K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 6 2019

Mik làm ko đúng thì thôi nhá :))

a) Rung rinh / chùm/quả/ mùa/xuân

   Nhìn/xa/thì/ấm/nhìn/gần/thì/no

   Qủa/nào/quả/ấy/tròn vo

   Cành/la/cành/bổng/thơm tho/khắp/vườn

b) Đoạn thơ trên có 14 từ đơn là : chùm , quả , mùa , xuân , nhìn , xa , ấm , gần , no , quả , cành , la , bổng , vườn

c) Đoạn thơ trên có 3 từ phức là : rung rinh , tròn vo , thơm tho

d) Từ tròn vo do các tiếng có nghĩa tạo thành . Từ rung rinh , thơm tho do các tiếng có âm đầu lặp lại tạo thành

22 tháng 6 2019

Arigatou ~ Bạn làm đúng rồi đó. Cám ơn nhe!

15 tháng 5 2019

cau 1:

từng người từng người một

sợ cháu mình giật thột

bác nhón chân nhẹ nhàng

Câu 1 (4,0 điểm): “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu vì sao tôi phải bảm chặt lấy tay mẹ. thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi hãnh diện , sau đó là xấu hổ" (Bức tranh của em gái tôi- Tạ Duy Anh). Hãy giải thích tâm trạng của nhân vật “ tôi" trong đoạn trích trên?(1,5 đ ).Viết một đoạn văn khoảng 6-7 câu trình bày bài học mà con rút ra được từ truyện ngắn trên?(2,5 đ) Câu 2: (6,0 điểm)...
Đọc tiếp

Câu 1 (4,0 điểm): “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu vì sao tôi phải bảm chặt lấy tay mẹ. thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi hãnh diện , sau đó là xấu hổ" (Bức tranh của em gái tôi- Tạ Duy Anh).

Hãy giải thích tâm trạng của nhân vật “ tôi" trong đoạn trích trên?(1,5 đ ).Viết một đoạn văn khoảng 6-7 câu trình bày bài học mà con rút ra được từ truyện ngắn trên?(2,5 đ)

Câu 2: (6,0 điểm) Đọc kĩ đoạn khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giác mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

a.Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào ? Của ai?(0,5 đ).

b.Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? (0,5 đ)

c.Chi ra những từ láy trong khổ thơ trên? Giải nghĩa những từ đó ? (1,0 đ)

d. Viết một đoạn văn khoảng 8-9 câu nêu cảm nhận của em về nghệ thuật và nội dung của khổ thơ trên? (4,0 đ)

giúp mk vs các bn làm câu nào cx đc

1
10 tháng 4 2020

Câu 1 (4,0 điểm): “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu vì sao tôi phải bảm chặt lấy tay mẹ. thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi hãnh diện , sau đó là xấu hổ" (Bức tranh của em gái tôi- Tạ Duy Anh).

Hãy giải thích tâm trạng của nhân vật “ tôi" trong đoạn trích trên?(1,5 đ ).Viết một đoạn văn khoảng 6-7 câu trình bày bài học mà con rút ra được từ truyện ngắn trên?(2,5 đ)

                                                                                   Giải

Tâm trạng của nhân vật tôi ở đoạn thơ trên là 1 tâm trạng đan xen nhiều cảm loại cảm xúc thông qua câu "rồi hãnh diện , sau đó là xấu hổ" đã nêu rõ được đó là 1 tâm trạng của sự hãnh diện và cả sự xấu hổ sau bao nhiêu việc làm mà mình gây ra cho đứa em của mình.

                                                                                 Bài làm 

Bài học đó là tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.

Để rồi mình phải xấu hổ trước những việc làm mà mình gây ra . Khi hối hận thì đã quá muộn để sửa rồi. Hãy tôn trọng những gì mà mình đang có đừng bao giờ ghen ghét hay đố kị vì nó chỉ làm cho chúng ta phải gánh hậu quả là thêm xấu hổ về bản thân của mình .

Câu 2: (6,0 điểm) Đọc kĩ đoạn khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giác mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

a.Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào ? Của ai?(0,5 đ).

-Khổ thơ trên trích trong tác phẩm "Đêm nay Bác không ngủ".

-Của Minh Huệ. Được sáng tác vào năm 1951.

b.Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? (0,5 đ)

Bài thơ Đêm nay bác không ngủ sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện có thực trong chiến dịch Biên giới 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân.

c.Chi ra những từ láy trong khổ thơ trên? Giải nghĩa những từ đó ? (1,0 đ)

-Từ láy là : mơ màng ,lồng lộng

 từ láy (lồng lộng) cho thấy trạng thái mơ màng của anh đội viên (như trong giấc mộng). Anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác- vị lãnh tụ qua hình ảnh "Bóng Bác cao lồng lộng; Ấm hơn ngọn lửa hồng".

d. Viết một đoạn văn khoảng 8-9 câu nêu cảm nhận của em về nghệ thuật và nội dung của khổ thơ trên? (4,0 đ)

(bạn tự viết nhé muộn rùi nên mik phải ngủ :)

Chúc bạn học tốt !

Câu 1. Trong đoạn trích sau đây :" Người ta kể rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. ...................... Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà trên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ. a) Tìm các danh từ trong đoạn văn trên b) Trong đoạn văn trên có những từ nào là danh từ chỉ đơn vị. Câu 2. Một bạn liệt kê các danh từ chỉ sự vật như sau : bàn ghế,...
Đọc tiếp

Câu 1. Trong đoạn trích sau đây :" Người ta kể rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. ...................... Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà trên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ. 

a) Tìm các danh từ trong đoạn văn trên 

b) Trong đoạn văn trên có những từ nào là danh từ chỉ đơn vị. 

Câu 2. Một bạn liệt kê các danh từ chỉ sự vật như sau : bàn ghế, sách vở, quần áo ,đồ đạc, bụng dạ, nhà cửa, bếp núc, con cháu, tướng tá, tre pheo, ấm chén, chai, máy móc, cu cu, chào mào, đa đa 

a) Các danh từ trên là từ ghép có đúng không? 

b) Có bao nhiêu từ ghép ? Em có thể tách chúng thành bao nhiêu từ đơn 

Câu 3. Trong bài " Cây bút thần " có 3 danh từ : đồ đạc ,bụng dạ, cha mẹ 

a) Em hãy cho biết cấu tạo các từ trên theo kiểu nào? 

 b) Đặt câu có các danh từ trên ở phần chủ ngữ, ở phần vị ngữ 

c) Đây là danh từ vật thể hay danh từ đơn vị? 

Ai nhanh mk tick cho 3 đến 4 cái lun nha

0
Câu 1: Trong truyện Bánh chưng bánh giầy, vì sao vua lại chọn lễ vật của Lang Liêu để tế Trời, Đất và Tiên Vương?Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:       (…) Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh....
Đọc tiếp

Câu 1: Trong truyện Bánh chưng bánh giầy, vì sao vua lại chọn lễ vật của Lang Liêu để tế Trời, Đất và Tiên Vương?

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

       (…) Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

 a. Đoạn văn trên đây được trích từ một văn bản trong sách Ngữ văn lớp 6 (tập một), nhưng một học sinh viết sai một số danh từ riêng, em hãy chỉ ra lỗi viết sai và viết lại  cho đúng.

 b. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên.

Câu 3: Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:

      Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân…

                                                              ( Sơn Tinh, Thủy Tinh – Ngữ văn 6 tập I)

a. Tìm những động từ chỉ hành động của Sơn Tinh trong đoạn văn.

b. Những động từ ấy giúp em cảm nhận được vẻ đẹp nào của thần núi?

c. Viết câu văn có sử dụng một tính từ miêu tả sức mạnh của Sơn Tinh.

Câu 4: Tìm lượng từ trong câu sau và cho cho biết nghĩa của các lượng từ đó có gì khác nhau:

a. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng ngọn núi....( Sơn Tinh, Thủy Tinh)

b. Một hôm, bị giặc đuổi. Lê Lợi và các tướng lĩnh rút lui mỗi người một ngả. ( Sự tích Hồ Gươm).

Câu 5: Viết đoạn văn ngắn (8- 10 câu) chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng ít nhất một danh từ, động từ, tính từ. Gạch chân dưới danh từ, động từ, tính từ đã sử dụng.

Câu 6:  Lập dàn ý cho đề văn: Kể một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân

1
14 tháng 3 2020

1. Vì hai thứ bánh của Lang Liêu có nhiều ý nghĩa: Bánh hình tròn là tượng Trời. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong ngụ ý đùm bọc nhau.

2. 

a. Lỗi viết sai: Mị Nương, Phong Châu, 

b. Các từ láy: đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnh.

3. 

a. Động từ chỉ hành động của Sơn Tinh: bốc, dời, dựng, ngăn chặn, đánh nhau.

b. Vẻ đẹp dũng mạnh, không nao núng trước khó khăn.

c. Sơn Tinh kiên cường đánh bại từng đòn của Thủy Tinh.

4. 

a. từng, từng -> miêu tả chi tiết quá trình đấu tranh.

b. các -> số lượng tướng lĩnh nhiều

3 tháng 8 2018

À mk quên , các bạn hãy viết về gia đình nha , mk ko thích viết về bản thân mk đâu

19 tháng 10 2018

Trong cuộc đời mỗi người, luôn in dấu trong tâm hồn là hình ảnh một người nào đó mà ta rất yêu quý, kính trọng. Với riêng em, người mà em yêu quý nhất đó là người bà kính yêu giống như người mẹ luôn bảo ban, chăm sóc em. Có lẽ bà đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm lòng em, là người nuôi dưỡng trong em những ước mơ hi vọng tươi đẹp.

Bà em năm nay đã ngoài 70 tuổi, mái tóc bà bạc phơ như bà tiên. Nước da bà rám nắng bởi thời gian tảo tần nuôi nấng các con, các cháu. Trông bà hiền lành, phúc hậu như bà tiên, luôn ánh lên sự trìu mến với mọi người. Bố mẹ đi làm ở xa, tuy vậy nhưng em lại được bù đắp bởi tình cảm ấm nóng từng chút của bà. Bà luôn quan tâm, bảo ban, ân cần săn sóc em. Bà thuộc hàng ngàn câu ca dao, tục ngữ, đó là nguồn suối trong lành, dịu ngọt hằng đêm bà vẫn dùng để vỗ vể ru hời cho em vào giấc ngủ sâu.

Câu 1 (2 điểm) Trong các từ chứa từ “bảo” sau, có một từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại. Đó là từ nào? Vì sao từ đó không thuộc nghĩa với các từ còn lại?Bảo an, bảo dưỡng, bảo hành, bảo hộ, bảo mật, bảo quản, bảo toàn, bảo tồn, bảo vật, bảo vệ.Câu 2 (2 điểm) Cho câu: “Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn lại trơ gốc rạ, mẹ Lê lo sợ không ai mướn...
Đọc tiếp

Câu 1 (2 điểm) Trong các từ chứa từ “bảo” sau, có một từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại. Đó là từ nào? Vì sao từ đó không thuộc nghĩa với các từ còn lại?

Bảo an, bảo dưỡng, bảo hành, bảo hộ, bảo mật, bảo quản, bảo toàn, bảo tồn, bảo vật, bảo vệ.

Câu 2 (2 điểm) Cho câu: “Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn lại trơ gốc rạ, mẹ Lê lo sợ không ai mướn mình” (theo Thạch Lam)

  1. Câu trên vừa có thể là câu đơn, vừa có thể là câu ghép, vì sao?
  2. Khi câu trên là câu đơn, bộ phận “cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ” của câu sẽ trả lời cho câu hỏi nào? Bộ phận đó làm rõ ý nghĩa cho từ nào của câu?

Câu 3 (2 điểm) Khi nói về mùi thơm của hương hồi, trong bài “rừng hồi xứ Lạng”, Tô Hoài viết:

“Ai cũng ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt”.

Theo em, vì sao trong câu trên, dùng “chảy” hay hơn và gây ấn tượng hơn dùng từ “bay” hoặc “thổi”?

Câu 4 (4 điểm) Cảnh bình minh nơi đâu cũng đẹp. Đó là khi mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, những tia nắng dịu dàng, đã xuyên thủng màn sương bao phủ núi đồi. Đó là khi những tia nắng ban mai hình rẻ quạt bắt đầu chiếu rọi xuống làng xóm thanh bình. Đó là buổi hừng đông với những tia nắng hồng nhảy nhót trên mặt biển. Đó là khi tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn khắp phố phường.

Em đã từng được ngắm một cảnh bình minh như thế, hãy tả lại.

1
11 tháng 2 2020

Tôi có thẻ chỉ trả lời câu 1:

Mình nghĩ là bảo vật là khác với từ còn lại