* Hướng dẫn phân tích kiểu văn b...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Vấn đề nghị luận trong văn bản là: Nước trở thành hình tượng xuyên suốt Mùa len trâu, thành một thứ ngôn ngữ phim truyện riêng, độc đáo.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Đặc điểm

Văn bản nghị luận về một kịch bản văn học:

Văn bản nghị luận về một tác phẩm phim truyện:

Giống nhau

Nội dung và hình thức của 1 kịch bản văn học hoặc một tác phẩm phim truyện đều có nhiều khía cạnh, vấn đề có thể gợi lên một hay nhiều vấn đề cần bàn luận.

Khác nhau

Nội dung chính: xung đột bi kịch và hành động trong bi kịch. Từ xung đột, cốt truyện và hành động của các nhân vật chính → Gửi gắm thông điệp về xã hội, vấn đề.

Nội dung chính thể hiện qua hình ảnh và hành động của nhân vật vì vậy ít chi tiết hơn là ngôn ngữ trong kịch.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Dụng ý:

+ Đưa dẫn chứng cụ thể để làm rõ và xác thực quá trình chuyển thể từ truyện sang phim.

+ Thể hiện ý kiến về hình tượng nước trong phim thông qua tác phẩm và giá trị hiện thực của người đạo diễn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Vấn đề nghị luận: xung đột trong bi kịch của Vũ Như Tô.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Bài viết bàn luận về việc lựa chọn phương pháp học phù hợp.

- Hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản chặt chẽ, có tính thuyết phục cao; thu hút được người đọc, người nghe.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

+ Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.

+ Đưa ra các luận điểm, nêu lí lẽ và phân tích các bằng chứng từ tác phẩm để hỗ trợ cho lí lẽ.

+ …

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Văn bản viết ra  với mục đích kêu gọi sự đấu tranh đòi công bằng cho giáo dục của nữ giới. 

- Tác giả đã bày tỏ sự đồng cảm và thấu hiểu với phụ nữ, sự căm hận đối với các đối tượng gây bất bình đẳng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

* Luận đề: Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI

* Luận điểm:

- Người trẻ cần trang bị hành trang tri thức

+ Các vấn đề xã hội hiện đại đòi hỏi các giải pháp liên ngành, do vậy kiến thức liên ngành ngày càng trở nên quan trọng.

+ Người trẻ còn cần trang bị khối kiến thức chung mà bất kì công dân nào của thế kỉ XXI cũng cần phải có.

- Người trẻ còn cần chuẩn bị hành trang về kĩ năng.

+ Thiếu kĩ năng làm việc ở người trẻ khi tham gia thị trường lao động sau tốt nghiệp đại học là vấn đề của nhiều quốc gia.

- Hành trang không thể thiếu đó là thái độ.

+ Sẵn sàng, chủ động, có sự chuẩn bị, thay vì hoang mang, sợ hãi, nghi hoặc để rồi phó mặc hoặc ra các quyết định sai lầm.

🡪 Các luận điểm được đặt ra để chứng minh cho luận đề. Các luận điểm cũng cần được liên kết và logic với nhau, không trùng lặp. Các lý lẽ và bằng chứng đưa ra để chứng minh cho các luận điểm.

1 tháng 2 2024

Đoạn văn tham khảo
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc dành cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã viết nên Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí, mà ở đó, người đọc thấy được rất nhiều điểm chung, đặc biệt là hai câu “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” trong Truyện Kiều và “Cổ kim hận sự thiên an vấn,/Phong vận kì oan ngã tự cư” trong Độc Tiểu Thanh kí. Trong Truyện Kiều, hai câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều (cũng chính là Nguyễn Du) về kiếp người hồng nhan bạc mệnh của Đạm Tiên - một kỹ nữ trong tác phẩm. Còn ở Độc Tiểu Thanh kí, toàn bài là lời cảm than, thương xót của Nguyễn Du gửi đến nàng Tiểu Thanh - một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng cũng chịu chung số phận mệnh bạc. Điểm chung của hai câu thơ của hai bài đều là lời than thở, cảm thông, thương xót cho số phận bất hạnh như một định mệnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng chung số phận của xã hội thời xưa. Họ đều đa tài, giỏi giang, xinh đẹp. Những người toàn vẹn như vậy xứng đáng có được cuộc sống hoàn hào, hạnh phúc. Nhưng dường như những điều bất hạnh luôn tìm đến họ, cướp mất hạnh phúc nhân gian của họ. Thánh thần hay ông Trời - những đấng tạo hóa luôn đẩy họ đến nghiệt ngã, khiến họ chỉ có thể than thân trách phận và chấp nhận số phận. Nguyễn Du tìm thấy ở họ những đau khổ chung, để cảm nhận và thương xót, và cũng để soi chiếu chính mình. Phải chăng số phận của mình cũng sẽ là như vậy? Chịu những khổ đau và ra đi, và bị quên lãng? Đó là nỗi niềm, trăn trở của Nguyễn Du về thời thế và cuộc đời, với những con người “tri âm tri kỉ”, đồng bệnh tương liên, dù chẳng bao giờ có thể gặp được nhau.