K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Đọc những câu thơ miêu tả bức tranh thiên núi rừng bình minh và cho biết cảnh thiên nhiên được tác giả khắc họa như thế nào? Tâm thế của vị chúa tể trước bức tranh thiên nhiên đó? Tìm biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ.2. Đọc những câu thơ miêu tả bức tranh thiên núi rừng hoàng hôn và cho biết cảnh thiên nhiên được tác giả khắc họa như thế nào? Tâm thế của vị chúa tể...
Đọc tiếp

1.Đọc những câu thơ miêu tả bức tranh thiên núi rừng bình minh và cho biết cảnh thiên nhiên được tác giả khắc họa như thế nào? Tâm thế của vị chúa tể trước bức tranh thiên nhiên đó? Tìm biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ.

2. Đọc những câu thơ miêu tả bức tranh thiên núi rừng hoàng hôn và cho biết cảnh thiên nhiên được tác giả khắc họa như thế nào? Tâm thế của vị chúa tể trước bức tranh thiên nhiên đó? Tìm biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ.

3.Đọc khổ thơ thứ 4 và cho biết cảnh vườn bách thú được khắc họa như thế nào? Tâm trạng của con hổ ra sao? Nghệ thuật sử dụng.

4.Đọc khổ thơ thứ 5 và cho biết khát khao tự do, thoát li thực tại của con hổ được tác giả khắc họa qua những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó.

giúp mình với mik đang cần gấp ạ

0
25 tháng 2 2021

Tham khảo:

Cách sử dụng từ ngữ phong phú, giàu sức biểu cảm diễn tả tâm trạng của hổ một cách chi tiết.

Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm.

Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.

Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình

 

24 tháng 9 2016

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

-Những hình ảnh đối lập:
Cái xó tối tăm em chui rúc hiện nay >< Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn
Ngoài đường lạnh buốt và tối đen
Trời đông giá rét tuyết rơi >< Ngôi nhà có dây trường xuân năm xưa khi bà còn sống
Cô bé đầu trần chân đât
Em bé bụng đói cả ngày chưa ăn uống gì >< Trong phố sực nức mùi ngỗng quay
~>Nhà văn sử dụng nhiều hình ảnh tương phản có lựa chọn nhằm làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp của em bé.

3.Chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo trình tự hợp lí.Trong số các mộng tưởng ấy,điều nào gắn với thực tế,đièu nào thuần túy chỉ là ảo mông?

-Các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lí: vì trời rét nên trước hết em nghĩ đến lò sưởi, tiếp đó, vì đói nên em nghĩ tới bàn ăn, sau đó vì hôm nay là giao thừa nên “cây thông Nôen” hiện ra, đến đây, em nhớ đến đã có một thời em cũng được đón giao thừa như thế, khi bà còn sống, thế là hình ảnh bà em xuất hiện.
Thực tế và mộng tưởng xen kẽ với nhau: khi diêm cháy là lúc mộng tưởng hiện ra trong đầu em bé, khi diêm tắt là lúc em trở về với thực tại
-Con ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, hai bà cháu nắm tay
nhau bay lên trời chỉ là mộng tưởng
Các hình ảnh: lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nôen
gắn với thực tế

=> Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.

15 tháng 9 2023

Chọn đáp án: B. Cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt hòa điệu với nhau, cùng thể hiện nỗi niềm của nhà thơ.

 

Chọn B

Bài làm (Tham khảo)

Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi đã được nhà thơ Tế Hanh miêu tả thành công trong bài thơ “Quê hương”:

    “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

     Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”.

Trước hết, câu thơ đầu tiên cho ta thấy đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào một buổi bình minh khi gió yên, biển lặng - một không gian tinh khôi, mới mẻ, trong sáng. (Có lẽ nào đây không phải là một ngày đẹp trời hứa hẹn một chuyến ra đầy thắng lợi hay sao?) Và hiện ra trong không gian ấy là hình ảnh con thuyền ra khơi:

     “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

      Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”.

Phép tu từ so sánh chiếc thuyền với các động từ, tính từ “hăng, phăng, vượt” cho thấy sức mạnh, khí thế hứng khởi, dũng mãnh của đoàn thuyền đang lướt sóng ra khơi, gợi hình ảnh người dân làng chài “dân trai tráng” khoẻ mạnh, vạm vỡ. Có lẽ nào đó không phải bức tranh lao động sinh động và khoẻ khoắn hay sao? Ngoài ra, hình ảnh cánh buồm - linh hồn con thuyền cũng được Tế Hanh miêu tả tinh tế trong hai câu thơ cuối:

     “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

      Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Tế Hanh đã so sánh cánh buồm - một vật cụ thể, hữu hình với mảnh hồn làng - một thứ trìu tượng, vô hình. Nó giúp cảnh buồm giản đơn hiện ra thật linh thiêng, kì vĩ, lớn lao, trở thành linh hồn làng chài, biểu tượng quê hương; như tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho người dân đánh bắt cá ngoài biển khơi. Cuối cùng, nghệ thuật nhân hoá qua động từ “rướn” cùng màu sắc và tư thế “thâu góp gió” đã cho ta thấy sức vươn của con thuyền và sự bay bổng, lãng mạn của nó. Ôi, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi thật sinh động, hấp dẫn, gợi cảm và gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc biết bao!

24 tháng 2 2022

phân tích hình ảnh thơ dặc sắc : cánh buồm giương to .... thâu tóm gió ....

13 tháng 4 2023

Nhân hóa

Giúp cho con thuyền - báu vật của dân chài lưới trở nên gần gũi hơn

Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ " câu hát căng buồm cùng gió khơi". Cái hay của biện pháp nghệ thuật trên là:

- Câu hát con người làm cánh buồm đẩy thuyền bay cao, bay xa hơn => vẻ đẹp của con người lao động. 

- Cho thấy niềm vui hứng khởi của người dân chài khi ra khơi

 

 

6 tháng 2 2021

Giúp mình với ạ

 

6 tháng 2 2021

Tác dụng:

- Miêu tả rừng núi đại ngàn phóng kháng dữ dội mà thơ mộng, hình ảnh vị chúa rừng xanh uy nghi, lẫm liệt ngự trị trong vương quốc của nó.

- Sự hoang dã của chốn thảo hoang không tên khồn tuổi.

=> Từ ngữ chọn lọc, phong phú, gợi tả => diễn tả cảnh đại ngàn hùng vĩ, lớn lao, mạnh mẽ phi thường bí ẩn linh thiêng giang sơn của con hổ.

Cộng thêm cách dùng đại từ xưng hô"Ta" đầy quyền uy và kiêu hãnh, góp phần tôn xưng tư thế vị chúa sơn lâm.