng hốt khi nghĩ đến đàn con. Sáng ra, tỉnh dậy không thấy mẹ đâu, chúng sẽ ra sao? Nếu biết mẹ bị bắt, chúng sẽ nghĩ như thế nào? Từ trước đến giờ, cò mẹ vẫn luôn dạy các con phải sống lương thiện, phải biết tự trọng, vậy mà giờ đây, mẹ chúng lại chết vì tội ăn trộm ư? Không! Không thể được!
Khi người đàn ông tới gần, túm hai cánh cò nhấc lên, cò tha thiết nói:
- Ông ơi! Vì các con tôi đói quá nên tôi phải đi kiếm ăn đêm. Tôi chỉ dừng chân tạm ở đây thôi. Tôi thực tình không biết chỗ này là ao cá của ông. Tôi chưa bao giờ làm điều xấu. Vì thế tôi mong ông cho tôi một ân huệ cuối cùng. Nếu có xáo măng, xin ông hãy xáo bằng nước trong, chớ dùng nước đục, có như vậy nỗi oan của tôi mới được giải, tâm hồn tôi được thanh thản và các con tôi mới khỏi đau lòng.
Hai hàng nước mắt lã chã, cò mẹ nói xong nhắm nghiền mắt lại, chờ đợi giây phút hãi hùng...
Chợt có tiếng mẹ em lay gọi: “Dậy thôi con! Đến giờ đi học rồi! Trời ơi, sao nằm ngủ mà nước mắt đầm đìa thế này hả con?” Em bàng hoàng tỉnh giấc. Thì ra tất cả chỉ là một giấc mơ. Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm vừa học hôm qua đã hiện lên trong giấc mơ của em như thế đó. Em hỏi bà về ý nghĩa của bài ca dao, bà nói: “Người dân nghèo khổ xưa kia luôn đề cao cách sống trong sạch, chết trong còn hơn sống đục. Họ muốn mượn lời con cò để nói lên điều ấy cháu ạ!"
Tham khảo !
Là người Việt Nam thì hẳn ai cũng một lần được mẹ ru ngủ bằng những làn điệu, ca dao. Hay nói cách khác, những đứa trẻ lớn lên trong những lời ru của các bà, các mẹ, qua những lời ru ấy thì cả một thế giới từ cổ tích, thế giới đời thực phong phú, đa dạng mở ra trước mắt, nuôi nấng những tâm hồn trẻ thơ. Một trong những hình ảnh quen thuộc nhất trong các bài ca dao, các khúc ru của các bà, các mẹ chính là bài ca dao “Con cò”, trong đó có những lời ca da diết, trầm bổng chứa chan nhiều triết lí nhân sinh như: Con cò mà đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao/ Ông ơi ông vớt tôi nao/ Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng/ Có sáo thì xáo thì xáo nước trong, chớ xáo nước đục đau lòng cò con.
Lời ca dao thể hiện được thân phận nhỏ bé, bất hạnh đầy trắc trở của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa, đó là một xã hội đầy biến cố, bất trắc và bất cứ lúc nào cũng có thể ập đến những tai họa khôn lường. Nhưng còn một ý nghĩa khác cũng sâu sắc, nhân văn không kém, đó chính là nói về tấm lòng bao la, rộng lớn của người mẹ. Để nuôi lớn những đứa con của mình, người mẹ sẵn sàng bươn trải, đối mặt với cuộc sống rộng lớn đầy khó khăn, mong sao con có thể trưởng thành.
Xung quanh bài ca dao này cũng có ẩn chứa những câu chuyện vô cùng cảm động về loài cò. Đó là một cuộc sống bất hạnh nhưng cũng chứa chan tình yêu của mẹ con nhà cò. Ngày xưa có một con cò sống ở trên một cánh đồng xa, một ngày nọ nó sinh được ba người con, đứa nào cũng xinh xắn vô cùng dễ thương. Cò rất yêu thương con, luôn muốn dành những thứ tốt nhất cho con, nhà dẫu có nghèo nhưng cò mẹ luôn làm những điều tốt nhất cho con của mình, cho chúng bằng bạn bằng bè. Cuộc sống của mẹ con nhà cò tuy có chút khó khăn, thiếu thốn nhưng vô cùng đầm ấm, hạnh phúc, những đứa con vô cùng ngoan ngoãn chờ mẹ mang thức ăn về nhà.
Nhưng biến cố ập đến bất ngờ, đó là năm lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên, cùng với đó là mất mùa, đói kém xảy ra. Trên những cánh đồng lúa ngập úng mênh mông nước, cò mẹ dù có đi cả ngày cũng không kiếm được thức ăn. Những đứa con thơ dại vì đói mà khóc rất thảm thương, không đành lòng nhìn các con chết đói, cò mẹ đã có một quyết định vô cùng mạo hiểm, đó là đi kiếm ăn vào ban đêm, kiếm ăn trong thế giới của loài người. Nghe có vẻ đơn giản nhưng đó lại là một hành trình kiếm ăn đầy bất trắc, nguy hiểm rình rập và cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào.
Nhưng cò mẹ vẫn quyết định đi kiếm ăn, khi trời về đêm cò mẹ bắt đầu bay đi, tìm những vũng nước, bờ ao có cá để có thể mang về cho con ăn. Mắt của loài cò vào buổi đêm không được tốt lắm nên thường xuyên bị va đập vào những cành cây, ngọn cỏ khiến cho thân thể của cò mẹ bầm dập, thâm tím vô cùng đau đớn. Nhưng sự mạo hiểm ấy của cò mẹ đổi lại sự no bụng cho những đứa con nên cò mẹ chấp nhận mọi sự đau đớn, dù trên người vẫn còn vết thương nhưng ngày nào cũng lên đường tìm kiếm thức ăn.
Đêm hôm ấy cũng như mọi ngày kiếm ăn khác, cò mẹ bay trên một vũng nước ngập để tìm kiếm thức ăn. Sau khi xác định có cá thì quyết định sa vào một cành cây để đứng, nhưng thật không ngờ lần này cành cây quá mềm khiến cho cò mẹ không giữ được thăng bằng mà ngã lộn cổ xuống ao. Lúc này ở gần đó có một người đàn ông đang kéo vó, cò mẹ chới với giữa dòng nước lên tiếng kêu cứu với người đàn ông. Lời cầu xin quá khẩn khiết nên người đàn ông vớt cò mẹ lên bờ, cò mẹ biết lần này mình khó thoát được cái chết nhưng vẫn tha thiết cầu xin người đàn ông nếu có mang mình đi xáo măng thì hãy xáo nước trong, chớ xáo nước đục, vì như thế sẽ làm cho những đứa con của cò mẹ thương tâm, đau đớn.
Nghe những lời van xin của của cò mẹ và câu chuyện về ba đứa con thơ dại đã khiến cho người đàn ông vô cùng xúc động. Mặc dầu mùa đói kém, mất mùa thì không chỉ những con vật nhỏ bé như mẹ con nhà cò mà những con người nông dân lam lũ cũng vô cùng khó khăn, chật vật với cuộc sống mưu sinh. Gia đình của người đàn ông có những tám người con, đứa nào cũng tuổi ăn tuổi lớn, chính vì vậy mà ngoài công việc đồng áng ban ngày thì vào mỗi đêm khuya ông đều một mình ra bờ sông đánh cá, mong bắt được những con cua, con cá làm thức ăn cho các con. Hôm nay vô tình bắt được một con cò, có nó thì bữa ăn ngày mai các con của ông sẽ được ăn thịt, sẽ vui sướng biết bao.
Nhưng nghe câu chuyện của cò mẹ thì người đàn ông đã cảm động và thả cò mẹ về, vì xét cho cùng ông cũng giống cò mẹ đều là những bậc sinh thành làm mọi việc đều vì các con của mình. Cò mẹ được thả vô cùng cảm kích nhưng những ngày sau đó cò mẹ vẫn tiếp tục đi kiếm ăn đêm, vẫn đối mặt với nguy hiểm thường trực.
- Trong đoạn văn trên có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa
- Tác dụng: Làm cho sự vặt (gà mẹ, đàn gà con, vịt con) trở nên sống động, trân thực, gần gũi với con người hơn
Câu 1 :Đoạn văn trên trích trong truyện Thạch Sanh,
-Phương pháp biểu đạt tự sự.
Câu 2 Những chi tiết thần kì :
-Trong vùng có con chằn tinh, có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người.
-Dân phải lập cho nó miếu thờ, hằng năm nạp một mạng người cho chằn tinh ăn thịt để nó đỡ phá phách.
(Trong thực tế không có loài nào có phép lạ,mà phải lập miếu thờ =>chi tiết thần kì)
Câu 3
Lí Thông: Kẻ gian dối, lừa gạc người khác,lợi dụng lòng tin của người khác...
Thạch Sanh: Thật thà,tốt bụng,nhân ái....
Câu 4
Văn bản đã giúp em hiểu :
Phải sống thật chân thật,nhân ái.
Ở hiền gặp lành
Ta là sứ giả của nước Đại Việt. Suốt mấy năm nay, ta phụng sự cho nhà vua - một người hết lòng yêu nước, thương dân. Đặc biệt, nhà vua hết sức tin dùng và quý mến người tài. Vì thế, lần này người đã phái ta đi đến các ngôi làng tìm kiếm người tài về giúp ngài cai trị đất nước.
Một ngày, khi đi qua ngôi làng nọ, ta nhìn thấy có hai cha con đang cùng nhau cày ruộng. Thế là, ta nảy lên sự tò mò, thử đặt một câu hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?
Tuy nhiên, thật bất ngờ khi người trả lời ta lại là người con chứ không phải người cha:
- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường.
Nghe cậu bé hỏi ngược lại như thế, ta nhận ra ngay cậu chính là nhân tài mà mình luôn tìm kiếm. Thế là, ta vội thúc ngựa về bẩm tấu cho nhà vua. Biết được câu chuyện nhà vua mừng lắm, nhưng để chắc chắn hơn, ngài quyết định sẽ thử cậu bé thêm lần nữa. Ngài ban cho làng cậu bé ba con trâu đực và ba thúng gạo nếp, yêu cầu một năm sau phải nộp lên chín con trâu. Trước lời đố đó, ta vô cùng thấp thỏm, không biết cậu bé sẽ trả lời thế nào. Một thời gian sau, khi ta đang cùng nhà vua bàn việc trong thư phòng, thì nghe tiếng khóc ầm ĩ ở trước cửa cung. Thấy lạ, nhà vua cho mời vào. Ta nhận ra ngay đó chính là cậu bé thông minh đó. Cậu ta khóc lóc đòi nhà vua bảo bố sinh em cho mình. Trước lời đề nghị vô lý đó, nhà vua vô cùng khó xử. Đúng lúc ấy, cậu bé hỏi ngược lại nhà vua, sao lại bắt làng cậu chăm cho ba con trâu đực đẻ ra chín con trâu con. Nghe thế, nhà vua liền nhận ra mình đã bị bẫy ngược rồi. Nhà vua vừa lòng lắm.
Nhưng để cho cả triều đình cùng tin tài của cậu, người cho thử tài lần thứ ba. Ngài sai ta đem một con chim sẻ nhỏ đến, yêu cầu cậu bé làm thành ba mâm cỗ. Ngay lập tức, cậu bé bảo ta đem về cho vua một cây kim, nhắn rằng. nhờ ngài mài kim thành một con dao thật sắc để mổ thịt chim. Lần này, ai cũng tâm phục khẩu phục.
Một hôm nọ, sứ giả của nước láng giềng sang chơi, mang theo một câu đố vô cùng khó. Biết đây là ý muốn thăm dò xem nước ta có người tài không của họ, nhà vua vô cùng tức giận. Đúng lúc mọi người đang vò đầu bứt tai để suy nghĩ, ta nhớ ngay đến cậu bé thông minh kia. Được sự đồng ý của nhà vua, ta đem câu đố đến chỗ cậu. Nào ngờ, trước câu hỏi cả triều đình đều bó tay ấy, cậu vừa nghe đã giải được ngay. Không những thế, còn đọc đáp án thành bài đồng dao:
“ Tang tình tang ! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang…”
Nhờ trí thông minh của cậu bé, mà triều đình ta giải được câu đố khó. Khiến sứ giả phải e dè. Sau sự kiện lần đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên trẻ tuổi nhất. Còn ta, được nhà vua thưởng hậu hĩnh vì đã tìm được người tài cho đất nước.