Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
Câu 2: PTBĐ là miêu tả
Câu 3: Thể thơ 4 chữ.
Nội dung: kể và tả về Lượm qua các sự việc bằng lời của người kể với hình ảnh Lượm trong cuộc gặp tình cờ của hai chú cháu. Đó là câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm, nhưng hình ảnh của Lượm vẫn còn sống mãi.
Câu 4: Những từ láy là: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
Tác dụng miêu tả nhân vật là: Đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
Hok tốt ^^
Trời nóng oi bức đến mười ngày, hôm qua một trận mưa rào vừa ập xuống.
Trời bỗng tối sầm lại, gió thổi ù ù, mây đen kéo đến ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Không hiểu từ đâu mối bay ra rợp trời, mối trẻ hay rất cao, cao đến sát mái nhà, ngọn cây. Mối già bay thấp, có con bay là là mặt đất. Mối bay ra rất nhiều tưởng như vơ tay lên là bắt được đến vài con mối. Ngoài vườn, mẹ gà cục cục dẫn đàn con tìm nơi ẩn nấp, những chú gà con như những nắm bông vàng chạy lon ton, thỉnh thoảng lại kêu "chiếp chiếp". Gió ngày càng thổi mạnh, bãi mía trước nhà được cơn gió thổi làm lá mía xào xạc như muôn ngàn thiếu nữ đang múa gươm. Bụi cuốn mù trời, lá khô cuốn theo chiều gió chạm xuống đất nghe xào xạc dồn vào một góc sân như một bàn tay vô hình đã quét lại. Ngoài đầu ngõ, những chú kiến hối hả hành quân về tổ mang theo bao nhiêu là thức ăn dự trữ báo hiệu trước một trận mưa rất to sắp đến. Gió thổi mát ơi là mát. Những cọng cỏ gà rung rinh tai nghe ngóng. Đến cả bụi tre đầu ngõ cũng kẽo kẹt đưa võng, lá tre choẽ xuống như những cô thiếu nữ đang ngổi tần ngần gỡ tóc. Hàng bưởi ven bờ ao đu đưa bế những đứa con đầu tròn trọc lốc.
Bỗng chớp loé sáng rực, cả bầu trời như có một chiếc bút kỳ lạ đã vẽ lên bầu trời một nét vẽ thật rõ sáng rồi vụt tắt, ông sấm được thể ra oai ghé xuống sân cười khanh khách, có lúc phát ra những tiếng đùng đoàng như mìn phá đá. Cây dừa vốn thường ngày đứng im lặng ở góc vườn nay thả sức sải tay bơi như những vận động viên đang bơi lội. Những chị mùng tơi ở hàng rào cạnh tường lâu nay uốn éo giờ được nhảy múa hả hê.
Lộp bộp, lộp bộp, trời đã mưa. Trẻ em trong xóm reo lên. Mưa ù ù như xay lúa, mưa sầm sập giọt ngã giọt bay. Nước sùi bọt trắng xoá cả sân. Đất trời mù trắng nước, mưa chéo mặt sân, mùi nước mưa ngai ngái, ngòn ngọt. Mưa rào rào trên mái tôn. mưa bùng nhùng trên các tàu lá chuối, lá khoai. Nước chảy ồ ồ, xối xả. Nước ngập cả sân. Mấy ông cóc cụ nhảy chồm chồm bì bõm trong nước mưa. Nước chảy đục ngầu ngầu, cuồn cuộn dồn về ao, nước mấp mé vườn nhà. Bỗng lóe lên một ánh chớp, sấm kêu "đùng" một cái làm trẻ con trong xóm hét lên một tiếng rõ to. Cây lá trong vườn hả hê run rẩy.
Mưa ngớt dần rồi lạnh hẳn, mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran như đón ông Mặt Trời lại mỉm cười, những tia nắng vàng óng ánh sau những vòm lá bưởi. Bầu trời lại trong xanh và cao như một bàn tay vô hình đã gột rửa sạch những đám mây đen. Tiếng bàn chân chạy lép nhép ngoài đường. Trẻ em trong xóm rủ nhau đi bắt cá rô ngược dòng nước.
Trận mưa rào thật là thích đã đem đến cái không khí trong lành, khoan khoái dễ chịu. Cây cối như vụt lớn hẳn lên, sum suê hơn mọi ngày, cái bể nhà em lại đầy ắp nước mưa.
Đề 1 :
Bài 1 :a) Ăn: Mẹ em là người đầu bếp giỏi
Xơi : mẹ mời cả nhà xơi cơm
b) Biếu : Em biếu tặng quà ông bà
Tặng : Em tặng quà cho bạn
c) Chết : Con chuồn chuồn nó đã bị chết
Mất : ông của em đã mất lúc em 6 tuổi
Bài 2:
Mặt hồ lăn tăn gợn sóng
Sóng biển cuồn cuộn xô vào bờ
Sóng lượn nhấp nhô trên mặt hồ
Bài 3:
Em đã bị đánh cắp mất cục tẩy
Mẹ ôm em thật ấm áp
Em bê chiếc ghế vào bàn
Mẹ bưng cơm ra bàn
Em đeo cặp bên vai
Bố em vác bì gạo vào nhà
Đề 2:
Bài 1:
a) Hùng vĩ, anh hùng
b) Việt nam , đất nước
c) Đây , kia
d) Cờ đỏ sao vàng , kháng chiến
Bài 2:
a) Còn bé bỏng gì nữa mà nững nĩu
b) Bé con nhỏ nhắn lại đây chú bảo
c) Thân hình bé bỏng
d)Người nhỏ con nhưng rất khỏe
Bài 3:
Ghó bóc thật đáng ghét
Cái thân gầy khô đét
Chân tay dài nghêu ngao
Chỉ gây toàn chuyện giữ
Vặt trụi xoan trước ngõ
Rồi lại ghé vào vườn
Xoay luống rau nghiêng ngả
Gió bốc toàn nghịch ác
Nên ai cung
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh, tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người.
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
II. Thân bài
1. Sự ra đời của loài người
- Sinh ra trước nhất: toàn là trẻ con
- Khung cảnh thuở sơ khai:
- Không dáng cây ngọn cỏ.
- Chưa có mặt trời, toàn là bóng đêm.
- Không có màu sắc khác.
2. Sự ra đời của thiên nhiên
- Mặt trời: giúp trẻ con nhìn rõ.
- Cây, cỏ, hoa: giúp trẻ con nhận rõ màu sắc, kích thước.
- Tiếng chim, làn gió: giúp trẻ con cảm nhận được âm thanh.
- Sông: giúp trẻ con có nước để tắm
- Biển: giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp thực phẩm và là nơi tìm hiểu, khám phá.
- Đám mây: đem đến bóng mát.
- Con đường: giúp trẻ con tập đi.
=> Thiên nhiên không chỉ là nơi sinh sống, mà những sự vật trong thiên nhiên sẽ phục vụ cho cuộc sống của con người.
3. Sự ra đời của gia đình
- Mẹ: mang đến tình yêu thương và lời ru, sự chăm sóc.
- Bà: mang đến những câu chuyện cổ tích, dạy dỗ những giá trị văn hóa tốt đẹp.
- Bố: dạy dỗ những kiến thức, giúp trẻ em hiểu biết.
=> Gia đình là nơi luôn che chở và yêu thương cho con người.
4. Sự ra đời của xã hội
- Chữ viết, bàn ghế, cục phấn, cái bảng, trường học… đều là những đồ dùng học tập của con người.
- Thầy giáo, cô giáo là người dạy dỗ, cung cấp kiến thức.
=> Giáo dục có vai trò quan trọng đối với con người.
III. Kết bài
Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chuyện cổ tích của loài người.
Bài làm tham khảo
Các bạn thân mến, được gặp Bác đã là một niềm hạnh phúc vô bờ của mỗi chiến sĩ chúng tối. Ay vậy mà tỏi không chỉ được gặp Bác mà còn được Bác đốt lửa sưởi ấm, dược trò chuyện cùng Bác. Kỷ niệm ấy tôi không thê nào quên trong cuộc đời mình. Tôi sẽ kể các bạn nghe về may mắn đó.
Chuyện xảy ra vào mùa đông năm 1950. Hồi ấy ta mở chiến dịch biên giới Thu - Dông. Rất nhiều bộ đội, dân công được huy động ra mặt trận. Chính Bác cũng có mặt trực tiếp chí huy chiến dịch. Sau một ngày hành quân thấm mệt chúng tôi nghỉ lại một lán tranh cũ trong rừng. Thật bất ngờ, trong đêm ấy lán chúng tối được đón Bác, trên đường chỉ huy chiến dịch cũng dừng chân nghi lại, vui sướng chúng tôi vây quanh Bác, được Bác hỏi chuyện dặn dò. Đêm đã khuya Bác nhắc chúng tôi để ngủ để lấy sức mai còn đi tiếp. Tất cả chúng tôi vâng lời. về khuya ười càng lạnh, cái lạnh của rừng núi như thấu tận xương thịt. Một đống lửa to được đốt giữa lán để sưởi ấm. Tôi ngả lưng và rồi ngủ đi lúc nào không biết.
Rồi tồi chợt thức giấc, chắc là đã khuya lắm rồi và rồi tôi hết sức bất ngờ, lửa ản cháy sáng ấm lán tranh cũ, bất ngờ hơn bên đống lửa ấy, Bác vẫn ngồi. Tôi lặng .m nhìn Bác, Bác ngồi vẻ mặt trầm ngâm nghĩ ngợiỆ Chắc Bác lại đang lo cho chiến dịch đây, tôi thấm nghĩ. Càng nhìn Bác tôi lại càng thương, mái tóc Bác đã bạc nhiều, khuôn mặt gầy nhưng ánh mắt vẫn ấm áp. Thỉnh thoảng Bác lại cho thêm :ành khô dể giữ lấy lửa cháy. Tỏi vố cùng cảm động, vậy là Bác thức để đốt lửa 'ười ấm cho chúng tỏi. Rồi Bác đứng dậy, nhẹ nhàng di quanh lán, dém chăn cho chúng tôi bằng vẻ ân cần. Bác không muốn chúng tối bị lạnh, không muốn làm mọi người thức giấc. Tôi không dám tin những gì mình vừa nhìn thấy. Thực hay mơ - một vị lãnh tụ hay một người cha? Tôi bỗng thấy bóng Bác cao lớn lạ kỳ, thấy lòng mình thêm ấm, ngọn lửa từ tay Bác đốt lên, ngọn lửa từ lòng Bác toả hơi nóng cho :húng tôi. Đợi Bác lại gần, tôi thầm thì hỏi Bác:
- Bác ơi, sao Bác chưa ngủ, Bác có lạnh lấm không?
Bác nhìn tôi, mỉm cười và nói:
- Chú cứ việc ngủ ngon, ngày mai còn phải đi đánh giặc đấy. Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà bụng cứ bồn chồn. Chiến dịch hãy còn dài, thời tiết thì khắc nghiệt, rừng rậm, đèo cao, suối sâu phải qua Bác không ngủ thì Bác ốm lấy sức đâu mà Lo nghĩ vẩn vơ, tôi thiếp đi lúc nào không rõ. Lần thứ hai chợt thức giấc, tôi thấy Bác ngồi trên bếp lừa, lo lắng vô cùng nhưng tôi không dám trở dậy.
Rồi lần thứ ba thức giấc. Lần này thì tôi giật mình hốt hoảng vì Bác vẩn thức. Vẫn chỗ ngồi ấy, chòm râu và mái tóc bạc - Người ngồi im phăng phắc không nằm yên được nữa, tôi trở dậy lại bên Bác, giọng khẩn khoản:
- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác ngủ một chút đi, con mời Bác!
Giọng ôn tồn, Bác quay lại phía tôi nói:
- Chú ngủ tiếp đế mai đi đánh giặc, đừng lo cho Bác. Ngoài kia, trời mưa lâm thâm, dân công của ta không mái lều che mưa, không chiếu chải chỉ nằm trên khô, chăn đắp chì manh áo phủ thay. Làm sao không ướt, làm sao không lạnh, thương các cô chú ấy, mong trời mau mau sáng.
Nghe lời tâm sự của Bác, tôi cảm động xiết bao. Vậy là Bác thức trọn đêm đốt lửa, dém chăn sưởi ấm cho chúng tôi và cũng thức ban đêm vì lo lắng, vì th dân công ngủ ngoài sương. Tinh cảm, lòng yêu thương của Bác giành cho chúng mới lớn lao làm sao. Tôi vui sướng vì chúng tôi có thêm một người cha, tôi sướng VI đất nước Việt Nam có một vị lãnh tụ thương dân hơn chính mình. Bồi xúc động tôi thức luôn cùng Bác để đốt lửa sưởi ấm cho đồng đội.
Trời đã sáng, mọi người dậy và tiếp tục lên đường. Tôi thấy mình như khỏe sau khi được Bác tiếp thêm sức mạnhẵ Tôi hiếu rằng Bác không ngủ vì thương vì lo lắng cho bộ đội và dân công - một điều hết sức thường tình của một người nhưng hết sức vĩ đại của một vị lãnh tụ. Và chỉ chúng ta những người dân Việt N mới được hưởng niềm hạnh phúc “thường tình” ấy bởi lẽ Bác là Hồ Chí Minh - con người suốt đời sống vì dân vì nước.
đề yêu cầu viết một bài văn ngắn thôi , chứ này thì dài quá
Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.